Phòng ngừa tội phạm của công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ

Phòng ngừa tội phạm của công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ

Phòng ngừa tội phạm của công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ba Tơ là huyện miền núi nằm về phía tây nam tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm của tỉnh 60 km, có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng của tỉnh, phía đông giáp với huyện Nghĩa Hành và huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi; phía tây giáp với huyện K’Bang, Gia Lai; phía nam giáp với huyện An Lão, tỉnh Bình Định,  phía bắc giáp với huyện Kom PLong, tỉnh Kon Tum;  Diện tích tự nhiên toàn huyện là 113.669,52 ha; địa giới hành chính chia làm 19 xã và 01 thị trấn, trong đó có 12 xã trọng điểm về an ninh trật tự; 05 xã và 01 thị trấn được Chính phủ công nhận là xã, thị trấn “An toàn khu”. Ba Tơ còn là huyện có truyền thống cách mạng, nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa “Du kích Ba Tơ” thời kỳ chống chế độ thực dân Pháp 11/3/1945, là đội quân tiền thân của lực lượng vũ trang Quân khu năm và cũng là huyện vinh dự hai lần đạt danh hiệu Anh hùng.

Với đặc điểm diện tích rừng tự nhiên chiếm hơn 80% diện tích toàn huyện, địa hình huyện Ba Tơ chủ yếu là đồi núi, thung lũng và vực sông xen kẽ; có tuyến Quốc lộ 24 chạy ngang qua 08 xã, thị trấn nối liền với các tỉnh Tây Nguyên, Quốc lộ 24B nối liền với huyện Sơn Hà, tỉnh lộ 625 nối liền với huyện Minh Long. rất thuận tiện cho việc thông thương, giao lưu, buôn bán, phát triển kinh tế. Dân số toàn huyện có 15.544 hộ, 55.662 khẩu, trong đó: nam có 28.125 người, nữ có 27.537 người (tính đến  tháng 4/2015) (nghị quyết huyện); mật độ dân số thấp, một người trên 2,1 ha; gồm có các dân tộc H’re, Kinh, Bana, Chăm, Gia Rai, Hoa, Ka Dong, Kor, Mường, Nùng, Ra Glai, Thái, Tày, Xơ-đăng, Ê đê; chủ yếu là dân tộc H’re chiếm 80%, phân bố trên toàn địa bàn huyện và dân tộc Kinh chiếm 15% phân bố chủ yếu ở thị trấn Ba Tơ, xã Ba Vì, Ba Động. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và nhà nước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên đáng kể tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người còn thấp 18,5 triệu đồng/người/năm (nghi quyết huyện 2015).

Trong những năm qua hoạt động tội phạm diễn biến phức tạp nhất là tội phạm liên quan đến hoạt động gây rối trật tự công cộng; cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, trộm cắp tài sản, hủy hoại rừng…, đã và đang tác động xấu đến công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn; trong khi đó, lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ đảm bảo ANTT, đặc biệt là Công an xã còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, các ban, ngành, hội đoàn thể chưa thật sự coi trọng công tác phối hợp, còn có tư tưởng coi công tác bảo vệ ANTT là công việc của công an, nguồn lực chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn gây khó khăn cho công tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn TTATXH trên địa bàn huyện.

Để đảm bảo cho công an xã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, Đảng và Nhà nước ta đã luôn chăm lo, xây dựng và phát triển công an xã để lực lượng này đủ năng lực làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ ANTQ, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở. Ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công. Ngày 22/11/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành sắc lệnh số 63/SL “Về tổ chức HĐND và UBND” trong đó qui định: “Công việc trị an ở cấp xã do một ủy viên trong Ủy ban kháng chiến kiêm hành chính cấp xã phụ trách”, ngày 10/10/1950, Bộ nội vụ ban hành Nghị định số 438 NV/NgĐ, trong đó qui định: “Thành lập tại mỗi xã trong toàn quốc một ban công an xã” để giữ gìn ANTT trong xã. Ban công an xã nằm trong hệ thống tổ chức Việt Nam công an vụ, đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của ủy ban kháng chiến kiêm hành chính xã, dưới quyền điều khiển chuyên môn của Ty công an và Quận công an. Đó là những văn bản pháp lý đầu tiên, đặt nền móng cho việc xây dựng tổ chức và hoạt động của công an xã. Từ đó đến nay mỗi giai đoạn tiếp theo, các cơ quan chức năng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản qui định và hướng dẫn thực hiện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức hoạt động của công an xã như: Luật Công an nhân dân; Pháp lệnh Công an xã và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Năm 2014, Quốc hội ban hành Luật CAND, theo qui định tại Điều 4 Luật CAND qui định: “Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, đảm bảo TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Công an nhân dân gồm lực lượng An ninh nhân dân, lực lượng cảnh sát nhân dân và công an xã.”

Theo qui định tại điểm d, khoản 1, điều 16 Luật CAND qui định: Hệ thống tổ chức của CAND gồm có: “Công an xã, phường, thị trấn.”; Khoản 3 điều 16 Luật CAND qui định. “Công an xã là lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, đảm bảo ANTT, ATXH ở cơ sở”

Từ những qui định trên của pháp luật cho thấy Công an xã được qui định trong văn bản pháp luật. Điều đó khẳng định vị trí vai trò tầm quan trọng của công an xã trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng ngừa tình hình tội phạm ở địa bàn cơ sở.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng công an xã đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm nòng cốt trên mặt trận bảo vệ ANTT, ATXH ở cơ sở, góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Nhiều tấm gương công an xã anh dũng hy sinh xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, trật tự ở địa bàn công an xã đảm nhiệm.

Thực tế tại địa bàn huyện Ba Tơ nhiều năm qua cho thấy, Công an xã phải đối mặt với các loại tội phạm xảy ra như: gây rối trật tự công cộng; cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, trộm cắp tài sản, hủy hoại rừng…Lực lượng này là một trong các chủ thể có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa tình hình tội phạm. Công an xã cũng có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn xã. Ngoài ra Công an xã còn tham mưu UBND xã quản lý các đối tượng chấp hành xong án phạt tù hoặc được đặc xá đồng thời tham mưu giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện hiệm vụ về giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân và án treo… tất cả các nhiệm vụ, quyền hạn trên của Công an xã đều nhằm mục đích phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn xã.

Như vậy, thực tế này cần phải được khái quát hóa trên cơ sở của khoa học về phòng ngừa tội phạm, tức là tội phạm học, cái cho đến nay ở nước ta đã đến lúc phải được phát triển thêm một bước, phát triển theo chiều sâu, tạo tiền đề cho việc chuyên môn hóa, đặc biệt là vấn đề phòng ngừa tội phạm. Vì vậy đề tài “Phòng ngừa tội phạm của công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi” đã được lựa chọn nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ tiêu nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ thực trạng hoạt động của lực lượng Công an xã trong công tác phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện Ba Tơ từ năm 2010 đến năm 2015, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đựợc mục tiêu trên, đề tài cần đi sâu nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

– Mục đích nghiên cứu của đề tài được xác định là hoàn chỉnh hóa và cụ thể hóa hoạt động phòng ngừa tội phạm của lực lượng Công an xã trên cơ sở thực tiễn ở địa bàn huyện Ba Tơ từ năm 2010 đến năm 2015.

– Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: Để đạt đựợc mục đích trên, đề tài cần đi sâu nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phòng ngừa tình hình tội phạm, áp dụng cho hoạt động phòng ngừa tội phạm của công an xã, một lực lượng chỉ được làm những gì mà Luật quy định;

+ Nghiên cứu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Ba Tơ, giai đoạn từ 2010 đến 2015 và xác định các nguyên nhân, điều kiện của hiện tượng tiêu cực này;

+ Khảo sát thực tế hoạt động của Công an xã trong công tác phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện Ba Tơ giai đoạn 2010 đến 2015;

+ Dự báo tình hình tội phạm trên địa bàn huyện và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về những nhiệm vụ cụ thể của Công an xã trong phạm vi phòng ngừa tội phạm.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này vẫn phải là mối quan hệ phụ thuộc giữa tình hình tội phạm trên địa bàn cấp xã thuộc huyện Ba Tơ và các hiện tượng,  quá trình kinh tế – xã hội khác.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về nội dung, đề tài được thực hiện dưới góc độ tội phạm học thuộc chuyên ngành “Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm”;

+ Phạm vi về thời gian, đề tài sử dụng số liệu thực tế từ năm 2010 đến năm 2015, gồm số liệu thống kê của Tòa án và 100 bản án hình sự sơ thẩm;

+ Phạm vi về không gian, đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam; pháp luật của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản chỉ đạo của Bộ Công an về đấu tranh phòng, chống tội phạm;

5.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:  Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp tổng kết thực tiễn;  Phương pháp nghiên cứu điển hình; Phương pháp thống kê, so sánh;  Phương pháp kế thừa, lịch sử, hệ thống…

* Điểm mới của luận văn

– Lần đầu tiên lý luận về hoạt động của lực lượng Công an xã trong phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện Ba Tơ được nghiên cứu một cách có hệ thống và sâu sắc. Đồng thời làm rõ được nguyên nhân của những tồn tại thiếu sót trong hoạt động phòng ngừa tội phạm của Công an xã của huyện Ba Tơ thời gian qua;

– Những giải pháp, kiến nghị đưa ra có tính khả thi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện Ba Tơ trong thời gian tới

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ, hoàn thiện lý luận về hoạt động phòng ngừa phòng ngừa tội phạm trong tình hình hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Công an xã trong phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện Ba Tơ.

Kết quả nghiên cứu có thể bổ sung vào nguồn tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy trong các Học viện và nhà trường về công tác phòng ngừa tội phạm của lực lượng Công an xã.

7. Cơ trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành 3 chương gồm:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm của Công an xã trên địa bàn huyện

Chương 2: Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm của Công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Chương 3: Tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm của Công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỦA CÔNG AN XÃ

1.1. Khái niệm, ý nghĩa phòng ngừa tình hình tội phạm của công an xã

1.1.1. Khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm của công an xã.

Trong nghiên cứu khoa học, khái niệm-thuật ngữ là một bộ phận rất quan trọng, nó hàm chứa nhiều nội dung có quan hệ gắn bó với nhau, và rất cần phải được giải thích. Nội dung khoa học hàm chứa trong khái niệm: “phòng ngừa tình hình tội phạm của công an xã trên địa bàn huyện” là rất lớn, song trong khuôn khổ đề tài người viết xin chỉ đề cập đến ba nội dung chính. Đó là công an xã với chức năng nhiệm vụ của mình, tình hình tội phạm và phòng ngừa tình hình tội phạm của công an xã trên địa bàn huyện.

1.1.1.1. Công an xã ở Việt Nam

Công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.

1.1.1.2. Tình hình tội phạm và phòng ngừa tình hình tội phạm của công an xã

Tình hình tội phạm với những bản chất và thuộc tính của nó, tức là với quy luật của sự phạm tội mới là cái quy định đối với nội dung và các biện pháp phòng ngừa, trong đó có những nội dung và biện pháp riêng biệt do công an xã đảm nhiệm, tạo thành khái niệm “phòng ngừa tình hình tội phạm của công an xã trên địa bàn huyện”.  Vì thế, “phòng ngừa tình hình tội phạm của công an xã trên địa bàn huyện” bị quy định bởi nội dung, biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và đặc biệt là những nội dung và biện pháp đã được quy định trong các văn bản pháp luật riêng cho chức danh “Công an xã”. Từ đó cho thấy, vì mục đích tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm của Công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, thì việc nghiên cứu của đề tài này không thể thoát ly được THTP trên địa bàn huyện Ba Tơ trong những năm qua, cái giữ vai trò là cơ sở thực tế cho việc thiết lập nội dung và biện pháp phòng ngừa THTP nói chung, đã được xác định là Ngăn chặn và Đẩy lùi tội phạm.

1.1.1.3. Định nghĩa khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm của công an xã

Khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm của công an xã được hiểu là hoạt động thực hiện pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền nhằm ngăn chặn tội phạm (ngăn chặn tội phạm tiềm năng, ngăn chặn tội phạm đang xẩy ra, ngăn chặn tái phạm) cũng như góp phần đẩy lùi tội phạm trên địa bàn phụ trách.

1.1.2. Ý Nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm của công an xã

 Từ điển Tiếng Việt 2010 của Viện Ngôn ngữ học có giải thích: “Ý nghĩa là giá trị, tác dụng”.  Còn điển triết học thì có giải thích về giá trị.

Như vậy, trong Luận văn này, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm của công an xã cũng được đề cập theo chỉ dẫn trên, tức là xem xét giá trị và tác dụng của phòng ngừa trên hai phương diện lý luận và thực tế trong phạm vi của  chuyên ngành nghiên cứu, tức là tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.

1.1.2.1. Ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm của công an xã xét về mặt lý luận

1.1.2.2. Ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm của công an xã xét về mặt thực tế

1.2. Mục đích, các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội phạm của công an xã

1.2.1. Mục đích phòng ngừa tình hình tội phạm của công an xã.

Công an xã là lực lượng góp phần quan trọng trong công tác phòng ngừa tình hình tội phạm nên mục đích phòng ngừa tình hình tội phạm của công an xã cũng không nằm ngoài mục đích phòng ngừa chung của hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm. Đây là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp, tuy nhiên từ những khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Đảng ta và từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng sẽ đấu tranh thắng lợi với các loại tội phạm và loại trừ nó ra khỏi đời sống xã hội trong tương lai.

1.2.2. Nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội phạm của Công an xã

Nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội phạm của Công an xã không nằm ngoài nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an xã là tư tưởng, quan điểm chỉ đạo, chi phối toàn bộ quá trình xây dựng lực lượng và tổ chức, hoạt động của Công an xã.

1.3. Nội dung và các loại biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm của Công an xã

1.3.1. Ngăn chặn tội phạm tiềm năng

Với tư cách là một phần của hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm, ngăn chặn tội phạm dưới góc độ tội phạm học là một hoạt động kiểm soát và quản lý xã hội vì mục đích ngăn ngừa các tội phạm hiện đanh tiềm tàng trong xã hội, không để cho chúng xảy ra, không cho chúng thực hiện đến cùng và không để xảy ra tái phạm.

1.3.2. Ngăn chặn tội phạm đang xẩy ra

Ngăn chặn tội phạm xẩy ra cũng là một nội dung hết sức quan trọng trong công tác phòng ngừa tình hình tội phạm. Đồng thời, việc ngăn chặn tội phạm phải có sự phối hợp của Đảng, chính quyền, các ngành chức năng cũng như của toàn xã hội. Trong đó, với tư cách là lực lượng cơ sở, Công an xã có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các ngành chức năng có liên quan, cũng như phối hợp và chịu sự chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan công an cấp trên để làm tốt công tác đấu tranh nhằm ngăn chặn tội phạm.

1.3.3. Ngăn chặn tái phạm

Đối với công an xã, việc ngăn chặn tái phạm tội ở người hết thời hạn thi hành án và trở về địa phương là một nội dung quan trọng. Bởi ngăn chặn không chỉ là kiểm tra, kiểm soát, theo dõi và nắm bắt tình hình của những cá nhân này, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tái phạm, mà còn hỗ trợ những người hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống. Hai nội dung này không chỉ vô cùng quan trọng mà còn có tính chất song hành, gắn bó với nhau.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở chương này tác giả đề tài đã làm rõ mặt lý luận về khái niệm, ý nghĩa cũng như mục đích, các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội phạm cũng như nội dung và các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm của CAX

Phòng ngừa tội phạm của công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ
Phòng ngừa tội phạm của công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM CỦA CÔNG AN XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA TƠ,

TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2010-2015

2.1. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, mục đích, các nguyên tắc, nội dung phòng ngừa tình hình tội phạm của công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ giai đoạn  2010 – 2015

Vấn đề được đặt ra ở đây là, có cơ sở nào để biết được “Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, mục đích, các nguyên tắc, nội dung phòng ngừa tình hình tội phạm của công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ giai đoạn 2010-2015”?  Bằng tư duy lô-gic cho phép xác định có những cơ sở như: Văn bản pháp luật thực định; Văn bản chỉ đạo của Đảng và triển khai của chính quyền; Các giáo trình tội phạm học; Các luận văn, luận án và các bài viết đã công bố; Kết quả nghiên cứu điều tra xã hội học đã đươc tiến hành hoặc cần được tiến hành theo chuyên đề; Thực tiễn hoạt động của các chủ thể phòng, chống tội phạm.

2.1.1. Nhận thức thông qua tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Ba Tơ từ năm 2010 đến năm 2015

Ba Tơ là huyện miền núi, giáp ranh với nhiều huyện, nên tình hình ANTT trên địa bàn rất phức tạp. Theo báo cáo, trong 5 năm qua, trên địa bàn huyện đã xảy ra 192 vụ phạm tội về trật tự xã hội, có 252 đối tượng bị bắt, vận động đầu thú 27 đối tượng, đã điều tra làm rõ 151 vụ. Phạm pháp về ma túy là 97 vụ (tăng 11 vụ so với 5 năm trước), bắt 203 đối tượng. Phạm pháp về kinh tế là 56 vụ, với 93 đối tượng. Phạm pháp về các nhóm tội khác là gần 200 vụ.

2.1.2. Nhận thức thông qua nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm

Nguyên nhân của tình hình phạm tội, một phần là do các yếu tố khách quan, như tác động của những vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế; sự xuống cấp về đạo đức xã hội, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, làm ăn chụp giật,… nhưng chủ yếu vẫn là do những hạn chế, yếu kém trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là phòng ngừa xã hội. Cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tội phạm, vì vậy, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm chưa được đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Nhiều cấp, nhiều ngành còn đứng ngoài cuộc hoặc chỉ tham gia một cách hình thức, chiếu lệ, đối phó. Tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp ở các cơ quan bảo vệ pháp luật và chuyên trách còn bất cập, dẫn đến chồng chéo, trùng lặp. Năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện cũng như tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên quyết tấn công tội phạm của một bộ phận cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật, chiến sĩ lực lượng chuyên trách còn hạn chế, yếu kém, sa sút. Điều kiện hậu cần kỹ thuật bảo đảm cho công tác phòng, chống tội phạm còn nhiều khó khăn, hạn chế. Chính sách đãi ngộ đối với lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm còn chưa phù hợp.

         2.2. Thực trạng các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm của Công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ từ năm 2010 đến năm 2015

Thực trạng các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm của Công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ từ năm 2010 đến năm 2015 chủ yếu là thực hiện các chủ trương của đảng mà trọng tâm là Chỉ thị số 48/CTTW, ngày 22/10/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

2.3. Thực trạng áp dụng các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm của Công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ từ năm 2010 đến năm 2015

– Ngăn chặn tội phạm tiềm năng: Đối với nội dung ngăn chặn tội phạm tiềm năng, nhằm góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, Công an huyện Ba Tơ đã chủ động tham mưu UBND huyện kiện toàn Ban chỉ đạo 138 huyện, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “xây dựng xã, thị trấn không tệ nạn ma túy”; mở Hội nghị tổng kết năm thực hiện Nghị quyết 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; xây dựng và triển khai các kế hoạch thực hiện Chỉ thị, Đề án về phòng, chống các loại tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm có tổ chức, tội phạm bảo kê, tội phạm hình sự xâm phạm an ninh quốc gia; tội phạm về ma túy; phòng, chống AIDS và tệ nạn mại dâm; phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm trong lứa tuổi thanh, thiếu niên; bạo lực gia đình và chống người thi hành công vụ; tội phạm về môi trường; phòng ngừa, chống tệ nạn cờ bạc, mại dâm…

– Ngăn chặn tội phạm đang xẩy ra: Ba Tơ với đặc điểm là địa bàn miền núi giáp ranh với 3 tỉnh: Bình Định, Gia Lai và Kon Tum. Đặc thù là một miền núi có trên 80% là đồng bào dân tộc thiểu số trình độ văn hóa thấp, phong tục, tập quán lạc hậu, nhiều hủ tục mê tín dị đoan, ma chay, cúng bái lạc hậu đã ăn sâu và tiềm thức của nhân dân, nhiều trường hợp do mê tín “tệ nghi kỵ cầm đồ thuốc độc trong đồng bào dân tộc Hre” dẫn đến giết người, trong thời gian qua đã xảy ra 136 vụ, việc “nghi kỵ cầm đồ thuốc độc trong đồng bào dân tộc Hre” dẫn đến gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân 119 vụ, việc; cố ý gây thương tích 25 vụ 38 đối tượng; giết người 03 vụ 05 đối tượng

– Ngăn chặn tái phạm tội Công an huyện kết hợp với lực lượng công an xã, tự vệ, tiến hành tổng kiểm kê người có án phạt tù ngoài xã hội, người đang chấp hành hình phạt tù tại xã, thị trấn; khảo sát, đánh giá công tác tiếp nhận, quản lý, giúp đỡ người được đặc xá, tha tù từ năm 2010 đến nay…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương này tác giả đề tài đã làm rõ thực trạng nhận thức về ý nghĩa, mục đích, các nguyên tắc, nội dung phòng ngừa tình hình tội phạm từ đó đề ra các giả pháp phòng ngừa cũng như thực trạng áp dụng các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm của công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ.

Phòng ngừa tội phạm của công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ
Phòng ngừa tội phạm của công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ

Chương 3

TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM CỦA CÔNG AN XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA TƠ

3.1. Tăng cường nhận thức về ý nghĩa mục đích, các nguyên tắc, nội dung phòng ngừa tình hình tội phạm của Công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ từ năm 2010 đến năm 2015.

3.1.1. Tăng cường làm việc, trao đổi với các chi, Đảng bộ

Đối với công tác tăng cường hiệu quả làm việc, trao đổi với các chi, Đảng bộ trực thuộc huyện ủy, Đảng bộ huyện đã kịp thời triển khai, thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”, Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã ban hành Chương trình hành động số 06-CTr/TU, ngày 28/12/2010 về thực hiện Chỉ thị số 48, Ban thường vụ huyện ủy Ba Tơ đã ban hành Chương trình hành động số 06-CTr/TU, ngày 10/01/2011; tổ chức hội nghị Huyện ủy mở rộng để triển khai, quán triệt đến các đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ huyện trưởng, phó các cơ quan, ban ngành, Mặt trận, các đoàn thể – chính trị xã hội; bí thư, phó bí thư các chi, đảng bộ trực thuộc; Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND các xã, thị trấn. Sau hội nghị của huyện, các chi, Đảng bộ trực thuộc huyện ủy, đã ban hành Nghị quyết, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai đến cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện.

3.1.2. Tăng cường làm việc, trao đổi với Ủy ban Nhân dân xã

Với chức năng là cơ quan tham mưu, hướng dẫn và làm nòng cốt trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm Công an huyện và Công an các xã, thị trấn đã tham mưu cho cấp ủy, UBND các xã thị trấn chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đề ra các chương trình, kế hoạch thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 48, chỉ thị số 12–CT/TW của Bộ chính trị, Chỉ thị 09-CT/TW của Ban Bí thư, các Nghị quyết của Quốc hội, Kế hoạch, Nghị quyết, Chỉ thị chuyên đề về phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền. Thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, tệ nạn xã hội nhằm ngăn ngừa, đẩy lùi tình hình tội phạm.

3.1.3. Tăng cường làm việc, trao đổi với các ngành chức năng

Với mục tiêu đấu tranh phòng chống, ngăn ngừa tội phạm, trong giai đoạn 2010 – 2015, Lực lượng công an xã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của đảng ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cùng cấp. Thực hiện Chương trình phối hợp số 312/CTPH ngày 27/02/2012 giữa Công an huyện và cơ quan thông tin cùng cấp, Công an xã đã phối hợp với cơ quan thông tin và tuyên truyền cấp xã, để tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, Nghị quyết 09/NQ-CP, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2013-2015, thường xuyên tuyên truyện các thủ đoạn hoạt động phạm tội của các loại tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân cảnh giác, đồng thời phát hiện tố giác tội phạm.

3.1.4. Tăng cường làm việc, trao đổi với các cấp cơ sở

Tăng cường làm việc, trao đổi với các cấp cơ sở là một nội dung có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của đảng ủy xã và các ngành các cấp, lực lượng công an xã trên địa bàn Ba Tơ đã Tăng cường làm việc, trao đổi với các cấp cơ sở đổi mới hình thức, nội dung, định hướng công tác đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp cơ sở, các cơ quan nhà nước và các tầng lớp nhân dân

3.2. Hoàn thiện các giải pháp và tổ chức phòng ngừa tình hình tội phạm của Công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ  

Nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp về vị trí, vai trò của Công an xã trong hệ thống chính trị sơ sở; tiếp tục tham mưu chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về Công an xã.

Hoàn thiện cơ chế quản lý đối với lực lượng Công an xã: công tác quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở đối với Công an xã phải đảm bảo điều kiện cần thiết để Công an xã thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, coi việc đảm bảo sự ổn định về an ninh, trật tự là điều kiện, tiền đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; chú trọng việc thống nhất cao giữa chính quyền cơ sở với cơ quan công an cấp trên trong việc quản lý điều hành lực lượng Công an xã.

3.3. Tăng cường nguồn lực phòng ngừa tình hình tội phạm  của Công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Tăng cường nguồn nhân lực cho Công an xã: do là vị trí, vai trò, tính chất đặc thù công tác của công an xã làm việc ở cơ sở, địa bàn rộng lớn, tính chất công việc nguy hiểm, do vậy cần phải xác định số lượng, cơ cấu, bố trí công an xã hợp lý theo từng địa bàn, có như vậy công an xã mới đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, huấn luyện công an xã bằng những kiến thức cần thiết, phù hợp với từng chức danh về từng loai địa bàn theo quy định của Pháp lệnh Công an xã.

Điều chỉnh chế độ, chính sách đãi ngộ đối với Công an xã phù hợp với đặc thù và tính chất công việc: Chế độ phụ cấp cho phó trưởng Công an xã và Công an viên nhìn chung còn rất thấp, các chế độ, chính sách như bảo hiểm y tế, bảo hiểm

KẾT LUẬN

Tại phiên họp thứ 14, ngày 21-11-2008, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Công an xã, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2009. Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành liên quan tiến hành nghiên cứu, xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã, như: trình Chính phủ ban hành 6 nghị định, 2 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 3 Thông tư liên tịch…, đặc biệt Luật Công an nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 27-11-2014 đã xác định Công an xã là một cấp trong hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, là lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở. Bằng việc nghiên cứu một cách toàn diện lý luận về công tác phòng ngừa tội phạm của lực lượng công an Xã, tác giả để tài đã làm rõ khái niệm cũng như mục đích của phòng ngừa tội phạm trong phạm vi cấp cơ sở. Đây là một trong những trọng tâm quan trọng của công tác đấu tranh bảo vệ An ninh Tổ quốc, bảo vệ trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam. Đồng thời thông qua việc đi sâu tìm hiểu về thực trạng nhận thức về nội dung, tình hình thực tế cũng như nhóm các giải pháp về đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng công an xã trên địa bàn huyện Ba Tơ, đã dặt ra yêu cầu về nhận thức về những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế tồn tại. Từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao và phát triển, phát huy sức mạnh của lực lượng Công an xã, trong công cuộc đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi tội phạm ở Ba Tơ nói riêng, và trên cả nước nói chung.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 3\TOI PHAM HOC\DINH QUANG RIN\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *