TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TẠI KHU VỰC QUẢNG TRƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TẠI KHU VỰC QUẢNG TRƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TẠI KHU VỰC QUẢNG TRƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

  1. Lý do chọn đề tài

Vấn đề không gian công cộng (KGCC) đô thị luôn là một khía cạnh được các nhà quản lý, thiết kế và quy hoạch đô thị quan tâm ở các nước trên thế giới trong những năm gần đây. Đặc biệt đối với những nước đã và đang trong quá trình đô thị hóa thì vấn đề bảo vệ, củng cố, thiết kế KGCC gặp nhiều khó khăn vì quá trình đô thị hóa, bên cạnh những mặt tích cực như mở rộng và phát triển đô thị thì quá trình đô thị hóa còn dẫn đến nhiều vấn đề đáng quan tâm đó là sự quá tải về dân số và bất cập về quản lý và thiết kế đô thị đã dẫn đến sự biến đổi nhu cầu hưởng thụ không gian sinh thái, văn hóa, giao tiếp của người dân đô thị hay còn gọi là KGCC.

Trong bối cảnh chung ấy, thành phố Quảng Ngãi năng động sáng tạo phát triển và luôn là đầu tàu, động lực phát triển chung cho tỉnh nhà nhưng cũng không thể bức ra khỏi những hệ lụy, mặt trái của quá trình phát triển đô thị. Do đó, đứng trước các yêu cầu của việc phát triển một đô thị hiện đại thì việc tổ chức một đô thị bền vững không chỉ là hạ tầng tốt mà còn đô thị xanh, thân thiện với những không gian sinh hoạt cộng đồng sinh động, hiệu quả, đáp ứng sự mong đợi của người dân là yêu cầu cấp bách hiệnnay.

Hiện nay, dân trí ngày càng cao đã giúp người dân Quảng Ngãi nhận ra các yếu tố tích cực từ việc khôi phục, bảo vệ các không gian sinh hoạt công cộng. Để công tác nâng cấp, kiến tạo và phát triển các KGCC, sinh hoạt cộng đồng có sự quan tâm, liên kết với không gian kiến trúc cảnh quan của khu đô thị trung tâm TP. Quảng Ngãi cần có sự nghiên cứu công phu và các giải pháp phù hợp. Việc này cũng sẽ góp phần vào việc nhận diện bản sắc đô thị từ những hoạt động cơ bản nhất của cư dân đô thị Quảng Ngãi.

Theo đó, Quảng trường Phạm Văn Đồng là trung tâm của TP. Quảng Ngãi. Ở đây hội đủ yếu tố không gian, vật lý, dân số theo các quy định quy hoạch xây dựng hiện nay. Đề tài có tính khả thi cao nếu giải quyết được bài toán KGCC tại khu vực Quảng trường Phạm Văn Đồng thì hoàn toàn có thể giải quyết được cho các KGCC khác có điều kiện tương tự trên địa bàn tỉnh.

Đó chính là lý do cũng như mong ước lớn mà học viên chọn đề tài nghiên cứu này.

2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất giải pháp tổ chức không gian công cộng tại khu vực quảng trường Phạm Văn Đồng nhằm góp phần tạo bản sắc đô thị Quảng Ngãi.

2.2. Mục tiêu cụ thể cần đạt được

    • Đánh giá tình hình tổ chức không gian công cộng tại khu vực quảng trường của một số đô thị của Việt Nam và thực trạng tổ chức KGCC trên địa bàn nghiên cứu.
    • Phân tích các cơ sở khoa học để làm nguyên tắc cho việc đề xuất các giải pháp tổ chức KGCC tại khu vực quảng trường Phạm Văn Đồng, TP. Quảng Ngãi.
    • Đề xuất được giải pháp tổ chức không gian công cộng tại khu vực quảng trường Phạm Văn Đồng, TP.Quảng Ngãi.
    • 3. Đối tượng nghiêncứu

Không gian công cộng(không gian mở tại khu vưc Quảng trường Phạm Văn Đồng).

4. Phạmviv à giới hạn nghiêncứu

4.1. Phạm vi nghiên cứu

    • Về không gian: Quảng trường Phạm Văn Đồng và khu vực tiếp giáp (phường Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi).
    • Về thời gian: Thời điểm hiện tại (2017-2019) đến năm 2030.

4.2. Giới hạn nghiên cứu

Khu vực Quảng trường bao gồm quảng trường chính 3.3ha cộng với khu vực mở rộng có tổng diện tích chừng 6,7ha.

5. Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp điều tra quan sát thực tế: Tác giả tự đến khu vực nghiên cứu, từ một phía quan sát tình hình sử dụng KGCC của mọi người, ghi nhận hiện trạng từ đó thu thập thông tin. Phuơng pháp này cũng vận dụng phương thức thống kê để có được những kết quả mang tính định lượng. Tác giả trò truyện với người dân trong khu vực để đánh giá nhận thức của cư dân cũng tìm hiểu mong muốn của họ liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
  • Phương pháp phân tích dữ liệu: Áp dụng phương pháp này nhằm nắm vững các thông tin và tư liệu để tìm hiểu quá trình phát triển của đô thị và tình hình quy hoạch tổng thể của đô thị, bao gồm các sự kiện liên quan, quá trình diễn biến, cấu trúc đô thị, tìm hiểu tập quán, phong tục, phong cách và bản sắc kiến trúc địa phương…Nhằm mục đích tổ chức KGCC tại khu vực quảng trường Phạm Văn Đồng.
  • Phương pháp phân tích và so sánh tổng hợp kết quả quan sát thực tế và các dữ liệu thu thập được để làm cơ sở đưa ra các giải pháp tổ chức KGCC tại khu vực quảng trường Phạm Văn Đồng.
  • 6. Nội dung nghiêncứu
    • Phân tích đánh giá tình hình tổ chức không gian công cộng tại khu vực quảng trường ở một vài thành phố Việt Nam, cũng như phân tích thực trạng tổ chức KGCC tại khu vực Quảng trường Phạm Văn Đồng tại thành phố Quảng Ngãi.
    • Xây dựng các cơ sở khoa học tổ chức không gian KGCC tại khu vực của Quảng trường Phạm Văn Đồng, thành phố Quảng Ngãi.
    • Đề xuất giải pháp về tổ chức KGCC tại khu vực Quảng trường Phạm Văn Đồng. 7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu(lý do chọn đề tài, mục đích – mục tiêu, đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu, phương pháp, nội dung nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn,…), Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo.

Nội dung cơ bản của Luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về tổ chức không gian công cộng tại khu vực quảng trường của một số đô thị ở Việt Nam và tại khu vực quảng trường Phạm Văn Đồng, TP. Quảng Ngãi.

Chương 2: Cơ sở khoa học tổ chức không gian công cộng tại khu vực quảng trường Phạm Văn Đồng, TP. Quảng Ngãi.

Chương 3: Giải pháp tổ chức không gian công cộng tại khu vực Quảng trường Phạm Văn Đồng, TP.Quảng Ngãi.

CHƯƠNG 1

TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TẠI KHU VỰC QUẢNG TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ TẠI KHU VỰC QUẢNG TRƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG,

THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

    1. 1.1. Một số khái niệm
      1. 1.1.1. Cộng đồng (community)

Cộng đồng xã hội được hiểu là một tập đoàn người rộng lớn có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc. Khái niệm cộng đồng xã hội trong đề tài này được hiểu là một nhóm người cùng chung sống trong một không gian địa lý, cùng gắn bó và chia sẻ với nhau trong cuộc sống thông qua những sinh hoạt chung tại nơi cư trú.

      1. 1.1.2. Không gian công cộng (Public space)

Theo từ điển tiếng việt: “Công cộng”: Thuộc về mọi người hoặc để phục vụ chung cho mọi người trong xã hội.

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về KGCC mà nội tại chữ “công cộng” đã nói lên ý nghĩa của nó. Có thể hiểu là sự “miễn phí”, dễ dàng tiếp cận, thân thiện,…nó thực chất là không gian giữa các tòa nhà dễ dàng tiếp cận như đường phố, quảng trường, công viên, sân chơi, không gian mở,…

KGCC (Trương Quang Thao gọi là không gian công ích) thuộc về/ cũng là không gian văn hoá – xã hội, là không gian vật thể dành cho các hoạt động giao tiếp xã hội, nơi mọi người dân đều có quyền đến đó để giao tiếp mà không phải xin phép hay trả tiền, đối lập với không gian tư (Private space) dành riêng cho những hoạt động theo chức năng, chẳng hạn nhà ở, nhà máy, văn phòng,…Chợ là không gian đầu tiên trở thành KGCC. Ngoài ra, theo J. Jacobs thì không gian hè phố là KGCC rất quan trọng tạo ra bộ mặt của đô thị (còn đường ô tô chỉ dành riêng cho ô tô chạy với tốc độ cao, người đi bộ không có quyền sử dụng nó).

Bên cạnh đó còn có định nghĩa sau:

KGCC là không gian phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người. Có hai thể loại KGCC chính:

  • Không gian “vật thể” ví dụ như quảng trường, đường phố, công viên;
  • Không gian “phi vật thể” ví dụ như các diễn đàn trên Internet, hay các cuộc đối thoại tranh luận trên báo chí,tivi.

Trong KGCC, người sử dụng vừa là người quan sát, lại vừa là người tham gia các hoạt động chung. Hình thức hay hoạt động của mỗi người trong KGCC thường gây ảnh hưởng tới những người khác, vì thế, KGCC được coi là nơi diễn ra các xung đột xã hội cũng như là nơi của các hòa giải xã hội giữa các tổ chức cá nhân.

      1. 1.1.3. Các cấp độ tổ chức không gian công cộng

Hình 1.1. Minh họa các loại không gian (Nguồn: Oscar Newman)

KG công cộng

KG riêng tư

KG bán công cộng

Tuy nhiên, khi phân loại không gian đô thị Kts. Đặng Thái Hoàng có đề cập đến việc phân loại theo tính lĩnh vực của không gian. Tính lĩnh vực là khái niệm về không gian đô thị được Kts. Oscar Newman đề cập đầu tiên. Oscar Newman đề ra giả thuyết hệ thống không gian cấu thành bởi: không gian riêng tư, không gian bán riêng tư (KGBRT), không gian bán côngcộng (KGBCC), không gian công cộng (KGCC) (xem hình 1.1 ở trang trên).

Trong khuôn khổ và giới hạn nghiên cứu của luận văn thì tác giả chỉ đề cập đến ba không gian bên ngoài sau:

+ Không gian bán riêng tư (semi-private space): là không gian bên ngoài nhà, kết nối không gian riêng tư và KGBCC, được quản lý bởi cá nhân hay tổ chức. Các yếu tố công cộng có thể xuyên qua (ví dụ: hiên của khu nhà liên kế, sân vườn các ngôi nhà). KGBRT có thể được xác định bởi hàng rào thấp, hàng cây bụi hoặc những đường viền cứng, kiến trúc ước lệ.Các khu vườn cạnh nhà, sân nhà, sảnh, hiên công trình là một dạng KGBRT.

+ Không gian bán công cộng (semi-public space): là không gian bên trong nhà (sân thượng, tầng trệt) và bên ngoài, kế cận ngôi nhà, được quản lý chặt bởi một số quy tắc đối với hành động của những người tiếp cận nhằm ngăn chặn một số họat động và khuyến khích các hoạt động khác. KGBCC có tầm nhìn kết nối giữa không gian riêng tư, bán riêng tư với các không gian cộng đồng khu ở cũng như các KGCC lớn hơn.

Một loại KGBCC mới đang được hình thành với sự kết hợp của các cửa hiệu thương mại.Thoạt qua, có thể cho rằng đây là không gian riêng tư hay chí ít cũng chỉ là KGBRT vì nó giới hạn sự tiếp cận của người dân, không được miễn phí. Tuy nhiên, rất nhiều các nghiên cứu xã hội học và đô thị học trên thế giới đã chỉ ra đó là những nơi chốn làm sôi động đô thị. Nguyên nhân tạo nên sức hút của chúng có thể là điều kiện vệ sinh tốt, an ninh đảm bảo, thiết kế đẹp, đáp ứng các điều kiện “kết nối” thông tin…nên lôi cuốn hơn những KGCC truyền thống mang tính miễn phí khác. Như vậy, những KGCC này là những địa điểm đang chiếm một phần quan trọng trong cơ cấu đô thị với số người sử dụng ngày càng tăng. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả cũng sẽ đề cập nhiều đến các không gian này nằm quanh quảng trường.

+ Không gian công cộng (public space): là không gian của các ngôi nhà với các chức năng dịch vụ công cộng và không có sự giới hạn về mặt xã hội – công năng đối với mọi tiếp cận của người sử dụng. Thời gian gần đây, KGCC được con người tặng cho vai trò là “phòng khách”, “phòng sinh hoạt chung” của sinh hoạt đô thị – nơi mà mọi người đến với nhau để tận hưởng sự thú vị của nơi mình ở và gặp gỡ những người khác trong cộng đồng.

      1. 1.1.4. Tổ chức không gian công cộng

Là tổ chức không gian phục vụ cộng đồng, nơi mà tất cả các thành viên trong xã hội được phép tiếp cận tự do mà không phải xin phép một cá nhân hay tổ chức nào, như: đường phố, quảng trường, công viên, sân chung, bãi đậu xe,…Trong đó bao gồm không gian tự nhiên và không gian nhân tạo.

+ Không gian công cộng tự nhiên: là phần không gian trống do các yếu tố thiên nhiên tạo ra và để lại trong lịch sử hình thành đô thị, như: núi non, triền dốc, biển cả, sông ngòi, kênh đào, ao hồ,…

+ Không gian công cộng nhân tạo: là phần không gian trống do con người tạo ra và tác động vào đó tạo ra không gian kiến trúc cảnh quan.

Không gian công cộng trong đô thị có 3 chức năng chính: Cải thiện điều kiện vệ sinh và môi trường; Tổ chức các hoạt động xã hội và công cộng; Đáp ứng nhu cầu văn hóa – thẩm mỹ.

Không gian phi công cộng: là phần không gian xung quanh công trình và tiếp cận với không gian công cộng nhưng nằm trong phạm vi một khuôn viên đất có quyền độc lập, bao gồm: sân cảnh xung quanh công trình công cộng (trụ sở cơ quan, bệnh viện, trường học, nhà ga, xí nghiệp,…), sân vườn xung quanh nhà ở đô thị.

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TẠI  KHU VỰC QUẢNG TRƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG,  THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TẠI KHU VỰC QUẢNG TRƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG,THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
      1. 1.1.5. Vai trò, chức năng của KGCC đối với người dân đô thị

Ngày nay, trong quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh như hiện nay thì sự thay đổi về môi trường đô thị, môi trường tự nhiên trong đô thị ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm. Không gian xanh, không gian mở đô thị ngày càng được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sống của con người. Các chức năng được thừa nhận rộng rãi của những không gian mở, công viên và vườn dạo trong đô thị như: giảm ô nhiễm môi trường, trao đổi chất, giảm vi khuẩn, lọc bụi cải thiện chất lượng không khí, giảm tiếng ồn và đặc biệt là tạo cảnh quan, thẩm mỹ trong môi trường đô thị. Ngoài ra, còn có những cơ hội giải trí, gìn giữ nguồn sinh thái, bóng mát, những bãi trống thư giản thẩm mỹ, và những không gian yên tĩnh nơi giúp cho mọi người cảm thấy bớt ồn ào, náo nhiệt.

Bên cạnh đó, không gian xanh đô thị còn giúp tăng cường mối quan hệ giữa con người với nhau. Trong những nghiên cứu gần đây đã cho thấy: có nhiều KGCC hơn trong đô thị thì sẽ có nhiều cư dân sử dụng KGCC và biếtvề nhau nhiều hơn. Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ hàng xóm được thắt chặc hơn khi có nhiều thảm xanh. Khi so sánh với những cư dân sống gần những không gian cằn cỗi hơn thì những người sống gần các không gian xanh tận hưởng được nhiều hoạt động xã hội, có nhiều du khách, biết rỏ hàng xóm mình và có cảm giác về tình yêu thương nhau nhiều hơn. Họ nhận thấy những khu vực không gian xanh chung làmthuận tiện hơn cho sụ duy trì và phát triển những mối quan hệ xã hội mạnh mẽ.

Tóm lại, dù là KGCC của đô thị hay của khu ở đều có ba chức năng:

  • Cải thiện điều kiện vệ sinh và môi trường: nhờ sự hình thành các hình thái không gian mở và nhất là nhờ kết hợp với hệ thống cây xanh nên các KGCC trong không gian mở có tác dụng điều chỉnh môi trường khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, gió), hạn chế bụi trong không khí và giảm độ ồn trong khu ở.
  • Tổ chức các hoạt động xã hội và giao tiếp công cộng: là nơi diễn ra các hoạt động xã hội và giao lưu cộng đồng đa dạng, phong phú như: đi lại, giao tiếp, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, thể thao thể dục,…
  • Đáp ứng nhu cầu văn hoá – thẩm mỹ: Tác động văn hoá – thẩm mỹ của việc tổ chức không gian, thể hiện ở vẻ đẹp của tổng thể cảnh quan, có ảnh hưởng tích cực tới tâm lý và hành động của con người cũng như thái độ ứng xử của con người đối với môi trường.
    1. 1.2. Thực trạng tổ chức KGCC tại khu vực quảng trường Phạm Văn Đồng, TP. Quảng Ngãi
      1. 1.2.1. Thực trạng tổ chức KGCC tại TP. Quảng Ngãi
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TẠI  KHU VỰC QUẢNG TRƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG,  THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TẠI KHU VỰC QUẢNG TRƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

QUẢNG TRƯỜNG

PHẠM VĂN ĐỒNG

TỈNH QUẢNG NGÃI

TP. QUẢNG NGÃI

Hình 1.2. Sơ đồ vị trí quảng trường Phạm Văn Đồng, TP. Quảng Ngãi

(Nguồn: Google Maps)

Thành phố Quảng Ngãi là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi đã cùng với cả nước trải qua quá trình đô thị hoá với tốc độ khá nhanh. Các nhu cầu xã hội, kinh tế, văn hoá, đặc biệt là nhu cầu về tổ chức quy hoạch lại không gian kiến trúc cảnh quan đô thị ngày càng trở nên bức bách, đặc biệt là khu vực trung tâm thành phố. Trong đó, các KGCC là chỉ số đo lường chất lượng sống của cư dân đô thị là phần quan trọng nhất không gian cảnh quan đô thị. Theo xu hướng chung của các đô thị khác trên cả nước, KGCC tại TP. Quảng Ngãi hiện nay không còn gói gọn trong Chợ – Chùa – Đình. Quá trình phát triển đô thị đã xuất hiện các quảng trường, trung tâm thương mại, siêu thị, các câu lạc bộ, trung tâm văn hóa, thể dục thể thao,…thay thế cho các hình thức SHCC truyền thống nêu trên.

Tuy nhiên, hệ thống KGCC của TP. Quảng Ngãi phát triển chưa đồng bộ, chủ yếu còn tập trung tại khu vực trung tâm thành phố. Giữa các KGCC này lại không có sự kết nối chặc chẽ để hỗ trợ nhau (hình 1.3).

B

Hình 1.3. Mối liên kết của quảng trường Phạm Văn Đồng

(Nguồn: Google Maps)

Vấn đề chất lượng không gian còn bỏ ngỏ khi mà việc tiếp cận của người dân không thuận tiện như thiếu bãi xe, nhà vệ sinh, các dịch vụ kèm theo,…Bố trí tiện ích công cộng thì đơn điệu, không chăm sóc đúng mức dẫn đến xuống cấp, hư hỏng,…

KGCC tại khu vực quảng trường Phạm Văn Đồng, TP. Quảng Ngãi (quảng trường duy nhất của thành phố) thì lại thiếu thốn các dịch vụ kèm theo, nhà vệ sinh, bãi xe,…Tiện ích công cộng lại không có.

      1. 1.2.2. Thực trạng của khu vực Quảng trường Phạm Văn Đồng

Quảng trường Phạm Văn Đồng là duy nhất của TP. Quảng Ngãi, nằm tại vị trí trung tâm của trục đường lớn Phạm Văn Đồng nhằm liên kết đến Bảo tàng tỉnh với khoảng cách 0,5km và Núi Thiên Ấn với khoảng cách 1km. Bao quanh lấy quảng trường Phạm Văn Đồng là các khu dân cư hiện hữu cùng với các dịch vụ mọc lên theo hướng tự phát chứ không được định hướng cụ thể.

Trong hình 1.4 giới thiệu hiện trạng vùng sử dụng của khu vực quảng trường Phạm Văn Đồng.

B

Hình 1.4. Hiện trạng vùng sử dụng của khu vực quảng trường Phạm Văn Đồng. (Nguồn: Google Maps)

Quảng trường Phạm Văn Đồng được khởi công xây dựng từ ngày 01/3/2011 (kỷ niệm 105 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng), Quảng trường được xây dựng trên diện tích 57.015m2. Quảng trường gồm các hạng mục: Khu quảng trường có sân rộng ≈ 10.000m2 được lát gạch; Khu tượng đài và bút tích của cố Thủ tướng có diện tích 850m2, tượng và bút tích của cố Thủ tướng được tạc và khắc trên đá garanit. Hồ phun nước có diện tích 168m2 gồm 6 hồ được bố trí xung quanh khu vực tượng đài tạo thành hình bán nguyệt. Xung quanh quảng trường có hệ thống giao thông nội bộ được đổ bê tông với diện tích >15.500m2; Quảng trường có nhiều thảm cỏ với tổng diện tích >27.000m2, có cây xanh tạo bóng mát trên các tuyến đường chính bao quanh quảng trường (hình 1.5).

Hình 1.5. Quảng trường Phạm Văn Đồng

từ trên cao.

(Nguồn: DOTHICO)

(Nguồn: Công

Trong thực tế đến năm 2017 chỉ có sân trống gồm các bãi cỏ và cột cờ với diện tích 3,0ha. Có thể thấy khu vực tại quảng trường Phạm Văn Đồng còn khiếm khuyết nên cần phải cải tạo và chỉnh trang lại toàn diện để đáp ứng được tiện nghi nghỉ ngơi và KGCC cho người dân.

      1. 1.2.3. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức KGCC tại khu vực quảng trường Phạm Văn Đồng, TP. Quảng Ngãi

1.2.3.1. Các hoạt động trong không gian quảng trường Phạm Văn Đồng

Quảng trường Phạm Văn Đồng được tổ chức lối vào theo dạng kết hợp ngang và xuyên qua, với trục đường chính Phạm Văn Đồng có mặt cắt ngang 29m và trục đường Vạn Tường có mặt cắt ngang 17,5m đi xuyên qua phân ra 3 khu: khu chính, khu cột cờ và khu vườn hoa (hình 1.6).

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TẠI  KHU VỰC QUẢNG TRƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG,  THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TẠI KHU VỰC QUẢNG TRƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

Đường Trương Quang Giao

Đường Trà Bồng Khởi Nghĩa

KHU CỘT CỜ

KHU VƯỜN HOA

KHU CHÍNH

B

Đường Nguyễn Năng Lự

Đường Phạm Văn Đồng

Đường Vạn Tường

Hình 1.6. Dạng lối vào kết hợp tiếp cận quảng trường Phạm Văn Đồng.

(Nguồn: Google Maps)

Ranh giới hiện tại của quảng trường Phạm Văn Đồng được giới hạn bởi các giới cận:

+ Đông: tiếp giáp Hồ sinh thái (2,9ha);

+ Tây: tiếp giáp với đường Nguyễn Năng Lự (17,5m);

+ Bắc: tiếp giáp với đường Trà Bồng Khởi Nghĩa (17,5m);

+ Nam: tiếp giáp với đường Trương Quang Giao (21m).

Với đặc thù là trung tâm của thành phố nhưng với những gì hiện có thì ban ngày không có người đến quảng trường vì quá nắng nóng và không có bóng mát của cây xanh, công trình dịch vụ hay tiện ích đi kèm. Hơn thế nữa quảng trường không có yếu tố chủ đạo nên sự hấp dẫn kém (hình 1.7 và 1.8).

Hình 1.7. Cột cờ tại quảng trường Phạm Văn Đồng. (Nguồn: tác giả)

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TẠI  KHU VỰC QUẢNG TRƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG,  THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TẠI KHU VỰC QUẢNG TRƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
Hình 1.8. Quảng trường không có yếu tố chủ đạo. (Nguồn: tác giả)
  • Tập thể dục và chơi thể thao: Các hoạt động thể dục thể thao diễn ra ở đây chủ yếu là tản bộ vào sang sớm khi chưa lên nắng. Đây là nơi tập trung nhiều người dân có nhu cầu tập thể dục vào sáng sớm. Ban đêm có vài người lớn tuổi tản bộ. Dụng cụ thể dục thể thao công cộng được bố trí trên vỉa hè gây cảm giác không an toàn khi sử dụng dịch vụ công cộng này (hình 1.9).
Hình 1.9. Dụng cụ tập thể thao được bố trí trên vỉa hè. (Nguồn: tác giả)
  • Các hoạt động kinh doanh: Hoạt động ăn uống khá phổ biến trên vỉa hè, không gian bãi cỏ và không gian giao thông trên quảng trường. Đây là hoạt động dễ tìm thấy nhất tại đây và có thể nói hầu như là lấn chiếm vỉa hè, bãi cỏ và cả giao thông để kinh doanh nước uống đơn lẻ của các hộ gia đình lân cận. Dọc theo các khu vực vỉa hè xung quanh hồ, bàn ghế luôn được sắp xếp từ trên vỉa hè cho đến lòng đường để sẵn sàng phục vụ khách hàng đến café giải khát và tán chuyện (hình 1.10).
Hình 1.10. Lấn chiếm vườn hoa để buôn bán tự phát. (Nguồn: tác giả)

1.2.3.2. Các hình thái KGCC tại khu vực quảng trường Phạm Văn Đồng.

Dịch vụ: các mặt tiếp xúc với quảng trường đa số là dịch vụ ăn uống lớn nhỏ các loại, khách sạn,… xây dựng không được quản lí về hình thức cũng như màu sắc dẩn đến quảng trường Phạm Văn Đồng (quảng trường thị chính) không có sự trang nghiêm cần có.

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TẠI  KHU VỰC QUẢNG TRƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG,  THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TẠI KHU VỰC QUẢNG TRƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
Hình 1.11. Hình thức kiến trúc, biển quảng cáo,…trên tuyến đường

Nguyên Năng Lự. (Nguồn: tác giả)

Hình 1.12. Hình thức kiến trúc, biển quảng cáo…

trên tuyến đường Trương Quang Giao. (Nguồn: tác giả)

Nhà văn hóa phường và các nhà thông tin khu vực: SHCC của cộng đồng tại khu vực này rất hạn chế. Hầu như là đóng cửa và chỉ có các bảng thông báo về các chủ trương chính sách chung dán phía trước mà thiếu hẳn các hoạt động giao tiếp của người dân, là đối tượng chính của các thiết chế văn hóa đó.

Trong hình 1.13 giới thiệu hiện trạng nhà văn hóa phường và các nhà thông tin trong khu vực quảng trường.

Hình 1.13. Nhà sinh hoạt

cộng đồng. (Nguồn: tác giả)

Vỉa hè: hiện tại là nơi tập kết rác thải nên thường có mùi hôi thối, còn lại đa số là ngổn ngang ghế đá, trụ cứu hỏa và dụng cụ của người buôn bán, gây mất vệ sinh môi trường cũng như mất mỹ quan đô thị. Gạch lát nền và bó vỉa đã bong tróc gây nguy hiểm cho người dân khi sinh hoạt (hình 1.14).

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC XAY DUNG HA NOI\PHAM QUANG HUY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *