Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách

Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách

Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi tích cực, tuy nhiên việc chuyển biến chưa mạnh, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chủ đầu tư, các nhà thầu, của người dân và yêu cầu của các cấp quản lý. Công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố vẫn còn một số vấn đề bất cập, hạn chế. Bên cạnh những kết quả do đầu tư XDCB từ vốn NSNN mang lại thì trong những năm qua công tác này cũng còn tồn tại nhiều bất cập cần phải khắc phục như: chất lượng đầu tư một số lĩnh vực chưa cao, cơ cấu chuyển dịch kinh tế còn chậm, năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, chưa tương xứng với lợi thế tiềm năng vốn có của thành phố, tình trạng đầu tư dàn trài, thời gian thi công kéo dài, trình độ quản lý còn thấp, tình trạng thất thoát, lãng phí trong các dự án vẫn còn xảy ra. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam nói riêng là một vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết.

Xuất phát từ những ý nghĩa thực tiễn trên tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn thạc sỹ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

* Đối tượng nghiên cứu:

Các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

* Phạm vi nghiên cứu:

    • Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
    • Về thời gian: Các số liệu nghiên cứu thực tế trong giai đoạn 2018 – 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập dữ liệu:

    • Dữ liệu thứ cấp.
    • Dữ kiệu sơ cấp.

* Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu:

    • Tổng hợp, xử lý số liệu thứ cấp.
    • Điều tra thông qua bảng câu hỏi.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 03 chương:

  • Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước.
  • Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
  • Chương 3: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1. Những vấn đề cơ bản về vốn đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước

1.1.1 Khái niệm về ngân sách nhà nước

Theo Luật NSNN được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [24].

1.1.2. Khái quát về vốn đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước

1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn đầu tư XDCB

Vốn đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các TSCĐ nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân.

* Đặc điểm của vốn đầu tư XDCB [4]:

Đòi hỏi vốn lớn, ứ đọng trong thời gian dài

Thời gian dài với nhiều biến động

Có giá trị sử dụng lâu dài

Cố định

Liên quan đến nhiều ngành

1.1.2.2. Vai trò của vốn đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước [4]

Làm tăng tổng cầu trong giai đoạn ngắn hạn của nền kinh tế để kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động .

Phát triển LLSX và củng cố QHSX.

Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, áp dụng nhanh các thành tựu tiến bộ khoa học để phát triển đất nước.

Phát triển nền kinh tế một cách bền vững.

Không ngừng nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước.

1.1.3. Sự cần thiết phải quản lý vốn đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước [4]

Thứ nhất, Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, năm 2020 nước ta cơ bản là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

Thứ hai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn nhằm đảm bảo tránh thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB.

Thứ ba, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN tại địa phương nhằm đảm bảo tính hiệu quả kinh tế – xã hội trong đầu tư.

Thứ tư, thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ: ”Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Thứ năm, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng là một xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia và dân tộc.

1.2. Nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước [4]

1.2.1. Ban hành các văn bản và các chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN

  • Xây dựng và hoàn thiện các luật liên quan đến đầu tư xây dựng, các văn bản dưới luật nhằm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
  • Xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật, các quy phạm kỹ thuật, và quản lý đơn giá XDCB từ vốn NSNN.

1.2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước

1.2.3. Tổ chức triển khai thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ vốn NSNN

a. Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ vốn NSNN

b. Tổ chức bộ máy quản lý các dự án.

c. Chuẩn bị đầu tư

  • Tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán và tổng dự toán:

* Tổ chức thực hiện dự án:

d. Tổ chức bộ máy thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

1.2.4. Thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra trong đầu tư XDCB.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước

1.3.1. Các nhân tố chủ quan

1.3.1.1. Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB

1.3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ vốn NSNN

1.3.2. Các nhân tố khách quan

1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên

1.3.2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội

1.3.2.3. Cơ chế chính sách và các quy định của Nhà nước về quản lý vốn đầu tư XDCB từ vốn NSNN

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

1.4.2 Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng

1.4.3. Bài học rút ra cho thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của các địa phương trên

– Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội phải được lập và phê duyệt trước; trên cơ sở này mới triển khai lập quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng;

– Xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn có tầm nhìn chiến lược đến năm 2025 và hoàn thiện xác định chủ trương đầu tư trung hạn là những giải pháp hết sức quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của thành phố;

– Chi tiết và công khai hoá các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương;

– Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN theo hướng nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm toán và thanh tra các khâu cói liên quan đến hoạt động đầu tư và kiểm soát chi NSNN;

– Khuyến khích và đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư XDCB trong các lĩnh bước đầu huy động được các nguồn lực, khai thác sức mạnh trong dân, cụ thể hóa chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy dân chủ, đảm bảo công bằng trong xã hội;

– Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối VĐT;

– Phân định rõ giữa Nhà nước và doanh nghiệp để kiện toàn chức năng điều tiết vĩ mô của Nhà nước và giảm tải bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp;

– Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến lược lâu dài, hạn chế bớt những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong một thời gian ngắn;

– Xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa phương phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân theo quan điểm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”;

– Chi tiết và công khai hóa các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương;

– Nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần “dám làm dám chịu trách nhiệm” và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với công dân.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

2.1.1. Khái quát về thành phố Hội An

Hình 2.1 Bản đồ hành chính thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

(Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin Hội An)

Hội An hiện có 09 phường: Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Châu, Cẩm An, Cửa Đại, Cẩm Nam và 04 xã: Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm Hà, Tân Hiệp ( cụm đảo Cù Lao Chàm). Có nhiều cơ quan, đơn vị, trường học trực thuộc tỉnh và Trung ương đóng trụ sở tại Hội An. ( Số liệu về dân số các xã, phường tính đến 31/12/2011.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thành phố Hội An

(Nguồn: phòng Nội vụ Tp. Hội An)

Bảng 2.1 Cơ cấu vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước theo cấp ngân sách trên địa bàn thành phố Hội An 2017 – 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

STTVốn đầu tư XDCB20172018201920202018/20172019/20182020/2019
Giá trịTỷ lệ

(%)

Giá trịTỷ lệ

(%)

Giá trịTỷ lệ

(%)

1Tổng vốn đầu tư XDCB từ NSNN656637698784-192.9619.68612.3
Vốn đầu tư XDCB từ NSTƯ1681952102982716.1157.78841.9
Tỷ trọng trong tổng VĐT (%)25.6430.6630.1838.05
2Vốn đầu tư XDCB từ NSĐP488442488486469.44610.420.4
Tỷ trọng trong tổng VĐT (%)74,3669,3469,8261,95

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam)

Qua bảng số liệu ta thấy: năm 2018 quy mô vốn đầu tư XDCB giảm so với năm 2017 là 19.000 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 2,9%; trong đó nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSTW vẫn tăng 27.000 triệu đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng là 16.1%), còn nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSĐP giảm 46.000 triệu đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm 9,4%). Năm 2019 so với năm 2018 nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSTW tăng 61.000 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 9.6,8%; nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSĐP tăng 46.000 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 10,4%. Năm 2020 so với năm 2019 tổng vốn đầu tư XDCB tăng 86.000 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 12,3%, nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSĐP tăng 2.000 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 0,4%.

2.1.3.2. Kết quả thực hiện đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Trong năm 2019 đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng các dự án. Cụ thể về một số công trình, dự án trọng điểm do UBND thành phố làm Chủ đầu tư như sau: Nâng cấp, mở rộng đường Lê Thánh Tông (giai đoạn 2), Phường Cẩm Châu; Nâng cấp, mở rộng đường ĐX29, xã Cẩm Hà; Nâng cấp, mở rộng đường nối từ thôn Trảng Kèo đến thôn Bến Trễ, xã Cẩm Hà;

Trong năm 2019, tổng chi bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng cho các dự án là 102 tỷ đồng, trong đó chi cho các dự án do Thành phố làm chủ đầu tư là 43 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách Thành phố) và các dự án BTTH-GPMB do doanh nghiệp tự bỏ vốn là 59 tỷ đồng.

2.1.3.3. Đóng góp của đầu tư XDCB bằng vốn từ ngân sách vào phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Phong trào xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, kênh mương nông thôn được các địa phương triển khai mạnh mẽ, đồng bộ. Năm 2019, HĐND thành phố quyết định cho lập hồ sơ đầu tư mới: 64 công trình, hạng mục công trình. Tiến độ triển khai thực hiện đến 31/10/2019 cụ thể như sau: Đã triển khai thi công: 24/64 công trình; Tạm dừng đầu tư: 02 công trình (Trụ sở Phòng VHTT, Cầu Phước Trạch); Đang triển khai lập hồ sơ và hoàn thiện thủ tục đầu tư: 38 công trình; Đối với các công trình đầu tư năm 2020: Theo Nghị quyết 04/NQ-HĐND ngày 28/6/2019 của HĐND Thành phố quyết định cho lập hồ sơ đầu tư mới năm 2020: 27 công trình. Tiến độ triển khai thực hiện đến 31/10/2019 cụ thể như sau: Đã phê duyệt chủ trương đầu tư: 15/27 công trình; Đang hoàn thiện hồ sơ trình các ngành chức năng thẩm định: 12 công trình.

2.2. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Công tác ban hành văn bản và các chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN

Từ năm 2016 đến nay việc quản lý nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hội An đặc biệt là các xã, phường được quản lý chặt chẽ, hạn chế nợ XDCB phát sinh mới, bố trí thanh toán các nguồn nợ cũ.

2.2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong đầu tư XDCB từ vốn NSNN

Theo quy định, việc lập dự án đầu tư phải nằm trong kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm hoặc từng giai đoạn của kỳ kế hoạch, phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, an toàn xã hội và môi trường, phù hợp quy định về quản lý đất đai và các quy định khác liên quan.

Công tác quy hoạch được chỉ đạo triển khai tích cực; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hội An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã cơ bản hoàn chỉnh.

2.2.3. Tổ chức thực hiện đầu tư

a. Tổ chức bộ máy quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN

a1. Về phân cấp quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN

Tại thành phố Hội An, Phòng Tài chính – Kế hoạch là đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện đầu tư XDCB, Ban quản lý các dự án XDCB huyện là đơn vị thực hiện quản lý đầu tư các dự án do UBND thành phố làm Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án cấp xã, phường là đơn vị thực hiện quản lý đầu tư các dự án do UBND xã, phường làm Chủ đầu tư.

a2. Về Chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án

Sau hơn một năm thực hiện Quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam về việc quy định một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh được ban hành, công tác quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN của tất cả các dự án do UBND thành phố làm Chủ đầu tư hầu hết được Ban quản lý dự án XDCB thành phố Hội An thực hiện (ngoại trừ một số dự án mang tính chất đặc thù). Việc Chủ đầu tư giao nhiệm vụ, quyền hạn cho Ban quản lý dự án nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc: Phân định rõ trách nhiệm của Chủ đầu tư và Ban quản lý; Chủ đầu tư vẫn kiểm soát được và chịu trách nhiệm về quá trình thực hiện dự án.

b. Quản lý trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

b1. Công tác giải phóng mặt bằng

Theo phân cấp, UBND thành phố Hội An đã tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án thu hồi đất trên địa bàn thành phố; Chỉ đạo tổ chức chi trả tiền bồi thường; Quyết định cưỡng chế; Giải quyết khiếu nại.

b2. Duyệt chủ trương, lập kế hoạch và bố trí vốn đầu tư

Tất cả các dự án trước khi lập dự án bắt buộc phải được phê duyệt chủ trương đầu tư. Chủ trương đầu tư được căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm đã được HĐND cùng cấp thông qua, các quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Công tác lập kế hoạch trong các năm qua đã được thành phố Hội An triển khai sớm, dân chủ, công khai, chấp hành nghiêm túc các quy định, nguyên tắc, định hướng của Chính phủ, của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Nghị quyết của HĐND Tỉnh; UBND Tỉnh, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch theo đúng các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng.

Bảng 2.2 Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn thành phố Hội An 2017 – 2020

ĐVT: Triệu đồng

TTChỉ tiêu2017201820192020
1Nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách656000637000698000784000
2Thực hiện (%)100100100100
Các dự án đã hoàn thành6254.3587.683.2
Các dự án chuyển tiếp360.5360.45362.2392.4
Các dự án khởi công mới162.5161.2179.6214.4
Các dự án chuẩn bị đầu tư716168.694

(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế hoạch Tp.Hội An)

Đến thời điểm tháng 31/12/2020 lượng vốn đầu tư còn nợ đọng các dự án trên địa bàn thành phố theo bảng 2.4.

Bảng 2.3 Tổng hợp nợ XDCB các dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN

trên địa bàn thành phố Hội An đến 31/12/2020

STTTổng số nợ vốn đầu tư XDCB

ngân sách địa phương

Số

dự án

Giá trị

(triệu đồng)

ICác dự án do UBND thành phố quản lý4113.246
1Các dự án đã phê duyệt quyết toán72.563
2Các dự án hoàn thành chưa đưa vào sử dụng165.645
3Các dự án đang triển khai thi công185.038
IICác dự án do UBND các xã, phường quản lý3835.415
Tổng48.661

Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế hoạch Tp.Hội An

b3. Lập dự án đầu tư

Chủ đầu tư có trách nhiệm lập (hoặc thuê tổ chức tư vấn) báo cáo đầu tư (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi); dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư để trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt. Hiện tại phần lớn các công trình đầu tư XDCB của thành phố, xã, phường đều phải thuê các đơn vị tư vấn có chức năng lập dự án (trừ một số các công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật có quy mô nhỏ, đơn giản). Việc lựa chọn được các đơn vị tư vấn chất lượng tốt, đảm bảo về tiến độ thực hiện có ý nghĩa quan trọng đến tính khả thi và hiệu quả của dự án.

b4. Thẩm định dự án đầu tư

Theo quy định, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND tỉnh. Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố chủ trì tổ chức thẩm định các dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND thành phố.

Các dự án đã thẩm định cơ bản đã được bố trí kế hoạch thực hiện đầu tư; một số dự án đầu tư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao như các dự án nâng cấp hạ tầng y tế nông thôn và các dự án về tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học cho các xã vùng thấp, ven biển, các xã đặc biệt khó khăn.

Bảng 2.4 Kết quả thẩm định các dự án đầu tư từ vốn ngân sách

STTNội dung2017201820192020
1Tổng số dự án23263548
2Tổng mức đầu tư (Triệu đồng)70.205117.549153.179168.247
Chủ đầu tư trình (Triệu đồng)75.034126.365161.362173.598
Kết quả thẩm định (Triệu đồng)70.205117.549153.179168.247
3Cắt giảm (Triệu đồng)4.8298.8168.1835.351
Tổng số (Triệu đồng)4.8298.8168.1835.351
Tỷ lệ (%)6,56,975,33,01

(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế hoạch Tp.Hội An)

b5. Lập, thẩm định thiết kế – dự toán

Chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công theo quy định tại điều 18 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 và điều 10 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ, gửi các quyết định phê duyệt đến các cơ quan quyết định đầu tư, cơ quan xem xét thiết kế cơ sở và cơ quan chủ trì tổng hợp kế hoạch đầu tư. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình (trừ các công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật sẽ do người quyết định đầu tư phê duyệt) sau khi đã thẩm định và thẩm tra.

c. Quản lý trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án

c1. Công tác đấu thầu

Việc áp dụng hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu đối với tất cả các trường hợp: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hang hóa; tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng hoặc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt thực hiện theo Luật Đấu thầu, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương phải được Chủ đầu tư trình duyệt kế hoạch đấu thầu và chỉ được tổ chức thực hiện khi được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt kế hoạch đấu thầu. Thông tin đấu thầu: Các gói thầu tổ chức đấu thầu rộng rãi, Chủ đầu tư phải thông báo lên báo Đấu thầu, thông tin đại chúng theo quy định.

c2. Công tác thanh toán vốn đầu tư.

Bảng 2.5 Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN trên địa bàn Tp.Hội An 2017 – 2020

ĐVT: Triệu đồng

Nội dung2017201820192020
Chủ đầu tư đề nghị156.000137.000285.000452.000
Số KBNN chấp nhận thanh toán156.000137.000285.000452.000
Giá trị từ chối thanh toán0000
Tỷ lệ (%)0000

(Nguồn: KBNN Hội An và KBNN Quảng Nam)

c3. Quyết toán dự án hoàn thành.

Tất cả các dự án, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đều phải thực hiện quyết toán dự án. Việc quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hội An được thực hiện theo Thông tư 46/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài Chính.

Bảng 2.6 Tình hình thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư XDCB từ vốn NSNN giai đoạn 2017 – 2020

TTCác chỉ tiêu2017201820192020Tổng
1Số lượng dự án (dự án)46283542151
2Tổng mức đầu tư (triệu đồng)45.15033.92346.346116.667242.086
3Tổng dự toán (triệu đồng)45.15033.92346.346116.667242.086
4Giá trị đề nghị quyết toán (triệu đồng)40.41730.82340.131105.248216.619
5Kết quả thẩm tra và phê duyệt (triệu đồng)39.70229.83739.132103.796212.467
6Chênh lệch sau thẩm tra (triệu đồng)7149869981.4524.150
7Tỷ lệ giảm (%)1,83,20,251,3

(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế hoạch Tp.Hội An)

c4. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

Việc tính toán, dự báo đề xuất lựa chọn quy mô đầu tư còn chưa được nghiên cứu toàn diện, công tác điều tra số liệu thực tế còn mang tính hình thức, chưa phản ánh hết thực tế, vai trò và sự hấp dẫn của dự án nên nhiều dự án vừa đưa vào khai thác đã bị quá tải.

2.2.4. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra trong đầu tư xây dựng cơ bản

Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tổ chức, giám sát đánh giá các dự án do UBND cấp thành phố, UBND cấp xã, phường quyết định đầu tư. Định kỳ báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2.3. Hiệu quả công tác quản lý đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Về thực hiện quy trình quản lý đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước

Từ kết quả khảo sát, cho thấy trong các nội dung của quy trình quản lý đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam thì việc thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra kiểm toán trong đầu tư XDCB được đánh giá ở mức cao nhất (điểm trung bình là 2,76).

Bảng 2.7 Thống kê mô tả: “Đánh giá về thực hiện quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước”

Nội dungSố

phiếu

Trung

Bình

Độ lệch

chuẩn

1. Ban hành các văn bản liên quan đến quản lý đầu tư XDCB từ vốn Ngân sách.252.480.770
2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước.252.640.757
3. Tổ chức triển khai thực hiện quản lý đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước252.640.700
4. Thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra trong đầu tư XDCB252.760.597

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Đồng thời, việc ban hành các văn bản liên quan đến quản lý đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước thì được đánh giá ở mức thấp nhất (điểm trung bình là 2,48). Như vậy, việc thực hiện quy trình quản lý đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước cần có những giải pháp mang tính khả thi và phù hợp với thực trạng nêu trên.

2.3.2. Về công tác tổ chức triển khai thực hiện quản lý đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước

Bảng 2.8 Thống kê mô tả: “Đánh giá về công tác tổ chức triển khai

thực hiện quản lý đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước”

Nội dungSố

phiếu

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

1. Tổ chức phân cấp quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN252.680.690
2. Tổ chức bộ máy quản lý các dự án252.640.700
3. Tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án, thiết kế dự toán và tổng dự toán252.840.800
4. Tổ chức thực hiện dự án (gồm: tổ chức đấu thầu trong xây dựng và công tác GPMB xây dựng)252.640.757

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Các nội dung khác được đánh giá với số điểm trung bình gần sát với nhau.

2.3.3. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước

Bảng 2.9 Thống kê mô tả “Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước”

Nội dungSố

phiếu

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

1. Thanh tra, kiểm tra giám sát phần thuyết minh và phần thiết kế trong giai đoạn lập dự án đầu tư252.520.653
2. Thanh tra, kiểm tra các dự án được đầu tư đã đủ các điều kiện cần thiết theo quy định trước khởi công252.640.700
3. Giám sát chất lượng công trình252.680.690
4. Giám sát tiến độ thi công công trình252.760.597
5. Giám sát khối lượng thi công công trình252.560.712
6. Giám sát an toàn lao động trên công trường252.760.779
7. Giám sát về bảo đảm môi trường xây dựng252.640.700
8. Giám sát quá trình nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng.252.680.690

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Với kết quả đánh giá trên chứng tỏ rằng đây là một trong những vấn đề cần quan tâm để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

2.4. Đánh giá công tác quản lý đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua

2.4.1. Những thành tựu đạt được

– Công tác chuẩn bị đầu tư, công tác thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán, kết quả đấu thầu, thanh quyết toán đã tuân thủ theo các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, các quy định của các Bộ, ngành và của UBND thành phố về công tác đầu tư và xây dựng..

– Việc bố trí vốn cho các công trình đầu tư XDCB trong kế hoạch năm 2016. Năm 2016 cơ bản được triển khai ngay khi có chỉ tiêu giao vốn của Tỉnh và thành phố để chủ đầu tư chủ động triển khai thực hiện dự án; công tác phân bố vốn đầu tư có bước mới theo hướng tập trung và ưu tiên thanh toán nợ khối lượng hoàn thành.

– Công tác thanh tra, giám sát đầu tư ngày được tăng cường, từng bước nâng cao hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư XDCB.

– Công tác kiểm tra để chỉ đạo tiến độ và chất lượng công trình đã được HĐND và UBND thành phố, các cấp, các ngành và chủ đầu tư quan tâm hơn.

2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách liên quan đến đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước của thành phố chưa kịp thời và đồng bộ.

– Một số quy hoạch chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu đồng bộ; một số quy hoạch ngành, lĩnh vực chậm được bổ sung điều chỉnh, cụ thể như:

Bố trí kế hoạch vốn còn dàn trải, nợ đọng xây dựng còn cao.

– Tổ chức thực hiện quản lý đầu tư XDCB còn nhiều bất cập.

– Công tác giải phóng mặt bằng chậm, chính sách hỗ trợ còn bất cập so với một số địa phương lân cận đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ và hiệu quả đầu tư.

– Giám sát, kiểm tra, thanh tra trong đầu tư XDCB còn nhiều bất cập, chồng chéo.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB

TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Các cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố Hội An

3.1.2. Phương hướng đầu tư XDCB phục vụ phát triển kinh tế – xã hội

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước về vốn đầu tư ở địa phương có chất lượng, khoa học, kịp thời và đồng bộ

  • Ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường trách nhiệm của các đơn vị;
  • Ban hành Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hội An đối với các nhiệm vụ: Quy hoạch, kế hoạch, thiết kế – dự toán, thẩm định, phê duyệt, chấm thầu, …;
  • …..

3.2.2 Hoàn thiện công tác quy hoạch trong đầu tư xây dựng cơ bản

Công tác quy hoạch cần phải thường xuyên rà soát điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, sau khi có quy hoạch được phê duyệt cần phải tổ chức thực hiện nghiêm ngặt, đảm bảo đồng bộ, thống nhất và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và của thành phố Hội An nói riêng. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp xây dựng trái phép không tuân theo quy hoạch được duyệt.

3.2.3. Tổ chức thực hiện đầu tư đúng quy hoạch, kịp thời và hiệu quả

3.2.3.1 Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý dự án đầu tư và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

3.2.3.2. Xác định chủ trương đầu tư, công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư

3.2.3.3. Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án

3.2.3.4. Chấn chỉnh và đổi mới công tác đấu thầu

– Thực hiện việc đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu, hạn chế tối đa hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế.

– Áp dụng cơ chế giảm giá ngay trong quá trình xác định giá gói thầu.

– Ngăn chặn thông tin rò rỉ và thông thầu trong quá trình đấu thầu.

3.2.3.5. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng xây dựng

– Xây dựng chính sách đền bù thỏa đáng phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của các bên có liên quan

– Nâng cao chất lượng của Hội đồng giải phóng mặt bằng

3.2.3.6 Đẩy nhanh tiến độ giải ngân, thanh toán vốn đầu tư.

  • Khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục đầu tư và xây dựng.
  • Khẩn trương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho đơn vị thi công.
  • Cơ quan cấp phát, cho vay phải đảm bảo đúng tiến độ thời gian, thực hiện nghiêm túc, công khai quy trình cấp phát thanh toán.

3.2.3.7 Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng quyết toán dự án

Cần khắc phục tình trạng công trình đưa vào sử dụng là xong công việc, các cấp chính quyền cần chỉ đạo các ngành, các đơn vị trực thuộc rà soát nắm chính xác số lượng dự án đầu tư hoàn thành bằng vốn Nhà nước đến nay chưa được duyệt quyết toán theo quy định, để có giải pháp xử lý. Đối với dự án mới hoàn thành cần hướng dẫn chủ đầu tư và nhà thầu lập báo cáo quyết toán theo chế độ trong thời gian quy định.

3.2.3.8 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. Làm tốt công tác bảo hành, bảo trì và nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình.

Các cơ quan quản lý đầu tư và xây dựng, các chủ đầu tư, các nhà thầu phải chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thường xuyên chất lượng của sản phẩm từ tư vấn đến thi công xây lắp và cung cấp thiết bị. Công trình có chất lượng kém, trách nhiệm trước tiên thuộc về chủ đầu tư.

3.2.4. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng

Thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật. Có biện pháp ngăn chặn, đề xuất xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong lĩnh vực đầu tư XDCB.

Hội đồng nhân dân các cấp cần xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát thường xuyên công tác đầu tư XDCB, phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần chúng, hiệp hội nghề nghiệp, cơ quan báo chí để sớm phát hiện, kiến nghị xử lý kịp thời những vấn đề nổi cộm trong đầu tư XDCB, có ý kiến chất vấn và đưa ra thảo luận, đánh giá tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

Luận văn đã: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước; Phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam qua các số liệu báo cáo thu thập được và qua khảo sát bằng phiếu điều tra. Từ đó đề tài chỉ ra được những kết quả đạt được và những tồn tại, nguyên nhân trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB nói chung của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; Căn cứ vào mục tiêu phương hướng phát triển và định hướng trong quản lý đầu tư XDCB cùng với những tồn tại và nguyên nhân đã xác định, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Do phạm vi khuôn khổ của luận văn và điều kiện nghiên cứu của đề tài có hạn, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý của Hội đồng, các thầy, các cô, đồng nghiệp và các bạn.

Trân. Trọng cảm ơn!

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\DINH CAO THANG\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *