Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng

Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất

Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất

1. Lý do chọn đề tài

Thị trấn Châu Ổ và xã Bình Dương, Bình Thới nằm dọc theo tuyến sông Trà Bồng. Thị trấn này đang trở mình phát triển thành đô thị loại IV và đã được quy hoạch mở rộng sang xã Bình Thới, tại đây các công đang được xây dựng rất nhiều, nhưng cảnh quan đô thị, đặc biệt là cảnh quan đô thị ven sông chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức.

Theo các nhà sinh thái học thì trong môi trường ô nhiễm của đô thị, mặt nước góp phần làm trong lành bầu không khí. Mặt nước giảm sự nhiễm bẩn, khử bụi và các chất thải, góp phần làm trung hòa một số loại chất độc trong môi trường địa quyển. Mặt nước có ảnh hưởng quyết định đến việc tăng cường độ trong suốt của bầu không khí đô thị, độ sáng và bức xạ tử ngoại. Mặt nước ảnh hưởng đến chế độ gió, tăng cường không khí trong lành, giảm nhiệt độ môi trường, nâng cao độ ẩm tương đối của không khí,…Như vậy là sự tham gia của mặt nước vào cảnh quan đô thị có tầm quan trọng rất lớn đối với vùng có khí hậu nhiệt đới.

Trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hội, đô thị hoá của thị trấn Châu Ổ mở rộng sẽ ngày càng đảm nhận thêm nhiều chức năng, nếu không chủ động hoạch định phát triển, thì việc xây dựng thiếu các không gian xanh, cảnh quan đô thị thì các khu dân cư này sẽ thiếu đi bản sắc.

Việc kiểm soát, quản lý và định hướng khai thác sông Trà Bồng cần tương xứng với yêu cầu phát triển. Vì vậy, cần phải cải tạo cảnh quan, cải tạo môi trường sống cho cư dân sinh sống ven con sông này, bảo vệ sinh thái, bản sắc địa phương, trả lại sự trong lành và sự thơ mộng vốn có của nó là nhu cầu bức thiết.

Như vậy đề tài: “Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất” là cần thiết.

2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

  • Mục đích: Đề xuất được các giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất.
  • Mục tiêu nghiên cứu của đề tài đề cập đến các vấn đề: Phân loại và đánh giá cảnh quan dọc bờ sông Trà Bồng đoạn chảy qua thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất, từ đó đề xuất các nguyên tắc cơ bản và một số giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc theo đoạn sông này nhằm tạo dựng bản sắc và chất lượng thẩm mỹ, môi trường đô thị, đồng thời phục vụ cộng đồng dân cư.
  • 3. Đối tượng nghiên cứu

Kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn chảy qua thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất.

4. Nội dung nghiên cứu

Đề tài có những nội dung nghiên cứu sau:

+ Tìm hiểu và học tập những kinh nghiệm tổ chức, quản lý kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông trong đô thị của một số nước trên thế giới và Việt Nam.

+ Đánh giá thực trạng tổ chức và công tác quản lý KTCQ hai bên bờ sông Trà Bồng. Từ đó đặt ra hướng giải quyết của luận văn.

+ Xây dựng cơ sở khoa học trong tổ chức và quản lý trục cảnh quan sông nước khu vực nghiên cứu. và các tiêu chí đề ra cho hướng nghiên cứu của luận văn.

+ Đề xuất các giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan ven sông Trà Bồng với vai trò là trục cảnh quan chính của đô thị Châu Ổ mở rộng.

+ Đưa ra một số kết luận và kiến nghị.

5. Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là phương pháp được sử dụng trong việc thu thập thông tin, số liệu khu vực nghiên cứu, tư liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ tạp chí, báo cáo khoa học, ấn phẩm khoa học, sách, số liệu thống kê, internet.
  • Phương pháp phân tích tổng hợp: Dùng để xử lý các thông tin, số liệu và tư liệu liên quan đến quá trình hình thành và biến đổi chức năng của canhr quan trong quá trình phát triển.
  • Phương pháp quy nạp: Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn, những nguyên nhân cơ bản tác động đến quá trình biến đổi bất hợp lý của các không gian trong khu vực nghiên cứu.
  • 6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài
    1. Phạm vi nghiên cứu:

– Về không gian: dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn chảy qua thị trấn Châu

Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất với tổng chiều dài khoảng 3,5km.

– Về thời gian: đến năm 2030.

    1. Giới hạn nghiên cứu: Giới hạn ngang: là khoảng cách giữa 2 chỉ giới xây dựng ven bờ sông (bao gồm không gian mặt nước, không gian tiếp giáp hai bên bờ sông và mặt đứng của dãy phố).

– Phía bờ Bắc sông: trung bình 180m từ giữa lòng sông cho đến hết đường giao thông dọc hai bên bờ sông.

– Phía bờ Nam sông: trung bình 150m từ giữa lòng sông cho đến hết đường giao thông dọc hai bên bờ sông.

7. Những đóng góp khoa học của luận văn

– Tổng kết, hệ thống hoá các nghiên cứu về mặt lý thuyết và nghiên cứu áp dụng cụ thể vào việc giải quyết mối quan hệ giữa cảnh quan môi trường dọc hai bờ sông Trà Bồng đoạn chảy qua thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất với các vấn đề về đô thị hoá, công nghiệp hoá, từ đó có thể mở rộng áp dụng cho các đoạn khác của sông Trà Bồng;

– Tổng kết, hệ thống lại một cách khoa học những yếu tố tác động trực tiếp đến việc hoàn thiện cảnh quan môi trường đô thị ven sông Trà Bồng với nội dung bao quát, từ đó đưa ra những căn cứ khoa học cho việc xây dựng các nguyên tắc tổ chức kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn chảy qua thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất;

– Giúp cho các nhà hoạch định chính sách từ cấp vĩ mô đến vi mô trong việc khai thác tốt dòng sông, đặc biệt về việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn chảy qua thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất;

– Giúp các nhà quản lý, đầu tư, các cấp chính quyền cơ sở trong việc quản lý về quy hoạch và kiến trúc cho dòng sông này;

– Giúp cho các kiến trúc sư tham khảo làm cơ sở khoa học trong việc thiết kế quy hoạch và kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông.

8. Nhiệm vụ và cấu trúc của luận văn

Luận văn chia làm 3 phần:

Phần A: Mở đầu

  • Lý do chọn đề tài.
  • Mục tiêu nghiên cứu.
  • Nội dung nghiên cứu.
  • Phương pháp nghiên cứu.
  • Giới hạn nghiên cứu.
  • Những đóng góp khoa học.

Phần B: Nội dung nghiên cứu

Phần nội dung nghiên cứu được chia làm 3 chương:

  • Chương 1: Tổng quan về kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông trên thế giới và ở Việt Nam.
  • Chương 2: Cơ sở khoa học để tổ chức kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
  • Chương 3: Đề xuất giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.

Phần C: Kết luận

  • Kết luận.
  • Kiến nghị.

CHƯƠNG 1

TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất
Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất
    1. 1.1. Khái niệm
  1. Không gian trống: Là không gian bên ngoài công trình được giới hạn bởi mặt đứng của các công trình kiến trúc (kiến trúc lớn), mặt đất, bầu trời và các vật giới hạn không gian khác như cây xanh, địa hình, mặt nước…
  2. Cảnh quan: Là hình thức thị giác của môi trường vật thể hình thành do nhận thức thị giác và gắn liền với cảm xúc thẩm mỹ của con người (cảnh quan thường được hiểu là cảnh mà con người quan sát được). Là một không gian địa lý mang tính hình thái, cấu thành từ các thể tổng hợp tự nhiên có tính đồng nhất về một số hợp phần được phân hoá trên bề mặt trái đất (gọi là các đơn vị cảnh quan mà lớn nhất là bề mặt trái đất).

Từ điển Bách khoa Việt Nam – Tập 1 định nghĩa: cảnh quan (địa lý) theo nghĩa rộng là toàn cảnh của một vùng, một khu vực trên bề mặt trái đất có những đặc điểm nhất định về thiên nhiên, phong cảnh, động vật, thực vật, khí hậu thủy văn, thổ nhưỡng môi trường.

  1. Kiến trúc cảnh quan: Là môn khoa học, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau nhằm khai thác các yếu tố cảnh quan tự nhiên và nhân tạo để giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh. Mối tương quan tỷ lệ về thành phần cùng quan hệ tương hỗ giữa thành phần tự nhiên và nhân tạo luôn biến đổi theo thời gian, điều này làm cho cảnh quan kiến trúc luôn vận động và phát triển.

Mục tiêu của kiến trúc cảnh quan là xây dựng không gian cảnh quan bền vững, thỏa mãn các nhu cầu và hoạt động sống của con người.

  1. Tổ chức kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông: Là giải pháp làm đẹp không gian trống hai bên bờ sông. Tức là sự phối kết của nhiều dạng không gian khác nhau, cả tự nhiên và nhân tạo

Trong hình 1.1 giới thiệu khái quát về tổ chức cảnh quan kiến trúc ven sông.

Hình 1.1. Khái quát về

tổ chức cảnh quan kiến trúc ven sông

Như vậy, cảnh quan kiến trúc ven sông chính là những “sản phẩm” của tự nhiên và nhân tạo. Việc tổ chức kiến trúc cảnh quan ven sông chính là sự định hướng tổ hợp sắp xếp, liên kết các yếu tố nhân tạo và tự nhiên, đề xuất các hình thái không gian sao cho phù hợp với hoạt động của con người trong không gian sinh hoạt cộng đồng tại khu vực ven sông với mục đích phục vụ nhu cầu du lịch, sinh hoạt, vui chơi giải trí cho cư dân bản địa và du khách.

  1. Không gian sinh hoạt cộng đồng: Không gian sinh họat cộng đồng là không gian phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người.Trong không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông, không gian sinh họat cộng đồng là nơi mọi người có thể vừa sử dụng để nghỉ ngơi,tham gia các họat động chung như thể dục thể thao, vui chơi các trò chơi tập thể…
    1. 1.2. Tình hình tổ chức kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông ở một số đô thị trên thế giới
      1. 1.2.1. Kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Chao Phraya – Thái Lan

Sông Chao Phraya (sông của các vị vua) bắt đầu tại nơi hợp lưu của các sông Ping và Nan tại Nakhon Sawan (hay còn được gọi là Pak Nam Pho) ở tỉnh Nakhon Sawan, với chiều dài 372km từ đồng bằng Trung bộ đến Bangkok và vịnh Thái Lan.

Trong quá khứ, dòng sông là nơi sinh sống của hàng vạn cư dân văn hóa sông nước, lối sống truyền thống này vẫn còn lưu giữ đến ngày nay.

Hiện nay, chính quyền TP Bangkok quy hoạch cảnh quan dòng sông này để khai thác du lịch. Cảnh quan ven sông Chao Phraya là điểm thu hút nhất của thủ đô này, đặc biệt vào ban đêm ánh sáng phản chiếu biến sông Chao Phraya thành cảnh tượng lung linh thật lãng mạn và huyền bí. Bên này sông là cụm chùa Phật nằm Wat Pho lấp lánh vươn cao, kế bên khu chợ xưa ThaTien được xây dựng từ 1868, giờ vẫn tấp nập tàu ghe xuôi ngược buôn bán. Xa xa là Hoàng cung lộng lẫy trong nắng sớm,…Còn bên kia sông, không kém phần hấp dẫn là cụm chùa Wat Arun, Wat Pra Viharn kiêu hãnh soi bóng (hình 1.2).

Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất
Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất
Hình 1.2. Một số hình ảnh về tổ chức KTCQ sông Chao Phraya – Thái Lan. (Nguồn: Internet)du_thuẻn

Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất
Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất
thap
      1. 1.2.2. Kiến trúc cảnh quan ven sông Amstel – Amsterdam – Hà Lan

Amsterdam là thủ đô của Hà Lan, nằm trên các bờ vịnh IJ và sông Amstel. Thành phố này được thành lập vào thế kỷ 12, trước kia vốn là một làng chài nhỏ nằm bên bờ sông Amstel. Ngày nay, nơi đây đã trở thành một thành phố lớn nhất và là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa của Hà Lan.

Amsterdam là một TP thật lạ lùng về quy hoạch cũng như cảnh quan. Bốn mặt là sông nước (bên phải, bên trái sau lưng, trước mặt đều có nước), bên trên cũng là nước! Không lạ gì khi người dân nơi đây đã biết phát triển giao thương, công nghiệp đóng tàu, bảo trì, sửa chữa vào bậc nhất thế giới và làm bàn đạp cho các ngành khác phát triển như gang thép, cơ khí, điện tử, in ấn, xuất bản, gia công kim cương, may mặc và nhất là ngành du lịch và xây đê điều, đập nước [21].

Amstel là dòng sông với mạng kênh rạch dầy đặc ở Amsterdam – “Venice của phương Bắc”. Hạ nguồn sông Amstel chảy vào TP và phân nhánh thành nhiều kênh rạch nhỏ, các kênh này đều chảy ra vịnh IJ. Amsterdam – một nền văn hóa phát triển rực rỡ qua hàng ngàn năm lấn biển chống chọi với thiên nhiên của người Hà Lan. Nhờ những con kênh mới, Amsterdam sở hữu hệ thống giao thông đường thủy hiệu quả nhất thế giới.

Quy hoạch đô thị khu vực này có thể gọi là kiệt tác. Năm 1615 luật quy định rất nghiêm về kích cỡ các kiến trúc xây dọc kênh (chiều dọc, chiều ngang và chiều cao tối đa, mặt tiền phía trước và mảnh vườn riêng phía sau). Luật còn quy định việc bảo dưỡng cây cối, cách ăn ở, cư xử của cư dân. Chính quyền TP muốn hạn chế việc vi phạm quy định và lập ra các lô điển hình để người dân noi theo,…

Không gian đô thị và cảnh quan sông Amstel với các mạng lưới dầy đặc kênh rạch ở Amsterdam có sự chuyển tiếp “mềm mại” (giữa một bên là hệ thống kênh đào, một bên là hải cảng Amsterdam với những trung tâm thương mại sầm uất bậc nhất châu Âu). Ấn tượng mạnh nhất của sông Amstel gồm dòng chính và hệ thống kênh rạch chằng chịt chảy len lỏi dưới những ngôi nhà cổ thời trung đại với dây leo đầy hoa sặc sỡ. Sự gắn kết cộng đồng khá cao ở nơi đây: từng nhóm nhà có sân trong, nơi diễn ra những sinh hoạt cộng đồng sôi nổi trong ngày nghỉ lễ. Những không gian mở đó thường nằm dọc theo kênh rạch, ở đó có thể đọc sách, ca hát.

Trong hình 1.3 giới thiệu một số hình ảnh về tổ chức KTCQ sông Amstel.

Kenh-dao-Amterdam-1 Hình 1.3. Một số hình ảnh về tổ chức KTCQ sông Amstel.

(Nguồn: Internet)

Kenh-dao-Amterdam-1

Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất
Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất
Amsterdam1

Nhìn chung, giá trị cảnh quan đô thị độc đáo của TP Amsterdam với nhiều lô

đất nhỏ và nhà hẹp nhất TP nhằm khai thác lợi thế về cảnh quan sông rạch. TP này đã trở thành một trong những đô thị nổi tiếng nhất thế giới về văn hóa nghệ thuật và

khoa học trên thế giới. Nhờ đó mà họ thu hút rất nhiều du khách.

      1. 1.2.3. Kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Cheonggyecheon – Hàn Quốc

Cheonggyecheon là dòng sông cổ tại thủ đô hơn 600 năm tuổi của Hàn Quốc, dưới sức ép của sự gia tăng dân số và đời sống xã hội ngày càng phát triển, Cheonggyecheon trở thành nơi chứa và lưu thông nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất của thành phố. Khi sự ô nhiễm trở nên quá trầm trọng, chính quyền thành phố lúc đó đã có quyết định “khai tử” dòng sông lịch sử này. Việc “đậy nắp” con sông được tiến hành từ năm 1958 – 1978. Kể từ đó dòng sông bị xóa sổ khỏi bản đồ đất nước cũng như trong tâm trí của cư dân.

Đến năm 2003, chính quyền Seoul đã quyết định tiến hành một dự án gây tốn kém và được đánh giá là “xa xỉ”, song lại đem lại được những lợi ích to lớn cho cộng đồng trong lịch sử phát triển của thành phố. Chỉ trong vòng 2 năm 3 tháng trong khu vực thi công dài 5,8km: Khai sinh lại dòng sông Cheonggyecheon lịch sử.

Chức năng sử dụng: Sau cải tạo, từ một đường cao tốc, Cheonggyecheon đã trở thành một con sông đào đẹp và xanh, tạo ra trục không gian công cộng, thu hút rất nhiều các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao, buôn bán, ẩm thực, lễ hội,…cho mọi tầng lớp cư dân đô thị và khách du lịch trong, ngoài nước. Đây cũng là một trong những thành công lớn nhất trong thiết kế đô thị của Hàn Quốc.

Khu vực cây xanh, mặt nước: các loại cây cảnh, hoa, cỏ và những loại cây xanh không cần sử dụng nhiều đất được chú ý lựa chọn trồng và chăm. Mặt nước được quan tâm làm sạch. Nước thải sau khi được xử lý và đưa vào lòng cống thoát nước chạy dưới lòng sông.

Khu vực đi bộ và vui chơi giải trí: do mức nước sông lên xuống theo mùa, do đó việc kè bậc cho không gian ven sông giúp tạo điều kiện cách ly các hoạt động công cộng của người dân khỏi giao thông đô thị, đồng thời cho phép người dân được tiếp xúc gần với mặt nước kể cả khi nước lên và xuống.

Khu vực mua sắm và ẩm thực: Các công trình kiến trúc lịch sử được bảo tồn và xen cấy bên cạnh công trình kiến trúc hiện đại kết hợp với không gian quảng trường và các cầu qua sông, tạo nên không gian có tỷ lệ thân thiện với con người.

Hệ thống chiếu sáng: chiếu sáng giao thông và trang trí không gian được kết hợp dọc theo sông, tạo nên hình ảnh mới, rất lôi cuốn.

suoi-Cheonggyecheon Hình 1.4. Một số hình ảnh về tổ chức KTCQ sông Cheonggyecheon.

(Nguồn: Internet)

tumblr_mscf6j3k1b1ql3r9do1_1280
anh-1-5295-1465462728

Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất
Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất
      1. 1.2.4. Nhận xét chung

Ở các nước phát triển, việc nghiên cứu và quy hoạch tổ chức thiết kế cảnh quan ven bờ sông nhằm tạo nên môi trường sống cho con người tốt hơn đã được chú trọng từ nhiều thập kỷ nay. Các loại hình hoạt động xung quanh không gian mặt nước dành cho sinh hoạt cộng đồng đã trở thành những hạng mục công trình không thể thiếu trong hệ thống cảnh quan đô thị. Tại nhiều nước, các không gian mặt nước được quy hoạch thành những điểm trung tâm giao tiếp rất hấp dẫn.

Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất
Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất

Về giá trị lịch sử:

      • Nằm trong trung tâm của khu đô thị lớn.
      • Gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố.

Về quy hoạch đô thị:

      • Vai trò trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Tham gia vào mạng lưới thoát nước trong đô thị.
      • Vai trò trong giao thông đô thị: Các dòng sông thường gắn liền với hệ thống giao thông đô thị, bao gồm giao thông đường thủy trên sông, giao thông đường bộ ở các tuyến phố dọc sông.
      • Vai trò trong cảnh quan đô thị: Mỗi dòng sông mang lại một cảnh quan đặc trưng cho đô thị mà nó đi qua.

Về kiến trúc cảnh quan:

      • Kiến trúc lớn: Các công trình kiến trúc lớn dọc sông được giữ nguyên kiến trúc. Phần không gian kế cận của công trình hòa với không gian cảnh quan của hai bên bờ sông. Dường như không có ranh giới giữa công trình và dòng sông, mang lại một tổng thể đẹp và hài hòa.
      • Kiến trúc nhỏ: Các kiến trúc nhỏ được thiết kế phù hợp với cảnh quan xung quanh nó. Việc sử dụng màu sắc và hình thức phong phú, hài hòa với cảnh quan tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh.
      • Cây xanh, mặt nước: Nhìn chung mặt nước được tách ra khỏi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đô thị. Sau khi tổ chức cảnh quan, mặt nước không còn là kênh thoát nước mà trở thành mặt nước trang trí cho đô thị. Vì thế yếu tố mặt nước được thay đổi khá nhiều, tùy thuộc vào chủ đề cảnh quan khi tổ chức. Mặt nước có thể giữ nguyên hình dáng hoặc biến đổi thành dòng nước ngầm, mặt nước trang trí động hoặc tĩnh tùy theo không gian cảnh quan mà nó đi qua. Hệ thống cây xanh đô thị dọc các tuyến đường được giữ nguyên, tuy nhiên với không gian 2 bên bờ sông diện tích dành cho cây xanh không nhiều. Chủ yếu cây tán thấp, cây có hoa để trang trí.
      • Địa hình, mặt đất: Do các đô thị chủ yếu hình thành trên các khu vực có địa hình bằng phẳng nên yếu tố địa hình trong việc tổ chức kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông chủ yếu là địa hình phẳng. Việc tổ chức mặt nền để phân chia không gian, phục vụ chức năng sử dụng được áp dụng đa dạng trong không gian cảnh quan này. Các vật liệu sử dụng cho mặt nền chủ yếu là vật liệu sản xuât dạng block, tạo mặt nền đồng nhất và có tính định hướng.
      • Thiết bị kỹ thuật môi trường đô thị: Các thiết bị kỹ thuật môi trường đô thị luôn gắn liền với dòng sông.
      • Tác phẩm nghệ thuật tạo hình: Việc sử dụng tác phẩm nghệ thuật tạo hình trong tổ chức KTCQ ven sông là ứng dụng phá cách. Đưa hình thức nghệ thuật từ không gian được giới hạn ra một không gian trải dài hầu như không được giới hạn. Qua hai dòng sông được đưa ra nghiên cứu, nghệ thuật này đã được sử dụng đạt hiệu quả cao. Việc tổ chức tác phẩm nghệ thuật tạo hình một cách độc lập (bờ sông Chao Phraya) hay tổ chức theo một cụm – tổ hợp kiến trúc nhỏ (sông Cheonggye Cheon) đều mang lại những cảnh quan đẹp và mang ý nghĩa nghệ thuật cao.
      • Màu sắc và ánh sáng: Tổ chức ánh sáng cho cảnh quan dòng sông là cách tạo vẻ đẹp của dòng sông về đêm. Ánh sáng được phản chiếu qua mặt nước, tạo nên những sắc màu lung linh, mang lại vẻ đẹp mà không phải cảnh quan nào cũng có. Yếu tố này được sử dụng một cách linh hoạt trong kiến trúc cảnh quan của các dòng sông trên, đặc biệt việc tổ chức ánh sáng trên cầu ngang qua sông tạo nên những điểm nhấn đặc biệt cho cảnh quan đô thị
      • Không gian sinh họat cộng đồng: ở các dòng sông được đưa ra làm ví dụ tiêu biểu không thấy xuất hiện không gian này.
    1. 1.3. Tình hình tổ chức kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông ở một vài tỉnh thành phố trong nước
      1. 1.3.1. Kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Nhuệ – Hà Nội

Cách đây chưa lâu, Từ Liêm vẫn là một huyện thuần nông kết hợp với một số nghề phụ. Vì thế mà nơi ở của đại bộ phận dân cư trong huyện mang đặc điểm của nhà vườn đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Quá trình đô thị hoá đã làm cho bộ mặt kiến trúc của vùng này thay đổi. Nhà vườn trước đây đã thành nhà chia lô mặt phố. Hiện trạng xây dựng hai bên bờ sông đoạn qua huyện Từ Liêm nhìn chung khá lộn xộn, nhiều nhà ở mới xây cao tầng xen lẫn những nhà cũ đã xuống cấp hoặc lụp xụp. Nhiều kiểu dáng kiến trúc tốt có, xấu có, thậm chí cả lập dị, lố bịch như xây điện thờ trên mái, mái kiểu “củ hành”,…

Tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh, thì tình trạng vi phạm dọc hai bờ sông Nhuệ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Khi đất đai lên “cơn sốt” các hộ dân sinh sống ven hai bên bờ sông, ai cũng muốn và bằng mọi cách để kiếm cho mình một “tấc vàng”. Điều đó dẫn đến việc vi phạm lấn chiếm lòng sông. Hình thức vi phạm chủ yếu là xây nhà ở, nhà xưởng sản xuất, công trình phụ, xây tường rào, đổ phế thải,…Nếu những năm trước tình trạng vi phạm xây dựng nhà cửa, hàng quán, công trình chủ yếu trong phạm vi hàng lang bảo vệ đê, thì nay nghiêm trọng hơn, việc xây dựng của các hộ dân đã lấn chiếm ra đến tận lòng sông. Khu vực Cầu Diễn do lấn chiếm khiến lòng sông bị thu hẹp, co thắt nhiều. Theo số liệu thống kê của các ban ngành ở huyện Từ Liêm, thì số vụ vi phạm lấn chiếm dòng sông là 1.600 với diện tích lên đến 63.000m2. Diện tích vi phạm để xây nhà ở và các công trình kiên cố dọc theo hai bên bờ sông Nhuệ lên đến gần 19.000m2.

Theo công ty Thuỷ lợi sông Nhuệ, thiết kế mặt thoáng của sông Nhuệ phải đảm bảo rộng 60m (chưa kể mặt đê), trong đó đáy tối thiểu phải rộng 30m (quy định năm 2007). Tuy nhiên, hiện nay đoạn sông qua huyện Từ Liêm, do dân lấn chiếm mặt thoáng của sông bị thu hẹp – chỗ tối đa chỉ còn lại 40m!

Hai bên bờ là nhà cửa san sát, lâu lắm mới có một khoảng trống nhỏ. Không ít nhà cao tầng mọc ngay mép sông, nếu khôi phục mặt cắt dòng chảy, chưa kể đến khôi phục hành lang bảo vệ thì phải cắt những ngôi nhà này. Đó là một trong những nguyên nhân chính gây ra trận lũ muộn kinh hoàng cuối năm 2008, hơn một trăm trạm bơm tiêu úng phải ngưng bơm nước tiêu vào sông Nhuệ do nó đã quá đầy.

Trong hình 1.5 giới thiệu một số hình ảnh về tổ chức KTCQ sông Nhuệ.

Hình 1.5. Một số hình ảnh về tổ chức

KTCQ sông Nhuệ. (Nguồn: Internet)

song-ho(1)song-nhue-1
      1. 1.3.2. Kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Hương – Huế

Là con sông chảy qua thành phố Huế và các huyện Hương TràHương ThủyPhú Vang, thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Sông Hương bao bọc lấy kinh thành Huế, nằm phía Nam Kinh thành. Địa thế của dòng sông góp phần vào vẻ đẹp của kinh thành, đồng thời mang lại thế phòng thủ.

Qua quá trình phát triển, quy hoạch thành phố Huế theo hướng phát triển về phía Nam, đặc biệt là hệ thống giao thông, các công trình công cộng, điểm nhấn dọc bờ Nam sông.

Với đặc thù là Cố đô – thành phố du lịch, thành phố Huế đang thực hiện các dự án quy hoạch cảnh quan dọc hai bờ sông, nhằm mục tiêu gìn giữ các nét đẹp truyền thống, tôn vinh các di sản và tạo ra các khu vực công cộng, vui chơi, giải trí cho người dân và khách du lịch khi đến với nơi này.

Sông Hương đoạn qua trung tâm TP Huế được giới hạn bởi hai đường: Phía Bắc là trục đường Lê Duẩn – Trần Hưng Đạo. Phía Nam là trục đường Lê Lợi. Cảnh quan phía Bắc sông Hương đoạn đường Trần Hưng Đạo mang trong mình chút gì của thập niên 70 còn sót lại và pha lẫn chút tân thời du nhập từ khắp nơi.

Thành phố Huế được đánh giá là một trong những đô thị đặc trưng của Việt Nam – một đô thị giàu bản sắc, là mảnh đất hội tụ những giá trị văn hoá nói chung và kiến trúc nói riêng của cả nước. Trong đó, sông Hương tuy không đóng vai trò quan trọng trong kinh tế, lưu thông mà là một thực thể tự nhiên được biến thành thực thể kiến trúc đóng góp vai trò quyết định và đặc biệt quan trọng trong tổ chức không gian và hình thái kiến trúc đô thị mà không có một đô thị nào có được.

Khác hẳn với những dòng sông trong các đô thị khác, sông Hương tham gia trực tiếp và chi phối bố cục đô thị. Nó tồn tại trong một tổng thể thiên nhiên độc đáo như một sự lồng ghép tự nhiên vào cơ thể đô thị Huế, hay nói một cách khác, mối quan hệ giữa mặt nước, cây xanh và công trình kiến trúc ở đây là mối quan hệ hữu cơ, hòa hợp và nổi trội lên tính tự nhiên.

Trong cấu trúc không gian đô thị, dòng sông là nhân tố trục, mang tính chủ đạo trong bố cục, sông chiếm vị trí trung tâm nhưng không chia cắt đô thị. Sông Hương tồn tại trong một tổng thể hài hoà và cũng “thở tự nhiên” giữa lòng đô thị. Cả thành phố chìm trong cây xanh, không phô diễn bên bờ, không có đường viền đô

thị chỉ thấy bóng cây cỏ in lên bầu trời, soi bóng xuống dòng sông (hình 1.6).

hue_42-10_00_11_479 Hình 1.6. Một số hình ảnh về tổ chức

KTCQ sông Hương. (Nguồn: Internet)

Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất
Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất
kientrucbongsen1
      1. 1.3.3. Kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Đồng Nai – TP. Biên Hòa

Sông Đồng Nai, đoạn chảy qua TP. Biên Hòa không chỉ là sự hiền hòa, là giá trị cảnh quan mà còn nằm ở giá trị văn hóa. Dọc 2 bên sông là nơi tập trung những thiết chế, di tích văn hóa gắn liền với đời sống của cư dân Biên Hòa trải dài dọc thành phố. Với tiềm năng cảnh quan hai bên bờ sông, Biên Hòa có thể khai thác để tạo nét riêng cho bộ mặt đô thị vốn đang được đánh giá là thiếu bản sắc (hình 1.7).

images1061686_21_Cu_Lao_pho Hình 1.7. Một số hình ảnh về tổ chức KTCQ sông Đồng Nai.

(Nguồn: Internet)

dong-nai-dau-tu-phat-trien-du-lich-duong-song
images2142796_unnamed__2_

Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất
Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất

Thực trạng hiện nay của sông Đồng Nai đoạn chảy qua TP. Biên Hòa là quá thiếu các không gian để người dân có thể tiếp cận được với dòng sông. Chính vì vậy, để khu vực 2 bên sông trở thành điểm nhấn của đô thị Biên Hòa, yêu cầu quan trọng là phải có được các khoảng không gian hợp lý. Phải có những không gian rộng, mở với những bậc giật cấp thấp dần xuống mặt sông để kết nối được hoạt động trên bờ, dưới sông. Từ đó, làm cho người dân cảm thấy gần gũi, gắn kết với dòng sông, cảm thấy dòng sông là của mình thì mới phát huy được tối đa giá trị của dòng sông trong việc kiến tạo cảnh quan và không gian đô thị.

      1. 1.3.4. Nhận xét chung

Các con sông chảy qua các đô thị Việt Nam đều mang đậm nét truyền thống, giá trị lịch sử gắn với mỗi vùng đất.

Nhận xét chung về kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông tại Việt Nam:

Về giá trị lịch sử: Mỗi vùng đất của Việt Nam được nhắc tới thường gắn liền với tên địa danh, tên một dòng sông đặc trưng, một ngọn núi tiêu biểu như: sông Tô núi Nùng – Hà Nội, sông Hương núi Ngự – Huế, sông Lam núi Hồng – Nghệ An,… Điều đó cho thấy các dòng sông có giá trị lịch sử to lớn đối với vùng đất nó đi qua.

Về quy hoạch đô thị:

      • Vai trò trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Việt Nam là nước trong vùng khí hậu nhiệt đới, vào mùa mưa lượng nước rất nhiều gây nên lũ. Các dòng sông là một nhân tố chính để phân lũ vào mùa mưa và điều tiết nước vào mùa khô.
      • Vai trò trong giao thông đô thị: Đặc điểm địa hình Việt Nam là có bờ biển rất dài và chiều ngang hẹp, hình thành nên đặc thù chung cho các dòng sông thường có cửa sông rộng, điều đó thích hợp cho việc sử dụng giao thông đường thủy. Ngoài ra còn hệ thống giao thông đường bộ phát triển dọc hai bên bờ sông cũng thường là các tuyến phố chính trong đô thị.
      • Vai trò trong cảnh quan đô thị: Với chiều dài 3.260km bờ biển và nhiều sông hồ, cảnh quan các dòng sông của Việt Nam là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc đô thị. Mỗi dòng sông đều mang sắc thái của đô thị nó đi qua, thể hiện tính chất của đô thị đó trên các mặt: truyền thống văn hóa lịch sử, tình hình kinh tế chính trị,…Có thể nhận rõ qua 2 ví dụ trên: sông Hương gắn với lịch sử của kinh thành Huế, với đời sống bình lặng của người dân Huế trong khi sông Hàn được tổ chức cảnh quan gắn với một đô thị trẻ, với cuộc sống tương đối ồn ào náo nhiệt.

Về kiến trúc cảnh quan:

      • Kiến trúc lớn: Các dòng sông ở miền trung Việt Nam có đặc điểm lòng sông rất rộng. Hai bên bờ sông các công trình kiến trúc thường có góc quan sát lớn, ẩn trong một không gian nhiều cây xanh. Với đặc điểm đó, hình thức kiến trúc các công trình này dễ dàng hòa nhập với không gian cảnh quan do nó luôn được bao bọc bởi phần cây xanh xung quanh. Điều này dễ dàng nhận thấy với các công trình dọc bờ sông Hương. Với bờ sông Hàn, hai bờ sông tiếp giáp mặt nước không có công trình. Tuy nhiên, những công trình cao tầng trên các tuyến đường cạnh sông cũng được tổ chức khá hợp lý tạo góc nhìn đẹp từ hướng quan sát khác của bờ sông.
      • Kiến trúc nhỏ: Do một đặc trưng chung là không gian lớn, rộng nên việc tổ chức cảnh quan theo cụm là cách tổ chức phổ biến. Các kiến trúc nhỏ được tổ chức dọc các bờ sông ở miền trung chủ yếu là các giàn cây nhỏ, ghế nghỉ, tiểu cảnh nhỏ, vườn tượng. Tùy theo hiện trạng cảnh quan mà có cách tổ chức các kiến trúc nhỏ này khác nhau. Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy là các kiến trúc nhỏ này đang bị manh mún, chủ đề nhiều nhưng không theo mạch, không thể hiện được tinh thần chung của kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông.
      • Cây xanh – mặt nước: Mặt nước rộng, cây xanh tươi quanh năm là đặc điểm của tự nhiên nước ta. Yếu tố này có vai trò quan trọng trong cảnh quan hai bên bờ sông, chỉ cần bảo tồn nó, không cần can thiệp nhiều, cũng dễ dàng tạo được cảnh quan đẹp. Tuy nhiên cũng phụ thuộc nhiều yếu tố, định hướng quy hoạch đô thị cũng là yếu tố gây ảnh hưởng lớn. Điều này nhận thấy rõ ràng ở sự khác biệt giữa bờ sông Hàn – một thành phố mới – ít cây xanh, sử dụng nhiều vật liệu và bờ sông Hương – một kinh thành cũ – sử dụng cây xanh và các yếu tố tự nhiên là chủ yếu.
      • Địa hình, mặt đất: Những đô thị của nước ta chủ yếu nằm ở khu vực đồng bằng. Các đô thị ở miền Trung thường gần biển và có địa hình bằng phẳng, hơi trũng. Vì thế trong việc tổ chức kiến trúc cảnh quan, yếu tố địa hình – mặt đất được xử lý chủ yếu trên việc sử dụng mặt nền tùy theo không gian chức năng. Mặt nền phổ biến là cỏ cho phần trồng cây xanh, gạch bê tông cho phần sân và đường dạo.
      • Thiết bị kỹ thuật môi trường đô thị: Điểm yếu của đô thị Việt Nam là việc tổ chức các thiết bị kỹ thuật môi trường đô thị. Điều này dễ dàng nhận thấy ở bất cứ góc độ nào của đô thị Việt Nam. Tương tự thế, trong không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông, các thiết bị kỹ thuật đô thị tồn tại nhiều kiến trúc xấu làm ảnh hưởng đến cảnh quan chung. Một số thiết bị kỹ thuật đô thị đã được tổ chức theo hình thức mới và hiện đại, tuy nhiên vẫn còn manh mún, chưa có sự thống nhất.
      • Tác phẩm nghệ thuật tạo hình: Những năm gần đây trong kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông xuất hiện những vườn tượng, vườn điêu khắc. Đây là một sân chơi nghệ thuật được kết hợp với không gian cảnh quan, tham gia tạo sự phong phú và mỹ thuật cho không gian cảnh quan. Việc tổ chức vườn tượng được thực hiện ở sông Hàn và sông Hương, tuy nhiên hiệu quả nó mang lại là khác nhau. Vườn tượng ở sông Hàn được chăm chút và là nơi người dân tới tham quan hàng ngày, khác với vườn tượng ở sông Hương: bị lãng quên và hỏng dần theo thời gian.
      • Màu sắc và ánh sáng: Việc tổ chức màu sắc và ánh sáng trong cảnh quan hai bên bờ sông phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế. Bởi thế nên với điều kiện kinh tế ở Việt Nam, việc đầu tư cho hình thức này chưa nhiều. Đối với sông Hàn – dòng sông trong thành phố trẻ, giải pháp này được áp dụng nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Việc sử dụng ánh sáng trong cảnh quan, tạo một diện mạo khác cho dòng sông được áp dụng nhưng chỉ được sử dụng trong một số dịp đặc biệt. Đối với sông Hương tình trạng cũng tương tự, tuy nhiên giải pháp này còn nghèo nàn hơn rất nhiều.
      • Không gian sinh họat cộng đồng: là một không gian khá đặc trưng phục vụ đời sống tinh thần của con người. Trong quy hoạch tổ chức không gian KTCQ ở miền Trung, các không gian này đã được đề cập đến, tuy nhiên chỉ dừng ở việc tạo cho nó một khoảng không rộng, chưa có định hình không gian chức năng sử dụng.

Nhìn chung, ở các thành phố có các dòng sông chảy qua đô thị, các cấp, ngành và các nhà chuyên môn cũng đã có các ý tưởng, định hướng về việc quy hoạch cảnh quan ven sông, nhằm phát triển kinh tế – xã hội và du lịch. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn lực đầu tư và nghèo nàn về ý tưởng và tầm định hướng mà đến nay, việc quy hoạch, sắp xếp bố trí không gian kiến trúc ven sông vẫn chưa được đồng bộ.

Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất
Tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất

1.4. Hiện trạng tổ chức kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Trà Bồng đoạn từ thị trấn Châu Ổ đến Khu kinh tế Dung Quất

  1. 1.4.1. Giới thiệu chung

Khu vực nghiên cứu nằm giáp ranh với khu kinh tế Dung Quất, kết nối thuận lợi tới các cơ sở hạ tầng trong khu vực: sân bay Chu Lai, cảng Dung Quất, cảng Kỳ Hà. Là khu vực được ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng.

Gắn liền với sông Trà Bồng là hình ảnh Con sông quê hương của nhà thờ Tế Hanh, nơi đây có môi trường sinh thái tự nhiên đa dạng, có núi có sông,…là vùng có tiềm năng phát triển du lịch đường thủy dọc sông; tạo nên những không gian vui chơi giải trí, thư giãn,…cho người dân và du khách.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC XAY DUNG HA NOI\PHUNG THANH DUONG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *