Tổ chức Kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Sa

Tổ chức Kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Sa- Phường Hòa Hải- Quận Ngũ Hành Sơn-Thành Phố Đà Nẵng

Tổ chức Kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Sa- Phường Hòa Hải- Quận Ngũ Hành Sơn-Thành Phố Đà Nẵng

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Đà Nẵng nằm trong hệ sinh thái biển của khu vực miền Trung, có vịnh, có biển, có núi, có sông liền kề. Bờ biển Đà Nẵng được đánh giá là một trong bảy bờ biển đẹp nhất thế giới với các đặc trưng tự nhiên. Chiều dài bờ biển 30km, nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp nằm rải rác từ Bắc đến Nam thành phố như Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước… trong đó có những bãi tắm đã được du khách thập phương biết đến như những địa điểm nghỉ ngơi, thư giãn, tắm biển lý tưởng nhất trong khu vực.

Biển Đà Nẵng có độ sóng nhỏ, nước êm, không bị ô nhiễm, độ mặn khoảng 60%, rất thuận lợi,an toàn cho việc phát triển các môn thể thao biển như lướt ván, du thuyền, lặn hoặc câu cá … Đặc biệt, hầu hết các bãi tắm đều gần trung tâm thành phố nên rất tiện lợi cho việc đi lại.

Có thể chia bãi biển Đà Nẵng thành hai dải hội tụ tại Bán Đảo Sơn Trà, trong đó khu vực dọc tuyến đường Trường Sa -Phường Hòa Hải-Quân Ngũ Hành Sơn thuộc tuyến đường ven biển Sơn Trà- Điện Ngọc đã được thành phố Đà Nẵng định hướng phát triển về dịch vụ du lịch. Nơi đây trở thành khu vực mũi nhọn để triển khai nhiều dự án, các công trình kiến trúc được xây dựng nhiều hơn với tốc độ phát triển nhanh chóng để phục vụ du lịch.

Tuyến đường ven biển này có vị trí đặc biệt và vai trò của nó rất có giá trị về mặt thẩm mỹ cũng như sự phát triển các dịch vụ phục vụ du lịch.

Tuyến đường đã có quy hoạch chi tiết và đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, tuy nhiên cũng chỉ mới dừng lại ở việc phục vụ lưu thông, như vậy là chưa đủ và chưa đúng tầm với vị trí, vai trò quan trọng mà tuyến đường mang lại. Và thực tế tuyến đường Trường Sa đã được quy hoạch và xây dựng các khu nghỉ dưỡng về phía biển, gần như chắn hết các lối ra biển. Do đó, quỹ đất đai phía bên kia đường bị ảnh hưởng không tốt cho việc khai thác không gian tuyến ven biển. Vì vậy đề tài “Tổ chức Kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Sa- Phường Hòa Hải- Quận Ngũ Hành Sơn-Thành Phố Đà Nẵng” là một trong những giải pháp nhằm bổ sung một số vấn đề liên quan đến việc thiết kế, tổ chức lại không gian và kiến trúc cảnh quan ven biển,nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch biển một cách hợp lý và có hiệu quả nhất, góp phần đem lại cho thành phố Đà Nẵng vẻ đẹp đặc trưng được thiên nhiên ban tặng là một thành phố biển xinh đẹp.

  1. 2. Mục tiêu nghiên cứu
  • Phân tích, tổng hợp kinh nghiệm trong và ngoài nước về việc tổ chức KTCQ tuyến ven biển. Xác định xu hướng hiện nay.
  • Phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Sa- Phường Hòa Hải- Quận Ngũ Hành Sơn- TP. Đà Nẵng.
  • Xác định các cơ sở khoa học trong tổ chức kiến trúc cảnh quan cho tuyến đường Trường Sa- Phường Hòa Hải- Quận Ngũ Hành Sơn- TP. Đà Nẵng, nhằm mục đích nâng cao chất lượng thẩm mỹ, môi trường và hiệu quả sử dụng đất các khu vực chung quanh.
  • Đề xuất các giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan cho đường Trường Sa- Phường Hòa Hải- Quận Ngũ Hành Sơn- TP. Đà Nẵng.

BD

  1. 3. Đối tượng nghiên cứu
  • Kiến trúc cảnh quan tuyến đường oàngHoang2Trường Sa- Phường Hòa Hải-Quận Ngũ Hành Sơn- TP. Đà Nẵng.
  1. 4. Phương pháp nghiên cứu
  • Điều tra, khảo sát , thống kê.
  • Phân tích các số liệu điều tra khảo sát, sau đó tổng hợp đưa ra các kết luận.
  1. 5. Giới hạn nghiên cứu

Giới hạn:

  1. Về không gian:

+ Phía Bắc giao tuyến đường Võ Nguyên Giáp.

+ Phía Nam kéo dài đến tiếp giáp địa phận tỉnh Quảng Nam.

+ Phía Tây là các khu lân cận liên quan đến kiến trúc cảnh quan của tuyến đường

+ Phía Đông giáp các khu khách sạn- resort dọc biển Đông

  1. Về thời gian:

Luận văn được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu đến năm 2025, nhằm cụ thể hoá hướng quy hoạch chung và tổ chức kiến trúc cảnh quan các tuyến đường du lịch của thành phố Đà Nẵng.

Tổ chức Kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Sa- Phường Hòa Hải- Quận Ngũ Hành Sơn-Thành Phố Đà Nẵng
Tổ chức Kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Sa- Phường Hòa Hải- Quận Ngũ Hành Sơn-Thành Phố Đà Nẵng

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KTCQ

TUYẾN ĐƯỜNG VEN BIỂN TRÊN THẾ GIỚI, TRONG NƯỚC VÀ TUYẾN VEN BIỂN ĐƯỜNG TRƯỜNG SA- PHƯỜNG HÒA HẢI –

QUẬN NGŨ HÀNH SƠN-THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

    1. Khái niệm chung về kiến trúc cảnh quan và vai trò của kiến trúc cảnh quan trong đô thị
      1. 1.1.1. Khái niệm chung về kiến trúc cảnh quan (KTCQ)

Cảnh quan: là một tổ hợp những phong cảnh có thể khác nhau nhưng tạo nên một biểu tượng thống nhất về cảnh chung. Cảnh quan bao gồm: cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân tạo.

Cảnh quan tự nhiên: là những cảnh quan chỉ bao gồm những yếu tố tự nhiên là trạng thái vốn có của tự nhiên và chưa bị biến đổi do tác động của con người. Hầu hết các cảnh quan tự nhiên đều hài hòa và thống nhất giữa các thành phần, các yếu tố tạo nên cảnh quan đó.

Cảnh quan nhân tạo: là cảnh quan được hình thành do hệ quả của sự tác động của con người làm biến dạng cảnh quan thiên nhiên.

Kiến trúc cảnh quan mang ý nghĩa rộng hơn, nó tham gia vào việc quy hoạch môi trường, thiết kế, quy hoạch đô thị…và tạo dựng môi trường sống cho con người và thiên nhiên.
 Chuyên ngành kiến trúc cảnh quan kết hợp tính đa dạng về mục tiêu và thể loại của đồ án thiết kế cảnh quan với sự biến đổi không ngừng của các điều kiện môi trường. Kiến trúc cảnh quan, có thể nói là một chuyên ngành rộng nhất liên quan đến việc xây dựng môi trường sống cho con người.

KTCQ bao gồm thành phần tự nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh, con nước và động vật, không trung) và thành phần nhân tạo (kiến trúc công trình, giao thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng hoành tráng trang trí). Mối tương quan tỷ lệ về thành phần cùng quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần này luôn biến đổi theo thời gian, điều này làm cho cảnh quan kiến trúc luôn vận động và phát triển.

      1. 1.1.2. Vai trò của KTCQ trong đô thị và vai trò của biển trong tổ chức KTCQ đô thị

1.1.2.1. Vai trò của KTCQ trong đô thị

Cảnh quan thị giác đô thị, môi trường thị giác đô thị có vai trò đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu về cảnh quan kiến trúc đô thị, bởi đó là nội dung chính của thẩm mỹ đô thị, phần tạo nên cái đẹp đô thị. Cảnh quan thị giác của một không gian đô thị không chỉ là các yếu tố tạo thành không gian đó, nằm trong giới hạn vật lý của không gian đó mà có nhiều yếu tố nằm ngoài giới hạn vật lý của không gian, chỉ thấy mà không đến được.

KTCQ đô thị không đi sâu vào các thực thể kiến trúc hiện hữu mà coi các thực thể đó như một phần cấu thành của cảnh quan đô thị, của môi trường đô thị.

KTCQ đô thị đề cập hiệu qủa thẩm mỹ của tổ hợp đô thị, của không gian đô thị, đề cập quan hệ tương tác giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo, đề cập những giá trị biểu tượng, ý nghĩa và đặc trưng tạo hình của công trình kiến trúc, của địa cảnh và các hình thái của không gian đô thị.

1.1.2.2. Vai trò của biển trong tổ chức KTCQ đô thị

Các đô thị biển, dù ở quy mô nào, tổ chức không gian cảnh quan đô thị cũng lấy bối cảnh biển và các hệ thống cảnh quan tự nhiên cạnh biển làm cơ sở để phát triển ý tưởng kiến trúc, quy hoạch. Biển đi liền với các yếu tố cảnh quan khác để tạo nên nét đặc trưng cho đô thị. Những hình ảnh đặc trưng ấy luôn hiện ra khi đến và rời đô thị.

Một thiết kế cảnh quan ven biển tốt có thể mang lại những lợi ích cho cộng đồng dân cư. Nó có thể cải thiện môi trường khu vực bờ biển và vùng nội đô, xây dựng một hình ảnh tốt đẹp cho đô thị, gia tăng lợi nhuận, cung cấp nhiều cơ hội việc làm và thu hút vốn đầu tư.

Phần lớn các xã hội thời cổ đại đều phát triển tại các khu vực ven bờ biển. Biển là một thành trì tự nhiên chống giặc ngoại xâm hữu hiệu. Là địa điểm sinh sống của bộ phận dân cư đông đúc, biển cung cấp nguồn thức ăn, là đầu mối giao thông thuận tiện để giao thương buôn bán. Mặc dù trước đó các đô thị biển phát triển rất thịnh vượng, nền văn minh công nghiệp đã làm bờ biển trở nên xuống cấp, nguồn nước bị ô nhiễm và hệ sinh thái bị tàn phá. Bảo vệ và phát triển cảnh quan khu vực ven biển đang là vấn đề lớn trong bối cảnh toàn cầu hoá và đô thị hoá. Nhân loại đang tìm câu trả lời cho những vấn đề:

Làm thế nào để cải thiện chất lượng của CQ các khu vực ven biển hiện có?

Làm thế nào để khai thác hữu hiệu các chức năng của khu vực ven biển?

Làm thế nào để phân chia các không gian một cách hợp lý?

Trên phạm vi toàn cầu, phát triển theo hướng sinh thái và bền vững từ lâu đã trở thành mục đích của phát triển đô thị nói chung, trong đó có đô thị biển. Mối quan hệ tương hỗ giữa cộng đồng với biển là một phần của bản sắc và văn minh đô thị, là thước đo đánh giá trình độ phát triển của đô thị.

      1. 1.1.3. Các yêu cầu cơ bản khi thiết kế KTCQ ven biển

– Phù hợp với quy hoạch chung của đô thị: tổ chức giao thông khu vực hợp lý, đảm bảo kết nối thuận tiện với giao thông của nội thị.

– Phát triển bền vững: hay nói cách khác là tổ chức một đô thị sống tốt (livable city) được xem xét trên 4 khía cạnh:

+ Khía cạnh sinh học: giữ sự cân bằng hệ sinh thái của hệ động vật, thực vật, mặt đất và mặt nước là vấn đề chính của quy hoạch đô thị.

+ Khía cạnh kinh tế: ô nhiễm có thể là hậu quả của phát triển kinh tế, ví dụ việc tập trung dân cư đông đúc trong một khu vực chật hẹp, hay tập trung các xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước. Đôi khi tái cơ cấu nền kinh tế vi mô là cần thiết, như tạo ra một khu vực phát triển dựa vào nhiều tiềm năng hơn: khai thác dịch vụ lưu trú, khai thác văn hoá địa phương và các thắng cảnh.

+ Khía cạnh xã hội: ô nhiễm và mất cân bằng sinh thái có nguyên do chính và trực tiếp là con người, hệ quả của sự nghèo khó và thiếu chỗ ở, dân trí thấp. Cung cấp việc làm, chỗ ở tươm tất vừa với túi tiền được xem là tiền đề căn bản cho phát triển bền vững.

+ Khía cạnh kỹ thuật: ngày nay một số vấn đề của quy hoạch có thể được giải quyết tối ưu dựa vào công nghệ như giao thông, năng lượng và kỹ thuật xây dựng. Thiết kế cảnh quan nhờ thế có thể được hệ thống hoá và khoa học hon.

– Đa dạng: có hàm nghĩa nhiều mặt, đa dạng về mặt chức năng, đa dạng về không gian, đa dạng về các tầng lớp cư dân. Khu vực ven biển thường là khu vực yêu thích đối với nhiều người, tuy nhiên nó cũng có hạn chế cho một số người chẳng hạn người già và trẻ em. Nó cần được thiết kế cho mọi lứa tuổi, mọi thành phần, vì thế cần có các chức năng hỗn hợp.

– Kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại: có 2 cách tiếp cận vấn đề này: sử dụng các chi tiết truyền thông trong một quy hoạch hiện đại, hoặc sử dụng các chi tiết hiện đại trong một quy hoạch theo kiểu truyền thống.

– Sử dụng yếu tố mặt nước trong thiết kế KTCQ: Con người sinh ra vốn đã thích mặt nước. Đã có nhiều bài học sai lầm trong quy hoạch khi thiết kế các bờ biển quá cao và quá dày ngăn cản con người tiếp cận với mặt nước. Quy hoạch cảnh quan các khu vực ven biển cần đưa con người đến càng gần với biển càng tốt.

    1. 1.2. Tổng quan về vấn đề tổ chức kiến trúc cảnh quan của các tuyến đường ven biển trên Thế giới
      1. 1.2.1. Tuyến ven biển Fort Lauderdale Florida-Mỹ

-Thành phố Fort Lauderdale Florida-Mỹ Fort Lauderdale hay Pháo đài Lauderdale, được biết đến như “Venice của Mỹ” nhờ hệ thống kênh rộng rãi và phức tạp của thành phố, là thành phố nằm tại Quận Broward, Florida, Hoa Kỳ.Thành phố đôi khi được nhắc đến như “Fort Liquordale” bởi những bãi biển, những quán bar, hộp đêm và toàn bộ không khí tiệc tùng của nó.

– Phân khu chức năng dọc tuyến: Dọc theo tuyến ven biển, không gian ven biển được chia theo phương ngang gồm: bãi biển, kè, khoảng công viên nhỏ ngay trên bãi biển không gian đi bộ, đường cơ giới, vỉa hè và các công trình lưu trú, dịch vụ phục vụ du lịch, xen kẽ với một số công viên có chức năng giải trí. Phần bãi cát sát vỉa hè của bờ biển được tổ chức một số sân thể thao…

+ Khu nghĩ dưỡng: không xây dựng

+ Khu khách sạn: Bên phía đường đối diện bờ biển là các khách sạn cao tầng phục vụ cho du khách.

+ Khu công cộng và dịch vụ: Khu công cộng và dịch vụ lớn bố trí trong các khách sạn, các dịch vụ thông thường được bố trí sát bãi biển, bên trong các công trình kiến trúc nhỏ. Nhiều công trình KTN được tổ chức thành các cụm phục vụ rất thuận lợi cho du khách

+ Công viên và cây xanh: Cây xanh tổ chức chủ yếu ở bên đường đối diện với bờ biển, xen kẽ với các công viên nhỏ. Tại một số bãi cát rộng, được trồng một số cụm cây dừa, tạo thành các ốc đảo nhỏ, mát mẻ, xen kẽ với các quầy dịch vụ, tạo thành nơi nghỉ ngơi cho du khách tắm và chơi trên bãi biển.

– Tổ chức giao thông dọc tuyến: Giao thông dọc bãi biển được chia thành 3 tuyến. Tuyến trên cát, tuyến đi bộ trên hè, sát biển; đường giao thông cơ giới tuỳ vị trí cớ chỗ 8 làn xe có giải phân cách, có vị trí chỉ có 2 làn xe và lưu thông 1 chiều. Phần vỉa hè phía các khách sạn được tập trung nhiều cây xanh nhất , tạo điều kiện đi dạo và ngắm cảnh từ các không gian mở gần khách sạn

– Tổ chức kiến trúc cảnh quan :

+ Địa hình: Địa hình khu vực đi bộ sát biển được kè nâng cao. Bề mặt được lát gạch gốm đỏ, tương phản với cát trắng. Một số đoạn bề mặt vỉa hè rộng, được trang trí bằng các hình design thị giác tạo sự đa dạng cho không gian cảnh quan biển.

+ Cây xanh : cây xanh trồng tập trung thành các giải lớn bên phía khách sạn, còn bên phía biển, cây xanh là những hàng dừa, xen kẽ các cụm cây xanh tập trung duới bãi biển

+ Công trình kiến trúc: chủ yếu được xây dựng bên kia bờ biển. Là các khách sạn, bố trí trên các ô đất có chiều rộng mặt tiền khoảng 200m, các ô bố trí cách nhau 15m, tạo thành nhiều công viên nhỏ và lối đi ra biển.

Các công trình khách sạn cao khoảng 15 tầng, tuy nhiên được tổ chức giật cấp theo góc thị giác, đảm bảo tầm nhìn và sự thông thoáng của không gian.

+ Kiến trúc nhỏ : Kiến trúc nhỏ rất đa dạng, từ các kios đến các bờ kè…. Đặc biệt các kè biển được xây dựng theo các đường cong của sóng biển, tương phản với đường biên của vỉa hè thẳng căng, nên tạo ra một không gian mềm mại và tự nhiên.

+ Phương tiện thông tin thị giác: được bố trí đầy đủ và thường được kết hợp cẩn thận với kiến trúc nhỏ.

+ Tác phẩm nghệ thuật tạo hình: Một số tượng ngoài ttời được tổ chức tại các không gian rộng trên vỉa hè ven biển, tạo sự đa dạng cho không gian biển.

+ Màu sắc: Chủ yếu là màu xanh của biển và bầu trời. Bãi cát vàng, các công trình kiến trúc chủ yếu có màu trắng và màu sáng, tạo thành gam màu xanh nhẹ mát mẻ của không gian biển. Các công trình kiến trúc nhỏ, một số bề mặt lát hè, có mầu sắc rực rỡ, có tính tương phản, làm cho không gian biện thêm sôi động

+ Chiếu sáng: Sử dụng chiếu sáng chức năng chung trên hè phố. Tuy nhiên chiếu sáng trang trí chủ yếu tạp trung vào chiếu sáng của các nhà hàng trên bãi biển và trong các khách sạn. Một số vị trí có cây xanh, cảnh quan đẹp, chiếu sáng trang trí được sử dụng cho cây xanh và cho tuyến đường trung tâm của bãi biển.

STTHình ảnhPhân tíchĐánh giá
01florida 2

D:\CAO HOC\LAM THUE\LV THẦY NAM\Untitled-2.jpg

– T ổ chức không gian theo phương ngang: Bãi biển, cây xanh, giao thông và các công trình kiến trúc.

– Bãi biển có nhiều chức năng như thể thao.

Tổ chức của tuyến đường đáp ứng được các yếu tố : thẩm mỹ, MT tiện nghi khí hậu,KG cộng đồng, tiếp cận GT thuận lợi, an toàn.
02florida 7
    • Tổ chức địa hình kè biển có đường dạng sóng.

– Mật độ xây dựng tuyến ven biển thấp

– Có nhiều giải pháp tổ chức địa hình nhằm tạo sự đa dạng cho tuyến ven biển.
03florida 3– Khu công viên cây xanh đặt sát biển với cây trồng chủ yếu là cây dừa.– Lựa chọn cây xanh thích hợp đối với các khu vực ven biển.
0428599747– Công trình kiến trúc có màu sắc phù hợp với cảnh quan và không gian biển, đồng thời tổ theo kiểu giật cấp đảm bảo tầm nhìn.Tổ chức thiết kế công trình phù hợp với không gian tuyến ven biển.
05Fort_Lauderdale_Beach– Không gian biển được sử dụng như Công viên mở của thành phố thu hút rất nhiều khách du lịch và người dân địa phương.Việc tổ chức yếu tố cộng đồng rất tốt tạo ra sức hút du lịch của tuyến đường

Hình 1.1. Tổ chức KTCQ tuyến đường ven biển Fort Lauderdale Florida-Mỹ.

      1. 1.2.2. Tuyến ven biển Jio de janeiro – Brazil

Rio de Janeiro là một bang ở phía đông Brasil, giáp Đại Tây Dương về phía đông, phía nam giáp bang São Paulo còn phía Tây và phía Bắc là các bang Minas Gerais và Espírito Santo. Rio de Janeiro có địa hình phong phú với các vùng đồng bằng thấp ven biển và các vùng núi non lởm chởm. Các dãy núi Serra da Mantiqueira và Serra do Mar tạo thành ranh giới của bang ở phía Tây và phía Nam. Đỉnh cao nhất của bang này là Agulhas Negras với độ cao 2787 m, gần biên giới với Minas Gerais. Ngành du lịch cũng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là ở thành phố Rio de Janeiro, một thành phố có các bãi tắm Copacabana và Ipanema và Pao de Acucar, núi Corcovado. Lễ hội là họat động thường xuyên ở bang này, thu hút du khách.

– Phân khu chức năng dọc tuyến: Không gian ven biển được chia theo chủ yếu theo ngang cơ bản như không gian ven biển của Fort Lauderdale Florida-Mỹ gồm: bãi biển, kè mềm, không gian đi bộ, đường cơ giới, vỉa hè và các công trình khách sạn cao tầng, dịch vụ phục vụ du lịch đồng thời tổ chức xen kẽ với một số công viên có chức năng giải trí. Phần bãi cát sát vỉa hè của bờ biển được tổ chức nhiều hoạt động và một số sân thể thao như bóng đá bãi biển…

+ Khu khách sạn: Được bố trí bên phía đường đối diện bờ biển chủ yếu là các khách sạn cao tầng tổ chức thành tuyến nhìn ra bãi biển.

+ Khu công cộng và dịch vụ: Các khu công cộng và dịch vụ được bố trí trong các khách sạn.

+ Công viên và cây xanh: Cây xanh tổ chức không nhiều, chủ yếu tổ chức tại dãi phân cách trên đường, nhiều chổ được tổ chức xen kẽ với các công viên nhỏ. Tại các điểm đầu và cuối tuyến tổ chức thành các công viên cây xanh với nhiều hoạt động phục vụ cộng đồng, tạo thành nơi nghỉ ngơi cho du khách và người dân.

– Tổ chức giao thông dọc tuyến: Giao thông dọc bãi biển được tổ chức thành 02 tuyến cơ bản là tuyến đi bộ trên hè và đường giao thông cơ giới. Đường giao thông cơ giới chủ yếu có 2 làn xe.

– Tổ chức kiến trúc cảnh quan :

+ Địa hình: Địa hình khu vực đi bộ sát biển được xử lý gần như bằng cốt bãi biển. Bề mặt được lát gạch gốm theo những đường cong hình sóng bằng 2 màu chủ yếu là màu ghi và màu vàng đất tạo sự đa dạng cho không gian cảnh quan biển.

+ Công trình kiến trúc: chủ yếu được xây dựng bên kia bờ biển. Là các khách sạn cao tầng, bố trí trên các ô đất có chiều rộng mặt tiền khoảng 200m đến 400m, các ô bố trí cách nhau 20m, tạo thành nhiều lối đi ra biển (tạo thành phố ven biển).

Các công trình khách sạn cao tầng (5 đến 20 tầng), tuy nhiên được tổ chức xen kẽ với cây xanh tạo sự thông thoáng của không gian.

+ Kiến trúc nhỏ: Kiến trúc nhỏ rất đa dạng, từ các kios nhiều màu sắc sinh động đến các ghế đá tạo sự đa dạng trong tổng thể không gian biển.

+ Phương tiện thông tin thị giác: được xem xét bố trí đầy đủ và được kết hợp cẩn thận với kiến trúc nhỏ để tạo cảm giác dễ chịu.

+ Tác phẩm nghệ thuật tạo hình: Một số tượng ngoài ttời được tổ chức tại các không gian rộng trên vỉa hè ven biển, tạo sự đa dạng cho không gian biển.

+ Màu sắc: Chủ yếu là màu xanh của biển và bầu trời. Bãi cát vàng, các công trình kiến trúc chủ yếu có màu trắng và màu sáng, tạo thành gam màu xanh nhẹ mát mẻ của không gian biển. Các công trình kiến trúc nhỏ, một số bề mặt lát hè, kiến trúc có mầu sắc rực rỡ, có tính tương phản, làm cho không gian biện thêm sôi động

+ Chiếu sáng: Sử dụng chiếu sáng chức năng chung trên hè phố. Tuy nhiên chiếu sáng trang trí chủ yếu tạp trung vào chiếu sáng của các công trình khách sạn, trên bãi biển và các công trình kiến trúc nhỏ.

STTHình ảnhPhân tíchĐánh giá
D:\CAO HOC\LAM THUE\LV THẦY NAM\Untitled-2 copy.jpg
01

Tổ chức Kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Sa- Phường Hòa Hải- Quận Ngũ Hành Sơn-Thành Phố Đà Nẵng
Tổ chức Kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Sa- Phường Hòa Hải- Quận Ngũ Hành Sơn-Thành Phố Đà Nẵng
– Tổ chức không gian theo phương ngang: Bãi biển, cây xanh, giao thông và các công trình kiến trúc,

– Bãi biển rộng, đường giao thông có dãi phân cách được chú ý tổ chức thiết kế cảnh quan, KG phía bên kia bờ biển được tổ chức theo hình nêm (xen kẽ các khu khách sạn là các tuyến đường phố chính có nhiều cây xanh)

Tổ chức của tuyến đường đáp ứng được các yếu tố : thẩm mỹ, MT tiện nghi khí hậu,KG cộng đồng, tiếp cận GT thuận lợi, an toàn..
0217812893
    • Tổ chức địa hình bề mặt của vỉa hè ven biển có dạng sóng và sử dụng vật liệu phù hợp.

– Màu sắc sử dụng cho kiến trúc nhỏ đa dạng và sinh động

– Có nhiều giải pháp tổ chức địa hình nhằm tạo sự đa dạng cho tuyến ven biển.
03cay xanh jio– Khu công viên cây xanh đặt sát biển với cây trồng chủ yếu là cây dừa và thảm cỏ. Lối đi bộ, khu TDTT được bố trí hợp lý.– Lựa chọn cây xanh thích hợp, KG cộng đồng tốt.
04

Tổ chức Kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Sa- Phường Hòa Hải- Quận Ngũ Hành Sơn-Thành Phố Đà Nẵng
Tổ chức Kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Sa- Phường Hòa Hải- Quận Ngũ Hành Sơn-Thành Phố Đà Nẵng
– Các công trình kiến trúc được tổ chức thành tuyến , mật độ xây dựng các công trình phía đối diện tuyến ven biển cao, kiến trúc có màu sắc nhẹ nhàng.Syluet tuyến ven biển có nhịp điệu đồng đều, hài hòa giữa cây xanh và công trình kiến trúc
05

Tổ chức Kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Sa- Phường Hòa Hải- Quận Ngũ Hành Sơn-Thành Phố Đà Nẵng
Tổ chức Kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Sa- Phường Hòa Hải- Quận Ngũ Hành Sơn-Thành Phố Đà Nẵng
– Kiến trúc nhỏ được tổ chức trên vỉa hè có hình thức mềm mại, nhẹ nhàng , phục vụ rất tiện lợiChú trọng tới việc tổ chức kiến trúc nhỏ.

Hình 1.2: Tổ chức KTCQ tuyến đường ven biển Jio de janeiro – Brazil

    1. Tổng quan về vấn đề tổ chức KTCQ tuyến đường ven biển ở Việt Nam

Trong khoảng thời gian 15 năm trở lại đây, trên địa bàn các khu vực vùng biển, đảo trên địa bàn cả nước đã và đang được đầu tư xây dựng rất nhiều dự án du lịch . Có hàng trăm khu du lịch đã được đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác kinh doanh phục vụ du lịch, trong đó trên 90% nằm ở các vùng ven biển miền Trung, đặc biệt riêng bờ biển Bình Thuận có khoảng gần 70 resort với 3000 phòng, nhà nghỉ, 2000 phòng khách sạn đang được khai thác phục vụ du lịch. Các khu resort đang là một trong những yếu tố tạo lập quan trọng của ngành du lịch, là sản phẩm đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội, có vai trò quan trọng trong bảo vệ khai thác hợp lý tài nguyên, cảnh quan góp phần thúc đẩy du lịch từng bước vươn lên trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần tích cực vào tiến trình đổi mới, hội nhập khu vực và thế giới, đưa nước ta trở thành điểm đến du lịch của khu vực và thế giới.

      1. 1.3.1. Tổ chức kiến trúc cảnh quan không gian tuyến ven biển thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Thành phố Nha trang là thành phố trực thuộc tỉnh khách hoà, là đô thị loại II, trung tâm cấp vùng duyên hải Nam Trung Bộ và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh. Là một trung tâm du lịch của cả nước.

Trong thời gian qua, nhất là trong giai đoạn 20 năm đất nước đổi mới thành phố Nha Trang đã phát triển nhiều mặt. Trong giai đoạn này thành phố có tốc độ đô thị hoá khá cao. Song song với sự phát triển, Nha Trang cũng đã và đang đánh mất nhiều điều phải chăng đây là giá phải trả cho sự phát triển?

Nha Trang có sự ổn định về thời tiết cộng với sự thoáng đãng của một thành phố biển quanh năm nắng ấm đã cho thấy thiên nhiên cũng “ủng hộ” cho vùng đất này những ưu thế vượt trội để phát triển thành một thiên đường du lịch.

Tổ chức không gian dọc tuyến: Có thể nói rằng, đường Trần Phú ẩn chứa tất cả nét đẹp của thành phố biển Nha Trang. Đi dọc theo con đường, nhìn ra hướng đông là bãi biển cát trắng với những rặng dừa và vườn dương thơ mộng. Phía xa là vịnh Nha Trang, một trong 29 vịnh đẹp của thế giới. Chẳng thế mà du khách gần xa, nhất là khách du lịch nước ngoài thích thả bộ dọc theo đường Trần Phú hoặc ngả người trên những chiếc xích lô đủ màu sắc để tận hưởng vẻ đẹp của biển xanh, nắng vàng và cát trắng.

Do yêu cầu quy hoạch đô thị nên phía đông đường Trần Phú rất hạn chế xây cất các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, ở đây vẫn có khu nghỉ mát cao cấp Ana Mandara được thiết kế khá kín đáo, nằm khuất giữa vườn cây xum xuê tạo nên không khí yên tĩnh khá độc đáo giữa lòng thành phố.

Ngược lại, phía tây đường là dãy phố, khách sạn san sát nhau tạo nên không khí sầm uất đầy sôi động. Ở đây có đầy đủ các dịch vụ như: nhà hàng, khách sạn, các điểm giới thiệu sản phẩm, tour du lịch, cửa hàng mua sắm…

+ Công viên và cây xanh được tổ chức dọc theo tuyến và tạo thành Công viên mở cho toàn thành phố, có quảng trường trước nhà hát cùng với nhiều dịch vụ phục vụ cho cộng đồng và khách du lịch rất đa dạng và phong phú trong tất cả các thời gian trong ngày.

– Tổ chức giao thông dọc tuyến: Giao thông dọc bãi biển được tổ chức thành 02 tuyến cơ bản là tuyến đi bộ trên hè và đường giao thông cơ giới. Đường giao thông cơ giới chủ yếu có 2 làn xe.

– Tổ chức kiến trúc cảnh quan :

+ Địa hình: Địa hình khu vực đi bộ sát biển được xử lý gần như bằng cốt bãi biển. Bề mặt được lát gạch gốm, nhiều nơi được đắp đồi nhỏ để trồng cỏ tạo thành những mạng xanh góp phần vào sự đa dạng cho không gian cảnh quan biển.

Tổ chức Kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Sa- Phường Hòa Hải- Quận Ngũ Hành Sơn-Thành Phố Đà Nẵng
Tổ chức Kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Sa- Phường Hòa Hải- Quận Ngũ Hành Sơn-Thành Phố Đà Nẵng

+ Công trình kiến trúc: chủ yếu được xây dựng bên kia bờ biển. Là các khách sạn cao tầng, công trình dịch vụ… trải dài theo tuyến đường ven biển với nhiều hình thức kiến trúc khác nhau.

+ Kiến trúc nhỏ: Kiến trúc nhỏ rất đa dạng, từ các chòi với vật liệu địa phương tại các quán nhỏ trong công viên biển tới các ghế đá, chi tiết kiến trúc tạo sự hấp dẫn thân thiện trong tổng thể không gian biển.

+ Phương tiện thông tin thị giác: được xem xét bố trí đầy đủ và được kết hợp cẩn thận với kiến trúc nhỏ để tạo cảm giác dễ chịu.

+ Tác phẩm nghệ thuật tạo hình: Có nhiều tượng được đặt tại công viên biển, đặt biệt tại khu vực quản trương chính có tượng nghệ thuật Hoa Biển với quy mô khá lớn và độc đáo.

+ Màu sắc: Chủ yếu là màu xanh của biển và bầu trời. Bãi cát vàng, các công trình kiến trúc chủ yếu có màu trắng và màu sáng, tạo thành gam màu xanh nhẹ mát mẻ của không gian biển. Các công trình kiến trúc nhỏ, một số bề mặt lát hè, kiến trúc có mầu sắc nhẹ nhàng, các thảm cây xanh mặt nước tại các công viên nhỏ tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng cho không gian bãi biển

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC XAY DUNG HA NOI\NGUYEN TRUONG TIN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *