Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường Tiểu học huyện Dầu Tiếng

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường Tiểu học huyện Dầu Tiếng

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường Tiểu học huyện Dầu Tiếng

1. Lý do chọn đề tài

Bạo lực học đường là một hiện tượng đang trở thành vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nước trong một vài thập kỷ gần đây, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế đang phát triển thì hiện tượng này càng rõ nét hơn.Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện.Bộ GDDT ban hành Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục; Kế hoạch số 588/KH-BGDĐT ngày 10/ 7/2019 về Phòng ngừa bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông.

Dầu Tiếng là một trong những huyện thị của tỉnh Bình Dương có tốc độ đô thị hóa cao với nhiều khu công nghiệp. Do đó, nhiều nhà trọ mọc lên, mở cửa đón dân nhập cư từ khắp nơi đổ về sinh sống, đã khiến nơi đây thành một mảnh đất ẩn trú và phát sinh nhiều thành phần, nhiều đối tượng phức tạp khác nhau. Trước thực trạng đó, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương, các cấp, ngành trong tỉnh nói chung và huyện Dầu Tiếng nói riêng đã triển khai nhiều hoạt động; trong đó tập trung tuyên truyền, cung cấp cho các em những kiến thức về phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc giáo dục cho học sinh những kỹ năng nhận biết và phòng ngừabạo lực học đường còn là một khoảng trống lớn, do chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục và công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Quyền Trẻ em còn chưa được quan tâm đúng mức. Tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, lãnh đạo các trường thường chỉ tập trung vào các biện pháp và kế hoạch để nâng cao chất lượng về chuyên môn, mà chưa tập trung cao vào công tác quản lý hoạt động phòng ngừabạo lực trong học sinh chưa được chú trọng do những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác (Phòng GD-ĐT huyện Dầu Tiếng, 2019).

Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường Tiểu học huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận, luận vănkhảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Từ đó, đề xuất các biện pháp cho công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương ngày càng tốt hơn.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu:Hoạt động giáo dụcphòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tiểu học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu:Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

4. Giả thuyết khoa học

Hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã được quan tâm. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh còn nhiều hạn chế,Nếu nghiên cứu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinhở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lýhoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường TH.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lýhoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường TH trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đườngcho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

6. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với việc giáo dục hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường ở một số trường tiểu học trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, bao gồm các trường Tiểu học An Lập, Tiểu học Bến Súc, Tiểu học Long Tân, Tiểu học Long Hòa, Tiểu học Định Hiệp, Tiểu học Thanh An, Tiểu học Thanh Tân, Tiểu học Ngô Quyền.

Nghiên cứu thực trạng trong 3 năm gần đây và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tiểu học giai đoạn 2020-2025.

7. Các phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp này dùng để phân tích và tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, phân loại và hệ thống hoá những nội dung lý luận làm cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng ngừa bạo lực cho học sinh ở trường tiểu học từ sách, tạp chí khoa học, công trình nghiên cứu khoa học.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Để đánh giá khách quan về thực trạng quản lý hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở trường tiểu học công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây:

7.2.1. Phương pháp quan sát: Quan sát việc tổ chức các hoạt động GDPN BLHĐ ở trường tiểu họcđể bổ sung tư liệu, thông tin cho vấn đề nghiên cứu.

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến của 4 đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm,học sinh, phụ huynh về nội dung đánh giá thực trạng công tác quản lý và tổ chức các hoạt động GDPNBLHĐ ở trường tiểu học nhằm rút ra những kết luận thực tiễn làm cơ sở đề ra các biện pháp có tính khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDPNBLHĐ ở trường tiểu học hiện nay.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia: Lấy ý kiến của Công an Xã An Lập, cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng và một số cán bộ quản lý THvề công tác tổ chức, quản lý hoạt động GDPNBLHĐ.

7.2.4.Phương pháp thống kê toán học: Nhằm thống kê, phân tích, xử lý số liệu và kết quả nghiên cứu.

8. Cấu trúc của luận văn

Chương 1.Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường TH huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

Chương 2.Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường TH huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

Chương 3.Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường TH huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường Tiểu học huyện Dầu Tiếng
Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường Tiểu học huyện Dầu Tiếng

 

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Cácnghiên cứu ở nước ngoài

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1. Quản lý

1.2.2. Quản lý giáo dục

1.2.3. Bạo lực

Bạo lực là việc sử dụng vũ lực để gây thương tích cho người hoặc tài sản. Bạo lực có thể gây ra đau đớn về thể chất cho người trực tiếp gây ra các hành vi bạo lực cũng như cho những người bị hại. Cá nhân, gia đình, trường học, nơi làm việc, cộng đồng, xã hội, và môi trường – tất cả đều bị tổn thương do bạo lực gây ra.

1.2.4. Bạo lực học đường

Bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực. Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại. Nói cách khác, “Bạo lực học đường là một thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi làm tổn hại đến thể chất, tinh thần và vật chất của người khác dưới những hình thức khác nhau diễn ra trong môi trường học đường”.

1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Quản lý hoạt động GDPNBLHĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể QL tới đối tượng QL nhằm đưa công tác GDPNBLHĐ đạt kết quả mong muốn bằng những cách thức hiệu quả nhất.

Quản lý GDPNBLHĐ trước hết là phải làm cho mọi người hiểu và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác này đồng thời tham gia vào quá trình một cách tích cực, tự giác. Sau đó, người quản lý công tác GDPNBLHĐ phải quản lý cả về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp GD, huy động đồng bộ lực lượng GD trong và ngoài nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ GDPNBLHĐ, bên cạnh việc phát huy yếu tố tích cực, tự giác của học sinh. Có thể nói, quản lý GDPNBLHĐ cho HS là quá trình tác động có định hướng của nhà QLGD tới các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình hoạt động GD nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDPNBLHĐ.

1.3.Hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tiểu học

1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học

1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tiểu học

Mục tiêu của GDPNBLHĐ còn nhằm nâng cao nhận thức của các lực lượng GD trong nhà trường và các lực lượng ngoài xã hội về nạn BLHĐ. Từ nhận thức đầy đủ, mọi người sẽ thấy rõ trách nhiệm cá nhân, chủ động nhận diện, ngăn chặn, phòng ngừa và tích cực tham gia xây dựng nhà trường không có BLHĐ và góp phần mang lại trật tự xã hội.

1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tiểu học

Hoạt độngphòng ngừa bạo lực học đường là hoạt động giáo dục và là quá trình tác động của nhà giáo dục (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên), phụ huynh đến học sinh, giúp học sinh nhận thức rõ về bản chất, nguyên nhân và tác hại của BLHĐ, những biện pháp cần thiết để phòng ngừa hành vi BLHĐ có thể xảy ra ở học sinh. Nội dung hoạt độngphòng ngừa BLHĐ cho học sinh ở các trường tiểu học là một thành tố cơ bản của hoạt động giáo dục, cùng với các thành tố khác góp phần đạt tới mục đích hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường.Hoạt độngphòng ngừa bạo lực học đường bao gồm: (1) Hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường; (2) Hoạt động hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường; (3) Hoạt động can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường.

1.3.4.Phương pháp hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tiểu học

  1. Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân

Phương pháp thuyết phục; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp nêu gương; Phương pháp giảng giải

b.Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và hình thành kinh nghiệm xã hội

Phương pháp giao việc; Phương pháp rèn luyện.

c.Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh

Phương pháp nêu gương, khen thưởng; Phương pháp nhắc nhở phê bình học sinh.

1.3.5. Các hình thức, phương pháp tổ chức GDPNBLHD cho học sinhtiểu học

a.Thông qua các hoạt động chính khóa

b. Thông qua các hoạt động ngoại khóa (NGLL)

c.Thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ

d.Thông qua hình thức tự giáo dục của cá nhân học sinh

e.Thông quatấm gương đạo đức của thầy cô giáo

1.3.6. Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tiểu học

Kiểm tra, đánh giá là việc theo dõi, xem xét sự vận hành của bộ máy tổ chức trong quá trình triển khai kế hoạch có khớp với những dự tính không; phân tích những điều kiện đảm bảo, những khó khăn vướng mắc để điều chỉnh kịp thời.

1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TIỀU HỌC

1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Tất cả các hành vi của chúng ta đều bắt nguồn từ nhận thức , thông thường từ nhận thức sai lầm sẽ dẫn đến hành vi sai lầm. HS có hành vi BLHĐ thì đa phần các em chưa có nhận thức đúng về BLHĐ. Do đó, vai trò giáo dục trong việc thay đổi nhận thức của các em về BLHĐ là rất quan trọng, là “chìa khóa” để thay đổi và uốn nắn hành vi cho HS.

1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Nội dung GD là hệ thống kiến thức toàn diện, là một thành tố của cấu trúc hết sức quan trọng của quá trình GD, cùng với phương pháp nhà giáo dục dẫn dắt HS đến được các mục đích mong muốn. Nó được xây dựng trên cơ sở các mục đích đã được xác lập.

1.4.3. Quản lý các hình thức, giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

a. Quản lý các hoạt động trên lớp

b. Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

1.4.4. Quản lý phương pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Trong công tác quản lý hoạt động GDPNBLHĐ ở nhà trường thường có các phương pháp: phương pháp hành chính – pháp luật, phương pháp giáo dục – tâm lý, phương pháp kích thích. Trong thực tiễn QL không có phương pháp nào là vạn năng, bởi lẽ mỗi phương pháp đều có ưu thế và hạn chế riêng. Việc sử dụng và phối hợp các phương pháp có thành công hay không phụ thuộc vào sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt trong điều kiện cụ thể của từng đơn vị, từng giai đoạn GD và của mỗi nhà quản lý.

1.4.5. Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục

Điều kiện hoạt động GD là một trong những thành tố cấu trúc của quá trình hoạt động GD, nó đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu GD, thay đổi nội dung, cải tiến phương pháp GD, nâng cao hiệu quả của quá trình nhận thức và rèn luyện kỹ năng thực hành của HS.

1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa cho học sinh tiểu học

Đánh giá thực trạng kiểm tra và đánh giá hoạt độngphòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường tiểu học về mục tiêu, nội dung, hình thức, tiêu chí, thang điểm, quy trình kiểm tra và đánh giá;

Xác định mục tiêu kiểm tra và đánh giá hoạt độngphòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường tiểu học tại mỗi trường tiểu học;

1.4.7. Quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục

Ngoài CBQL, GV, NV và các tổ chức Đoàn thể của nhà trường, nhà trường phải có cơ chế phối hợp với Hội cha mẹ học sinh, các lực lượng ngoài xã hội như chính quyền địa phương (UBND xã, phường, Công an, Đoàn Thanh niên…) để mời tham gia cùng nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền GDPNBLHĐ, phối hợp ngăn chặn, can thiệp và xử lý khi BLHĐ xảy ra.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh tại trường tiểu học

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DẦU TIẾNG TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT

2.1.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh tại 08 trường TH trên địa bàn huyện Dầu Tiếng để đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục về BLHĐ phù hợp với điều kiện của các trường tiểu học hiện nay.

2.1.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát

Đối tượng: Cán bộ quản lý, GVCN, PH, HS của 08 trường TH đại diện cho các trường TH trên địa bàn huyện Dầu Tiếng bao gồm: TH An Lập, TH Bến Súc, TH Long Tân, TH Long Hòa, TH Định Hiệp, TH Thanh An, TH Thanh Tân, TH Ngô Quyền.

– Phiếu lấy ý kiến của cán bộ quản lý 16 phiếu

– Phiếu lấy ý kiến của GVCN 144 phiếu

(Mỗi trường18 phiếu)

– Phiếu lấy ý kiến của PH 240 phiếu

(Mỗi trường30 phiếu)

– Phiếu lấy ý kiến của HS 400 phiếu

(Mỗi trường50 phiếu)

2.1.3. Nội dung khảo sát

Đối với học sinh

– Nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về vấn đề bạo lực học đường.

– Ý kiến của học sinh về biện pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trong nhà trường.

Đối với giáo viên chủ nhiệm

– Ý kiến của giáo viên chủ nhiệm về sự hiểu biết về vấn đề bạo lực học đường của học sinh và sự quan tâm giáo dục của GVCN đối với HS.

– Nhận định về thực trạng công tác tổ chức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh của nhà trường hiện nay.

Đối với phụ huynh học sinh

– Ý kiến của phụ huynh học sinh về sự hiểu biết về vấn đề bạo lực học đường của học sinh và mức độ quan tâm giáo dục đạo đức cho con cái.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

Khảo sát bằng phương pháp Anket (điều tra bằng phiếu hỏi).

Ngoài ra chúng tôi sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp tìm hiểu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp trao đổi với các CBQL có kinh nhiệm, và sử dụng phương pháp toán học để thống kê số liệu khảo sát, tổng hợp số liệu.

2.1.5. Thời gian và tiến trình khảo sát

Thực hiện khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tại 08 trường TH vào tháng 05 năm 2020.

2.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI – GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN DẦU TIẾNG TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.2.1. Về điều kiện tự nhiên

2.2.2. Về tình hình kinh tế

2.2.3. Vềtình hình văn hóa-xã hội

2.2.4. Khái quát tình hình giáo dục huyện Dầu Tiếng

a. Mạng lưới trường, lớp, học sinh

Huyện Dầu tiếng có 15/17 trường TH được Ủy ban nhân dân (UBND) huyện đầu tư xây dựng trường lầu hóa kiên cố (tỉ lệ 83 %); trường TH đạt chuẩn quốc gia 16/17 (tỉ lệ 94%).

b. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

* Số lượng:Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuộc huyện Dầu Tiếnglà 1619trong đó CBQL: 102 ; GV 1.386; NV: 131

c. Chất lượng hoạt động giáo dục

Đến cuối năm học 2019-2020, chất lượng bậc tiểu học đã có bước phát triển khá ổn định, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 97,9%, số lượng học sinh chưa hoàn thành các môn học 2,1%. Số lượng học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%.

2.3. THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.3.1. Thực trạng bạo lực học đường

Bạo lực học đường giữa HS với HS ở nhiều hình thức, mức độ khác nhau diễn ra khá thường xuyên trong các trường TH trên địa bàn huyện Dầu Tiếng hiện nay. Điều này đã được 50,5% CBQL, GV, Tổng phụ trách Đội TN, GVCN và Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh thuộc 8 trường TH tham gia khảo sát được hỏi ý kiến khẳng định như vậy; trong đó có 11,5 % ý kiến cho rằng mức độ rất phổ biến và 39% cho rằng ở mức độ phổ biến. Ngoài ra, có 43,5% người tham gia khảo sát nhận định rằng đây là một hiện tượng có thật nhưng ít phổ biến và không có ý kiến nào cho rằng BLHĐ không hề xảy ra ở các trường TH hiện nay.

2.3.2 Nguyên nhân của các vụ BLHĐ

Các vụ việc BLHĐ của HS trên địa bàn huyện Dầu Tiếng xảy ra hầu như đều xuất phát từ những lý do rất đơn giản: đùa giỡn quá mức với bạn (ném sách và tập của bạn ra cửa, chửi bạn, thách thức) làm phát sinh mâu thuẫn dẫn đến gây gổ đánh nhau; sự va chạm nhỏ trong nhà vệ sinh, một câu nói đùa vô tình hoặc trêu chọc bạn bằng những biệt danh mang tính xúc phạm; mâu thuẫn trên game; những hiểu nhầm do nhắn tin nhầm số; nghiện game nên trấn lột tiền của bạn để chơi hoặc các em bị các đối tượng bên ngoài khống chế yêu cầu phải trấn lột…

2.3.3. Hậu quả của các vụ BLHĐ

Hậu quả trực tiếp của các vụ việc BLHĐ là đã ảnh hưởng đến thể chất và gây tổn hại về sức khỏe và tinh thần của HS: nhẹ thì trầy xước, chấn thương phần mềm; nặng hơn thì bị các thương tích khác như gãy chân, gãy tay, thậm chí gây nên tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học. Còn đối với những em gây ra các hành vi BLHĐ, nhẹ thì bị đình chỉ học tập có thời hạn, nặng thì buộc thôi học, thậm chí vướng vòng lao lý.

2.4. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.4.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS, PH về tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tiểu học

a. Nhận thức của HS về vấn đề BLHĐ

Phần lớn HS khi phát sinh mâu thuẫn với bạn bè và người khác thì các em thường phân vân chưa biết cách giải quyết vấn đề để tự hòa giải (81,75% ý kiến không biết) hoặc ngần ngại khi nhờ người khác hòa giải giúp (73,75% ý kiến không biết). Tất cả những con số này cho thấy khi gặp mâu thuẫn HS chưa có kỹ năng hòa giải, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn bằng lời nói. Chính điều này dẫn đến thực trạng bạo lực học đường ngày càng tăng lên.

b. Nhận thức của phụ huynh về vấn đề BLHĐ

Phần lớn PH đều đã có nhận thức đầy đủ về hậu quả do BLHĐ gây ra. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận PH chưa thật sự quan tâm đến vấn đề BLHĐ qua ý kiến cho rằng BLHĐ không gây ra hậu quả gì (6%).

2.4.2. Thực trạng các hoạt động của nhà trường đối với việc giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh

Nhìn chung, các hình thức giáo dục chưa được các trường đưa vào áp dụng một cách đồng bộ và phong phú, có nhiều hình thức GV và HS cho là có hiệu quả cao nhưng do điều kiện nhà trường: cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian…nên chưa được đưa vào tổ chức giáo dục trong nhà trường.

Hạn chế nữa là trong thực tế, công tác GDPNBLHĐ cho HS vẫn chưa được các trường TH chú trọng thực hiện chu đáo, duy trì đều đặn trong suốt năm học và có hệ thống. Việc xây dựng kế hoạch và kiểm tra công tác quản lý phòng ngừa BLHĐ tuy đã có triển khai nhưng chưa thật sự đầy đủ, kịp thời và đúng mức.

2.4.3. Thực trạng các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tiểu học

Hiện nay tại các trường TH trên địa bàn huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương đội ngũ tham gia giáo dục phòng ngừa BLHĐ thường là Tổng phụ trách Đội tham gia GDPNBLHĐ theo chương trình hoạt động của Đội và còn là đội ngũ GVCN tham gia trong chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, sinh hoạt lớp đầu giờ và cuối tuần.

Đặc biệt, hiện nay hầu hết các trường chưa có cán bộ phụ trách về công tác này. Đây là vấn đề mà các nhà quản lý giáo dục cần quan tâm.

2.5. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.5.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, kế hoạch hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh

Có 14/14 CBQL đồng ý rằng hiện nay công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường của nhà trường vẫn chỉ mang tính hình thức, chưa có chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động rõ ràng, các hoạt động chỉ mang tính thời vụ,…Như vậy để thực hiện được mục tiêu đề ra là rất khó thực hiện đối với các nhà quản lý tại các trường tiểu học huỵên Dầu Tiếng.

2.5.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh

2.5.3. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh

Trong công tác quản lý, các trường đã thực hiện nhiều hoạt động khác nhau để hạn chế BLHĐ như tổ chức nhà trường nhằm duy trì trật tự đối với HS; phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS; kịp thời phối hợp với từng gia đình HS , khi xảy ra trường hợp các em đánh nhau thì mời PH đến trường để bàn biện pháp giải quyết phù hợp…Nhìn chung việc quản lý phương pháp, hình thức GDPNBLHĐ cho HS còn đơn điệu.

2.5.4. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh

Qua khảo sát, chúng tôi còn thấy cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDPNBLHĐ còn rất hạn chế: tài liệu, sách báo thiếu thốn; tại các trường chưa có phòng riêng cho tổ tư vấn tâm lý cho học sinh hoạt động.

2.5.5. Thực trạng quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh

Qua khảo nghiệm tại các trường cho thấy đa số các trường có xây dựng cơ chế phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong kế hoạch từ đầu năm học nhưng công tác phối hợp diễn ra ít hiệu quả và chưa chặt chẽ.

2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN DẦU TIẾNG,

TỈNH BÌNH DƯƠNG

3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

3.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌCHUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho Cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng trong hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường

– Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống nhà trường và truyền thống địa phương cho HS.

– Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật như tham gia giao thông an toàn, chống các tệ nạn xã hội đang tác động xấu đến chất lượng đạo đức HS.

– Thường xuyên phổ biến đến các em HS những quy định pháp luật của Nhà nước về xử lý các hành vi bạo lực, xâm phạm thân thể và nhân phẩm của người khác.

3.2.2. Thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong nhà trường

  • Đổi mới nội dung

Hiệu trưởng tăng cường chỉ đạo các tổ/khối chuyên môn nhà trường thực hiện nghiêm túc, linh hoạt sáng tạo chương trình, kế hoạch GD nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động GD về phòng ngừa BLHĐ, cụ thể:

  • Thực hiện tích hợp một số nội dung các môn học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT

CBLQ thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội dung dạy học lồng ghép tích hợp GDPNBLHĐ cho HS (thể hiện trong, kế hoạch giảng dạy, sổnhận xét,, sổ dự giờ của GV) để kịp thời tư vấn, chấn chỉnh.

Hiệu trưởng nên đưa việc đánh giá GV thực hiện việc dạy lồng ghép giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS vào tiêu chí đánh giá thi đua của GV cuối học kỳ và cuối năm học.

  • Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá

Hiệu trưởng cần chỉ đạo GV phải thường xuyên đổi mới PPDH; cần thay đổi vai trò của GV chuyển từ giảng giải, truyền thụ kiến thức sang tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, học cá nhân, học theo nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ HS tự học từng bước thông qua các hoạt động. Đồng thời hoạt động học của HS được thay đổi, HS không ngồi nghe GV giảng bài một chiều như trước đây mà dựa trên kiến thức để trao đổi, phối hợp, hợp tác trong nhóm, trong lớp để lĩnh hội kiến thức mới, rèn kỹ năng hình thành năng lực, phẩm chất. HS được rèn luyện nhiều hơn về các kỹ năng nghe, nói, giao tiếp…

Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực học sinh

Hiệu trưởng cần triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng “mở” nhằm phát huy tính tích cực chủ động, tự học, phát triển năng lực HS. “Mở” về không gian, thời gian; tổ chức hoạt động GD theo hướng đa dạng phong phú, không chỉ học trên lớp mà còn ngoài lớp học: HS được học kiến thức qua sách vở, qua các hoạt động thực tiễn, qua các việc làm cụ thể; “mở” về đối tượng tham gia hoạt động GD: có nhiều đối tượng tham gia vào hoạt động GD, không chỉ là CB, GV đảm nhận các hoạt động trong nhà trường mà cần tổ chức để PH, cán bộ Tư pháp, công an…tại địa phương, cộng đồng có điều kiện cùng tham gia các hoạt động GD.

3.2.3. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS phù hợp với điều kiện nhà trường

+ Bồi dưỡng phát huy vai trò tích cực, chủ động của HS trong tất cả các khâu hoạt động, tổ chức cho HS tham gia vào khâu đóng góp ý tưởng sáng tạo và làm phong phú các phương pháp và hình thức tổ chức.

+ Cần phát huy nội lực và phối hợp với các lượng lực trong và ngoài nhà trường, có “kịch bản” tổng thể và chi tiết đối với các hoạt động…

+ Cần thường xuyên tổ chức các phiếu thăm dò về hình thức hoạt động để luôn đổi mới, mang tính hấp dẫn, đảm bảo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

*Tổ chức ngoại khoá giáo dục kỹ năng sống cho HS

Tổ chức ngoại khoá giáo dục KNS cho HS nhằm trang bị cho các em những hiểu biết và cách xử lý một số tình huống khó khăn trong việc giải quyết các mâu thuẫn giữa bạn bè, từ đó góp phần hạn chế BLHĐ.

*Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chức đoàn thể phối hợp với GVCN tổ chức các hoạt động TNST dưới nhiều hình thức khác nhau như: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, sinh hoạt tập thể, sân khấu hoá (thơ, kịch, hát, tiểu phẩm…), thể dục thể thao…

3.2.4.Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh

– Kế hoạch hóa nội dung công tác đổi mới hoạt động phòng ngừa BLHĐ ở đơn vị để GV có cơ sở và sự định hướng đúng đắn và phù hợp khi xây dựng kế hoạch cá nhân.

– Quản lý việc xây dựng kế hoạch thời gian hợp lí cho GV thực hiện tốt công tác phòng ngừa BLHĐ tại đơn vị.

* Phát động GV viết sáng kiến kinh nghiệm về phòng ngừa BLHĐ.

* Có chính sách động viên kịp thời để khuyến khích, tạo động lực cho GV trong giảng dạy và đổi mới phòng ngừa BLHĐ.

3.2.5. Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình và xã hội trong công tác phối hợp GDPNBLHD cho HS

Hiệu trưởng xây dựng quy chế phối hợp các lực lượng giáo dục. Trong quy chế này thể hiện rõ vai trò phối hợp của các bên tham gia: nhà trường – gia đình – địa phương.

Hiệu trưởng cần chú trọng việc trang bị thêm cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác phối hợp như: số điện thoại, thùng thư góp ý, sổ liên lạc, tin nhắn điện tử…, đồng thời tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện việc phối hợp nhằm rút ra những ưu điểm, những hạn chế, tồn tại để có hướng rút kinh nghiệm.

3.2.6. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho công tác quản lý GDPNBLHĐ cho HS

Cần đầu tư xây dựng Website của nhà trường và cử cán bộ phụ trách để tạo điều kiện cho HS tham gia trên chuyên mục diễn đàn của trường hoặc trao đổi về chủ đề BLHĐ.

Hiệu trưởng cần đảm đảo kinh phí cho việc triển khai tổ chức GDPNBLHĐ.

Hiệu trưởng cũng cần phải tham mưu đối với ngành GD&ĐT các cấp, tổ chức tạo điều kiện cho CB, GV đi tham quan học tập các tỉnh thành khác về công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ để từ đó rút ra những kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ của bản thân.

Tổ chức mời chuyên gia tâm lý học đường, để tuyên truyền, triển khai các hoạt động vui tươi bổ ích, giúp em nhận ra được những việc cần làm và không nên làm.

3.2.7. Đổi mới kiểm tra – đánh giá hoạt động phòng ngừa BLHĐ trong giáo dục học sinh

* Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động phòng ngừa BLHĐ của GV.

*Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động phòng ngừa BLHĐ của HS.

*Động viên, khen thưởng các GV và tập thể lớp HS thực hiện tốt công tác phòng ngừa BLHĐ

Tạo quỹ khen thưởng vật chất cũng như tinh thần cho các GV và tập thể lớp HS thực hiện tốt công tác phòng ngừa BLHĐ.

Gắn các nội dung phòng ngừa bạo lực học đường và tệ nạn xã hội với các tiêu chí bình xét thi đua của cán bộ, giáo viên

Hình thức: Có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá, có thể là kiểm tra đột xuất, định kỳ theo kế hoạch.

Nguyên tắc: Đảm bảo tính kế hoạch; Đảm bảo tính hiệu quả ; Đảm bảo tính khách quan; Đảm bảo tính giáo dục.

3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP

Các biện pháp nêu trên có sự kết hợp chặt chẽ, biện chứng với nhau.Mỗi biện pháp có thế mạnh riêng, vậy không nên coi nhẹ biện pháp nào. Mỗi biện pháp là một mắt xích quan trọng, biện pháp này là cơ sở, tiền đề cho biện pháp kia và ngược lại. Các biện pháp trên phải được thực hiện một cách đồng bộ, khoa học, có sự ràng buộc, gắn kết mật thiết với nhau, tạo điều kiện hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý.

3.4. KHẢO NGHIỆM VỀ TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Như vậy, những biện pháp quản lý hoạt động GDPNBLHĐ cho HS chúng tôi đề xuất được đa số CBQL và GV tham gia trưng cầu ý kiến đều tán thành và cho rằng cấp thiết và có tính khả thi.Việc thực hiện các nhóm biện pháp trên một cách đồng bộ sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lýGDPNBLHĐ, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo trong nhà trường tiểu học.

Sự thành công khi sử dụng các biện pháp ở mức độ nào là tùy thuộc vào năng lực thực tiễn, kinh nghiệm và nghệ thuật lãnh đạo của CBQL trong quá trình thực hiện các biện pháp đã nêu.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

  1. KẾT LUẬN

Quản lý hoạt động phòng ngừa BLHĐ cho HS là một bộ phận quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, góp phần quan trọng trong việc xây dựng “nhà trường thân thiện”, tạo một môi trường học tập an toàn, lành mạnh cho các em HS. Mục tiêu của quản lý hoạt động phòng ngừa BLHĐ là nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các lực lượng giáo dục hoạt động phòng ngừa BLHĐ trong và ngoài xã hội nhằm xã hội hóa công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Nội dung của quản lý hoạt động phòng ngừa BLHĐ là hướng các em từ đối tượng của quản lý phòng ngừa BLHĐ trở thành là chủ của công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Muốn làm được điều đó, trước hết các cấp các ngành, các đoàn thể chính trị – xã hội, nhà trường, mỗi gia đình cùng chung tay, chung sức, đồng lòng với trách nhiệm “Vì tương lai con em chúng ta”.

Những biện pháp mà luận văn đề cập là những vấn đề tương đối dễ dàng thực hiện được. Đây không phải là khuôn mẫu cứng nhắc và cũng không yêu cầu áp dụng một các rập khuôn và giáo điều. Những kết quả nghiên cứu của luận văn khi triển khai và ứng dụng, không có gì là khó khăn và hoàn toàn phát huy được những tác dụng tích cực.

2. KHUYẾN NGHỊ

– Đối với Phòng GD&ĐT Huyện Dầu Tiếng

– Đối với Ban giám hiệu nhà trường

– Đối với Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn

– Đối với phụ huynh học sinh

– Đối với chính quyền, công an địa phương

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\THAY HOANG DHSP\K38BD_LUAN VAN SAU BAO VE\BINH DUONG ĐÃ SỬA IN\20. NGUYEN TIEN VUONG\TOM TAT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *