Quản lý công tác đánh giá giáo viên mầm non huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi theo chuẩn nghề nghiệp

Quản lý công tác đánh giá giáo viên mầm non huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi theo chuẩn nghề nghiệp

Quản lý công tác đánh giá giáo viên mầm non huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi theo chuẩn nghề nghiệp

1. Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ… của trẻ, chuẩn bị nhữg tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào các bậc học phổ thông. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non rất nặng nề. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên cho bậc học mầm non là nhiệm vụ đặt ra cấp bách trong quá trình đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà. Việc phát triển, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN là yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục hiện nay.

Chuẩn nghề nghiệp GVMN đã được ban hành theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, quyết định này như là kim chỉ nam cho việc đánh giá, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non. Mục đích của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là giúp giáo viên tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; là cơ sở để đánh giá giáo viên mầm non hàng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ nội vụ, phục vụ công tác quản lý, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non. Phát triển nâng cao trình độ GVMN hướng theo chuẩn nghề nghịêp là một giải pháp tích cực trong quá trình phát triển đội ngũ giáo viên.

Trong những năm qua, việc đánh giá giáo viên mầm non tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Bình Sơn nói riêng bên cạnh những hiệu quả nhất định còn có những hạn chế cần phải giải quyết. Tuy việc đánh giá giáo viên mầm non đã được triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Bình Sơn nói riêng nhưng việc tổ chức thực hiện đánh giá xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đánh giá còn chung chung, hiệu quả đánh giá còn hạn chế.

Đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp là cơ sở để đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở các trường đào tạo; giúp giáo viên tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Việc đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi bước đầu đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên còn bộc lộ những bất cập. Xuất phát từ góc độ khoa học, việc nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý thực hiện công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp theo yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục là cần thiết. Vì vậy, tôi chọn vấn đề: “Quản lý công tác đánh giá giáo viên mầm non huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi theo chuẩn nghề nghiệp” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi theo chuẩn nghề nghiệp. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non; nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ .

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

4. Giả thuyết khoa học

Trên cơ sở lý luận, nếu đánh giá đúng thực trạng và đề xuất được những biện pháp quản lý công tác đánh giá với các bước tiến hành logic, chặt chẽ, khoa học dựa trên tình hình thực tế của địa phương thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi theo chuẩn nghề nghiệp.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

5.2. Đánh giá thực trạng quản lý công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý thực hiện công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

– Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý công tác đánh giá GVMN của Phòng GD&ĐT huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi theo CNN.

– Công tác đánh giá GVMN tập trung đáp ứng các yêu cầu cơ sở GDMN trên địa bàn.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

– Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.

– Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

– Phương pháp nghiên cứu.

– Phương pháp tổng kết thực.

– Phương pháp điều tra.

– Phương pháp chuyên gia.

– Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.

– Phương pháp xử lý số liệu.

8. Những đóng góp của luận văn

8.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

8.2. Phân tích thực trạng việc quản lý công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

8.3. Đề xuất các biện pháp quản lý tổ chức thực hiện công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

9. Cấu trúc luận văn

Gồm có 3 phần

Phần 1: Mở đầu

Phần 2: Nội dung nghiên cứu: gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

Chương 2: Thực trạng quản lý công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 3: Các biện pháp quản lý công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Quản lý công tác đánh giá giáo viên mầm non huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi theo chuẩn nghề nghiệp
Quản lý công tác đánh giá giáo viên mầm non huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi theo chuẩn nghề nghiệp

CHƯƠNG 1

CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN MẦM NON THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN MẦM NON THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

1.3.1. Mục đích đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

1.3.2. Nội dung đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

1.3.3. Phương pháp đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

1.4. QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN MẦM NON THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

1.4.1. Xây dựng kế hoạch đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn

1.4.2. Tổ chức thực hiện đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

1.4.3. Chỉ đạo trọng việc đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

1.4.4. Công tác kiểm tra đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

1.4.5. Sử dụng kết quả đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

1.5. NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON HIỆN NAY

1.5.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về việc xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

1.5.2. Yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

1.5.3. Tầm quan trong của việc đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 chúng tôi đã tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu trên cơ sở kế thừa tác giả xây dựng các khái niệm; đánh giá về giáo dục, đánh giá GDMN; một số khái niệm cơ bản, quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; những đổi mới của quản lý GDMN hiện nay; những yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ GDMN theo chuẩn nghề nghiệp; tầm quan trong của việc thực hiện công tác đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp và quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng đội ngũ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ

GIÁO VIÊN MẦM NON THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

Ở HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT

2.2. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ-XÃ HỘI, GIÁO DỤC CỦA HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

2.3. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN MẦM NON THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

2.3.1. Thực hiện mục tiêu của việc đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

2.3.2. Thực hiện nội dung đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

a. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

b. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức

c. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năg sư phạm

2.3.3. Phương pháp đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

2.3.4. Hình thức đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN MẦM NON THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

2.4.1. Xây dựng kế hoạch đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

2.4.2. Tổ chức đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

2.4.3. Chỉ đạo trong việc đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

2.4.4. Công tác kiểm tra đánh giá và sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

2.4.5. Thực trạng nguyên nhân ảnh hưởng quản lý đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN MẦM NON THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua nội dung khảo sát, phân tích đã trình bày, có thể nói, trong thời gian qua, việc quản lý công tác đánh giá GVMN theo CNN đã đạt được những kết quả, những thành tựu nhất định. Điều này đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng toàn diện cho các trường nói riêng và ngành GD&ĐT huyện Bình Sơn nói chung. Đây cũng là yếu tố quan trọng để giúp các HT tự nhận thức, đánh giá bản thân mình để tự rèn luyện nâng cao năng lực của chính mình trong công tác quản lý ở trường MN.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc quản lý công tác đánh giá GVMN theo CNN vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định như đã nêu. Để tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng công tác đánh giá GVMN theo CNN thì việc khắc phục những tồn tại hạn chế này là yêu cầu cấp thiết đề ra với các cấp quản lý, với các HT của các trường MN.

CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN MẦM NON THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở HUYỆN

BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP

3.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN MẦM NON THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

3.2.1. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch là sợi chỉ xuyên suốt trong hoạt động QL, giúp cho các khâu QL đi theo mục tiêu đã định, nhằm nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của GV trường MN trong quản lí công tác đánh giá GVMN theo CNN, giúp cho quá trình QL đánh giá GVMN theo CNN đi vào nề nếp kỷ cương, làm cho mọi thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường nhận thức đầy đủ việc thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch đánh giá là điều kiện bắt buộc đối với mọi nhà trường và các thầy giáo, cô giáo. Vì vậy, cần có tầm nhìn tổng thể, bao quát, định hướng những mục tiêu của nhà trường nói chung và công tác đánh giá GVMN theo CNN nói riêng, từ cơ sở đó chủ động cách thức tổ chức, huy động các nguồn lực về con người, tài chính, vật chất, thời gian, nội dung, hình thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh bổ sung kế hoạch quản lí công tác đánh giá GVMN theo CNN đạt hiệu quả cao.

3.2.2. Cải tiến hình thức đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Đổi mới hình thức đánh giá GVMN theo CNN nhằm lựa chọn và xây dựng hình thức đánh giá thiết thực, đáp ứng nhu cầu quản lý công tác đánh giá GVMN theo CNN và sự đổi mới của GDMN. Khắc phục nội dung, hình thức đánh giá dàn trải, thiếu trọng tâm, mang tính hình thức và chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên.

Đổi mới hình thức cũng như phương pháp đánh giá phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả đánh giá GVMN và các điều kiện thiết yếu phục vụ cho công tác đánh giá GVMN theo CNN.

3.3.3. Tập trung chỉ đạo thực hiện đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Thực hiện công tác chỉ đạo đánh giá GVMN theo CNN, người hiệu trưởng cần thiết kế một chương trình hành động tối ưu có thể QL được và huy động được mọi tiềm năng để thực hiện có hiệu quả cao nhất những mục tiêu cụ thể trong từng hoạt động đánh giá GVMN theo CNN. Phát huy quyền làm chủ của hiệu trưởng trong việc chỉ đạo và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ, đôn đốc, động viên, khuyến khích từng bộ phận, thành viên thực hiện kế hoạch đánh giá GVMN theo CNN một cách đồng bộ, đều đặn đem lại hiệu quả, đồng thời giám sát, điều chỉnh và thúc đẩy hoạt động đánh giá GVMN theo CNN cho đội ngũ GV đạt hiệu quả.

Chỉ đạo hoạt động là làm cho tổ chức hoạt động theo định hướng để đạt được mục tiêu. Hay nói cách khác, công tác chỉ đạo tức là hiện thực hóa kế hoạch chiến lược thành kế hoạch cụ thể trong từng hoạt động đánh giá cho đội ngũ GV.

Đổi mới công tác chỉ đạo thực hiện đánh giá GVMN theo CNN nhằm phát huy nhân lực và huy động nguồn nhân lực cho đánh giá GVMN theo CNN. Đưa công tác đánh giá GVMN theo CNN đúng quy trình, đúng mục tiêu công tác đánh giá GVMN theo CNN. Việc thực hiện theo chỉ đạo công tác đánh giá GVMN theo CNN là triển khai đổi mới các nội dung, hình thức, phương pháp đánh giá GVMN theo CNN.

3.3.4. Đổi mới cách kiểm tra đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Trong công tác quản lý trường Mầm non, kiểm tra vừa là một chức năng quan trọng vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả. Kiểm tra mọi hoạt động của nhà trường sẽ giúp cho hiệu trưởng nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết về tình hình thực tế thực hiện nhiệm vụ năm học, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của giáo viên, phát hiện những lệch lạc, thiếu sót để bổ sung, điều chỉnh, uốn nắn kịp thời nhằm không ngừng hoàn thiện quá trình quản lý và nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường. Mặt khác kiểm tra của hiệu trưởng có tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc, đảm bảo sự ổn định bền vững phát triển đúng hướng của nhà trường.

+ Đưa kiểm tra giúp hiệu trưởng nắm được tình hình thực hiện nhiệm vụ, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên. Kiểm tra chỉ ra cho ta thấy được những mặt mạnh, mặt yếu qua đó uốn nắm, đôn đốc đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch, đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên cụ thể hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp và đạt được mục tiêu GDMN.

+ Làm cơ sở để nhà quản lý phân loại, có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ theo Chuẩn.

3.3.5. Sử dụng kết quả đánh giá giáo viên có mục đích

Như đã đề cập ở Chương 1, một trong những nguyên tắc cơ bản của công tác đánh giá GV phải có mục tiêu, mục đích. Ngoài việc đáp ứng mục tiêu, kết quả đánh giá phải dẫn đến các hoạt động điều chỉnh. Không chỉ điều chỉnh công việc của nhà trường dựa trên kết quả công tác đánh giá GV, mà bản thân công tác đánh giá cũng phải được đánh giá và điều chỉnh kịp thời trong quá trình triển khai.

Do vậy, đánh giá GVMN theo CNN cần đáp ứng mục đích và kết quả đánh giá là cơ sở để điều chỉnh chỉnh kịp thời để công tác đánh giá được thực hiện ngày càng tốt hơn, phát huy tối đa những ưu điểm của nó và mang lại nhiều lợi ích đồng thời giúp GV đáp ứng yêu cầu CNN.

3.3. MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

Trong các biện pháp đề xuất ở trên mỗi biện pháp đều có những biện pháp cụ thể với mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành riêng. Mỗi biện pháp đều có những ưu và nhược điểm nhất định phù hợp với mỗi nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý. Để nâng cao chất lượng quản lý công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Bình Sơn, nhất thiết phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên vì chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, là cơ sở tiền đề cho nhau và đều chung một mục tiêu. Trong 5 biện pháp trên có biện pháp đóng vai trò là tiền đề để thực hiện các biện pháp còn lại, có biện pháp cơ bản và có tính quyết định trong QL công tác đánh giá GVMN theo CNN, có biện pháp đóng vai trò điều kiện trong hệ thống biện pháp và là động lực đốc thúc, kích thích để thực hiện các biện pháp còn lại.

BP 2

BP 1

BP 3

BP 4

BP 5

3.4. KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm

3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý

TTNội dungKhông cần thiết (%)Ít cần thiết (%)Cần thiết (%)Rất cần thiết (%)ĐTBTB
1Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.0.013.426.160.53.471
2Biện pháp 2: Cải tiến hình thức đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.0.016.346.736.93.215
3Biện pháp 3: Tập trung chỉ đạo thực hiện đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.0.012.439.248.43.364
4Biện pháp 4: Đổi mới cách kiểm tra đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.0.011.835.952.33.413
5Biện pháp 5: Sử dụng kết quả đánh giá giáo viên hợp lý.0.016.327.855.93.402
Trung bình3.37

Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp

Qua kết quả khảo sát cho thấy, cả 5 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ cần thiết cao, không có biện pháp nào được đánh giá là không cần thiết. Điểm đánh giá trung bình của cả 5 biện pháp là 3.37. Nội dung có tính cần thiết cao nhất là “Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp”, biện pháp ít cần thiết nhất là “Biện pháp 2: Cải tiến hình thức đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp”.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

TTNội dungKhông cần thiết (%)Ít cần thiết (%)Cần thiết (%)Rất cần thiết (%)ĐTBTB
1Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.2.619.038.240.23.221
2Biện pháp 2: Cải tiến hình thức đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.4.221.632.042.23.183
3Biện pháp 3: Tập trung chỉ đạo thực hiện đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.4.922.935.936.33.104
4Biện pháp 4: Đổi mới cách kiểm tra đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.4.219.635.640.53.192
5Biện pháp 5: Sử dụng kết quả đánh giá giáo viên hợp lý.16.323.940.519.32.685
Trung bình3.07

Biểu đồ 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Qua kết quả khảo sát cho thấy, cả 5 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ khả thi, không có biện pháp nào được đánh giá là không khả thi. Điểm đánh giá trung bình của cả 5 biện pháp là 3.07.

Kết quả khảo sát qua bảng 3.1 và 3.2 cho thấy có độ lệch cao nhất giữa tính cấp thiết và tính khả thi, trị TB của tính cần thiết dao động từ 3.21 đến 3.47 trong đó trị TB của tính khả thi phân giải từ 2.68 đến 3.22. Trong đó, nội dung “Biện pháp 5: Sử dụng kết quả đánh giá giáo viên có mục đích” có tính cần thiết nhưng mức độ khả thi thấp. Trao đổi với các thầy cô CBQL, được biết đây là biện pháp quan trọng, đây là nội dung còn mới, được mong đợi là sẽ giúp ích rất nhiều cho việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động cũng như văn hóa nhà trường. Song, theo ý kiến của các thầy cô CBQL thì một bộ phận khá lớn các thầy cô hiện nay đã lớn tuổi, sức khỏe và sự năng động cũng giảm sút nhiều, việc đáp ứng được những yêu cầu của sự thay đổi là một vấn đề có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hoàn toàn không thể. Trong đội ngũ vẫn có nhiều GV trẻ, năng động, nhiệt tình và sáng tạo. Họ chính là những nhân tố tích cực để thúc đẩy sự thay đổi cho nhà trường trong hiện tại và tương lai gần.

Như vậy, những giải pháp tác giả nêu trên rất phù hợp với tình hình QL công tác đánh giá GVMN theo CNN tại huyện Bình Sơn. Việc đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QL công tác đánh giá GVMN theo CNN là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế và những bất cập hiệu quả QL trước đó, góp phần vào việc nâng cao hiệu quản QL công tác đánh giá GVMN theo CNN. Với kết quả thu được qua phiếu khảo sát chứng tỏ hệ thống các nhóm giải pháp mà tác giả đề xuất là phù hợp và có khả năng thực hiện cao. Tuy nhiên, để nhóm các giải pháp đó thực sự là những cách làm mới có hiệu quả đối với nâng cao hiệu quả QL, cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ quan hữu quan, tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong quá trình thực hiện các nhóm giải pháp. Mặt khác, lãnh đạo nhà trường phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình đội ngũ GV hiện có và điều kiện cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường.

TIỂU KẾTCHƯƠNG 3

Chương 3 của luận văn đã đề cập các nguyên tắc chỉ đạo quá trình nghiên cứu (Đảm bảo tính thực tiễn, tính thừa kế, tính hệ thống đồng bộ, tính khả thi). Các biện pháp đề xuất trong luận văn là phù hợp, cần thiết và mang tính khả thi, nhằm nâng cao chất lượng QL công tác đánh giá GVMN theo CNN trên địa bàn huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi trong giai đoạn 2016-2020.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quản lý công tác đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp ở trường Mầm non là một nội dung quan trọng trong giai đoạn thực hiện những yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay. Người làm công tác quản lý giáo dục cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho việc quản lý công tác này vừa là để đáp ứng yêu cầu xây dựng giáo viên hiện tại vừa là kế sách lâu dài để phát triển chất lượng giáo viên trong tương lai. Với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, nghiên cứu đề tài “Quản lý công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”, tác giả thu được kết quả sau:

Trên cơ sở kế thừa các thành quả nghiên cứu, luận văn đã xây dựng được cơ sở lý luận phục vụ cho đề tài nghiên cứu về các khái niệm. Đặc biệt luận văn phân tích và luận giải đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở trường Mầm non về mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp. Luận văn đã phân tích điểm cốt lõi của quản lý công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, đưa ra những yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục mầm non hiện nay. Cơ sở lý luận trên là cơ sở được làm rõ trong Chương 2 của luận văn.

Luận văn đánh giá khách quan, chân thực của thực trạng QL công tác đánh giá GVMN theo CNN huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, có thể khẳng định: Công tác QL công tác đánh giá GVMN theo CNN đã đạt được một số ưu điểm nhất định về về nội dung cũng mục tiêu đánh giá,… Tuy nhiên, kết quả thực trạng cho thấy công tác QL công tác đánh giá GVMN theo CNN còn nhiều hạn chế về hình thức, phương pháp còn nghèo nàn, kế hoạch đánh giá thiếu khả thi, tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ và chỉ đạo thực hiện còn chưa phát huy các nguồn lực cho công tác đánh giá…

Dựa trên cơ sở lý luận và những hạn chế về mặt thực trạng, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QL công tác đánh giá GVMN theo CNN huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi bao gồm:

Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

Biện pháp 2: Cải tiến hình thức đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

Biện pháp 3: Tập trung chỉ đạo thực hiện đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

Biện pháp 4: Đổi mới cách kiểm tra đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

Biện pháp 5: Sử dụng kết quả đánh giá giáo viên có mục đích.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Nhà nước, Bộ GD&ĐT

Tiếp tục mở rộng các hình thức bồi dưỡng CBQL, GVMN nhằm đổi mới về nhận thức và nâng cao nhận thức về đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá GVMN

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình đào tạo GVMN tại các trường sư phạm giúp mỗi sinh viên rèn luyện tốt những năng lực về nghề nghiệp theo tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp.

2.2. Đối với UBND tỉnh và Sở GD&ĐT

Xây dựng các chế tài nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với việc triển khai bồi dưỡng CBQL, GVMN theo chuẩn nghề nghiệp.

Chỉ đạo các phòng GD&ĐT triển khai đến 100% cơ sở GDMN thực hiện đánh giá xếp loại GVMN theo chuẩn nghề nghiệp một cách chính xác nhằm thúc đẩy, kích thích nỗ lực phấn đấu phát triển tay nghề trong toàn bộ đội ngũ giáo viên.

2.3. Đối với UBND huyện

Các cấp chính quyền coi công tác đánh giá GD, trong đó đánh giá GVMN theo CNN là trách nhiệm mình (giống như công tác phổ cập GD).

Vận động các tổ chức chính trị, các đoàn thể xã hội địa phương thực hiện trách nhiệm của các tổ chức đó đối với công tác đánh giá GVMN theo CNN (trên cơ sở chính sách xã hội hóa GD).

2.4. Với phòng Giáo dục và Đào tạo

Phòng GD-ĐT triển khai đến 100% cơ sở GDMN thực hiện việc đánh giá xếp loại GVMN theo CNN cũng như việc sử dụng kết quả đánh giá xếp loại GV có tác dụng thúc đẩy, kích thích nổ lực phấn đấu phát triển nghề nghiệp của toàn thể đội ngũ.

Đảm bảo các điều kiện để hoạt động bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho CBQL, giáo viên có hiệu quả, chất lượng thực.

Tổ chức nghiên cứu và nâng cao nhận thức về quy định chuẩn nghề nghiệp cho CBQL các cấp, đặc biệt là CBQL các trường mầm non tư thục, các nhóm trẻ gia đình quy mô lớn để thực hiện tốt việc bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

2.5. Với các trường mầm non

Chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình, nội dung đánh giá kịp thời đáp ứng những năng lực nghề nghiệp mà giáo viên của nhà trường còn khiếm khuyết và cần bổ sung. Đặc biệt chú ý bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên các kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội, những văn bản chỉ đạo về phát triển giáo dục của địa phương.

Hiệu trưởng thường xuyên nắm bắt thông tin để đánh giá đúng thực trạng GVMN so với CNN.T

Tiến hành nghiêm túc, công bằng việc đánh giá GV theo CNN. Sử dụng kết quả đánh giá GVMN theo CNN để tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch bổ nhiệm cán bộ, nâng ngạch, chuyển ngạch,

Thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời cho giáo viên nhằm động viên khích lệ giáo viên nỗ lực phấn đấu.

2.6. Với Giáo viên mầm non

Hình thành “Văn hóa là theo chuẩn” trong tập thể giáo viên, sống và làm việc theo chuẩn mực, thể hiện tính chuyên nghiệp ở từng giáo viên.

Thường xuyên nắm bắt thông tin để đánh giá đúng thực trạng của bản thân theo chuẩn nghề nghiệp.

Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Sử dụng kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp để CBQL, giáo viên xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\K30 DA NANG\HUYNH THI DUYEN\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *