Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Trung tâm Nước sạch & VSMT Nông thôn tỉnh Quảng Bình

D:\TÀI LIỆU LV HOÀN THÀNH\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\Documents\DUY TÂN\ĐÃ XONG\LV VÂN ANH DUY TÂN 17.11

Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Trung tâm Nước sạch & VSMT Nông thôn tỉnh Quảng Bình

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu hướng toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, máy móc thiết bị, sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển, cùng với sự phát triển đó đòi hỏi vai trò công tác quản trị nguồn nhân lực phải được nâng cao. Trước môi trường ngày càng phát triển, nhiều cơ hội cũng như thách thức mỗi nhà quản trị phải có những cách quản lý và lãnh đạo khác nhau để biến nguồn nhân lực của mình trở thành những vũ khí tối tân nhất, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Trong bất cứ thời đại nào, con người luôn được xem là nhân tố quan trọng nhất và tạo nên sự khác biệt đột phá đối với mỗi đơn vị. Đặc biệt, trong nền kinh tế hiện đại, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, thì nhân lực chất lượng cao mới đáp ứng được những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại cho nên mỗi đơn vị muốn phát triển bền vững cần phải quan tâm đến nguồn nhân lực của đơn vị mình. Việc thu hút nhân tài và giữ chân nhân tài càng phải được xem trọng và được sự quan tâm của tổ chức đơn vị. Để mỗi cán bộ, nhân viên trong đơn vị gắn bó lâu dài thì mỗi đơn vị phải tạo động lực làm việc cho họ. Khi động lực làm việc được nâng cao thì sẽ thúc đẩy năng suất và chất lượng công việc, kích thích sự sáng tạo và nỗ lực trong công việc

Trong những năm vừa qua, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn tỉnh Quảng Bình đã có nhiều cố gắng trong tạo động lực lao động. Tuy nhiên, công tác tạo động lực của Trung tâm vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và cho đến nay nó vẫn là một vấn đề cần được tháo gỡ và giải quyết được đặt ra cho ban lãnh đạo Trung tâm. Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài “Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Trung tâm Nước sạch & VSMT Nông thôn tỉnh Quảng Bình”.

  1. Mục tiêu nghiên cứu
  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho nhân viên tại các đơn vị
  • Phân tích và đánh giá thực trạng về công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn tỉnh Quảng Bình, tìm ra các nguyên nhân làm hạn chế động lực làm việc của nhân viên thông qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm
  • Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn tỉnh Quảng Bình
  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  • Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động tại Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn tỉnh Quảng Bình
  • Đối tượng điều tra: Những nhân viên đang làm việc tại Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn tỉnh Quảng Bình
  • Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn tỉnh Quảng Bình

+ Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2020. Các số liệu thứ cấp liên quan đến tình hình hoạt động tại Trung tâm nói chung và công tác tạo động lực nói riêng được thu thập trong giai đoạn 2018-2020

  1. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

  • Phương pháp thu thập số liệu:

+ Số liệu thứ cấp: Các tài liệu, báo cáo của phòng Tổ chức – Hành chính và các phòng chức năng khác để phân tích thực trạng nguồn nhân lực và các chính sách quản trị nhân lực đối với CBVC và NLĐ tại Trung tâm Nước sạch và VSMT Nông thôn tỉnh Quảng Bình

+ Số liệu sơ cấp: Sử dụng bảng câu hỏi về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc, mức độ hài lòng với công việc của CBVC và NLĐ để khảo sát

  • Phương pháp phân tích số liệu:

+ Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Dựa vào số liệu thu thập được để tổng hợp, phân tích để tìm hiểu nhu cầu và mức độ hài lòng của CBVC và NLĐ trong công việc

+ Phương pháp so sánh: Thông qua kết quả từ việc thống kê, tổng hợp, so sánh kết quả đạt được giữa các năm từ đó đưa ra kết luận cho các đánh giá về mức độ tạo động lực lao động tại Trung tâm Nước sạch và VSMT Nông thôn tỉnh Quảng Bình

  1. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn chia thành 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo động lực lao động trong tổ chức

Chương 2: Thực trạng tạo động lực lao động tại Trung tâm Nước sạch và VSMT Nông thôn tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Giải pháp tạo động lực lao động tại Trung tâm Nước sạch và VSMT Nông thôn tỉnh Quảng Bình

  1. Tổng quan nghiên cứu
    Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Trung tâm Nước sạch & VSMT Nông thôn tỉnh Quảng Bình
    Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Trung tâm Nước sạch & VSMT Nông thôn tỉnh Quảng Bình

    1.1. Lý luận cơ bản về tạo động lực làm việc cho người lao động trong tổ chức

    1.1.1. Khái niệm

    Cùng với yếu tố nhu cầu, động cơ là một yếu tố tâm lý quan trọng của NLĐ mà người quản lý cần hiểu và nắm được để biến nó trở thành động lực làm việc của các thành viên trong tổ chức.

    Theo giáo trình Tâm lý học quản lý của tác giả Vũ Dũng, tác giả A.G.Kôvaliôp định nghĩa: “Nhu cầu là sự đòi hỏi của các cá nhân và của các nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiện nhất định để sống và phát triển” [3, tr.232];

    “Động cơ là cái thúc đẩy hành động, gắn liền với việc thoả mãn nhu cầu của chủ thể, là toàn bộ những điều kiện bên trong và bên ngoài có khả năng khơi dậy tính tích cực của chủ thể” [3, tr.240].

    Như vậy, động cơ lao động là thái độ, ý thức chủ quan của con người đối với hành động của mình. Động cơ gắn liền với nhu cầu của con người và hoạt động của mỗi cá nhân là thoả mãn những nhu cầu bản thân họ. Nhu cầu của con người khá đa dạng, tùy theo trình độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý mà mỗi người có nhu cầu khác nhau, đồng thời nhu cầu của mỗi người không ổn định, hay biến đổi, theo thời gian sẽ phát sinh thêm nhiều nhu cầu mới, tựu chung lại ở hai nhóm: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Thỏa mãn được các nhu cầu này của con người sẽ tạo ra động cơ, động lực lao động, thúc đẩy con người hoạt động, làm việc. Việc tìm hiểu để nắm được động cơ làm việc của NLĐ và tạo điều kiện hiện thực hoá những động cơ chính đáng của họ là một yêu cầu trong hoạt động quản lý của người lãnh đạo.

    D:\TÀI LIỆU LV HOÀN THÀNH\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\Documents\DUY TÂN\ĐÃ XONG\LV VÂN ANH DUY TÂN 17.11
    D:\TÀI LIỆU LV HOÀN THÀNH\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\Documents\DUY TÂN\ĐÃ XONG\LV VA

    Trên thực tế có nhiều quan điểm về động lực làm việc: “Động lực của người lao động là những nhân tố bên trong khuyến khích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động”.

    Có quan điểm khác cho rằng “Động lực là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức”.

    Động cơ lao động là nguyên nhân, lý do để cá nhân người lao động tham gia vào quá trình lao động, còn động lực lao động là biểu hiện của sự thích thú, hưng phấn thôi thúc họ tham gia làm việc. Động cơ vừa có thể tạo ra động lực mạnh mẽ cho người lao động nhưng nó cũng đồng thời làm thui chột đi mong  muốn được làm việc, được cống hiến của họ. Người quản lý phải hiểu và phân tích động cơ, động lực của người lao động để đưa ra các chính sách nhân sự hợp lý để người lao động hoàn thành công việc, đồng thời cũng giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu đã đặt ra.

    Như vậy động lực xuất phát từ bản thân mỗi người, khi con người ở những vị trí khác nhau, với những đặc điểm tâm lý khác nhau sẽ có những mục tiêu mong muốn khác nhau. Chính vì những đặc điểm này nên động lực của mỗi con người là khác nhau, vì vậy cần nhà quản lý có những cách tác động khác nhau đến mỗi người lao động.

    Mối quan hệ giữa nhu cầu với động cơ và động lực:

    Để xác định mối quan hệ giữa nhu cầu với động cơ và động lực, ta xem xét sơ đồ sau về mối quan hệ Nhu cầu – Động cơ – Hành động – Kết quả.

    Nhu cầu
    Hành động
    Kết quả
    Thoả mãn

     

    Động cơ

    Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa nhu cầu với động cơ và động lực

    Sơ đồ trên cho ta thấy nguyên nhân, kết quả và cả quá trình dẫn đến kết quả của việc tạo động lực cho NLĐ, trong đó hệ thống nhu cầu là cơ sở quan trọng tạo nên động cơ và động lực của con người. Động lực được hình thành sẽ biến thành hành động cụ thể, qua đó đem lại kết quả tất yếu. Quá trình này từ xuất phát là nhu cầu của chính con người cho đến khi đạt được kết quả mong đợi, cũng là để thoả mãn các nhu cầu của chính họ. Sự tiếp diễn tầng tầng lớp lớp không ngừng theo một vòng tuần hoàn minh họa rằng các nhu cầu được thỏa mãn sẽ tiếp tục xuất hiện các nhu cầu mới ở bậc cao hơn.

    1.1.2. Tạo động lực làm việc

    Theo giáo trình Hành vi tổ chức của tác giả Bùi Anh Tuấn và Phạm Thúy Hương: “Tạo động lực được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động tới NLĐ nhằm làm cho NLĐ có động lực trong lao động” [17, tr.87].

    Mục đích của tạo động lực là làm tăng khả năng làm việc, tăng năng suất, chất lượng công việc và mang lại hạnh phúc cho NLĐ. Quá trình lao động ở tổ chức luôn có hướng bị nhàm chán, NLĐ bị tác động bởi các yếu tố trong quan hệ lao động và quan hệ xã hội. Để tác động làm cho NLĐ luôn hăng hái, tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao, tổ chức phải sử dụng đúng đắn các biện pháp tạo động lực lao động.

    Hiện nay, các biện pháp tạo động lực cho NLĐ thể hiện thông qua các khuyến khích vật chất và tinh thần. Khuyến khích vật chất là hoạt động dùng lợi ích vật chất để kích thích NLĐ thông qua tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp… Khuyến khích tinh thần là những hoạt động dùng lợi ích tinh thần để kích thích NLĐ: đánh giá và đối xử một các công bằng đối với NLĐ, tạo ra các cơ hội được đào tạo, thăng tiến, khen thưởng và xử phạt nghiêm minh, công bằng, xây dựng hệ thống các danh hiệu lao động giỏi, xây dựng các chương trình phúc lợi phi tài chính… Hai hình thức này luôn gắn chặt với nhau, không nên coi nhẹ hình thức nào.

    Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Trung tâm Nước sạch & VSMT Nông thôn tỉnh Quảng Bình
    Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Trung tâm Nước sạch & VSMT Nông thôn tỉnh Quảng Bình

    1.1.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả tạo động lực làm việc

    • Sự tự nguyện

    Khi được lãnh đạo giao việc, với những công việc có tính chất gấp, khi chưa hoàn thành công việc, người lao động sẽ sẵn sàng ở lại làm thêm để hoàn thành công việc mà không đòi hỏi phải được trả thêm giờ qua đó giúp cải thiện được một phần năng suất lao động trong Giám đốc, giúp họ ổn định, phát triển hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn, tiền lương không ổn định, trước sự chèo kéo của các doanh nghiệp có điều kiện tốt hơn, một số người lao động cũng tự nguyện “kè vai, sát cánh” cùng Lãnh đạo cấp cao để giúp doanh nghiệp ổn định, tìm đường ra để phát triển.

    • Sự nỗ lực

    Trong quá trình làm việc, những công việc đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi nhân viên,viên chứctrong Giám đốc, nếu không có sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu của mỗi nhân viên,viên chứcvì mục tiêu chung của Giám đốc thì dù Lãnh đạo của Giám đốc có nỗ lực, các nhân viên,viên chứccòn lại không nỗ lực thì Giám đốc cũng chẳng đi về đâu cả, vì thế bên cạnh sự tự nguyện thì sự nỗ lực phấn đấu trong công việc nhằm mang lại những giá trị gia tăng cho Giám đốc cũng rất cần thiết.

    • Tính chủ động

    Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như hiện nay, người quản lý không chỉ yêu cầu nhân viên làm việc chăm chỉ, thực thi theo mọi công việc được giao. Nhà quản lý còn muốn tìm thấy ở nhân viên của mình khả năng tư duy, tính chủ động trong công việc. Cái họ cần đối với nhân viên,viên chứccủa chính mình là trong công việc được giao, người lao động có chủ động trong công việc hay không? Hay chỉ làm cho có, chỉ khi bị lãnh đạo cấp trên giục mới làm. Tính chủ động trong giải quyết công việc, có tinh thần trách nhiệm trong công việc cũng như các mối quan hệ với đồng nghiệp, đề xuất ý tưởng, sáng kiến mới được công nhận, … giúp cho Giám đốc cải thiện được năng suất lao động, giúp doanh nghiệp phát triển hơn.

    LIỆN HỆ:

    SĐT+ZALO: 0935568275

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *