“Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

“Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

1. Tính cấp thiết của đề tài

NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại của đất nước. NSNN vừa là nguồn lực để Nhà nước thực hiện các chức năng vốn có của mình, vừa là công cụ để Nhà nước chi phối, điều chỉnh các hoạt động xã hội trong từng thời kỳ nhất định.

Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, quản lý NSNN đã có những bước tiến cơ bản trong cải cách tổ chức bộ máy quản lý tài chính công, ban hành và sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tin học hóa trong quản lý tài chính góp phần trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong từng khâu hoặc từng bộ phận của quy trình quản lý chi NSNN nói chung và kiểm soát chi qua KBNN nói riêng còn bộc lộ những khiếm khuyết, kém hiệu quả, trong đó có kiểm soát chi thường xuyên.

Thực hiện vai trò là cơ quan kiểm soát chi NSNN, trong những năm qua hệ thống Kho bạc Nhà nước đã có nhiều nổ lực trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách, cải tiến quy trình, thủ tục kiểm soát chi NSNN, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các khoản chi NSNN của các đơn vị sử dụng ngân sách. Qua đó đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò, chức năng của mình trong công tác quản lý quỹ NSNN. Tuy vậy, bên cạnh những thành công đó, tình trạng buôn lỏng quản lý, vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính, ngân sách dẫn đến thất thoát, lãng phí NSNN vẫn diễn ra phổ biến, trở thành một căn bệnh của đời sống kinh tế – xã hội, là nguy cơ kéo lùi đà tăng trưởng của nền kinh tế.

Trong thời gian qua, công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, tình trạng sử dụng NSNN còn kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát; các khoản chi thường xuyên còn chi vượt dự toán đầu năm nên việc bổ sung, điều chỉnh dự toán xảy ra thường xuyên, dễ phát sinh tiêu cực; cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn đôi lúc còn bị động, thiếu kiểm soát, nhiều vấn đề cấp bách chưa được xử lý kịp thời; công tác điều hành NSNN trên địa bàn còn nhiều bất cập; vai trò quản lý quỹ NSNN của KBNN huyện Đức Phổ chưa được chú trọng đúng mức; năng lực kiểm soát chi NSNN qua KBNN trên địa bàn còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại, chưa đáp ứng được với yêu cầu. Vì vậy, tăng cường KSC thường xuyên NSNN qua KBNN là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần được thực hiện một cách kịp thời, khoa học, có hệ thống, là vấn đề cấp thiết đang đặt ra.

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tác giả chọn đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn có được một sự đóng góp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện Đức Phổ.

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa lý luận về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN; đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Đức Phổ.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ kiểm soát theo đúng tinh thần Luật NSNN; đảm bảo sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn lực của đất nước, kiểm soát chặt chẽ NSNN để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, chống phiền hà, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN; quy trình thực hiện kiểm soát phải khoa học, hiện đại, minh bạch, công khai và tạo thuận lợi cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

– Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.

– Phạm vi nghiên cứu của đề tài là:

+ Về không gian: Tại KBNN huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

+ Về thời gian: số liệu thu thập giai đoạn 2017 – 2019.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu như:

– Phương pháp phân tích thống kê: Trên cơ sở các số liệu thu thập được qua các năm 2017-2019 tại KBNN huyện Đức Phổ, tác giả sẽ sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Đức Phổ.

– Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu từ cơ sở lý luận, đến thực trạng công tác kiểm soát chi, từ đó đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân, trên cơ sở đó đề ra những nội dung cần khắc phục.

– Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở các số liệu chi tiết từng nhóm mục chi từ năm 2017 đến 2019 đã tổng hợp tổng chi theo 4 nhóm mục.

– Phương pháp phân tích, so sánh: Tính toán các chỉ tiêu đạt, vượt, giảm so với dự toán năm, từ đó xác định nguyên nhân tăng, giảm khoản mục chi phí.

5. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Đức Phổ.

Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Đức Phổ.

6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1.1. Khái niệm chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước

Chi thường xuyên NSNN là quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực Tài chính của Nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực công; qua đó, thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục – đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ…, chi cho Quốc phòng, An ninh và trật tự an toàn xã hội; hoạt động của các cơ quan nhà nước; hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; các đoàn thể; trợ giá theo chính sách của Nhà nước; cho các chương trình mục tiêu quốc gia; trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội…

1.1.2. Đặc điểm chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước

Thứ nhất, hầu hết các khoản chi thường xuyên từ NSNN đều mang tính ổn định và có tính chu kỳ trong khoảng thời gian hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

Thứ hai, các khoản chi thường xuyên phần lớn nhằm mục đích tiêu dùng nhằm trang trãi cho các nhu cầu về quản lý hành chính, hoạt động sự nghiệp, an ninh quốc phòng và các hoạt động xã hội khác do nhà nước tổ chức.

Thứ ba, mức độ và phạm vi chi thường xuyên NSNN gắn liền với cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước.

1.1.3. Nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Theo quy định tại khoản 3, Điều 3, Luật NSNN số 83/2015/QH13, ngày 25/6/2015 của Quốc Hội khóa 13.

1.1.4. Điều kiện chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Theo quy định tại khoản 2, Điều 12, Chương I, Luật NSNN số 83/2015/QH13, ngày 25/6/2015 của Quốc Hội khóa 13, Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao (trừ trường hợp tạm cấp ngân sách); đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chi và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ.

1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.2.1. Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là việc KBNN sử dụng các công cụ nghiệp vụ của mình thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN nhằm đảm bảo các khoản chi đó được thực hiện đúng đối tượng, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định và theo những nguyên tắc, hình thức, phương pháp quản lý tài chính của Nhà nước.

1.2.2. Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN được quy định tại Thông tư số 161/2012/TT – BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước như sau:

Thứ nhất, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán.

Thứ hai, mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN.

Thứ ba, việc thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ

Thứ tư, trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi NSNN các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách.

1.2.3. Công cụ kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Một là, công cụ kế toán NSNN.

Hai là, công cụ định mức chi ngân sách.

Ba là, công cụ mục lục ngân sách.

Bốn là, công cụ hợp đồng mua sắm tài sản công.

Năm là, công cụ tin học.

1.2.4. Những tiêu chí đánh giá công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN

+ Thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi.

+ Thực hiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.

+ Đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

+ Phát hiện và xử lý kịp thời những khoản chi chưa đúng hồ sơ thủ tục, sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

1.3. NỘI DUNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.3.1. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

1.3.2. Kiểm soát chi thanh toán cá nhân

1.3.3. Kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn

1.3.4. Kiểm soát các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản

1.3.5. Kiểm soát các khoản chi khác

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Một là, thể chế và pháp lý

Hai là, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN

Ba là, dự toán NSNN

Bốn là, ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN

Năm là, tổ chức bộ máy và thủ tục kiểm soát chi

Sáu là, cơ sở vật chất, kỹ thuật

Bảy là, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN ĐỨC PHỔ

2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN ĐỨC PHỔ

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của KBNN huyện Đức Phổ

2.1.3. Hoạt động NSNN trên địa bàn huyện Đức Phổ

Kết quả hoạt động thu NSNN giai đoạn 2017 – 2019 thể hiện qua số liệu sau:

Bảng 2.2: Thu NSNN huyện Đức Phổ giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng

NămDự toánThực thuTỷ lệ Thực hiện/Dự toán (%)
Năm 2017130146112%
Năm 2018139167120%
Năm 2019148181122%

(Nguồn: Từ nghị quyết giao và quyết toán thu, chi ngân sách của HĐND huyện Đức Phổ và Báo cáo KBNN huyện Đức Phổ từ năm 2017 đến năm 2019)

Qua Bảng 2.2 ta thấy số Thu NSNN qua KBNN huyện Đức Phổ năm sau cao hơn năm trước và hàng năm số thu NSNN luôn vượt dự toán Uỷ ban nhân dân tỉnh và HĐND huyện giao.

Bảng 2.3: Chi NSNN huyện Đức Phổ giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng

TTChỉ tiêuTổng chi NSNNTổng chi thường xuyên Chia ra các năm
201720182019
1Chi NSTW593535163178194
2Chi NS Tỉnh372211657175
3Chi NS Huyện1.5151.061295354412
4Chi NS Xã581428131144153
Tổng cộng3.0612.235654747834

(Nguồn: Từ nghị quyết giao và quyết toán thu, chi ngân sách của HĐND huyện Đức Phổ và Báo cáo KBNN huyện Đức Phổ từ năm 2017 đến năm 2019)

Qua bảng 2.3 ta thấy, tổng chi thường xuyên NSNN chiếm 73% tổng chi NSNN qua KBNN Đức Phổ; chi thường xuyên ngân sách huyện chiếm 70% tổng chi ngân sách huyện. Số chi năm sau luôn cao hơn số chi năm trước.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KBNN HUYỆN ĐỨC PHỔ

2.2.1. Thực trạng quy trình kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Đức Phổ

(1)

(2)

Kế toán trưởng

Giao dịch viên kiểm soát

Khách hàng

(3)

(6)

(5)

(4)

(7)

Thủ quỹ

Lãnh đạo phụ trách

Sơ đồ 2.3: Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện không có tổ chức phòng

* Các bước thực hiện trong Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước huyện Đức Phổ

– Bước 1: Tiếp nhận chứng từ, kiểm soát hồ sơ, chứng từ

– Bước 2: GDV thực hiện kiểm soát dự toán (nhập chứng từ trên TABMIS)

– Bước 3: KTT kiểm soát hồ sơ, chứng từ, ký chứng từ giấy, phê duyệt bút toán trên hệ thống.

– Bước 4: Giám đốc đơn vị KBNN kiểm soát hồ sơ, chứng từ.

– Bước 5: GDV thực hiện áp thanh toán cho khách hàng/hoặc Thủ quỹ chi tiền cho khách hàng theo đúng quy trình.

Bước 6: TTV thực hiện chạy giao diện sang chương trình thanh toán và hoàn thiện các thông tin, các bước tiếp theo thực hiện theo quy trình trên các hệ thống thanh toán hiện hành.

– Bước 7: GDV đóng dấu “KẾ TOÁN” lên các liên chứng từ, lưu 01 liên cùng hồ sơ thanh toán vào tập chứng từ ngày, trả 01 liên cho đơn vị giao dịch.

2.2.2. Thực trạng KSC thuộc nhóm “Chi thanh toán cá nhân”

* Đối tượng chi trả thanh toán theo dự toán NSNN qua KBNN Đức Phổ gồm có:

– Các cơ quan hành chính nhà nước;

– Các đơn vị sự nghiệp công lập;

– Các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được NSNN hổ trợ kinh phí thường xuyên;

– Chi hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn.

* Đối tượng KBNN Đức Phổ thực hiện KSC thường xuyên Ngân sách là các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí do NSNN cấp. Hiện nay, trên địa bàn huyện Đức Phổ có 131 đơn vị sử dụng kinh phí chi thường xuyên NSNN, tất cả những đơn vị này khi rút kinh phí đều phải chịu sự kiểm soát riêng.

Chi tiết các đối tượng như sau:

– Các đơn vị sử dụng ngân sách theo cấp ngân sách

– Các đơn vị sử dụng Ngân sách phân theo tính chất nguồn kinh phí Ngân sách.

Đối với các khoản chi thường xuyên thuộc nhóm chi thanh toán cá nhân được kiểm soát như sau:

Kết quả kiểm soát chi nhóm chi thanh toán cá nhân ở bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4 : Số liệu KSC nhóm chi thanh toán cá nhân từ năm 2017-2019

Đơn vị : triệu đồng

S TTNhóm Mục, mụcNội dung chiNăm 2017Năm 2018Năm 2019
INhóm mục 1Thanh toán cho cá nhân458.040523.352592.151
16000,6050,6100Tiền lương, tiến công, PC232.327248.423287691
26150Học bổng HS870950997
36200Tiền thưởng3.3923.4053.586
46250Phúc lợi TT930950965
56300Các khoản đóng góp33.36539.00650.210
66350Chi cho CB xã, thôn, bản16.33221.98721.954
76400Các khoản thanh toán khác cho cá nhân11.51912.97813.050
87150, 7250Chi về công tác người có công cách mạng và xã hội159.305195.653217.698

(Nguồn: Báo cáo KBNN Đức Phổ)

2.2.3. Kiểm soát các mục chi thuộc nhóm “Chi nghiệp vụ chuyên môn”

Kết quả kiểm soát chi nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn như sau:

Bảng 2.5 : Số liệu KSC nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn từ năm 2017-2019

Đơn vị : triệu đồng

S

TT

Nhóm Mục, mụcNội dung chiNăm 2017Năm 2018Năm 2019
IINhóm 2Nghiệp vụ chuyên môn59.44074.71587.572
16500Dịch vụ công cộng4.9255.1375.892
26550Vật tự văn phòng3.8143.9574.235
36600TT, tuyên truyền, liên lạc1.6391.9262.110
46650Hội nghị3.1873.4274.381
56700Công tác phí3.2853.5724.168
66750Chi phí thuê mướn4.8355.4226.738
77000Nghiệp vụ chuyên môn37.75552.27460.048

(Nguồn : Báo cáo KBNN Đức Phổ)

2.2.4. Kiểm soát các mục chi thuộc nhóm mục “Chi mua sắm, sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn”

Kết quả kiểm soát chi nhóm mục Chi mua sắm tài sản ở bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6: Số liệu KSC nhóm chi mua sắm, sửa chữa tài sản từ năm 2017-2019

Đơn vị: triệu đồng

S TTNhóm

Mục, mục

Nội dung chiNăm 2017Năm 2018Năm 2019
IIINhóm 3Chi mua sắm tài sản67.38167.24762.551
19100 (cũ), 6900 (mới)Sữa chữa TX TSCĐ64.55259.09953.876
9000 (cũ), 7050 (mới)Mua tài sản vô hình335575620
29050 (cũ), 6950 (mới)Mua tài sản cho công tác chuyên môn7.4947.5738.055
 

(Nguồn : Báo cáo KBNN Đức Phổ)

2.2.5. Kiểm soát chi các mục chi thuộc nhóm mục “Chi khác”

Kết quả kiểm soát chi nhóm mục chi khác ở bảng 2.7 như sau :

Bảng 2.7: Số liệu KSC theo nhóm mục “Chi khác” từ năm 2017-2019

Đơn vị : triệu đồng

S

TT

Nhóm Mục, mụcNội dung chiNăm 2017Năm 2018Năm 2019
IVNhóm 4Các khoản chi khác69.48381.83191.742
17100Chi hỗ trợ KT tập thể, DC16.77522.20924.250
27650Chi trả các khoản thu năm trước1.4181.4671.070
37700Chi nộp ngân sách cấp trên16.87819.42020.685
47750Chi khác28.43530.77837.517
58000Chi hỗ trợ GQVL5.9778.9578.580

(Nguồn : Báo cáo KBNN Đức Phổ)

* Kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt

Ngoài việc kiểm soát hồ sơ, chứng từ theo đúng quy định, trong quá trình KSC, cán bộ KSC KBNN Đức Phổ còn phải tuân thủ kiểm soát, thanh toán không dùng tiền mặt theo Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính Quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN.

Thực hiện Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/08/2007 của Thủ tướng Chính Phủ và Công văn số 16675/BTC-KBNN ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thanh toán cá nhân qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN. KBNN Đức Phổ tiến hành chi trả các khoản sau qua tài khoản ATM của cán bộ công chức. Đối với các cá nhân và đơn vị ở xa trung tâm huyện, các xã vùng sâu, vùng xa; mà ở nơi đó Ngân hàng chưa lắp đặt trụ rút tiền tự động thì KBNN Đức Phổ thực hiện chi trả cho đối tượng được hưởng bằng tiền mặt thông qua đơn vị sử dụng ngân sách.

Khi thanh toán các khoản tiền mua hàng hóa, dịch vụ với các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc KBNN, các đơn vị giao dịch phải thanh toán bằng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

2.2.6. Kết quả KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Đức Phổ

2.2.6.1. Kết quả về số lượng

Tình hình hoạt động và quy mô quản lý NSNN qua KBNN Đức Phổ từ năm 2017 đến 2019 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.8. Số liệu tình hình hoạt động kế toán tại KBNN Đức Phổ

Đơn vị tính: triệu đồng

Các chỉ tiêu201720182019
– Doanh số hoạt động kế toán857.430922.654945.308
– Số lượng đơn vị giao dịch120125131
– Số lượng tài khoản698839930
Số lượng chứng từ phát sinh bình quân/ngày385425465

(Nguồn: Báo cáo hàng năm tại KBNN Đức Phổ)

Qua bảng số liệu trên cho thấy các chỉ tiêu về doanh số hoạt động, số lượng các đơn vị giao dịch, số lượng tài khoản giao dịch và số lượng chứng từ phát sinh tại KBNN Đức Phổ ngày càng tăng, điều này cho thấy vai trò, trách nhiệm trong việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN ngày càng nhiều.

2.2.6.2. Kết quả về chất lượng

– Về thực hiện quy trình KSC thường xuyên NSNN

Đây là nhiệm vụ luôn được KBNN quan tâm hoàn thiện theo chính sách chế độ và cơ cấu tổ chức bộ máy từng giai đoạn phát triển của hệ thống. Trên cơ sở đó, trong những năm qua KBNN Đức Phổ đã tổ chức thực hiện nghiêm và đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; Từ năm 2009 đến nay, đơn vị đã cơ bản tổ chức thực hiện quy trình giao dịch một cửa trong KSC NSNN qua KBNN theo Quyết định 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 và các Quyết định sửa đổi, bổ sung khác của KBNN và hiện nay đang thực hiện theo Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện không có tổ chức phòng theo Quyết định 2899/QĐ-KBNN ngày 15/6/2019. Kết quả khảo sát thăm dò về sự hài lòng của khách hàng đối với KBNN Đức Phổ được đánh giá tốt với tỷ lệ tăng qua hằng năm.

– Về thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước

Thời gian qua, tại KBNN Đức Phổ đảm bảo các khoản chi thường xuyên được thực hiện đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức của Nhà nước. Đồng thời quá trình kiểm soát chi mọi khoản chi tiêu đều phải có hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ, đúng với tính chất và nội dung chi NSNN; những khoản chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức, KBNN Đức Phổ đề nghị đơn vị bổ sung hoàn chỉnh trước khi cấp phát, thanh toán, hoặc từ chối thanh toán nếu đơn vị không chấp hành; từ đó đã góp phần hạn chế thất thoát, lãng phí góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách tại địa phương.

Mặt khác, các đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo thực hiện đúng dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao; đảm bảo chi hợp lý, đúng mục đích, đối tượng.

– Về hiện đại hóa hoạt động: Cùng với việc đầu tư phát triển của KBNN, trong nhiều năm qua đơn vị đã chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, từng bước bố trí và trang bị điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức đầy đủ, hợp lý đảm bảo đáp ứng được yêu cầu giao dịch với khách hàng trong mỗi giai đoạn.

Từ năm 2017 đến 2019, thông qua công tác KSC thường xuyên NSNN, KBNN Đức Phổ đã từ chối cấp phát thanh toán, cụ thể như sau:

Bảng 2.11: Kết quả từ chối thanh toán qua KSC thường xuyên tại KBNN Đức Phổ từ 2017 – 2019

Kết quả từ chối thanh toán qua công tác kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN huyện Đức Phổ201720182019
– Tổng số món KBNN huyện Đức Phổ từ chối thanh toán (món)138161165
– Tổng số tiền KBNN huyện Đức Phổ từ chối thanh toán (tỷ đồng)1.4391.4711.564

(Nguồn: Báo cáo hàng năm tại KBNN Đức Phổ )

Qua số liệu trên cho thấy, KBNN Đức Phổ có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần khắc phục sai sót, đảm bảo các khoản chi thực hiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, nâng cao chất lượng sử dụng NSNN.

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐỨC PHỔ

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, trong quá trình thực hiện KSC, KBNN Đức Phổ đã kiểm soát chặt chẽ, đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

Thứ hai, việc KSC theo quy trình một cửa đã tạo điều thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, thời gian giải quyết ngày càng đươc rút ngắn thời gian giao dịch.

Thứ ba, Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN trong thời gian qua đã cải cách theo hướng giảm bớt các hồ sơ chứng từ đơn vị sử dụng ngân sách gửi đến KBNN để kiểm soát

Thứ tư, Hệ thống TABMIS đã đáp ứng tốt các yêu cầu trong quản lý ngân sách

Thứ năm, thực hiện tốt công tác tham mưu trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương để tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong KSC của KBNN Đức Phổ, góp phần nâng cao chất lượng trong công tác KSC.

2.3.2. Những hạn chế chủ yếu

Thứ nhất, các văn bản hướng dẫn KSC thường xuyên thay đổi, còn nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, chưa hợp nhất.

Thứ hai, việc thực hiện quy trình giao dịch một cửa tại KBNN Đức Phổ còn có những tồn tại hạn chế nhất định

Thứ ba, việc KSC đôi lúc, đôi nơi còn mang tính hình thức, thủ tục, còn có những khoản chi KBNN Đức Phổ kiểm soát chưa chặt chẽ, chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước

Thứ tư, việc KSC theo hình thức dự toán chưa gắn với hiệu quả chi tiêu NSNN, nên dễ dẫn đến tình trạng lãng phí ngân sách. Đây chính là hạn chế trong bản thân KSC NSNN qua KBNN.

Thứ năm, việc KSC mua sắm tài sản như hiện nay còn dẫn đến thất thoát NSNN.

Thứ sáu, việc tạm ứng kinh phí khá thông thoáng nhưng thanh toán tạm ứng chậm, không nghiêm.

– Thứ bảy, việc công khai hóa các quy trình, thủ tục hành chính trong công tác giao dịch và hoạt động nghiệp vụ tại KBNN Đức Phổ có lúc chưa kịp thời, đầy đủ

Thứ tám, chi tiêu ngân sách còn tập trung nhiều vào thời điểm cuối năm, nên số lượng chứng từ giao dịch vào thời điểm cuối năm rất lớn, dễ dẫn đến những sai sót trong quá trình KSC.

Thứ chín, công tác phối hợp giữa Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện và KBNN Đức Phổ trong quản lý chi NSNN chưa được thường xuyên, thống nhất.

Thứ mười, đối với các đơn vị sử dụng NSNN:

+ Thực hiện các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu chưa nghiêm túc

+ Thiếu sự phối hợp kịp thời để kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh một số định mức

+ Chất lượng lập dự toán chi thường xuyên NSNN chưa cao

+ Việc triển khai thực hiện Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ cho các đơn vị sự nghiệp thuộc huyện còn chậm.

+ Nhiều khoản chi mang tính chất đầu tư xây dựng cơ bản vẫn chưa được KSC theo đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước, nên ít nhiều dễ gây lãng phí và thất thoát.

2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đức Phổ

– Hệ thống các văn bản hướng dẫn về cấp phát, quy trình KSC NSNN qua KBNN theo luật NSNN chưa được chặt chẽ và đồng bộ, còn dàn trải ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau

– Trình độ cán bộ KSC chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, còn kiêm nhiệm nhiều công việc.

– Việc KSC qua KBNN vẫn dựa theo phương thức quản lý đầu vào đó là dự toán, tiêu chuẩn, định mức, chưa chú trọng đến kết quả đầu ra, hiệu quả sử dụng ngân sách.

– Số dư tạm ứng còn cao, sử dụng chưa hợp lý tiền mặt trong chi tiêu công.

– Việc KSC TKTG chưa được hướng dẫn thấu đáo, chưa có một quy định riêng mang tính pháp lý cao

– Cơ chế phối hợp trong KSC NSNN giữa chính quyền các cấp, cơ quan Tài chính và KBNN Đức Phổ và các ĐVSDNS chưa đồng bộ, thiếu linh hoạt.

– Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác KSC NSNN của KBNN tỉnh với KBNN Đức Phổ chưa thường xuyên, chủ yếu là kiểm tra theo vụ việc.

– Việc quy định trách nhiệm của KBNN trong KSC NSNN chưa cụ thể, rõ ràng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐỨC PHỔ

3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐỨC PHỔ

3.1.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đức Phổ

3.1.3. Định hướng hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đức Phổ

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN ĐỨC PHỔ

3.2.1. Hoàn thiện quy trình KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đức Phổ

Việc hoàn thiện quy trình giao dịch một cửa phải đạt mục tiêu là tạo ra bước chuyển biến rõ nét, về cơ bản phục vụ khách hàng thuận lợi trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân; giảm phiền hà cho tổ chức, công dân; chống quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, vòi vĩnh; tiến tới một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới.

3.2.2. Hoàn thiện nội dung kiểm soát các khoản chi thanh toán cá nhân

– Đối với các khoản chi lương, phụ cấp lương và các khoản có tính chất như lương: KBNN chỉ căn cứ Giấy rút dự toán, văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền phê duyệt để kiểm soát, thanh toán cho ĐVSDNS đảm bảo không vượt dự toán được cấp thẩm quyền giao; thực hiện kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ chứng từ thanh toán.

Cần bổ sung quy định trách nhiệm của Thủ trưởng ĐVSDNS phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bảng thanh toán lương, danh sách nhận tiền.

– Đối với khoản chi thu nhập tăng thêm từ nguồn kinh phí tiết kiệm của các đơn vị tự chủ: Giao kinh phí NSNN cho các đơn vị tự chủ theo kết quả đầu ra nhằm khắc phục những tồn tại của hình thức KSC theo dự toán.

Ngoài ra, đối vơi khoản chi thu nhập tăng thêm, KBNN chỉ chịu trách nhiệm kiểm soát đảm bảo phù hợp vơi Quy chế chi tiêu nội bộ và cơ chế tự chủ của đơn vị; Nâng cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của ĐVSDNS trong việc sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được để chi thu nhập tang thêm cho CBCC trong đơn vị.

3.2.3. Hoàn thiện nội dung kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn

Đối với nội dung các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn, KBNN KSC căn cứ vào chế độ, định mức theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị ban hành.

Để nâng cao chất lượng KSC thường xuyên đối với nội dung kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn và tránh thất thoát, lãng phí NSNN, đòi hỏi ĐVSDNS cần phải nâng cao chất lượng xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo không vượt chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành; đồng thời cơ quan cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp cần thường xuyên theo dõi, giám sát để phát hiện và điều chỉnh kịp thời khi ĐVSDNS ban hành chưa phù hợp.

Mục chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, đối với mục chi này nhằm cải cách giảm bớt thủ tục hành chính, chứng từ đối với các khoản chi không có hợp đồng và những khoản chi có giá trị hợp đồng dưới 20 triệu đồng thì đơn vị chi gửi giấy rút dự toán ngân sách và Bảng kê chứng từ thanh toán, nếu kiểm soát chứng từ hợp pháp hợp lệ thì cán bộ KSC KBNN tiến hành thanh toán cho đơn vị. Vì vậy cần nâng cao ý thức chấp hành Pháp luật về sử dụng NSNN, quy định nghĩa vụ của các ĐVSDNS cụ thể như việc chấp hành đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và chi tiêu trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao; Thủ trưởng ĐVSDNS quyết định về việc mua sắm đảm bảo nguyên tắc đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3.2.4. Hoàn thiện nội dung kiểm soát các khoản chi mua sắm, sửa chữa

Đối với việc mua sắm tài sản, trang thiết bị chuyên dùng của các ngành cơ quan có thẩm quyền cần ban hành đầy đủ, kịp thời về danh mục (chủng loại), tiêu chuẩn, định mức trang bị cho từng ngành để đơn vị có cơ sở thực hiện theo nhu cầu thực tế đồng thời làm căn cứ cho KBNN kiểm soát chi theo quy định.

Đối với kinh phí để thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước thì cơ quan, đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật phải có trước khi phân bổ dự toán theo đúng tinh thần Thông tư 92/2017/TT-BT ngày 18/9/2017 của Bộ trưởng BTC.

3.2.5. Hoàn thiện nội dung kiểm soát các khoản chi khác

Đối với nhóm mục chi này, nhằm thực hành tiết kiệm, chống các hành vi tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí cho NSNN cần có những quy định cụ thể định mức chi một số nội dung cụ thể cho các khoản chi khác như chi hỗ trợ, chi kỷ niệm các ngày lễ lớn và lễ hội truyền thống trên địa bàn để đơn vị có cơ sở thực hiện đồng thời ĐVSDNS cần nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm. KBNN kiểm soát chi theo đề nghị của đơn vị và theo định mức quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

3.2.6.Các giải pháp bổ trợ khác

– Tập trung kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN có mức độ rủi ro cao

– Hướng đến KSC thường xuyên NSNN theo kết quả đầu ra nhằm khắc phục những tồn tại của hình thức KSC theo dự toán

– Hoàn thiện công tác KSC thường xuyên đối với các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ, khoán kinh phí hoạt động

– Đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá công nghệ KBNN

– Nâng cao ý thức chấp hành chuẩn chi ở ĐVSDNS

– Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thanh tra chuyên ngành của thanh tra KBNN

– Thực hiện tốt mối quan hệ với UBND huyện và cơ quan Tài chính trong quá trình quản lý, điều hành và quá trình KSC thường xuyên NSNN

– Xử lý nghiêm đối với các khoản chi thường xuyên không đúng quy định

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐỨC PHỔ

3.3.1. Kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Ngãi

3.3.2. Kiến nghị với UBND huyện Đức Phổ

3.3.3. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

Hoàn thiện KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đức Phổ trong thời điểm hiện nay là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết đối với KBNN Đức Phổ. KBNN Đức Phổ cùng với hệ thống KBNN đang phấn đấu với mục tiêu lâu dài là: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các mặt hoạt động để phát triển toàn diện và bền vững trên cơ sở hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của KBNN phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý tài chính công và cải cách hành chính quốc gia, xây dựng nền công nghệ KBNN hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng Kho bạc điện tử, KSC thông qua dịch vụ công trực tuyến”. Để đạt được mục tiêu này, trước mắt KBNN Đức Phổ phải hoàn thiện KSC thường xuyên NSNN, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đơn vị sử dụng NSNN, đồng thời làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia, đáp ứng được yêu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của đất nước khi hội nhập với nền tài chính thế giới. Từ những lý luận và thực trạng KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đức Phổ, trên cơ sở khảo sát thực tế về quy trình nghiệp vụ, về cách thức, phương thức KSC, với những số liệu thu thập được qua từng năm; đề tài đã phân tích để làm rõ thêm về KSC thường xuyên NSNN, vai trò, vị trí và trách nhiệm của KBNN Đức Phổ trong việc quản lý và KSC thường xuyên NSNN, làm rõ trách nhiệm của ĐVSDNS trong quá trình sử dụng NSNN. Đồng thời đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, từ đó đề tài đưa ra mục tiêu, quan điểm, các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đức Phổ.

Những giải pháp đã trình bày trong đề tài, đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất và chung nhất; là kết quả của quá trình nghiên cứu thực tế làm luận văn tốt nghiệp, cũng như những thời gian dài công tác và làm việc tại KBNN Đức Phổ. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong nghiên cứu, tìm hiểu thực tế KSC thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện Đức Phổ. Với thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu có hạn, cũng như KSC thường xuyên NSNN rất phức tạp, đa dạng nên những kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung của Hội đồng bảo vệ, của quý thầy, cô giáo cùng các đồng nghiệp, để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\THAO + HIEN + DUY\BUI DAC HIEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *