TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC ĐƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRỤC ĐƯỜNG TRUNG TÂM PHẠM VĂN ĐỒNG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI NHẰM TẠO LẬP BẢN SẮC ĐÔ THỊ

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRỤC ĐƯỜNG TRUNG TÂM PHẠM VĂN ĐỒNG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI NHẰM TẠO LẬP BẢN SẮC ĐÔ THỊ

  1. 1. Lý do chọn đề tài

Thành phố Quảng Ngãi được biết đến như là một đô thị trẻ ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Nhiều năm trở lại đây cùng với tốc độ phát triển nhanh về kinh tế – xã hội, quy hoạch cảnh quan- đô thị của thành phố cũng được quan tâm đầu tư, thay đổi nhằm tạo nên hình ảnh mới mẻ, năng động cho thành phố. Trục đường Phạm Văn Đồng nằm trong khu phố cũ của trung tâm thành phố có quảng trường trung tâm của tỉnh là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa, hội nghị. Bên cạnh đó, đường Phạm Văn Đồng còn là tuyến phố thương mại sầm uất với các công trình thương mại dịch vụ cũng như các trụ sở cơ quan hành chính nhà nước. Có thể nói đây là tuyến đường huyết mạch, các hoạt động diễn ra trên tuyến đường này có đóng góp lớn cho sự phát triển chung của thành phố.

Tuy vậy, hiện nay do sự đầu tư phát triển không đồng bộ cùng với việc chưa có quy hoạch thiết kế đô thị cũng như thiếu các thiết kế chi tiết mà tuyến phố này chưa đáp ứng được các nhu cầu sử dụng tương xứng với vị thế của nó trong không gian kiến trúc đô thị thành phố Quảng Ngãi.

Do đó, việc tổ chức không gian kiến trúc riêng trục đường Phạm Văn Đồng là việc làm cần thiết để bổ sung vào các cơ sở pháp lý về quản lý và xây dựng dọc theo tuyến phố cũng như nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của tuyến đường này.

  1. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài

Luận văn này với mục đích nghiên cứu về vấn đề thiết kế đô thị cụ thể là thiết kế tuyến phố nói chung và tuyến đường Phạm Văn Đồng nói riêng nhằm hướng tới nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác sử dụng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa phương. Đường Phạm Văn Đồng – trục đường trung tâm khu phố văn hóa cũ của thanh phố Quảng Ngãi với đặc trưng là các công trình hành chính, sự nghiệp, các công trình mang ý nghĩa lịch sử và các hoạt động thương mại văn hóa sôi động sẽ trở thành trục trung tâm hành chính, thương mại, đa chức năng kết hợp bảo tồn.

  1. 3. Mục tiêu nghiên cứu
  • Xác định các giá trị cần bảo tồn.
  • Xác định các cơ sở thực tiễn và yếu tố tác động đến tiện ích sử dụng, tiện nghi, thẩm mỹ và đặc trưng của tuyến phố.
  • Đề xuất các giải pháp thiết kế tuyến phố nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của tuyến đường và tạo lập bản sắc của không gian kiến trúc của tuyến đường, dựa trên yếu tố văn hóa lịch sử của đô thị cũ
  1. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ bài luận văn này nghiên cứu được thực hiện tại trục đường Phạm Văn Đồng nằm trong địa giới hành chính của phường Nghĩa Chánh (từ núi Thiên Bút, ngay nút giao với Quang Trung đến Bảo tàng tỉnh, nút giao với Lê Trung Đình); bao gồm khu vực vỉa hè và công trình dân dụng trên mặt tiền đường hoặc trong giới hạn 50 m về mỗi bên kể từ chỉ giới đường đỏ của tuyến đường.

Đối tượng nghiên cứu: Trục đường Phạm Văn Đồng bao gồm toàn bộ các yếu tố cảnh quan tuyến phố như: mặt cắt ngang đường, cây xanh, vỉa hè, công trình kiến trúc, công trình điêu khắc-trang trí, hệ thống biển quảng cáo, không gian mở…

  1. 5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp sau :

  • Điều tra xã hội học, khảo sát thực địa.
  • Phân tích bản đồ.
  • Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê.
  1. 6. Cơ sở khoa học, thực tiễn pháp lý

Cơ sở khoa học: Địa hình, khí hậu, điều kiện thủy văn, cơ sở về văn hóa lịch sử-kinh tế xã hội, cơ sở về quy hoạch – kiến trúc. Các kinh nghiệm tổ chức không gian công cộng trên thế giới và ở Việt Nam.

Cơ sở thực tiễn: Dựa trên những dữ liệu, thông tin thu thập, khảo sát và điều tra trực tiếp tại khu vực nghiên cứu.

Cơ sở pháp lý: Dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn, thông tư, nghị định, văn bản… còn hiệu lực của chính phủ, UBND và các sở ban ngành Tp. Quảng Ngãi.

  1. 7. Kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại

    TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRỤC ĐƯỜNG  TRUNG TÂM PHẠM VĂN ĐỒNG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI NHẰM TẠO LẬP BẢN SẮC ĐÔ THỊ
    TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRỤC ĐƯỜNGTRUNG TÂM PHẠM VĂN ĐỒNG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI NHẰM TẠO LẬP BẢN SẮC ĐÔ THỊ

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THIẾT KẾ ĐÔ THỊ MỘT SỐ TUYẾN PHỐ TRONG NƯỚC, NƯỚC NGOÀI VÀ TRỤC ĐƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG – QUẢNG NGÃI

    1. 1.1. Tổng quan tình hình thiết kế đô thị một số tuyến phố nước ngoài
      1. 1.1.1. Tại châu Á

Các thành phố Tokyo (Nhật Bản), Hong Kong (Trung Quốc) cũng như các thành phố Châu Á khác, tuyến phố thương mại trung tâm tại các thành phố này đều đã và đang đối mặt với các vấn đề về mật độ xây dựng, tầng cao, tắc nghẽn giao thông, cảnh quan hỗn độn… Tuy nhiên thay vì đưa ra cách tổ chức lại không gian đô thị theo đúng nguyên tắc truyền thống, họ đã đưa ra các hình thức phát triển rất riêng và phù hợp với điều kiện từng đô thị. Một điểm chung của các đô thị này là lối tổ chức không gian theo kiểu “từng phần”, tức là sửa sang và bổ sung từng chỗ khiếm khuyết nhỏ chứ không phải là sự phá bỏ và làm lại hàng loạt, nhờ vậy mà giữ được những nét truyền thống, văn hóa đặc trưng và đa dạng của từng nơi, ngoài ra cũng tránh được những xáo trộn về mặt kinh tế và đời sống người dân, tạo sự phát triển ổn định và bền vững lâu dài. Sau một giai đoạn phát triển tương đối dài theo phương thức này, tuy vẫn còn một số vấn đề tồn đọng, nhưng các thành phố trên rất thành công trong việc giữ gìn những sắc thái riêng và sự đa dạng của cảnh quan cũng như đời sống ổn định của đại đa số người dân đô thị.

      1. 1.1.2. Tại châu Âu
  • Thủ đô Paris (Pháp):

Paris từ một đô thị của thời Trung cổ chật chội, nhà cửa lộn xộn và đường phố hẹp trở thành Paris hoa lệ mà chúng ta biết ngày hôm nay dó là nhờ thành quả của việc quy hoạch một cách đồng bộ từ tổng thể đến chi tiết, từ hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc, kiến trúc cảnh quan… Quy hoạch cải tạo Paris dưới thời Georges Eugene Haussmann vào nửa cuối thế kỷ 19 đã không chỉ biến đổi Paris thành Kinh đô Ánh sáng của nhân loại mà còn khởi đầu cho nền quy hoạch hiện đại. Những con đường mà Quy hoạch chi tiết (QHCT) Paris đề xuất bao gồm hai loại: avenue và boulevard. Boulevard thường là những đường vành đai rộng, cây trồng hai bên đường và có chức môi trường: mang ánh sáng, không khí và cây xanh tới cuộc sống đô thị. Trong khi đó, avenue là những đại lộ thẳng tắp có chức năng thiết kế đô thị là kết nối các công trình mang tính biểu tượng quan trọng. Cả avenue và boulevard tạo thành hệ thống khung cho “không gian kiến trúc và hướng sự chú ý tới nơi chốn”. Hệ thống giao thông của Paris được hoàn thiện bằng việc xây dựng các trục Đông-Tây và Bắc-Nam xuyên thành phố và hoàn thành đại lộ vành đai (Boulevard St. Germain). Nhằm đạt ý đồ thiết kế đô thị tổng thể của đồ án, các công trình được quy định xây sát vỉa hè nhằm định hình không gian công cộng và tạo thành tuyến nhìn dọc theo các đại lộ tới các công trình điểm nhấn. Không gian đường phố còn được tôn lên thông qua quy ước giới hạn chiều cao tối đa là 6 tầng, chiều cao các tầng phải đồng nhất và tầng mái vát một góc 45o. Dựa trên mô hình nhà chung cư có tên gọi insula từ thời La Mã cổ đại, các quy định về kiến trúc được đặt ra nhằm đảm bảo độ an toàn và chất lượng sống trong mỗi công trình. Các khối nhà đều có sân trong để lấy ánh sáng và thông gió tự nhiên cũng như bố trí cầu thang. QHCT Paris cũng quy định về mức độ chịu lửa của các bức tường, kiểu cách của mặt tiền và tỷ lệ diện tích mặt kính được sử dụng trong các công trình mới. Những chi tiết kiến trúc có thể khác biệt giữa các công trình không nhiều như chi tiết khung cửa sổ, chi tiết trang trí trên các consol [4].

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRỤC ĐƯỜNG  TRUNG TÂM PHẠM VĂN ĐỒNG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI NHẰM TẠO LẬP BẢN SẮC ĐÔ THỊ
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRỤC ĐƯỜNG TRUNG TÂM PHẠM VĂN ĐỒNG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI NHẰM TẠO LẬP BẢN SẮC ĐÔ THỊ

Hình 1.1. Phố Réaumur trước và sau đồ án cải tạo Paris của Haussmann

(Nguồn Tạp chí quy hoạch đô thị [4])

Bên cạnh đó, thành phố có kết cấu đặc biệt với nhiều ngã ba, ngã tư và ở mỗi góc phố thường có những quán cà phê bé xinh với bàn ghế, dù che nắng, menu bằng bảng đen phấn trắng, tất cả đều ở ngoài trời. Những quán cà phê này thường nằm ngay bên ngoài một căn nhà cổ hoặc một nhà hàng cao cấp.

Hình 1.2. Các góc phố Paris ngày nay

(Nguồn Internet)

  • Thị trấn Burano (Venice – Ý):

Ngôi làng Burano cách thành phố Venice khoảng 7km về phía Đông Bắc, thị trấn này được hình thành từ rất lâu đời và được biết đến bởi đặc trưng là những ngôi nhà giản dị sơn đủ màu sắc rực rỡ. Sự quy định về màu sắc của các ngôi nhà được tổ chức từ thời đại hoàng kim của đất nước Ý. Ngày nay, việc quản lý về màu sắc này vẫn được thực hiện rất nghiêm túc, các thay đổi về màu sơn phải được thông qua và được hướng dẫn cụ thể từ chính phủ.

Hình 1.3. Các tuyến phố Burano ngày nay (Nguồn Internet)

    1. 1.2. Tổng quan tình hình thiết kế đô thị một số trục đường Trung tâm trong nước
      1. 1.2.1. Thiết kế đô thị đường Bạch Đằng , Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng được biết đến là thành phố của những cây cầu bắc ngang sông Hàn, song bên cạnh đó thành phố này cũng được biết đến bởi tuyến đường đường Bạch Đằng chạy dọc theo hai bên bờ sông. Tận dụng lợi thế về địa lý, các nhà quản lý của Đà Nẵng từ nhiều năm nay đã bên con đường này trở thành điểm nhấn đặc trưng cho thành phố nhờ các quy hoạch & thiết kế về kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật. Các thiết kế chi tiết từ vỉa hè, lan can, vườn tượng, thùng rác, biển quảng cáo, chiếu sáng… đến các quy định trong xây dựng công trình đã được nghiên cứu nghiêm túc tạo nên tuyến đường ngăn nắp, sạch sẽ đồng thời cũng rất ấn tượng về mặt kiến trúc cảnh quan.

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRỤC ĐƯỜNG  TRUNG TÂM PHẠM VĂN ĐỒNG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI NHẰM TẠO LẬP BẢN SẮC ĐÔ THỊ
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRỤC ĐƯỜNG TRUNG TÂM PHẠM VĂN ĐỒNG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI NHẰM TẠO LẬP BẢN SẮC ĐÔ THỊ

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRỤC ĐƯỜNG  TRUNG TÂM PHẠM VĂN ĐỒNG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI NHẰM TẠO LẬP BẢN SẮC ĐÔ THỊ
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRỤC ĐƯỜNG TRUNG TÂM PHẠM VĂN ĐỒNG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI NHẰM TẠO LẬP BẢN SẮC ĐÔ THỊ

Hình 1.4. Đường Bạch Đằng, Đà Nẵng (Nguồn Internet)

      1. 1.2.2. Thiết kế đô thị trục đường Trần Phú, Nha Trang

Tuyến đường Trần Phú dọc biển ở Nha Trang với thiết kế đô thị đẹp mắt vốn là một trong những dấu ấn đậm nét của thành phố du lịch này. Khoảng lùi lớn từ bờ biển với các công viên mini được thiết kế cảnh quan tạo nên sự tiện nghi cho chính cư dân thành phố cũng như khách du lịch đến với thành phố biển này. Cây xanh cũng là một yếu tố rất được chú trọng để tô điểm thêm vẻ đẹp cho con đường, cây xanh không những đem lại cảm giác mát mẻ, trong lành mà còn thể hiện sự quan tâm của thành phố đến môi trường. Quy hoạch tuyến đường Trần Phú có thể được xem là hình mẫu quy hoạch cho các tuyến đường ven biển tại Việt Nam.

E:\luan van thac sy\tran phu 1.jpgE:\luan van thac sy\tran_phu_nha_trang_zing_17.jpg

Hình 1.5. Đường Trần Phú, Nha Trang (Nguồn Internet)

      1. 1.2.3. Thiết kế đô thị trục đường Lê Duẩn, Hồ Chí Minh

Đường Lê Duẩn là một trong những con đường xưa nhất tại Sài Gòn. Con đường này không quá dài nhưng sạch sẽ, thoáng đãng và đặc biệt là không bao giờ bị kẹt xe – điều cực kỳ hiếm thấy ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đây còn là con đường thẳng tắp nối liền Thảo Cẩm Viên và Dinh Thống Nhất, đồng thời đi ngang qua Nhà thờ Đức Bà và trường Đại học Khoa học và Xã hội nhân văn. Là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trong quá khứ, ngày nay còn đường này cũng thường được chọn để tổ chức các sự kiện lớn từ duyệt binh, đến các sự kiện thể dục thể thao hay các hoạt động từ thiện.

Ngay góc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Lê Duẩn thoáng hình ảnh một góc đường Singapore hiện đại hoặc có thể ngồi nhìn sang bên kia đường ngắm Thảo Cầm Viên. Cũng trên đường Lê Duẩn, người ta có thể dễ dàng mua sắm, vui chơi trong các trung tâm như Diamond, Kumho… hay chiêm ngưỡng vẻ đẹp bề thế của các lãnh sứ quán, những plaza cao ngất ngưỡng.

E:\luan van thac sy\2016_t05_31denduongleduan1.jpgE:\luan van thac sy\155657-duong-le-duan.jpg

Hình 1.6. Đường Lê Duẩn, Hồ Chí Minh (Nguồn Internet)

      1. 1.2.4. Phố Tạ Hiện – Hà Nội

Với chiều khá khiêm tốn, 266m, phố Tạ Hiện với hàng chục ngôi nhà cổ liền khối thời Pháp, những mặt tiền kiểu thuộc địa – phố Tạ Hiện được xem là ngọc quý của kiến trúc phố cổ. Con phố này là tuyến phố được chọn cải tạo với kiến trúc là một tổng thể hài hoà, vừa giữ nguyên hình thức kiến trúc công trình, sự đồng nhất về màu sắc, chi tiết. Bên cạnh đó, đưa ra quy định cụ thể về kích thước, hình thức của biển quảng cáo, đèn…

Hình 1.7. Phố Tạ Hiện, Hà Nội (Nguồn Internet)

    1. 1.3. Thực trạng thiết kế độ thị và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Phạm Văn Đồng, thành phố Quảng Ngãi

Trục đường Phạm Văn Đồng, thành phố Quảng Ngãi là một trong những trục đường chính của tỉnh, tiếp cận trực tiếp quảng trường trung tâm thành phố, hồ điều hòa, công viên cây xanh, các trụ sở của các cơ quan ban ngành chính trị và các công trình công cộng lớn như Trung tâm triển lãm, Bảo tàng Tỉnh. Tuy nhiên hiện nay việc tổ chức và quản lý trục đường này chưa hợp lý thiếu các không gian sinh hoạt công cộng cũng như các dịch vụ đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như du khách khi đến thành phố Quảng Ngãi .

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRỤC ĐƯỜNG  TRUNG TÂM PHẠM VĂN ĐỒNG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI NHẰM TẠO LẬP BẢN SẮC ĐÔ THỊ
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRỤC ĐƯỜNG
TRUNG TÂM PHẠM VĂN ĐỒNG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI NHẰM TẠO LẬP BẢN SẮC ĐÔ THỊ

Ngay từ khi hình thành, trục đường Phạm Văn Đồng là một trục huyết mạch đóng vai trò quan trọng trong việc liên hệ các khu vực chính trong thành phố.. Từ trục đường Phạm Văn Đồng là những dẫn hướng trực tiếp với trục đường Đại lộ Hùng Vương, Lê Trung Đình là trung tâm dịch vụ thương mại của thành phố Quảng Ngãi, dẫn hướng với trục đường Quang Trung là tuyến Quốc Lộ 1 cũ trước đây đi cắt dọc qua thành phố, đồng thời liên hệ với khu bên ngoài bờ kè sông Trà Khúc và dẫn hướng với nhiều khu vực các quận khác trong thành phố. Giới hạn nghiên cứu trục đường là bản thân tuyến với chức năng giao thông của Thành phố Quảng Ngãi và các công trình thuộc lớp công trình đầu tiên, phía mặt đứng các công trình và không gian này ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức mặt đứng tuyến và đóng vai trò quan trọng nhất ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động của tuyến, đồng thời, tạo nên đặc trưng cho trục đường Phạm Văn Đồng. Tuyến đường nghiên cứu xuất phát từ điểm đầu là Núi Thiên Bút với nghĩa trang liệt sĩ Thiên Bút và điểm cuối là Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi.[9]

E:\luan van thac sy\images1699154_1.jpgE:\luan van thac sy\images1461239_TPQN4.jpg

Hình 1.8. Trục đường Phạm Văn Đồng – Quảng Ngãi (Nguồn Internet)

Hình 1.9. Sơ đồ phân vùng chức năng thành phố Quảng Ngãi

đến năm 2030

[Theo quy hoạch chung mở rộng thành phố Quảng Ngãi đến năm 2030]

  • Định hướng phát triển không gian thành phố Quảng Ngãi đến năm 2030, thành phố Quảng Ngãi gồm 4 vùng chức năng cơ bản như sau:

1. Vùng trung tâm thành phố.

2. Vùng mặt tiền bờ sông

3. Vùng công viên sinh thái

4. Vùng bờ biển

KHU VỰC LÕI TRUNG TÂM THÀNH PHỐ

Biển Đông

KHU VỰC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỞ RỘNG THÀNH PHỐ

VỊ TÍ TUYẾN

PHẠM VĂN ĐỒNG

Vị trí tuyến đường thuộc khu vực lõi trung tâm thành phố Quảng Ngãi

Hình 1.10. Vị trí tuyến đường Phạm Văn Đồng trong thành phố

Quảng Ngãi mở rộng

(Nguồn Tác giả)

VỊ TRÍ TUYẾN PHẠM VĂN ĐỒNG

Hình 1.11. Sơ đồ phát triển giao thông vùng lõi trung tâm thành phố Quảng Ngãi [Theo quy hoạch chung mở rộng thành phố Quảng Ngãi đến năm 2030]

(Nguồn Theo quy hoạch chung mở rộng thành phố Quảng Ngãi đến năm 2030)

Vị trí tuyến đường Phạm Văn Đồng nằm trong vùng trung tâm của thành phố Quảng Ngãi

  • Đây Là khu đô thị trung tâm của thành phố Quảng Ngãi, trung tâm hành chính- chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh và thành phố Quảng Ngãi;
  • Là nơi tập trung nhiều nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển thành phố Quảng Ngãi và các khu vực lân cận và đặc biệt là hậu phương quan trọng trong quá trình phát triển khu kinh tế Dung Quất;
  • Là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực.
  • Là khu đô thị hiện đại có bản sắc và đặc trưng riêng, phát triển bền vững, cân bằng hài hòa với thiên nhiên và môi trường.
  • Là khu đô thị đa trung tâm, có chất lượng cuộc sống tốt, đầy đủ tiện nghi, tạo ra cuộc sống đô thị đặc thù và đa chức năng.

PHẠM VI

NGHIÊN CỨU

Hình 1.12. Phạm vi nghiên cứu thiết kế đô thị trục Phạm Văn Đồng

(Nguồn Tác giả) E:\luan van thac sy\CAD\vi tri quy hoach.jpg

Hình 1.13. Mặt bằng khu vực nghiên cứu (Nguồn Tác giả)

Qua các phân tích trên, ta thấy Trục Phạm Văn Đồng nằm trong khu vực trung tâm của thành phố Quảng Ngãi, được quy hoạch trong khu vực hành chính chính trị của tỉnh và thành phố, trung tâm thương mại dịch vụ cũng như văn hóa và giáo dục. Với vị trí của mình, và những giá trị, hiện trạng công trình của mình, ta có thể khẳng định trục đường Phạm Văn Đồng là trục tâm của thành phố Quảng Ngãi.

      1. 1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật

Hiện trạng sử dụng đất: Đất ở chỉnh trang và đất công cộng là chiếm đa phần. Trong đó cơ cấu sử dụng đất được bố trí như sau:[8]

Bảng 1.1. Bảng thống kê cơ cấu sử dụng đất trục đường Phạm Văn Đồng

TTDanh mục sử dụng đấtHiện trạng
Diện tích (ha)Bình quân (m2/ng)Tỷ lệ %
12345
*Tổng diện tích khu đất quy hoạch54,25339,06100
IĐất xây dựng đô thị:49,4308,7591,06
AĐất dân dụng34,51215,6963,61
a.1Đất ở8,6153,8115,87
a.2Đất công trình công cộng3,8223,887,04
 Công trình phục vụ trong phạm vi khu thiết kế0,100,6250,18
 Công trình phục vụ vượt ngoài phạm vi khu thiết kế (toàn đô thị)3,7223,256,86
a.3Đất giao thông nội bộ2,515,634,61
a.4Đất cây xanh (bao gồm núi Thiên Bút)19,580122.37529,05
BĐất ngoài khu dân dụng14,8993,0627,45
b.1Đất di tích + tôn giáo, văn hóa lịch sử4,427,58,11
b.2Cơ quan – trường + văn phòng3,9924,947,35
b.3Công nghiệp + TTCN + Kho
b.5Giao thông đối ngoại6,540,6311,99
IIĐất khác4,8530,318,94
1Đất trống (trước đây làm chợ tạm)2,113,133,87
2Đất mặt nước (hồ sinh thái)2,7517,185,07

(Nguồn Sở Xây dựng Quảng Ngãi)

IMG20180110170842IMG20180110071521IMG20180110071437

Hình 1.14. Hiện trạng sử dụng đất trục đường Phạm Văn Đồng

(Nguồn Tác giả)

Hạ tầng kỹ thuật: trục đường Phạm Văn Đồng trong thời gian qua đã và đang được đầu tư xây dựng thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi trong việc kết nối giao thông với các khu vực lân cận cũng như thuận lợi trong việc đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật: nguồn cấp điện, cấp nước….

IMG20180110071304IMG20180110071513IMG20180110170804

Hình 1.15. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật đường Phạm Văn Đồng

(Nguồn Tác giả)

 

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC XAY DUNG HA NOI\TON HUU NGHIA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *