Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Hội An

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Hội An

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Hội An

1. Tính cấp thiết của đề tài

NSNN được coi là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho sự phát triển nhanh và vền vững. Các cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng. Xuất phát từ thực tiễn về hoạt động KSC NSX có những vấn đề cần đặt ra là:

Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, hoạt động KSC cũng đã có những đổi mới và mang lại những hiệu quả bước đầu quan trọng. Hoạt động KSC NSX qua KBNN đã được thực hiện theo đúng quy định của luật NSNN, tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: về mặt pháp lý, hệ thống các văn bản quản lý chi NSNN còn nhiều bất cập, một số quy định thiếu chặt chẽ, còn nhiều sơ hở dễ bị lợi dụng, thất thoát lãng phí, chưa tạo sự chủ động cho các ĐVSDNS trong sử dụng kinh phí. Bên cạnh đó, việc phân công nhiệm vụ KSC trong hệ thống KBNN còn bất cập, quy trình xử lý hồ sơ, chứng từ còn phức tạp và thông qua nhiều công chức nghiệp vụ, gây ảnh hưởng đến thời gian xử lý theo quy định.

Năm 2017 được coi là năm của nhiều cải cách đổi mới về hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến NSNN. Cụ thể là sự ra đời của luật NSNN năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 – đây là đạo luật quan trọng tạo bước ngoặt trong quản lý NSNN theo hành lang pháp lý mới đầy đủ và đồng bộ hơn. Từ đó, đã đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi hoạt động KSC NSNN nói chung, NSX  qua hệ thống KBNN nói riêng cần phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hơn nữa nhằm nâng cao tính hiệu quả và hiệu lực; đảm bảo cho chính quyền cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.

Ngoài ra, việc thực hiện Đề án “Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của hệ thống KBNN năm 2017. Từ đó đã tạo nên những thay đổi căn bản về cơ cấu theo hướng tinh gọn hơn; quy trình KSC và luân chuyển chứng từ nội bộ thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, thời gian áp dụng tại KBNN Hội An còn ít, đội ngũ công chức trực tiếp làm nghiệp vụ KSC còn nhiều bở ngỡ trong việc tiếp cận quy trình làm việc cũng như vị trí công việc mới, quy trình nghiệp vụ bước đầu triển khai còn một số điểm vướng mắc đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả công việc tại những thời điểm ban đầu triển khai.

Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề đặt ra trên đây, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Hội An, tỉnh Quảng Nam” với mong muốn thông qua lý luận và thực tiễn về cơ chế KSC NSX tại KBNN Hội An, tỉnh Quảng Nam để rút ra một số giải pháp nhằm góp phần củng cố, cải cách, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động KSC NSX qua hệ thống KBNN.

2. Mục tiêu của đề tài

  1. Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động KSC NSX tại KBNN Hội An, làm rõ những kết quả, những hạn chế trong hoạt động KSC NSX tại KBNN Hội An và đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện KSC NSX tại KBNN cấp huyện, góp phần phục vụ công tác quản lý, điều hành việc sử dụng kinh phí NSX trên địa bàn huyện đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả.

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Hội An
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Hội An

 

  1. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động KSC NSX qua hệ thống KBNN;

– Phân tích thực trạng hoạt động KSC NSX tại KBNN Hội An, làm rõ những kết quả, những hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế đó;

– Nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện KSC NSX tại KBNN NSX tại KBNN Hội An.

  1. Câu hỏi nghiên cứu

Từ mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sẽ tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra như sau:

– Hoạt động KSC NSX của KBNN bao gồm những nội dung gì? Tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động KSC NSX qua KBNN?

– Thực trạng hoạt động KSC NSX tại KBNN Hội An trong thời gian qua đã diễn ra như thế nào? Những kết quả đạt được là gì? Những vấn đề hạn chế và nguyên nhân của những vấn đề đó?

– Những khuyến nghị chủ yếu gì cần cho việc hoàn thiện hoạt động KSC NSX tại KBNN Hội An, tỉnh Quảng Nam?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

 Đề tài nghiên cứu thực tiễn của hoạt động KSC NSX cụ thể tại KBNN Hội An. Để nghiên cứu về thực tiễn hoạt động KSC NSX, luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:

+ Số liệu minh họa, dẫn chứng được từ tổng hợp từ các báo cáo năm 2017, 2018, 2019. (Báo cáo thu NSNN, báo cáo chi NSNN, báo cáo tình hình sử dụng dự toán, báo cáo số liệu giải ngân vốn đầu tư, báo cáo số liệu từ chối thanh toán…). Các tư liệu về hoạt động kiểm soát chi NSX qua KBNN đã được đăng tải trên các sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết, kết quả các cuộc điều tra của các tổ chức, các bài viết của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các tài liệu đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng

+ Các báo cáo đánh giá sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động.

+ Các hồ sơ trực tiếp kiểm soát chi NSX gồm: chứng từ, bảng kê chứng từ thanh toán, danh sách đối tượng hưởng, hồ sơ dự án công trình…

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Hội An
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Hội An
3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về nội dung:

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động KSC NSX tại KBNN cấp huyện. KSC ngân sách trung ương, tỉnh, huyện, KSC chương trình Mục tiêu Quốc gia không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn.

Nội dung KSC có thể liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ đề cập đến nội dung KSC liên quan trực tiếp đến KBNN.

– Về không gian:

Nghiên cứu hoạt động về KSC NSX tại KBNN Hội An, tỉnh Quảng Nam.

– Về thời gian:

+ Nghiên cứu thực tiễn hoạt động KSC NSX tại KBNN Hội An giai

1.1.2. Ngân sách xã  trong hệ thống Ngân sách Nhà nước

a. Khái niệm Ngân sách xã

Điều kiện cần và đủ của một cấp ngân sách ở địa phương là cấp hành chính có HĐND và UBND. Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, thì xã là một trong những đơn vị hành chính của Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam [26; tr1]. Từ lý luận về hệ thống NSNN trên đây, thì NSX là một bộ phận trong hệ thống NSNN nước ta hiện nay.

Có thể khái niệm, NSX là toàn bộ các khoản thu chi đã được dự toán và được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, được HĐND xã quyết định nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền cấp xã trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về quản lý KT-XH trên địa bàn.

b. Vị trí của Ngân sách xã  trong Hệ thống Ngân sách Nhà nước

Hệ thống NSNN là một chỉnh thể thống nhất bao gồm 4 cấp ngân sách tương  ứng với 4 cấp chính quyền Nhà nước, các cấp ngân sách có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình quản lý ngân sách. Trong hệ thống NSNN, NSX được coi là ngân sách cấp cơ sở. Chính vì vậy, có thể nói NSX có vị trí rất quan trọng trong hệ thống NSNN. Điều này lý giải trên các góc độ sau:

– Xã là một đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn.

– Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp liên hệ với dân, giải quyết toàn bộ mối quan hệ và lợi ích giữa Nhà nước với nhân dân bằng pháp luật.

– Cơ cấu thu, chi ngân sách cấp xã thể hiện hầu hết các khoản thu, chi của ngân sách địa phương được phân cấp.

– Ngân sách cấp xã vừa là một cấp ngân sách, vừa là một đơn vị dự toán đặc biệt, không có đơn vị dự toán cấp dưới.

c. Vai trò của Ngân sách xã  trong Hệ thống Ngân sách Nhà nước  và trong phát triển KT-XH

NSX có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống NSNN và đóng vai trò hết sức quan trọng đối với chính quyền cấp xã. Cụ thể:

– Là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền cấp xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.

Chính quyền cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển KT-XH. NSX cung cấp các phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước ở cơ sở. Thông qua thu NSX đã tập trung nguồn lực để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình.

– Đảm bảo huy động, quản lý và giám sát một phần vốn của Ngân sách Trung ương hoạt động trên địa bàn địa phương.Việc phân bổ, sử dụng và điều hành NSX phải bảo đảm dựa trên tinh thần tiết kiệm, phù hợp với điều kiện nguồn lực; sử dụng ngân sách đúng mục đích, đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực, đáp ứng tốt mục tiêu hoạt động đã được quy định. Các số liệu thu, chi NSX phải phản ánh theo đúng thực trạng về kinh tế, xã hội; theo đúng mức tiền đã thu nộp hoặc đầu tư và có đầy đủ các cơ sở chứng minh cho mỗi nghiệp vụ thu, chi thực tế phát sinh đó. Khi tính rõ ràng, khách quan, trung thực của NSNN được thực hiện tốt, thì việc công khai NSNN mới có giá trị.

– NSX vững chắc là điều kiện quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, giảm sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị. Chính quyền cấp xã cũng như chính quyền các cấp khác nói chung đều sử dụng các công cụ: pháp luật, kế hoạch, hành chính, tài chính để điều chỉnh các hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu ổn định và phát triển KT-XH. Trong lĩnh vực tài chính thì ngân sách là công cụ tài chính quan trọng nhất. NSX góp phần quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Hệ thống giao thông nông thôn đã được xây dựng mới và nâng cấp thường xuyên, nhờ đó các cụm dân cư được hình thành, tác động đến sự phát triển kinh tế.

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Hội An
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Hội An

1.1.3. Chi Ngân sách xã

a. Khái niệm chi Ngân sách xã

Tại khoản 4, điều 4, Luật NSNN 2015: “Chi NSNN là những khoản chi tiêu do Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm. Chi NSNN thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí bộ máy Nhà nước và thực hiện chức năng chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà nước” [25,tr.12].

Có thể hiểu một cách khái quát nhất về bản chất kinh tế của NSX như sau: Chi NSX là hệ thống các quan hệ phát sinh trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm thực hiện cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý.

b. Đặc điểm chi Ngân sách xã

Là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN nên NSX cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính quyền địa phương, đó là:

– Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật

– Được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định.

– Hoạt động của NSX  luôn gắn chặt với hoạt động của chính quyền Nhà nước cấp xã.

– Các khoản chi NSX mang tính cấp phát không hoàn lại.

– Quản lý NSX nhất thiết phải tuân theo một chu trình chặt chẽ và khoa học. Tuy nhiên, với vị trí là cấp cuối cùng trong hệ thống NSNN, NSX cũng có những đặc điểm riêng, đó là:

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

EMAIL: khotailieu86@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *