Hoàn thiện công tác Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục Thống kê Quảng Nam

Hoàn thiện công tác Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục Thống kê Quảng Nam

Hoàn thiện công tác Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục Thống kê Quảng Nam

. Tính cấp thuyết của đề tài

          Phát triển con người là một trong mục tiêu quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội và đó cũng là phương tiện tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn cả trên toàn thế giới. Trong mỗi tổ chức đều nhận thấy được công tác đào tạo nhân lực là rất quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh của tổ chức. Bên cạnh đó công tác đào tạo nhân lực không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức mà nó còn giúp cho cán bộ viên chức cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới, áp dụng thành công các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật. Nhờ có đào tạo mà cán bộ viên chức tránh được sự đào thải trong quá trình phát triển của tổ chức, xã hội và nó còn góp phần làm thoả mãn nhu cầu phát triển cho cán bộ viên chức.

Thực tiễn hiện nay việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực xã hội ở một số ngành, một số địa phương chưa hiệu quả. Sự liên kết, phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động chưa chặt chẽ, nội dung đào tạo còn nặng về lý luận, tính thực tế chưa cao. Công tác bố trí cán bộ, sử dụng nhân lực chưa phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực công tác và kỹ năng nghề nghiệp… Dẫn đến tình trạng lãng phí trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong thời gian qua. Để từng bước khắc phục những nhược điểm trên, ngành Thống kê đã xây dựng Quy hoạch tổng thể về phát triển nguồn nhân lực của toàn ngành, làm cơ sở để các Cục Thống kê xây dựng Đề án Nhân sự một cách chi tiết, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của đơn vị. Cục Thống kê Quảng Nam với đặc thù là hoạt động trong lĩnh vực thống kê do đó công tác đào tạo nguồn nhân lực là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng, nó là một trong các yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó. Như vậy, vấn đề cấp thiết đối với Cục Thống kê Quảng Nam là nâng cao công tác đào tạo nhân lực. Từ kết quả của việc phân tích công tác đào tạo nhân lực, Cục Thống kê Quảng Nam sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của mình, điểm mạnh, điểm yếu trong công tác đào tạo nhân lực của Cục Thống kê Quảng Nam, từ đó tập trung tốt hơn cho việc hoạch định để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực

     Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực trong tương lai, đồng thời sử dụng nguồn nhân lực một cách tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả, góp phần thực hiện thành công đề án nhân sự của đơn vị giai đoạn 20172019. Góp phần cùng với toàn ngành thực hiện thành công mục tiêu của Đề án đổi mới Hệ thống đồng bộ công tác thống kê giai đoạn 2017 2019 và tầm nhìn 2025. Xuất phát từ tính cấp thiết trên, tác giả quyết định lựa chọn để tài: Hoàn thiện công tác Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục Thống kê Quảng Nam”, để làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình. 

Hoàn thiện công tác Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục Thống kê Quảng Nam
Hoàn thiện công tác Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục Thống kê Quảng Nam

  1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu tổng quát

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo nhân lực tại Cục Thống kê Quảng Nam.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác đào tạo nguồn nhân lực trong đơn vị .

Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực  tại Cục Thống kê Quảng Nam trong những năm qua. Đồng thời chỉ rõ những tồn tại và hạn chế trong công tác đào tạo nguồn nhân tại đơn vị

Đề xuất về định hướng và các giải pháp để hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nhân lực tại đơn vị.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

          3.1. Đối tượng nghiên cứu

  Đề tài tập trung nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực tại đơn vị.

          3.2. Phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi nội dung: Công tác đào tạo nguồn nhân lực.

 Phạm vi về không gian: Cục Thống kê Quảng Nam.

 Phạm vi về thời gian: Số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử dụng từ năm 2017  2019. Giải pháp đến năm 2025.

Hoàn thiện công tác Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục Thống kê Quảng Nam
Hoàn thiện công tác Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục Thống kê Quảng Nam

1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nói đến lĩnh vực về nguồn lực con người, đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức và xã hội. Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác ở chỗ nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố về thiên nhiên, tâm lý kinh tế, xã hội. Nói một cách chi tiết hơn, nguồn nhân lực là các yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội và là tổng thể những con người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động được huy động vào quá trình lao động sản xuất.

Đối với một tổ chức  “Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những cán bộ viên chức làm việc trong tổ chức đó” [4, tr.7]. Bên cạnh đó có khái niệm nhân lực: “Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực, trí lực và tâm lực” [4, tr.7]. Nguồn nhân lực của tổ chức là tất cả các thành viên của tổ chức sử dụng kiến thức, kỹ năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì, phát triển tổ chức.

  • Thể lực: chỉ sức khoẻ của thân thể, nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khoẻ của từng con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và chế độ nghĩ ngơ.. Thể lực con người còn tuỳ thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới tính…
  • Trí lực: là sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách… của từng con ngườ Trong hoạt động, việc khai thác các tiềm năng về thể lực của con người là có giới hạn. Sự khai thác tiềm năng về trí lực của con người còn ở mức mới mẻ, chưa bao giờ cạn kiệt, vì đây là kho tàng còn nhiều bí ẩn của mỗi con người. Nguồn nhân lực là nguồn lực căn bản, các tổ chức biết đào tạo và phát triển tốt nguồn nhân lực là nguồn lực đóng góp rất lớn và quyết định vào sự thành công trong hiện tại cũng như tương lai của tổ chức.
  • Tâm lực: Khi đánh giá chất lượng NNL, ngoài trí lực, thể lực người ta còn đánh giá tâm lực, tức là đánh giá trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và trình độ giao tiếp, ứng xử, phối hợp công tác với đối tác trong quá trình làm việc trong nước và quốc tế.

Đạo đức nghề nghiệp: là ý thức trách nhiệm sẽ quyết định đến kết quả và hiệu quả công tác. Khi người lao động có trách nhiệm cao,  ngoài hoàn thành nhiệm vụ, còn có thể học hỏi kinh nghiệm, tích lũy kiến thức để làm việc tốt hơn. Trách nhiệm còn được thể  hiện ở tính tự chịu trách nhiệm của người lao động. Người chịu trách nhiệm là người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đồng thời nỗ lực hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ. Còn đạo đức nghề nghiệp được biểu hiện phù hợp với quy định, theo từng giai cấp, cơ quan, đơn vị khác nhau. Đạo đức nghề nghiệp phản ánh bản chất của xã hội, nó gắn liền với nhân cách cá nhân của người lao động.

 Ý thức tổ chức và trách nhiệm đối với công việc:Tiêu chí nàyđược thể hiện tinh thần lao động chăm chỉ, có trách nhiệm với công việc, có tác phong công nghiệp, ý thức chấp hành giờ giấc, chấp hành nội quy của cơ quan, đơn vị.Tiêu chí này còn được thể hiện ở thái độ làm việc, không thể thích  làm, có quyền lợi  làm, không có quyền lợi  không làm; bớt xén của công,…

 Tiêu chí văn hóa nghề: là tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng NNL, khả năng, trình độ giao tiếp, cách ứng xử và khả năng phối hợp của người lao động. Đây là tiêu chí quan trọng, có thể giúp người lao động làm việc hiệu quả cao.

Hoàn thiện công tác Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục Thống kê Quảng Nam
Hoàn thiện công tác Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục Thống kê Quảng Nam
1.1.2. Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực

         Quan điểm của tác giả Nguyễn Vân Điềm cho rằng “Đào tạo là quá trình học tập làm cho cán bộ viên chức có thể thực hiện được các chức năng nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ” [4, tr.161]. Với quan điểm này, đào tạo cung cấp cho họ các kiến thức cả lý thuyết lẫn thực hành, là một quá trình học tập, thực hiện các hoạt động học tập giúp cán bộ viên chức để họ có thể thực hiện tốt nhất chức năng nhiệm vụ trong công việc của mình. Ngoài những kiến thức đã có sẵn, đào tạo trong tổ chức bổ sung những gì nhân viên còn thiếu và yếu nhằm hoàn chỉnh kiến thức kỹ năng để họ đáp ứng được tốt yêu cầu của công việc.

         Tác giả Lê Thanh Hà cho rằng: “Đào tạo là một quy trình có hoạch định và có tổ chức nhằm tăng kết quả thực hiện công việc” [6, tr.184]. Với cách hiểu này, việc đào tạo phải được thiết kế sao cho thỏa mãn được nhu cầu đã xác định, có phân công vai trò và trách nhiệm của những người đã tham gia và có xác định mục tiêu rõ ràng.

         Đào tạo trong tổ chức có bốn dạng cơ bản: đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo bổ sung và đào tạo nâng cao.

         Từ những khái niệm, quan điểm trên về đào tạo, có thể hiểu: Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình tác động, dạy và rèn luyện con người thông qua việc tổ chức truyền thụ tri thức và những kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người để gây dựng họ trở thành người có hiểu biết đạt đến một trình độ chuyên môn nghề nghiệp nhất định, có khả năng đảm nhân một sự phân công lao động xã hội trong thời kỳ phát triển kinh tế  xã hội. Đào tạo  là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh.  

         Do đó trong các đơn vị, công tác đào tạo cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch.

Công tác đào tạo tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người lao động cũng nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao động theo hướng đi lên, nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp của họ.

                   Hoạt động học tập nói chung, bao gồm: giáo dục và đào tạo.

         Đào tạo (hay còn được gọi là đào tạo kĩ năng): được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kĩ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.

Bảng 1.1. So sánh giữa đào tạo nguồn nhân lực
 Đào tạoGiáo dục
1.Tập     trungCông việc hiện tạiCông việc tương lai.
2.  Phạm viCá nhânTập thể
3.  Thời gianNgắn hạnDài hạn
4.  Mục đíchKhắc phục sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng hiện tạiChuẩn bị kiến thức cho nghề nghiệp mới trong tương lai

(Nguồn: Giáo trình quản trị nhân lực – ĐH KTQD)

1.1.3. Mục tiêu và vai trò của đào tạo nguồn nhân lực

          Mục tiêu chung của đào tạo nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai.

Xã hội ngày nay thay đổi hơn do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, bùng nổ công nghệ thông tin và nhất là trong lĩnh vực   di động.  Tổ chức muốn phát triển thành công cần phải dựa trên nhiều nguồn lực, song chỉ có nguồn nhân lực  mới là yếu tố quan trọng tạo ra động lực cho sự phát triển.

Trong các doanh nghiệp, đào tạo có vài trò nhất định đối với cả doanh nghiệp và người lao động:

Đối với doanh nghiệp:

 Giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

 Tránh tình trạng quản lý lỗi thời. Các nhà quản trị cần áp dụng các phương pháp quản lý sao cho phù hợp được với những thay đổi về quy trình công nghệ, kỹ thuật và môi trường kinh doanh.

 Giải quyết các vấn đề về tổ chức. Đào tạo và phát triển có thể giúp các nhà quản trị giải quyết các vấn đề về mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân và giữa công đoàn với các nhà quản trị, đề ra các chính sách về quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp có hiệu quả.

 Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới. Nhân viên mới thường gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp, các chương trình định hướng công việc đối với nhân viên mới sẽ giúp họ mau chóng thích ứng với môi trường làm việc mới của doanh nghiệp.

 Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận. Đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết.

Đối với người lao động:

 Tạo ra tính chuyên nghiệp và sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp

 Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khi nhân viên thực hiện công việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn mẫu, hoặc khi nhân viên nhận công việc mới.

 Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ có thể áp dụng thành công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp.

 Đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động. Được trang bị những kỹ năng chuyên môn cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt được nhiều thành tích tốt hơn, muốn được trao những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

 Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ, đó cũng chính là cơ sở để phát huy tính sáng tạo cảu người lao động trong công việc.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

EMAIL: khotailieu86@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *