Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng chưa cao…

Tại TP Đà Nẵng đã chứng kiến sự phát triển ồ ạt các mạng lưới dịch vụ tài chính ngân hàng. Theo thống kê của ngân hàng nhà nước chi nhánh Đà Nẵng, toàn thành phố có hơn 55 chi nhánh ngân hàng cấp 1 và 200 phòng, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm. Ngoài ra còn có hơn 10 tổ chức cho thuê tài chính, công ty mua bán nợ…

Vì vậy, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong cả nước nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng đã trở nên khốc liệt hơn và cũng tạo nhiều rủi ro hơn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong bối cảnh đó, không một ngân hàng hay một tổ chức tài chính nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu. Việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò sống còn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại (NHTM) là hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng nhưng cũng là hoạt động có rủi ro cao. Hiện nay, rủi ro trong hoạt động cho vay vẫn là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất, thường có tác động lớn và ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng. Ngoài ra, nó còn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Hoạt động cho vay luôn gắn liền với rủi ro. Đây là một thực tế khách quan. Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro cho vay mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa hay giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro cho vay xảy ra.

Trong điều kiện nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn như tăng trưởng thấp, lãi suất cao, tồn kho của doanh nghiệp lớn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều này gây tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay Ngân hàng, nhất là hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của Ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ hoặc phá sản, dẫn đến nợ xấu Ngân hàng gia tăng.

Xuất phát từ nhận thức trên và nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề, là nhân viên đang công tác tại Ngân hàng Agribank Việt Nam– Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng, Em xin chọn đề tài Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam– Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng” cho luận văn tốt nghiệp của mình.

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

  1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Phân tích, đánh giá được nguyên nhân gây ra rủi ro và thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Việt Nam– Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng.

Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Việt Nam– Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

– Nghiên cứu những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.

– Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Việt Nam– Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng.

– Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Việt Nam– Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng.


  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro tín dụng và nhận dạng, đo lường, phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng; các giải pháp nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Agribank Việt Nam– Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng.

– Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu giữa lý luận và thực tế dẫn đến rủi ro tín dụng, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Agribank Việt Nam– Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng.

Phạm vi không gian: Ngân hàng Agribank Việt Nam– Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng.

Phạm vi thời gian: Từ 2017 đến 2019

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
  1. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

– Kế thừa và phát triển một nội dung của các đề tài nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nói chung và quản trị RRTD nói riêng.

– Trên cơ sở nền tảng lý luận về công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHTM, đề tài vận dụng vào việc xem xét và đánh giá thực trạng công tác quản trị RRTD trong cho vay DN tại Agribank Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng.

– Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp trong quá trình nghiên cứu.

1.1. NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM

1.1.1. Khái niệm về NHTM và sản phẩm, dịch vụ của NHTM

1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng

Khái niệm ngân hàng (bank) bắt nguồn từ chữ “Banco” trong tiếng Pháp, có nghĩa là một bàn trao đổi tiền (money exchange table). Ngày xưa, tại Châu Âu, nơi khởi nguồn của ngân hàng, những người cho vay hoặc đổi tiền trưng bày những đồng xu của các quốc gia khác nhau trên những chiếc bàn hoặc ghế dài. Ngày nay, ngân hàng là tổ chức nhận tiền gửi, cho vay và thực hiện các dịch vụ tài chính, ngân hàng nhận tiền gửi từ những người gửi tiết kiệm và cho vay đối với những ai cần vốn.

Một số định nghĩa ngân hàng: [2, tr. 8-9]

Định nghĩa của Pháp (1941): Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở kinh doanh thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới dạng ký thác hay hình thức khác và dùng số tiền này cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay tài chính.

Định nghĩa của Ấn độ (1959): Ngân hàng là những cơ sở nhận tiền ký thác để cho vay hay đầu tư và tài trợ.

Định nghĩa của Fed (Cục dự trữ liên bang, Hoa Kỳ): Bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách rút séc hay rút tiền điện tử) và cho vay đối với tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại, cho vay cá nhân, hộ gia đình sẽ được xem là một ngân hàng.

Định nghĩa của nhà kinh tế học Perter S. Rose: Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính, cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất bao gồm tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán, và đặc biệt thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.

Tại Việt nam, luật các Tổ chức tín dụng (2015) định nghĩa: Ngân hàng là loại hình Tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Trong đó hoạt động ngân hàng bao gồm:

+ Nhận tiền gửi: là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

+ Cấp tín dụng: là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

+ Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
1.1.1.2. Phân loại ngân hàng

Cũng theo Luật các Tổ chức Tín dụng (2015), các loại hình ngân hàng bao gồm:

  • Ngân hàng thương mại (NHTM): Còn gọi là ngân hàng tiền gửi hay ngân hàng tín dụng là ngân hàng thực hiện nghiệp vụ huy động vốn truyền thống phần lớn dưới hình thức ngắn hạn, tuy nhiên hiện nay, hầu hết các NHTM đều thực hiện cả nghiệp vụ huy động vốn và cấp tín dụng trung, dài hạn và gần như thực hiện hầu hết các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng.
  • Ngân hàng phát triển: Chủ yếu tập trung huy động vốn trung và dài hạn, đầu tư trực tiếp qua các dự án.
  • Ngân hàng đầu tư: Hoạt động với mục đích đầu tư trung, dài hạn thông qua hình thức đầu tư giấy tờ có giá, hoạt động của các ngân hàng này gắn liền với nghiệp vụ chứng khoán
  • Ngân hàng chính sách: Thường là các ngân hàng 100% vốn nhà nước được lập ra để phục vụ một hoặc một số chính sách của nhà nước.
  • Ngân hàng hợp tác: Còn được gọi là các tổ chức tín dụng hợp tác, được nhiều thành viên tự nguyện lập nên không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì yêu cầu tương trợ lẫn nhau về vốn và về dịch vụ ngân hàng, có nhiều hình thức của loại hình ngân hàng này như: Hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân…
  • LIỆN HỆ:

    SĐT+ZALO: 0935568275

    EMAIL: khotailieu86@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *