Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi

1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, tình hình tai nạn lao động, đặc biệt là tai nạn lao động nghiêm trọng tại Việt Nam không những không giảm mà có xu hướng gia tăng, nhất là trong xây dựng. Thành phố Quảng Ngãi, trong xu thế phát triển, tốc độ đô thị hóa cao, càng có nhiều các công trình, dự án xây dựng được triển khai, vấn đề đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng thực sự cần thiết. Thời gian qua, việc đảm bảo vệ sinh và an toàn trong thi công xây dựng tại địa bàn thành phố Quảng Ngãi còn rất nhiều tồn tại: nhiều tai nạn lao động, những tác động có hại ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống bình thường của người dân có liên quan đến thi công xây dựng đã và đang xảy ra nhưng chưa có các giải pháp cụ thể để hạn chế và giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi từ thi công xây dựng. Tuy vậy, vệ sinh, an toàn lao động trong xây dựng vẫn là vấn đề nổi cộm, được xã hội nói chung, chính quyền và nhân dân Quảng Ngãi rất quan tâm. Làm thế nào để có được các giải pháp hiệu quả nhằm giúp giảm thiểu tai nạn trong xây dựng, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình xây dựng là vấn đề đặt ra cho cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò của bộ máy tham mưu, quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn lao động trong xây dựng rất quan trọng. Đó là lý do học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi”.

2. Mục tiêu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở những hiểu biết về kỹ thuật an toàn lao động, căn cứ những đặc thù của thi công xây dựng, luận văn đề xuất các giải pháp thực hiện và quản lý công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tại Thành phố Quảng Ngãi.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Tóm lược vấn đề nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vệ sinh, an toàn lao động; an toàn trong thi công công trình xây dựng;

Phân tích, đánh giá thực trạng tai nạn lao động và việc đảm bảo an toàn lao động trên các công trình xây dựng trên địa bàn TP Quảng Ngãi;

3. Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề an toàn trong thi công xây dựng công trình xây dựng DD&CN

4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Phạm vi không gian

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác an toàn thi công công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp trên địa bàn Thành phố Quảng Ngãi (các công trình trọng điểm, cao ốc, khu công nghiệp, nhà cao tầng).

4.2. Thời gian nghiên cứu

Từ năm 2011 đến năm 2017.

4.3. Tài liệu nghiên cứu

Các báo cáo, tổng kết có liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn lao động trong xây dựng tại Quảng Ngãi nói riêng, cả nước nói chung, các đề tài tương tự, các lý thuyết về hoạt động quản lý an toàn và các tài liệu liên quan khác có liên quan đến vấn đề an toàn và VSLĐ trong xây dựng trong nước và quốc tế.

5. Phương pháp nghiên cứu

Tổng hợp tư liệu, tài liệu, phân tích các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trên các công trình xây trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.

Đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI.

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG.

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI.

CHƯƠNG 1

THỰC TRẠNG AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG

CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

1.1. Giới thiệu sơ lược về Thành phố Quảng Ngãi

1.1.1. Giới thiệu Thành phố

Thành phố Quảng Ngãi là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và an ninh – quốc phòng của tỉnh Quảng Ngãi; thành phố Quảng Ngãi nằm vị trí gần trung độ của tỉnh. Diện tích tự nhiên 16.015,34 ha, có 23 đơn vị hành chính.

1.1.2. Quy hoạch Thành phố đến năm 2030

Theo dự án điều chỉnh quy hoạch Thành phố Quảng Ngãi đến 2030 cho thấy dân số toàn thành phố dự kiến là 357.100 người, trong đó dân số đô thị là 299.400 người. Đến năm 2030 dự kiến diện tích đất xây dựng sẽ đạt khoảng 5.160ha, trong đó đất xây dựng công trình dân dụng khoảng 2.365ha. Theo quy hoạch Thành phố Quảng Ngãi đầy tiềm năng về xây dựng dân dụng và công nghiệp, vì vậy vấn đề an toàn lao động trong xây dựng rất quan trọng, cần thiết, cần được nghiên cứu, đề xuất.

1.2. An toàn lao động trong thi công xây dựng

1.2.1. Đánh giá chung về tình hình tai nạn lao động trong cả nước

Theo báo cáo của tổng kết của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình TNLĐ trên cả nước trong các ngành nói chung và ngành xây dựng nói riêng từ năm 2011 – 2016 cho các số liệu như sau:

Bảng 1.1. Bảng thống kê tình hình TNLĐ trên cả nước

từ năm 2011 đến 2016

NămTất cả các ngànhNgành Xây dựng
Số vụ TNLĐSố vụ TNLĐ

có người

tử vong

Số người

tử vong

Số vụ TNLĐSố vụ

TNLĐ

có người

tử vong

Số

người

tử vong

201158965045741269182210
201267775526067154881
201366955626271915161166
201467095926302221196214
201576206296662682221252
201679817998621899190211

Hình 1.1. Tình hình TNLĐ trên cả nước từ năm 2011 – 2016

Hình 1.2. Số người tử vong do TNLĐ trên cả nước từ năm

2011 – 2016

1.2.2. Một số vụ TNLĐ điển hình tại các công trình XD trên cả nước

2 cần cẩu lớn tại công trường bất ngờ đổ sập - Ảnh 1. 2 cần cẩu lớn tại công trường bất ngờ đổ sập - Ảnh 5.

Hiện trường vụ 2 cần cẩu lớn tại công trường xây dựng đổ sập tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội ngày 05/10/2017 đã xảy ra sự cố khi 2 chiếc cần cẩu lớn bất ngờ gãy và đổ sập vào trạm trộn bê tông.

Nhận xét: Từ số liệu, hình ảnh nêu trên cho thấy số vụ TNLĐ và số người bị TNLĐ trong xây dựng vẫn chiếm đã số, cho thấy xây dựng là một nghề nguy hiểm, nguy cơ tai nạn lao động tiềm ẩn rất cao. Các yếu tố chấn thương, gây tử vong người có tỷ lệ cao vẫn do ngã cao, điện giật, máy móc thiết bị v.v.

1.2.3. Đánh giá chung về tình hình ATLĐ các công trường xây dựng tại Quảng Ngãi

  1. Số liệu báo cáo T.Kê tình hình TNLĐ tại QN từ năm 2015-2016
Năm20152016
Số vụ tai nạn lao động2478
Số người tử vong611
Số người bị thương nặng1518

Hình 1.8. Thống kê tai nạn lao động tại Quảng Ngãi năm 2015 -2016

  1. Một số vụ TNLĐ điển hình trên CTXD DD&CN tại Quảng Ngãi

Description: C:\Users\ADMINI~1\AppData\Local\Temp\DSCN3355.jpg Description: C:\Users\ADMINI~1\AppData\Local\Temp\DSCN3353.jpg

Hiện trường vụ TNLĐ tại Công ty cổ phần Tiến Thành, Khu công nghiệp Quảng Phú thành phố Quảng Ngãi. Theo kết luận của Thanh tra Sở LĐ TB&XH Quảng Ngãi; nguyên nhân là do trong quá trình thi công xây dựng nhà xưởng công ty cổ phần Tiến Thành lô HT2 Khu Công Nghiệp Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi đơn vị xây lắp không thực hiện đúng quy định về ATLĐ, hành lang an toàn điện dẫn đến 01 công nhân vướng vào lưới điện dẫn đến tử vong.

Nhận xét: Qua thống kê và hình ảnh một số tai nạn trong xây dựng điển hình đã xảy ra trong thời gian gần đây cho thấy rằng: tình hình tai nạn lao động có xu hướng tăng về cả số vụ và số người tử vong; hiện trường tai nạn cho thấy rất nghiêm trọng. Vì vậy, đây là vấn đề cần lưu tâm trong cộng tác quản lý ATLĐ nhằm giảm số vụ TNLĐ và số người chết do TNLĐ trong thi công các CTXD, đặc biệt là các CT xây dựng tại Quảng Ngãi.

1.3. Phân tích thực trạng công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng

  • Vấn đề sắp xếp và tập kết vật tư, vật liệu còn lộn xộn và không theo thiết kế tổng mặt bằng được phê duyệt. Điều này đã cản trở đường giao thông, đường thoát hiểm, lối ra vào chữa cháy. Do diện tích xây dựng so với diện tích đất xây dựng coi như gần bằng nhau, vì vậy, Đa số kho chứa vật liệu dễ cháy, nổ được bố trí gần nơi thi công và lán trại hoặc là cùng một vị trí v.v.

1.4. Phân tích những nguyên nhân và nguy cơ gây mất ATLĐ

  • Yếu tố con người; kỹ thuật máy móc; vận hành máy móc; thiếu sót trong quản lý; yếu tố về điện; vệ sinh môi trường; thiết bị che chắn, rào ngăn nguy hiểm; thiếu ánh sáng; hệ thống giàn giáo v.v.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tình hình ATLĐ trên cả nước nói chung và trên địa bàn Quảng Ngãi nói riêng qua số liệu thống kê nêu trên cho thấy: số vụ TNLĐ qua các năm đều không giảm, đặc biệt số vụ TNLĐ có người chết có chiều hướng gia tăng. Trong đó, ngành xây dựng luôn dẫn đầu trong tất cả các ngành về số vụ TNLĐ. Để đảm bảo an toàn lao động cho công nhân và tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, cần chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân và có những giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động phù hợp cho việc thi công các công trình tại Thành phố Quảng Ngãi.

Với những tồn tại và nguyên nhân để xẩy ra nêu trên, tác giả sẽ đi sâu Nghiên cứu, đề xuất các Giải pháp nhằm đảm bảo ATLĐ trong thi công các công trình xây dựng tại địa bàn Thành phố Quảng Ngãi được đề cập ở Chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG

2.1. Khái niệm chung về an toàn lao động

2.1.1. Khái niệm về an toàn và vệ sinh lao động

An toàn và vệ sinh lao động (viết tắt: ATVSLĐ), là một lĩnh vực liên quan đến an toànsức khỏe và phúc lợi người tham gia vào công việc hoặc việc làm. Tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tếxã hội, khoa học kỹ thuật, nhằm mục tiêu là thúc đẩy một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh như cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho công nhân. ATVSLĐ cũng có thể bảo vệ đồng nghiệp, các thành viên gia đình, người sử dụng lao động, khách hàng và nhiều người khác có thể bị ảnh hưởng bởi MT làm việc.

2.1.2. Vai trò của an toàn lao động trong thi công xây dựng

2.1.3. Những yêu cầu đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng

2.2. Cơ sở pháp lý về an toàn lao động trong xây dựng

– Bộ luật và Luật; Nghị định; Thông tư

2.3. Biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động

2.4. Biện pháp đảm bảo tổ chức an toàn thi công

2.5. Biện pháp đảm bảo an toàn thi công trên cao

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Những vấn đề lý luận và các khái niệm về an toàn Lao động/Vệ sinh, an toàn lao động tại chương này đã được luận văn tóm lược một cách ngắn gọn và rõ ràng. Những vấn đề này giúp cho các nhà quản lý, chủ đầu tư và nhà thi công có thể áp dụng trong khi thi công các công trình XD & CN một cách linh hoạt nhằm giảm tối đa tai nạn trong khi thi công.

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG

THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

Từ kết quả số liệu thống kê đánh giá thực trạng tình hình tai nạn lao động trong cả nước nói chung và tại Thành phố Quảng Ngãi nói riêng tại Chương 1, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các nhà quản lý, nhà thầu thi công công trình và công nhân có thể nghiên cứu, áp dụng để phục vụ quản lý, điều hành và tuyên truyền về ATLĐ trên địa bàn TPQN

3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp

Để giảm tối đa tai nạn trên các công trình công nghiệp và dân dụng tại Thành phố Quảng Ngãi có các giải pháp quản lý phù hợp. Khi đề xuất các giải pháp phải căn cứ vào thực trạng quản lý, thi công công trình và các nguyên tắc như nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo tính khả thi và tính kế thừa.

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi và kế thừa

Việc xây dựng các giải pháp quản lý phải dựa trên điều kiện cụ thể, hoàn cảnh, môi trường khách quan, chủ quan quản lý và thi công công trình tại địa bàn Thành phố Quảng Ngãi. Những giải pháp đề xuất phải phù hợp với nhu cầu và phải căn cứ vào chính sách quản lý, tổ chức, về kỹ thuật, pháp kỹ thuật an toàn khi thi công trên cao, cũng như thực trạng thực trạng công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng của các nhà thi công, nhà quản lý, nhà đầu tư và công nhân để có thể triển khai trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hê ̣thống, đồng bộ

Các giải pháp phải đặt trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, không thể tách rời một yếu tố nào trong hoạt động quản lý. Chỉ khi thực hiện đồng bộ, có hệ thống các giải pháp mới phát huy được thế mạnh của từng giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả thi công công trình, đảm bảo an toàn cho công nhân và nguyên, nhiên vật liệu.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan

Các giải pháp an toàn lao động trong thi công công trình dân dụng và công nghiệp xuất phát từ hoạt động thi công công trình xây dựng, dựa trên cơ sở đảm bảo tôn trọng, tuân thủ các quy định của Nhà nước, của Bộ, Ngành và các quy luật khách quan khác trong quản lý và thực hiện an toàn lao động.

3.2. Đề xuất một số giải pháp sau, nhằm đảm bảo ATLĐ trong thi công các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi

3.2.1. Giải pháp 1: Tổ chức mặt bằng thi công trên công trường

Mục đích: công tác tổ chức mặt bằng thi công là bố trí và qui hoạch các công trình lâu dài và tạm các cơ sở phục vụ, đường xá giao thông, mạng lưới dẫn điện, nước, hơi ép v.v. trên mặt bằng và trên các công trình trong khu vực xây dựng. Bố trí mặt bằng trong khu vực xây dựng là giải quyết chính xác vấn đề không gian trong khu vực XD để hoàn thành một cách thuận lợi việc xây dựng toàn bộ C.Trình trong thời gian đã qui định và dùng nhân vật lực ít nhất.

3.2.2. Giải pháp 2: Xây dựng chương trình và tập huấn về ATLĐ

Mục đích: xây dựng chương trình tập huấn về an toàn lao động nhằm phòng ngừa tai nạn lao động trong khi thi công các công trình DD và CN.

3.2.3. Giải pháp 3: Lựa chọn và kiểm tra sức khỏe công nhân

Mục đích: đánh giá mức độ phù hợp của sức khỏe công nhân với công việc đang làm, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, các bệnh phát sinh liên quan đến yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp.

3.2.4. Giải pháp 4: Giám sát sự tuân thủ các yêu cầu về ATLĐ

Mục đích: nhằm thu thập và phân tích các thông tin, từ đó giúp cho nhà quản lý, các doanh nghiệp biết chắc các hoạt động có được an toàn hay không và kịp thời có các biện pháp can thiệp cần thiết để khắc phục những khó khăn, vướng mắc nếu có.

3.2.5. Giải pháp 5: Trang bị dụng cụ BHLĐ cho công nhân

Mục đích: góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe tính mạng và đời sống cho công nhân; giúp người công nhân tránh được những yếu tố khắc nghiệt của thời tiết, bụi bặm, các hóa chất hóa học độc hại, ảnh hưởng đến hệ hô hấp và thần kinh của con người; nâng cao ý thức và văn hóa lao động chuyên nghiệp trong xây dựng.

3.2.6. Giải pháp 6: Lựa chọn phương tiện vận chuyển người và thiết bị

Mục đích: đảm phục vụ thi công theo đúng kế hoạch, đúng tiến độ xây lắp và tiến độ cung cấp vật tư – kỹ thuật; đảm bảo phẩm chất hàng hóa, không để bị hao hụt quá quy định trong quá trình vận chuyển; đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển công nhân thi công công trình.

3.2.7. Giải pháp 7: Đảm bảo hệ thống GT, lối thoát nạn và giải pháp PCCC

Mục đích: thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật về PCCC cho các công trình xây dựng cao tầng và công nghiệp; hạn chế cháy nổ trong khi thi công công trình làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, tài sản và tính mạng công nhân.

3.2.8. Giải pháp 8: Đảm bảo hệ thống chiếu sáng và điện thi công

Mục đích: tạo ánh sáng cho việc thi công công trình và đảm bảo điện cho các thiết bị hoạt động nhằm đảm bảo cho việc thi công công trình an toàn và hiệu quả.

3.2.9. Giải pháp 9: Xây dựng nội qui kỷ luật và ATLĐ khi làm việc

Mục đích: tăng cường tính nghiêm túc và chuyên nghiệp của công nhân trong quá trình thi công công trình; ngăn chặn và xử phạt công nhân vi phạm nội quy; quy định trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể cá nhân và tổ chức; xây dựng văn hóa thi công công trình xây dựng.

3.2.10. Giải pháp 10: Đảm bảo AT lắp đặt, sử dụng và tháo dỡ giàn giáo

Mục đích: thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật về an toàn khi lắp dựng, sử dụng, tháo dỡ giàn giáo trong xây dựng, sửa chữa, phá dỡ nhà và công trình theo quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, chư­ơng 17 – TCVN 5308- 1991 [60] quy phạm KTAT trong xây dựng – TCVN 6052-1995 [61] giàn giáo thép.

Hiệu quả: đảm bảo an toàn trong khi thi công, sử dụng và tháo giỡ giàn giáo theo đúng quy trình. Giúp cho giám sát công trình kiểm tra giám sát việc thi công, sử dụng và tháo giỡ giàn giáo.

Khả năng áp dụng: áp dụng cho tất cả công trình công nghiệp và dân dụng thi công có sử dụng giàn giáo.

3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp

Các giải pháp đảm bảo an toàn thi công công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại Thành phố Quảng Ngãi có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ, ràng buộc lẫn nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Việc sử dụng, phối hợp tất cả các giải pháp một cách đồng bộ, linh hoạt sẽ phát huy được điểm mạnh và khắc phục điểm yếu về an toàn thi công công trình xây dựng và sẽ nâng cao chất lượng và tiến độ công trình.

3.4. Khảo nghiệm mức độ CT và K.Thi của các giải pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Mục đích của các khảo nghiệm là để đánh giá, bổ sung, điều chỉnh và lược bỏ những nội dung của các giải pháp chúng tôi đề xuất để nó hoàn chỉnh hơn; khẳng định mức độ cần thiết và khả khi của các biện pháp an toàn lao động trong thi công công trình xây dựng DD&CN tại Thành phố Quảng Ngãi.

3.4.2. Đối tượng khảo sát

Để tiến hành đánh giá sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất đảm bảo An toàn Thi công Công trình Xây dựng. Tác giả đã khảo sát, trưng cầu ý kiến qua phiếu khảo sát của 30 người trong đó:

– 10 Cán bộ quản lý Phòng Thanh tra; Phòng Việc làm và An toàn Lao động thuộc Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Quảng Ngãi, Phòng Thanh tra thuộc Sở Xây Dựng tỉnh Quảng Ngãi và bản thân tác giả.

– 10 người là chỉ huy công trường xây dựng.

– 10 công nhân lâu năm tại Thành phố Quảng Ngãi.

3.5. Nội dung và kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đảm bảo an toàn thi công công trình xây dựng

Phiếu khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được đánh giá theo 5 mức độ: Hoàn toàn không cần thiết (0 điểm); Không cần thiết (1 điểm); Phân vân (2 điểm); Cần thiết (3 điểm); Rất cần thiết (4 điểm).

3.5.1. Kết quả khảo sát đánh giá sự cấp thiết và tính khả thi:

Kết quả khảo sát sẽ được tính trung bình cộng của các câu hỏi và xếp thức bậc ưu tiên. Áp dụng công thức Spearman với R: là hệ số tương quan; D: hiệu số thứ bậc giữa tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp; n: số giải pháp

Cách đánh giá mối quan hệ từ hệ số tương quan như sau:

R < 0.3 Tương quan ở mức thấp

0.3 R < 0.5 Tương quan ở mức trung bình

0.5 R < 0.7 Tương quan khá chặt chẽ

0.7 R < 0.9 Tương quan chặt chẽ

0.9 R Tương quan rất chặt chẽ

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát của 30 đối tượng khảo sát về tính cấp thiết của các giải pháp đề xuất

STTTên giải phápTính cấp thiếtTrung bìnhThứ bậc
Hoàn toàn không cần thiếtKhông cần thiếtPhân vânCần thiếtRất cần thiết
1Giải pháp 10: Đảm bảo AT lắp đặt, sử dụng và tháo dỡ giàn giáo04111412.41
2Giải pháp 8: Đảm bảo hệ thống chiếu sáng và điện TC21315001.42
3Giải pháp 9: Xây dựng nội qui kỷ luật và an toàn lao động khi làm việc 41114101.42
4Giải pháp 7: Đảm bảo hệ thống giao thông, lối thoát nạn và giải pháp PCCC11712001.42
5Giải pháp 3: Lựa chọn và kiểm tra sức khỏe CN51310201.33
6Giải pháp 2: Xây dựng chương trình và tập huấn về an toàn lao động 5159101.24
7Giải pháp 1: Tổ chức mặt bằng thi công trên CT4206001.15
8Giải pháp 6: Lựa chọn phương tiện vận chuyển người và thiết bị6186001.06
9Giải pháp 4: Giám sát sự tuân thủ các yêu cầu về ATLĐ5196001.06
10Giải pháp 5: Trang bị dụng cụ BHLĐ cho CN7194000.97

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát của 30 đối tượng khảo sát về tính khả thi của các giải pháp đề xuất

STTTên giải phápTính khả thiTrung bìnhThứ bậc
Hoàn toàn không khả thiKhông khả thiPhân vânKhả thiRất khả thi
1Giải pháp 10: Đảm bảo an toàn lắp đặt, sử dụng và tháo dỡ giàn giáo03141212.41
2Giải pháp 9: Xây dựng nội qui kỷ luật và ATLĐ khi làm việc 03121502.41
3Giải pháp 4: Giám sát sự tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động25131002.05
4Giải pháp 2: Xây dựng chương trình và tập huấn về an toàn lao động 02171102.32
5Giải pháp 8: Đảm bảo hệ thống chiếu sáng và điện thi công01191002.32
6Giải pháp 3: Lựa chọn và kiểm tra sức khỏe công nhân0318902.23
7Giải pháp 5: Trang bị dụng cụ BHLĐ cho CN2614801.96
8Giải pháp 6: Lựa chọn phương tiện vận chuyển người và thiết bị0616802.14
9Giải pháp 7: Đảm bảo hệ thống GT, lối thoát nạn và giải pháp PCCC0518702.14
10Giải pháp 1: Tổ chức mặt bằng thi công trên công trường31071001.87

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

STTTên giải phápThứ bậcDD2
Cấp thiếtKhả thi
1Giải pháp 1: Tổ chức mặt bằng thi công trên công trường57-24
2Giải pháp 2: Xây dựng chương trình và tập huấn về an toàn lao động4224
3Giải pháp 3: Lựa chọn và kiểm tra sức khỏe công nhân3300
4Giải pháp 4: Giám sát sự tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động6511
5Giải pháp 5: Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân7611
6Giải pháp 6: Lựa chọn phương tiện vận chuyển người và thiết bị6424
7Giải pháp 7: Đảm bảo hệ thống giao thông, lối thoát nạn và giải pháp PCCC24-24
8Giải pháp 8: Đảm bảo hệ thống chiếu sáng và điện thi công2200
9Giải pháp 9: Xây dựng nội qui kỷ luật và an toàn lao động khi làm việc2111
10Giải pháp 10: Đảm bảo an toàn lắp đặt, sử dụng và tháo dỡ giàn giáo1100

(Nguồn: Khảo sát và phân tích số liệu thống kê tháng 10 năm 2017)

Áp dụng công thức Spearman với R: là hệ số tương quan; D: hiệu số thứ bậc giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp; n: số giải pháp

Hệ số tương quan thứ bậc R = 0.86 cho phép Kết luận tương quan giữa mức độ nhận thức tính cấp thiết và tính khả thi của 10 giải pháp trên là tương quan thuận và tương đối chặt chẽ.

3.5.2. Kết quả khảo sát đánh giá sự cấp thiết và tính khả thi của từng đối tượng khảo sát

+ Đối với Cán bộ quản lý:

Kết quả khảo sát của 10 Cán bộ quản lý Áp dụng công thức Spearman với R: là hệ số tương quan; D: hiệu số thứ bậc giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp; n: số giải pháp

Hệ số tương quan thứ bậc R = 0.84 cho phép Kết luận tương quan giữa mức độ nhận thức tính cấp thiết và tính khả thi của 10 giải pháp trên là tương quan thuận và tương đối chặt chẽ.

+ Đối với Chỉ huy trưởng công trường xây dựng

Kết quả khảo sát của 10 Chỉ huy trưởng công trường xây dựng. Tổng hợp sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp. Áp dụng công thức Spearman với R: là hệ số tương quan; D: hiệu số thứ bậc giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp; n: số giải pháp

Hệ số tương quan thứ bậc R = 0.78 cho phép Kết luận tương quan giữa mức độ nhận thức tính cấp thiết và tính khả thi của 10 giải pháp trên là tương quan thuận và tương đối chặt chẽ.

+ Đối với Công nhân xây dựng lâu năm

Kết quả khảo sát của 10 Công nhân xây dựng lâu năm. Bảng tổng hợp sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp. Áp dụng công thức Spearman với R: là hệ số tương quan; D: hiệu số thứ bậc giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp; n: số giải pháp

Hệ số tương quan thứ bậc R = 0.84 cho phép Kết luận tương quan giữa mức độ nhận thức tính cấp thiết và tính khả thi của 10 giải pháp trên là tương quan thuận và tương đối chặt chẽ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng an toàn lao động trong công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp trên địa bàn Thành phố Quảng Ngãi, tác giả đề xuất 10 giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động cho thi công công trình tại Thành phố Quảng Ngãi cụ thể như sau:

Giải pháp 1: Tổ chức mặt bằng thi công trên công trường

Giải pháp 2: Xây dựng chương trình và tập huấn về an toàn lao động

Giải pháp 3: Lựa chọn và kiểm tra sức khỏe công nhân

Giải pháp 4: Giám sát sự tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động

Giải pháp 5: Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân

Giải pháp 6: Lựa chọn phương tiện vận chuyển người và thiết bị

Biện pháp 7: Đảm bảo hệ thống GT, lối thoát nạn và giải pháp PCCC

Giải pháp 8: Đảm bảo hệ thống chiếu sáng và điện thi công

Giải pháp 9: Xây dựng nội qui kỷ luật và an toàn lao động khi làm việc

Giải pháp 8: Đảm bảo hệ thống chiếu sáng và điện thi công

Giải pháp 9: Xây dựng nội qui kỷ luật và an toàn lao động khi làm việc

Giải pháp 10: Đảm bảo an toàn lắp đặt, sử dụng và tháo dỡ giàn giáo.

Các giải pháp được đề xuất này đã được tác giả đưa ra dựa trên thực trạng công tác quản lý và kỹ thuật an toàn thi công xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng tại Thành phố Quảng Ngãi; các giải pháp đề xuất này rất cần thiết, có tính khả thi và được cán bộ quản lý, chỉ huy thi công trình xây dựng, kỹ sư xây dựng, công xây dựng nhân lâu năm đánh giá rất cao.

Vì vậy, áp dụng đồng bộ 10 giải pháp được đề xuất trong Chương 3 đặc biệt là 02 giải pháp : “Giải pháp 10: Đảm bảo an toàn lắp đặt, sử dụng và tháo dỡ giàn giáo”; “Giải pháp 9: Xây dựng nội qui kỷ luật và an toàn lao động khi làm việc” sẽ nâng cao công tác an toàn lao động trong thi công công trình dân dụng và công nghiệp tại Thành phố Quảng Ngãi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Trong luận văn này, tác giả đã thống kê đầy đủ số liệu và đánh giá thực trạng công tác quản lý, hoạt động đảm bảo an toàn thi công công trình dân dụng và công nghiệp đã và đang thực hiện tại Thành phố Quảng Ngãi. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, dựa trên ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, chỉ huy công trình xây dựng, kỹ sư xây dựng, công nhân xây dựng lâu năm. Luận văn đã khẳng định và đề xuất 10 giải pháp đặc biệt là : “Giải pháp 10: Đảm bảo an toàn lắp đặt, sử dụng và tháo dỡ giàn giáo”; “Giải pháp 9: Xây dựng nội qui kỷ luật và an toàn lao động khi làm việc” đươc áp dụng trong thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp nêu trên là mang tính thực tiễn, cấp thiết và tính khả thi rất cao. Mối quan hệ giữa các giải pháp có mối quan hệ biện chứng gắn kết, hỗ trợ nhau, làm nền tảng, tiền đề cho nhau. Việc sử dụng đồng bộ các giải pháp sẽ giảm tối đa tai nạn lao động, tiết kiệm kinh phí thi công và nâng cao chất lượng công trình.

Luận văn đã giải quyết được mục tiêu đặt ra là xác định nguyên nhân chính xảy ra tai nạn lao động, nghiên cứu đề xuất giải pháp đảm bảo ATLĐ trong thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp trên địa bàn Thành phố Quảng Ngãi.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể ứng dụng mở rộng, tham khảo đối với việc quản lý hoạt và an toàn lao động các nghề nghiệp khác. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý điều hành, chỉ huy công trình xây dựng, nhà thầu xây dựng cần phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt áp dụng các Giải pháp chắc chắn sẽ đảm bảo một phần trong an toàn lao động trong thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp trên địa bàn Thành phố Quảng Ngãi.

kIẾN NGHỊ

Đối với Bộ Lao động – Thương binh Xã hội và Bộ Xây dựng

  • Xây dựng, triển khai thêm các chương trình, dự án nhằm bồi dưỡng năng lực quản lý vệ sinh an toàn lao động đội ngũ quản lý, thanh tra vệ sinh, an toàn lao động trong xây dựng.

Đối với UBND tỉnh Quảng Ngãi; Sở Lao động – Thương binh &Xã hội và Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi; UBND TP Quảng Ngãi

– UBND Tỉnh Quảng Ngãi sớm ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan (Sở LĐTB&XH, Sở Giao thông Vận tải, UBND các huyện, thành phố) trong việc kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động tại các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp trên địa bàn Quảng Ngãi.

– Sở Xây dựng sớm ban hành văn bản quy định việc sử dụng giàn giáo, quy định về quản lý xây dựng công trình ngầm trong thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp trên địa bàn Quảng Ngãi.

– Thành lập Phòng An toàn lao động trực thuộc Sở Xây dựng Quảng Ngãi để quản lý, thanh kiểm tra toàn bộ công tác an toàn lao động tại các công trình xây dựng trên địa bàn Quảng Ngãi. Khuyến khích các nhà thầu biên soạn cẩm nang trong an toàn xây dựng phù hợp với tình hình thực tế.

  • Định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý và đảm bảo vệ sinh lao động cho cán bộ quản lý và bồi dưỡng kiến thức về an toàn trong xây dựng cho kỹ sư, giám sát công trình xây dựng.
  • Xây dựng\hoàn thiện cơ chế\chế tài nhằm thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt đối với các đơn vị thi công để thực hiện và nhân rộng các biện pháp về an toàn lao động.
  • Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên cán bộ quản lý, nhà thầu đảm bảo an toàn lao động trong thi công công trình.
  • UBND thành phố Quảng Ngãi chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động an toàn, VSLĐ đối với các công trình xây dựng, qua đó có định hướng, tác động giúp chủ đầu tư, nhà thầu chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn ATLĐ có hiệu quả hơn.

– UBND thành phố Quảng Ngãi, Sở Xây dựng, Sở Lao động Thương binh&Xã hội tăng cường tổ chức các cuộc Hội thảo về công tác đảm bảo ATLĐ trong ngành xây dựng để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các chuyên gia trong nước cũng như nước ngoài về chuyên ngành ATLĐ.

  • Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện cứu nạn cứu hộ cho Thành phố Quảng Ngãi nhằm giải quyết nhanh chóng các sự cố xảy ra trong thi công công trình xây dựng theo phương châm không dàn trãi, hiệu quả; công tác đầu tư cần tham khảo mục tiêu đào tạo, ý kiến phản hồi của nhà thầu, giám sát công trình, kỹ sư và thợ xây dựng lâu năm.

Đối với các công trình thi công xây dựng trên địa bàn Thành phố Quảng Ngãi

– Chủ đầu tư, chủ thầu và giám sát công trình tại địa bàn thành phố Quảng Ngãi thường xuyên chỉ đạo thực hiện các giải pháp an toàn vệ sinh lao động nói chung và an toàn thi công xây dựng công trình nói riêng một cách linh hoạt, phù hợp, sâu sát, có sự tham gia đồng bộ của các lực lượng trong công trường. Khích lệ công nhân tăng cường tìm hiểu về an toàn trong thi công công trình, đặc biệt tổ chức các buổi chiếu phim về an toàn lao động trong thi công tại công trường cho công nhân biết.

  • UBND thành phố Quảng Ngãi chỉ đạo cơ quan liên quan thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, đạo đức nghề nghiệp cho nhà quản lý, giám sát công trình trong việc thực thi các quy định của Nhà nước và chủ đầu tư về an toàn phòng chống rủi ro trong thi công công trình xây dựng ./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\DINH CONG HOANG\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *