Nhân thân người phạm tội từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Nhân thân người phạm tội từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Nhân thân người phạm tội từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của Khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Diện tích tự nhiên là 1.285,4 km2 gồm 6 quận và 2 huyện và dân số 1.046.876 người, có 99,4% là dân tộc Kinh, gần 0,6% là dân tộc ít người (trong đó chủ yếu là dân tộc Cơ Tu, Ê Đê, Mường, Gia Rai…). Dân số thành thị chiếm 86,9%. Dân số trong độ tuổi lao động xã hội toàn thành phố là hơn 413.000 người, chiếm tỉ lệ 57,7% trong tổng dân số. Trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm, một vấn đề quan trọng là cần nghiên cứu làm rõ nhân thân người phạm tội, bởi nhân thân người phạm tội giữ vai trò quan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội trước hết giúp chúng ta có thể định tội, định khung và quyết định hình phạt chính xác. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội còn giúp xác định được đầy đủ, chính xác và toàn diện các nguyên nhân của tình hình tội phạm, qua đó giúp cho việc đề xuất các giải pháp hữu hiệu trong phòng ngừa tình hình tội phạm do thanh, thiếu niên thực hiện. Nghiên cứu làm rõ nhân thân người phạm tội sẽ giúp cho quá trình giáo dục, cải tạo người phạm tội một cách tốt nhất, giúp họ nhanh chóng tiến bộ để trở lại với đời sống xã hội, cống hiến sức trẻ và trí tuệ cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Vì những lý do trên đây, học viên chọn đề tài: “Nhân thân người phạm tội từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở làm rõ lí luận về nhân thân phạm tội, luận văn đi sâu nghiên cứu các đặc điểm nhân thân người phạm tội là thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2011 đến năm 2015; phân tích làm rõ nguyên nhân hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực của người phạm tội ở Đà Nẵng, từ đó luận văn hướng đến mục tiêu đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm ở thành phố Đà Nẵng từ khía cạnh nhân thân.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Nghiên cứu khái quát lí luận chung về nhân thân người phạm tội

– Làm rõ các đặc điểm của nhân thân và nguyên nhân hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực của người phạm tội là thanh, thiếu niên tại thành phố Đà Nẵng;

– Kiến nghị, đề xuất các biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm ở thành phố Đà Nẵng từ khía cạnh nhân thân.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Trong thời gian nghiên cứu và viết luận văn đề tài “nhân thân người phạm tội từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” không dài, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài rất rộng, nên học viên xin được phép giới hạn và chọn phạm vi và đối tượng nghiên cứu về nhân thân người phạm tội là thanh, thiếu niên.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Thông qua thực tiễn tình hình tội phạm do thanh, thiếu niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, và thanh thiếu niên là đối tượng chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số người phạm tội nói chung, đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ các đặc điểm nhân thân người phạm tội là thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến 2015; những nguyên nhân hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực của người phạm tội và những biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm do thanh thiếu niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ khía cạnh nhân thân.

Đề tài nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Quá trình nghiên cứu, đề tài có sử dụng các số liệu thống kê về tình hình tội phạm do thanh thiếu niên phạm tội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2011 – 2015.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận về phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên, về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và đấu tranh phòng, chống tình hình tội phạm do thanh thiếu niên thực hiện nói riêng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của lĩnh vực khoa học xã hội và các phương pháp nghiên cứu đặc thù của Tội phạm học, như: phương pháp hệ thống, thống kê, lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, so sánh, dự báo để rút ra được những kết luận có tính lý luận và thực tiễn. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng phù hợp với từng nội dung nghiên cứu trong luận văn. Các phương pháp nghiên cứu lí luận, phân tích, so sánh, bình luận, … được sử dụng trong chương 1 của luận văn nhằm tập trung làm rõ lí luận chung về nhân thân người phạm tội. Các phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, bình luận, suy luận logic, nghiên cứu bản án…được sử dụng trong chương 2 của luận văn nhằm làm rõ các đặc điểm của nhân thân người phạm tội ở Đà Nẵng và nguyên nhân hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực của người phạm tội ở thành phố Đà Nẵng. Các phương pháp dự báo, phân tích, suy luận logic,…được sử dụng trong chương 3 nhằm đưa ra các dự báo tình hình người phạm tội ở Đà Nẵng và kiến nghị, đề xuất các biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm do thanh thiếu niên thực hiện tại thành phố Đà Nẵng từ khía cạnh nhân thân người phạm tội tại thành phố Đà Nẵng.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về nhân thân người phạm tội, kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần bổ sung lý luận về nhân thân người phạm tội cũng như lý luận về Tội phạm học. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng là những tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ, giảng viên, sinh viên trong các cơ sở đào tạo luật.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là những tài liệu quan trọng giúp các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hoạch định chính sách và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do thanh, thiếu niên thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

7. Cơ cấu của Luận văn

Cơ cấu của Luận văn gồm: Lời nói đầu, Nội dung, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung của Luận văn được chia làm 3 chương.

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nhân thân người phạm tội

Chương 2: Thực trạng nhân thân người phạm tội là thanh thiếu niên ở thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Nhân thân người phạm tội và những giải pháp phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội ở Đà Nẵng.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI

1.1 Khái niệm, ý nghĩa và các đặc điểm của nhân thân người phạm tội

1.1.1 Khái niệm về nhân thân người phạm tội

Nhân thân con người nói chung và nhân thân người phạm tội nói riêng là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất của con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội . Đó là các đặc điểm, dấu hiệu sinh học, nhân khẩu học, các đặc điểm về xã hội học, đạo đức, tâm lý. Bản chất xã hội của tâm lý nhân thân biểu hiện ở chỗ nó không bị quy về các đặc thù tâm lý cá nhân của con người, mà là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng trong sự phát triển và hình thành của nó. Với nghĩa đó nhân thân kế thừa và phản ánh kinh nghiệm xã hội của mọi thế hệ đi trước, tiếp xúc ở một chừng mực nào đó với các thành tựu văn hoá, lao động, sáng tạo, ứng xử xã hội mang tính nhân loại chung của các dân tộc khác nhau và đồng thời nắm bắt lấy chúng. Ngoài ra nhân thân bao giờ cũng thể hiện trong mình các đặc điểm của xã hội nhất định trong ý thức giai cấp, trong thế giới quan chung và lý tưởng chính trị của riêng nó… Nhân thân người phạm tội, dù cho tự nó có những biểu hiện này hay biểu hiện khác, kể cả việc thực hiện tội phạm có nguy hiểm đến đâu đi chăng nữa, thì để đánh giá đúng về nó và hơn nữa là về nhân thân nói chung cũng chỉ có được trên cơ sở của mọi đặc tính xã hội quan trọng và mọi biểu hiện nhân thân. Chính do tổng thể các đặc điểm và các dấu hiệu xã hội, cấu trúc và mối tương quan giữa chúng như vậy đã đem lại cho chúng ta một quan niệm đầy đủ về người phạm tội và cho phép hiểu được cách xử sự phạm tội của người đó, nguyên nhân và động cơ phạm tội và từ kết quả đánh giá như vậy mới có cơ sở đúng đắn bảo đảm việc tăng cường phòng ngừa tội phạm. Như vậy, nhân thân người phạm tội được hiểu là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu, các đặc tính quan trọng thể hiện bản chất xã hội của con người khi vi phạm pháp luật hình sự, mà trong sự kết hợp với các điều kiện bên ngoài đã ảnh hưởng đến xử sự phạm tội của người đó.

1.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội

1.1.2.1. Ý nghĩa pháp lý Hình sự

1.1.2.2. Ý nghĩa pháp lý Tố tụng Hình sự

1.1.2.3. Ý nghĩa về tội phạm học

1.1.3 Các đặc điểm của nhân thân người phạm tội

1.1.3.1. Nhóm đặc điểm sinh học

1.1.3.2. Nhóm đặc điểm tâm lý

1.1.3.3. Nhóm đặc điểm xã hội

1.2. Quá trình hình thành và các yếu tố tác động nhân thân tiêu cực ở người phạm tội

1.2.1 Quá trình hình thành nhân thân tiêu cực ở người phạm tội

Trong cơ chế hành vi phạm tội, nhân thân con người có vai trò rất lớn. Các đặc điểm nhân thân tiêu cực đặt trong những tình huống tiêu cực thuận lợi sẽ dễ làm phát sinh hành vi phạm tội hơn những người có đặc điểm nhân thân tốt và ngược lại. Vì vậy nghiên cứu quá trình hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực có vai trò quan trọng trong phòng ngừa tội phạm từ khía cạnh nhân thân. Như đã trình bày ở trên, nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất của người bao gồm các đặc điểm về sinh học, nhân khẩu học, các đặc điểm về xã hội học, đạo đức, tâm lý.

1.2.2. Những yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân tiêu cực ở người phạm tội

1.2.2.1. Vai trò của các yếu tố khách quan

– Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường gia đình

Gia đình là môi trường quan trọng đầu tiên hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Nếu môi trường gia đình không an toàn, không lành mạnh, thì chính những yếu tố tiêu cực trong môi trường gia đình sẽ tác động, làm hình thành những đặc điểm nhân cách lệch lạc của người phạm tội. Chính những đặc điểm nhân cách lệch lạc này khi gặp tình huống cụ thể thuận lợi sẽ làm phát sinh hành vi phạm tội. Những yếu tố tiêu cực, hạn chế trong môi trường gia đình có các biểu hiện cụ thể như: quá nuông chiều con cái, khuyết thiếu, không hạnh phúc, thường xuyên cãi, chửi, đánh nhau, thiếu sự quan tâm chăm sóc, giáo dục con cái, có người thân vi phạm pháp luật hoặc phạm tội.

* Những tồn tại, hạn chế về giáo dục

Chưa có sự quản lí chặt chẽ học sinh, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lí học sinh.

– Nhà trường chưa chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, hiểu biết pháp luật và các kỹ năng sống.

* Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường kinh tế – xã hội

– Môi trường kinh tế:

Cơ chế thị trường bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn nhiều mặt trái, như sau:

+ Tâm lý coi trọng đồng tiền, sự xuống cấp, suy thoái về đạo đức.

+ Tâm lý sống gấp, ăn chơi, đua đòi, nghiện bia rượu, cờ bạc, ma túy.

+ Điều kiện về tình trạng việc làm.

Tình hình kinh tế còn khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tiếp tục gia tăng kéo theo nhiều người lao động mất việc làm tạo áp lực lớn đến các vấn đề an sinh xã hội. Vì vậy thất nghiệp và thiếu việc làm hoặc tuy có việc làm nhưng thu nhập thấp, kinh tế của gia đình không thể đủ chi cho những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hằng ngày nên đã lựa chọn việc tham gia phạm tội để thu nhập cho cá nhân và gia đình hoặc bị lôi kéo vào con đường phạm tội và lựa chọn việc phạm tội để mưu sinh.

– Các yếu tố tiêu cực về xã hội

Tâm lý ưa thích sử dụng bạo lực, dục vọng thấp hèn. Kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế đã làm cho nhiều sản phẩm văn hóa đồi trụy, độc hại du nhập, nhất là game bạo lực, tình dục đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm sinh lý, gây ra sự lệch lạc về đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh, thiếu niên để thỏa mãn nhu cầu tình dục của bản thân mà một số người đã gây ra những vụ án hiếp dâm, giết người, cố ý gây thương tích…

Những hạn chế, yếu kém trong quản lý Nhà nước về nguồn lực lao động.

Cơ cấu của nguồn lực lao động tại thành phố Đà Nẵng còn phân bố không đồng đều và chưa hợp lý. Trình độ học vấn của một bộ phận lớn dân cư chưa được cải thiện đáng kể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng nguồn lực lao động chuyên môn thấp ở Đà Nẵng, trong đó có nguyên nhân từ công tác quản lý nhà nước trong việc định hướng phát triển nguồn lực lao động.

* Những tồn tại, hạn chế về quản lý Nhà nước về văn hóa

Quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa cũng bộc lộ những hạn chế. Các sản phẩm văn hóa có nội dung đồi trụy, bạo lực, băng đĩa, truyện ngôn tình mang tính kích dục… chưa được quản lý, kiểm duyệt chặt chẽ. Thậm chí một số được bày bán một cách công khai mà rất ít trường hợp bị các cơ quan chức năng thu giữ, xử phạt.

– Những hạn chế trong xử lý vi phạm pháp luật, tội phạm

Công tác thực thi pháp luật và thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an còn nhiều hạn chế, thiếu sót về trình độ chuyên môn, năng lực và nghiệp vụ, bỏ lọt tội phạm hoặc dân sự hóa hình sự của các cơ quan THTT như việc giải quyết các vụ việc xâm phạm sở hữu, tính mạng, sức khỏe chưa tốt như phát hiện nhiều nhưng xử lý ít, chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới

1.2.2.2 Những yếu tố thuộc mặt chủ quan

* Sai lệch trong nhận thức

* Sai lệch về sở thích

* Sai lệch trong hình thành và cách thức thỏa mãn nhu cầu

* Khả năng nhận thức và thực hiện hành vi của cá nhân

Những sai lệch trong nhận thức pháp luật của cá nhân cũng là một trong các yếu tố tác động trong cơ chế làm phát sinh tội phạm, biểu hiện sai lệch trong nhận thức pháp luật của cá nhân ở các hình thức sau:

– Ấu trĩ pháp luật: Ấu trĩ về pháp luật chính là sự ngộ nhận về hiểu biết pháp luật. Hiện nay, yếu tố ấu trĩ về pháp luật là rất phổ biến, nếu xem xét ý thức pháp luật của cá nhân có hai tầng, một là tri thức pháp luật và hai là tâm lý pháp luật, thì các thiếu hụt ở những người phạm tội của nước ta thường nằm ngay ở tầng tri thức pháp luật, nghiên cứu đặc điểm này, chính là cơ sở để có thể nêu ra biện pháp phòng ngừa thích hợp. Ấu trĩ về pháp luật lại đối mặt với những xung đột về tâm lý và pháp lý là đặc điểm thứ hai thuộc về kích thích phương tiện.

– Hư vô pháp luật. Khi ấu trĩ về pháp luật, thiếu tri thức pháp luật thì có thể dẫn đến hư vô pháp luật. Hư vô có nghĩa là “Không phải không, cũng không phải có”. Thực tế hiện nay, một số người không thể có thái độ pháp lý đúng đắn, đối với các hiện tượng tiêu cực trước mắt trong đời sống hàng ngày, được phản ánh trên báo chí, cũng như đối với các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác.

– Xem thường các nghĩa vụ – xem thường pháp luật. Với tính chất của nền kinh tế đất nước ta hiện nay, phần lớn dân cư đã và đang gắn bó với nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, với những tập tục phức tạp, rườm rà, do vậy ý thức pháp luật của nhiều người dân còn thấp, chưa có thói quen sống và làm việc theo pháp luật.

– Chống đối pháp luật. Sai lệch này được biểu hiện chủ yếu ở những người phạm tội dù biết những điều cấm được quy định trong Bộ Luật hình sự, nhưng họ vẫn có hành vi chống đối pháp luật. Điều đó có nghĩa là họ đã phủ nhận pháp luật, phủ nhận những điều họ biết về pháp luật, hành xử theo hướng chống đối pháp luật, một khuynh hướng có quan hệ gắn bó với chủ nghĩa hư vô pháp luật. Họ đặt nhu cầu, mục đích, sở thích cá nhân cao hơn pháp luật; họ sẵn sàng vượt qua hàng rào chắn để thực hiện cho được mục đích, sở thích nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình, mặc dù họ biết hành vi của họ là vi phạm pháp luật, bị xã hội lên án và pháp luật trừng trị.

Nhân thân người phạm tội từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Nhân thân người phạm tội từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Chương 2

THỰC TRẠNG NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI

LÀ THANH, THIẾU NIÊN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Khái quát tình hình tội phạm do thanh thiếu niên thực hiện ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015

2.1.1. Khái quát thực trạng của tình hình tội phạm do thanh thiếu niên thực hiện ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2011 đến 2015

Thực trạng (mức độ) của tình hình tội phạm do thanh, thiếu niên thực hiện là số lượng các tội phạm đã thực hiện và những người là thanh, thiếu niên thực hiện các tội phạm đó ở địa bàn thành phố Đà Nẵng và trong khoảng thời gian từ năm 2011 – 2015, tiến tới đẩy lùi, loại bỏ tình hình tội phạm do thanh, thiếu niên thực hiện ra khỏi đời sống xã hội.

Theo thống kê hình sự của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, từ năm 2011 đến năm 2015 Tòa án nhân dân các cấp của thành phố Đà Nẵng đã đưa ra xét xử sở thẩm 8874 bị cáo phạm tội nói chung, trong đó có 815 bị cáo là thanh thiếu niên, (chiếm 9,18% tổng số bị cáo). Điều đó có nghĩa là cứ 100 bị cáo bị đưa ra xét xử thì có tới 9 bị cáo là thanh, thiếu niên. Nếu tính số tuyệt đối thì trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2011 – 2015 có khoảng 162 bị cáo là thanh, thiếu niên phạm tội.

2.1.2. Khái quát diễn biến của tình hình tội phạm do thanh, thiếu niên thực hiện ở Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2011 đến 2015

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, từ năm 2011 đến năm 2015, số tội phạm do TTN thực hiện có chiều hướng gia tăng khá đều đặn. Trong đó hai năm gần đây, số lượng người phạm tội là thanh thiếu niên gia tăng đáng kể. Đặc biệt, năm 2015 là năm tình hình tội phạm là thanh thiếu niên có sự gia tăng đột biến hơn 142% so với năm 2010. Đây là một diễn biến đáng báo động trong tình hình tội phạm do thanh thiếu niên thực hiện ở thành phố Đà Nẵng.

2.1.3. Khái quát cơ cấu của tình hình tội phạm do thanh, thiếu niên thực hiện tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2011 đến 2015

2.1.3.1. Cơ cấu theo tội danh

Một nét đặc thù có thể thấy ở tội phạm do thanh thiếu niên thực hiện, đó là trong mỗi nhóm các tội phạm, những người trong độ tuổi thanh thiếu niên chỉ phạm vào một số tội nhất định được quy định trong BLHS Việt Nam.

Trong các loại tội phạm được thông kê về số lượng cụ thể như sau: Tội trộm cắp tài sản (Đ138) với 283 bị cáo (chiếm 34,72%). Tiếp theo là Tội Cướp giật tài sản (Điều 136) với 137 bị cáo (chiếm 16,81%). Đứng thứ ba là Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Đ104) với 102 bị cáo (chiếm 12,52%). Mặc dù các tội phạm do thanh thiếu niên thực hiện chỉ tập trung ở 18 tội danh, nhưng trong đó có một số tội nghiêm trọng và rất nghiêm trọng như Tội hiếp dâm (Đ111) và Tội hiếp dâm trẻ em (Đ112) có 64 bị cáo là thanh thiếu niên (chiếm 7,85%), giết người (Đ93) có tới 24 bị cáo (chiếm 2,94%)

2.1.3.2. Cơ cấu theo địa bàn phạm tội

Theo số liệu của Viện KSND thành phố Đà Nẵng thống kê về tội phạm do thanh thiếu niên thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015 thì địa bàn thanh thiếu niên phạm tội đứng đầu thành phố là quận Sơn Trà với 189 người, chiếm 29,72%; tiếp theo là quận Thanh Khê với 128 người, chiếm 18,92%; tiếp theo là quận Hải Châu với 104 người, chiếm 17,68%; quận Liên Chiểu đứng thứ 4 với 96 người, chiếm 14,76%.

2.1.3.3. Cơ cấu theo công cụ, phương tiện, thủ đoạn phạm tội

Từ số liệu của Viện KSND thành phố Đà Nẵng thống kê về tội phạm do thanh thiếu niên thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015 thì thanh thiếu niên phạm tội có sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội chiếm 74,3% trên tổng số vụ án mà do thanh thiếu niên thực hiện, số thanh thiếu niên phạm tội không sử dụng công cụ, phương tiện chỉ chiếm 25,7%.

2.2 Thực trạng nhân thân người phạm tội là thanh, thiếu niên tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 từ góc độ các đặc điểm sinh học

2.2.1. Nhóm đặc điểm theo độ tuổi

Trong cơ cấu tình hình thanh thiếu niên phạm tội giai đoạn 2011 – 2015 ở Đà Nẵng, trong tổng số 815 thanh thiếu niên phạm tội thì số thanh thiếu niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi là 376 bị báo (chiếm 46,1 %); số thanh niên từ đủ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi là 439 bị cáo (chiếsm 53,9 %). Điều này cho thấy tình hình tội phạm do thanh, thiếu niên thực hiện ở Đà Nẵng khá nghiêm trọng. Mặc dù theo quy định của Bộ luật hình sự, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trong do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng thanh thiếu niên từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi vẫn chiếm 46,1% số thanh, thiếu niên phạm tội; còn người trên 18 tuổi phạm tội chiếm hơn một nửa tổng số thanh thiếu niên phạm tội toàn thành phố.

2.2.2. Nhóm đặc điểm theo giới tính.

Trong số 815 bị cáo là thanh thiếu niên phạm tội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thì người phạm tội là nam giới là 796 bị cáo (chiếm 97,66 %) và nữ giới phạm tội chỉ có 19 bị cáo (chiếm 2,34%).

2.2.3. Nhóm đặc điểm theo hoàn cảnh gia đình

Số người phạm tội là TTN sống trong hoàn cảnh gia đình quá nuông chiều con cái là 78 bị cáo (chiếm tỉ lệ 9,57%); gia đình thiếu sự quan tâm chăm sóc, giáo dục con cái là 107 bị cáo (chiếm tỉ lệ 13,12%), sống trong hoàn cảnh gia đình khuyết thiếu là 252 bị cáo (chiếm tỉ lệ 30,92%); chỉ có 237 bị cáo là TTN phạm tội sinh sống trong gia đình bình thường chiếm 29,07%. sống trong các hoàn cảnh gia đình không hạnh phúc, thường xuyên cãi, chửi, đánh nhau là 68 bị cáo (chiếm tỉ lệ 8,34%), gia đình có người thân vi phạm pháp luật hoặc phạm tội, vi phạm pháp luật, buôn bán làm ăn phi pháp là 73 bị cáo (chiếm tỉ lệ 8,95%). Số TTN phạm tội có hoàn cảnh gia đình không bình thường hay có khiếm khuyết, khó khăn về kinh tế là 602 bị cáo (chiếm tỉ lệ 73,8%)

2.2.4. Nhóm đặc điểm theo trình độ học vấn

Trong tổng số 815 thanh thiếu niên phạm tội ở Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2015 có tới 9,14% không biết chữ, trình độ tiểu học 27,05%; trung học cơ sở 36,38%; trung học phổ thông 26,10%; cao đẳng, đại học 1,33%.

2.2.5. Nhóm đặc điểm theo nghề nghiệp

Cơ cấu số người phạm tội là thanh thiếu niên theo nghề nghiệp như sau: Không có việc làm: 294 bị cáo (chiếm 36,1%), Nông nghiệp: 89 bị cáo (chiếm 10,9%), lao động phổ thông: 352 bị cáo (chiếm 43,2%), buôn bán, kinh doanh nhỏ: 69 bị cáo (chiếm 8,46%), chỉ có 45 bị cáo phạm tội có nghề nghiệp và thu nhập ổn định (chiếm khoảng 5,5%).

2.2.6. Nhóm đặc điểm theo động cơ, mục đích phạm tội

– Trong tổng số người phạm tội là thanh, thiếu niên có động cơ thỏa mãn nhu cầu vật chất của cá nhân để ăn chơi, giải trí là 347 bị cáo (chiếm tỉ lệ 42,57%).

– Số người phạm tội có động cơ trả thù, căm phẫn là 226 bị cáo (chiếm tỉ lệ 27,74%).

– Số người phạm tội có động cơ thỏa mãn nhu cầu nghiện ma túy là 89 bị cáo (chiếm tỉ lệ 10,92%).

– Số người phạm tội có động cơ thỏa mãn nhu cầu tình dục thấp hèn là 29 bị cáo (chiếm tỉ lệ 3,56%).

– Số người phạm tội có động cơ vụ lợi, lấy việc phạm tội là mục đích để duy trì cuộc sống là 124 bị cáo (chiếm tỉ lệ 15,21%).

* Về tình hình tái phạm: Trong tổng số 815 thanh thiếu niên phạm tội ở Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2015, số thanh thiếu niên phạm tội lần đầu chiếm 56% với 462 bị cáo, tái phạm chiếm 44% với 353 bị cáo.

2.3. Thực trạng nhân thân người phạm tội từ góc độ các đặc điểm tâm lý

2.3.1. Sự coi thường các giá trị chuẩn mực đạo đức, pháp luật

Thực tế cho thấy rằng, trong đời sống xã hội hiện nay có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị đạo đức, pháp luật, sự coi thường pháp luật, sự cám dỗ vật chất đã sẵn sàng thực hiện hành vi phạm tội gây thiệt hại về tài sản cho người thân trong gia đình.

2.3.2. Tâm lý coi trọng đồng tiền, sự xuống cấp, suy thoái về đạo đức.

Nền kinh tế thị trường luôn có mặt trái là tâm lý coi trọng đồng tiền, sự xuống cấp, suy thoái về đạo đức… Vì đồng tiền mà một số người sẵn sàng thực hiện các hành vi trái đạo đức, trái pháp luật như buôn bán hàng giả, hàng cấm, buôn gian, bán lận, buôn bán ma túy, giết người thuê, cố ý gây thương tích thuê.

2.3.3. Tâm lý sống gấp, ăn chơi, đua đòi, nghiện bia rượu, cờ bạc, ma túy

Lối sống gấp, chơi bời, cờ bạc rượu chè là một trong các nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội. Nhiều thanh thiếu niên khi đã sử dụng bia rượu hoặc ma túy, nhất là ma túy đá, thì rất dễ bị kích động, thiếu kiềm chế, kiểm soát bản thân dễ dẫn đến hành vi phạm tội, có tiền ăn chơi, hút hít ma tuý đối tượng là thanh thiếu niên đã bất chấp việc làm phạm pháp.

2.3.4. Tâm lý ưa thích sử dụng bạo lực, dục vọng thấp hèn

Nghiên cứu các vụ án do thanh thiếu niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy, do ảnh hưởng của văn hóa độc hại du nhập, nhất là game bạo lực mà một số thanh niên thường thích sử dụng dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn dẫn đến những vụ án giết người, cố ý gây gây thương tích xảy ra.

2.3.5. Coi thường đạo đức, pháp luật, chống đối pháp luật

+ Coi thường các giá trị đạo đức

+ Ý thức chấp hành pháp luật kém

2.4. Thực trạng nhân thân người phạm tội từ góc độ các đặc điểm xã hội

2.4.1. Các yếu tố tiêu cực từ mặt trái kinh tế thị trường

– Những hạn chế, bất cập trong quản lý kinh tế.

Thời gian qua, một số chính sách, giải pháp chưa được thực hiện triệt để, nhất là chính sách xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp, chính sách phát triển nông thôn, cho vay vốn… vẫn còn nhiều điểm bất cập chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, thiếu hiệu quả. Điều đó đã làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. Số hộ nghèo (đặc biệt là những đối tượng chính sách) chưa được giải quyết triệt để, bền vững; tình trạng tái nghèo, thiếu việc làm vẫn xảy ra, làm cho nhiều người túng quẫn dễ dẫn đến con đường phạm tội.

Những hạn chế trong quản lý nhà nước

+ Công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, có nơi, có lúc chưa nắm chắc số liệu và diễn biến hoạt động của số người nhập cư nên đã tạo sơ hở để các đối tượng tội phạm từ các địa phương khác đến, nhất là nhiều đối tượng hình sự, đối tượng truy nã lợi dụng hoạt động phạm tội, điển hình là tội phạm cướp, cướp giật, trộm cắp, xiết nợ, đòi nợ thuê, tống tiền, buôn bán ma tuý.

+ Công tác quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực khác về an ninh trật tự.

Công tác quản lý nhà nước các loại dịch vụ như cầm đồ, buôn bán xe máy cũ, điện thoại cũ, kinh doanh vàng bạc, các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà trọ, quán bar, vũ trường…còn nhiều sơ hở và còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Chính quyền các cấp cơ sở chưa quan tâm tới việc kiểm tra, quản lý hoạt động của các loại hình dịch vụ này.

+ Về chính sách pháp luật:

Đất nước bước vào công cuộc đổi mới trong điều kiện cơ chế quản lý chưa thật đồng bộ, chính sách kinh tế – xã hội còn nhiều sơ hở, thiếu sót. Hệ thống pháp luật của chúng ta tuy đã có nhiều về số lượng, thay đổi về chất lượng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh, phòng ngừa tội phạm thiếu tính ổn định, đồng bộ.

Nhân thân người phạm tội từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Nhân thân người phạm tội từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Chương 3

NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP

PHÒNG NGỪA THANH, THIẾU NIÊN PHẠM TỘI Ở ĐÀ NẴNG

3.1. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm do thanh thiếu niên thực hiện ở Đà Nẵng từ khía cạnh nhân thân

3.1.1. Kết quả đạt được

Phòng ngừa tình hình tội phạm từ khía cạnh nhân thân được hiểu là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp loại trừ các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống, tăng cường nhằm ngăn ngừa nguy cơ hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực ở những người phạm tội.

3.1.2. Những hạn chế, bất cập

– Hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật còn chưa thường xuyên. Nội dung và phương pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật chưa thật sự phù hợp với từng đối tượng được tuyên truyền, còn nặng về lý luận, chưa đổi mới các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

3.2. Các giải pháp phòng ngừa tội phạm thanh, thiếu niên ở Đà Nẵng.

3.2.1 Dự báo về tình hình tội phạm do thanh, thiếu niên thực hiện ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới

3.1.1.1. Cơ sở dự báo

Dự báo tình hình tội phạm là sự phán đoán về thực trạng, cơ cấu, diễn biến, tính chất của tình hình tội phạm có thể xảy ra trong tương lai, về các nguyên nhân và điều kiện, về các khả năng phòng chống nó trong từng giai đoạn nhất định.

3.1.1.2. Nội dung dự báo

Trong thời gian tới, tình hình tội phạm do thanh thiếu niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng sẽ gia tăng về số lượng, tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm, nhiều thủ đoạn tinh vi và rất manh động. Trong điều kiện kinh tế thị trường, cùng với tội các tội về xâm phạm sở hữu, những tội phạm mới xuất hiện như: bảo kê, đâm thuê chém mướn kiểu xã hội đen, xiết nợ, đòi nợ thuê…cũng sẽ phát triển.

3.2.2. Các giải pháp phòng ngừa tội phạm thanh, thiếu niên ở Đà Nẵng.

3.2.2.1. Tăng cường nhận thức về nhân thân người phạm tội trong phòng ngừa tội phạm

– Xác định vị trí, vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Xác định vị trí, vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với việc hình thành nhân thân tích cực ở các đối tượng là thanh thiếu niên trong việc phòng ngừa tội phạm. Cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ và thường xuyên của các cơ quan, tổ chức trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, cụ thể: Chú trọng xây dựng đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật, tăng cường hơn nữa công tác hòa giải ở cơ sở, nâng cao chất lượng dạy học pháp luật trong trường học, phải thường xuyên hệ thống hoá pháp luật, hoàn thiện cơ chế phối hợp công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Bảo đảm kinh phí, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí, xoá đói – giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là hệ thống giao thông, công trình điện, điện thoại, trường, trạm, mạng lưới truyền thanh ở cơ sở, các trung tâm cụm xã,… phát triển kinh tế – xã hội các xã vùng cao.

3.2.2.2. Khắc phục các yếu tố tác động tiêu cực trong gia đình

Quan tâm đến sự bền vững của gia đình, vì gia đình là nguồn gốc hình thành nhân cách con người. Một gia đình có cha mẹ tốt, gương mẫu, có văn hóa thì con trẻ thường có ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật cao, ít phạm tội và ít có hành vi chống đối pháp luật.

3.2.2.3. Khắc phục các tác động tiêu cực từ môi trường giáo dục

* Tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống cho học sinh và các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh trong nhà trường, phải tăng cường phối hợp trong giáo dục, quản lý học sinh.

* Tăng cường phối hợp trong giáo dục, quản lí học sinh

3.2.2.4. Khắc phục các yếu tố tác động tiêu cực từ môi trường bạn bè

Những tác động tiêu cực từ môi trường bạn bè ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành các đặc điểm của nhân thân thanh thiếu niên. Sự ảnh hưởng trong quan hệ bạn bè sẽ làm hình thành những tính cách cá nhân của thanh thiếu niên. Vì vậy môi trường bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành tính cách thanh thiếu niên và hành vi ứng xử của thanh thiếu niên. Khi các em giao tiếp với các phần tử xấu thì các em sẽ bị tiêm nhiễm những thói hư, tật xấu.

3.2.2.5. Khắc phục các yếu tố tác động tiêu cực từ mặt trái kinh tế thị trường

Tăng cường các biện pháp ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua nền kinh tế của thành phố Đà Nẵng không ngừng phát triển, không những góp phần nâng cao đời sống nhân dân mà còn tạo ra những tiềm năng to lớn cho việc giải quyết các vấn đề xã hội liên quan trực tiếp đến vấn đề tội phạm, bởi vì tội phạm nói chung và tội phạm của thanh thiếu niên nói riêng là hiện tượng xã hội, có mối liên quan đến nhiều hiện tượng, quá trình khác trong xã hội.

3.2.2.6. Khắc phục các yếu tố tiêu cực từ môi trường văn hóa

Một trong những tiêu cực đáng lo ngại chính là xự xâm nhập của các luồng văn hóa phẩm độc hại, tác động rất xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lý, hành vi của một bộ phận nhân dân, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên.

3.2.2.7. Khắc phục các yếu tố tiêu cực trong quản lý nhà nước và khắc phục các thói quen, sở thích xấu

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm do thanh thiếu niên thực hiện, thành phố Đà Nẵng cần tăng cường tuyên truyền giáo dục để khắc phục các thói quen, sở thích xấu của thanh thiếu niên. Việc xử lý thanh thiếu niên phạm tội chủ yếu là nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

3.2.3. Tăng cường các yếu tố tác động tích cực lên việc hình thành nhân thân mỗi con người

3.2.3.1 Thành phố cần có chính sách ổn định, tập trung phát triển kinh tế xã hội vĩ mô, tạo công ăn việc làm cho các đối tượng yếu thế trong xã hội

Đối với khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, Đà Nẵng cần có chính sách ưu tiên tập trung cho việc phát triển kinh tế, nâng cao kiến thức, hiểu biết về kinh doanh, thực hiện tốt chính sách xoá đói, giảm nghèo như cho vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình, hạn chế tỷ lệ phát triển dân số nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân ở nông thôn.

Đối với lực lượng lao động, Đà Nẵng cần quan tâm đúng mức đến một lực lượng học sinh, sinh viên ra trường ngày càng đông không có việc làm và kinh nghiệm cuộc sống.

Đối với doanh nghiệp, Đà Nẵng đã và đang thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Để thu hút đầu tư, Đà Nẵng cần thực hiện cải cách và công khai thủ tục hành chính triệt để hơn, đi vào thực chất, không phô trương hình thức, giảm bớt sách nhiễu phiền hà để tạo điều kiện cho các tổ chức, tập đoàn kinh tế… đầu tư phát triển kinh tế ngày càng nhiều ở Đà Nẵng.

Đối với các phạm nhân, Đà Nẵng cần có sự quan tâm đến điều kiện giam giữ, ăn ở, sinh hoạt, lao động, cải tạo trong trại giam của ngành công an và các trại xã hội. Ngoài hoạt động tổ chức dạy nghề cho phạm nhân, trại viên trong trại giam và các trại xã hội, cần giáo dục họ cả về tư tưởng, đạo đức, chính trị và định hướng cho cuộc sống sau khi ra trại để họ yên tâm cải tạo và khi trở về địa phương họ sớm hoà nhập với cộng đồng, tự kiếm sống bằng sức lao động của mình. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa tình trạng tái phạm tội.

3.2.3.2. Tăng cường các yếu tố tác động tích cực trong môi trường giáo dục

Giảm tải nội dung các môn học, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên, thường xuyên tổ chức công tác đánh giá kiến thức chuyên môn của các thầy, cô, đưa thêm nhiều các tri thức kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy. Cần dứt khoát loại bỏ, chuyển công tác những đội ngũ giáo viên không có đạo đức, nhân cách xấu.

3.2.3.3. Tăng cường các yếu tố tác động tích cực từ môi trường bạn bè

Cần phải tạo được môi trường bạn bè tốt, các bậc cha mẹ phải thực sự là bạn của con cái, từ đó điều chỉnh và định hướng kịp thời cho con. Các bậc cha mẹ có mối quan hệ, sự thân thiết, gắn kết với nhau, đồng thời gắn kết chặt chẽ với nhà trường và định hướng các hoạt động, sinh hoạt tập thể ngoài trời, đi dã ngoại, tham quan các căn cứ cách mạng để giáo dục tư tưởng, nhận thức về truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc đối với mỗi cá nhân học sinh để hình thành những công dân sống có ích cho gia đình và xã hội sau này. Nhà trường tăng cường tổ chức thực hiện cho các em học sinh tham gia các lớp học phát triển kỹ năng để phát triển nhân cách, phát triển nhân thân tốt.

3.2.3.5. Tăng cường các yếu tố tác động tích cực từ nơi sinh sống

Đối với khu vực nông thôn miền núi, cần phát huy tốt vai trò của hương ước lệ làng, tộc họ, đây cũng là môi trường để các con cháu trong tộc họ được trao đổi, được truyền thụ những kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống từ các cụ cao niên trong làng khi có dịp tề tựu đông đủ vào các dịp nghỉ lễ, Tết hàng năm. Phát huy vai trò của các tộc họ, tổ dân phố trong việc tổ chức khen thưởng cho các thanh thiếu niên có thành tích cao trong học tập và công tác, tạo sự lan tỏa về ý nghĩa của việc làm này đối với từng hộ gia đình có con em đã từng vi phạm pháp luật và có ý định phạm tội.

Phát huy tốt vai trò của trưởng thôn, trưởng bản, già làng, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội của địa phương để tạo sức mạnh trong việc hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau tạo khối đoàn kết trong các cộng động dân cư.

Phát huy vai trò của các tổ chức tín dụng có chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi và kết hợp với Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư chuyển giao hỗ trợ các kinh nghiệm kỹ năng, kỹ thuật, mô hình làm kinh tế trang trại cho các thanh niên khu vực nông thôn đã chấp hành án trở về địa phương để có điều kiện phát triển kinh tế và tái hòa nhập cộng đồng, sống có ích cho giai đình và xã hội.

Đối với khu vực thành thị xây dựng các quy tắc sinh hoạt tập thể tại các tòa nhà chung cư, khu tập thể khối phố, phát huy vai trò của tổ trưởng tổ dân phối như Hội Cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội người cao tuổi, hội nghề nghiệp, huy động sức mạnh của họ trong việc đoàn kết giúp đỡ các gia đình khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống, tăng cường sự giao lưu gắn kết trong từng tòa nhà, khu tập thể, khối phố.

3.2.3.6. Tăng cường các yếu tố tác động tích cực từ môi trường kinh tế xã hội vĩ mô

* Tác động tích cực liên quan đến chính sách, điều kiện phát triển kinh tế

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, cơ chế quản lý liên quan đến hoạt động phát triển kinh tế, tránh để tình trạng tạo khe hở để một số phẩn tử cơ hội lợi dụng chính sách của Nhà nước để làm giàu một cách nhanh chóng bất hợp pháp.

* Loại trừ hạn chế các tác động tiêu cực từ môi trường xã hội

Xây dựng cơ chế phối hợp, huy động sức mạnh bảo đảm lợi ích của các nhóm yếu thế trong xã hội. Các cơ quan nhà nước cần tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tốt các loại hình kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, tệ nạn nghiện hút, mại dâm và cờ bạc. Loại bỏ các tác động tiêu cực của môi trường văn hóa tăng cường nâng cao và phát huy được giá trị văn hóa truyền thống. Kiểm soát tốt việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán các loại hung khí, đồ chơi mang tính bạo lực trôi nổi trên thị trường, kiểm soát tốt các loại hình trò chơi trực tuyến mang tính bạo lực và văn hóa phẩm đồi trụy.

KẾT LUẬN

Vấn đề nhân thân người phạm tội nói chung và nhân thân thanh thiếu niên phạm tội trong tội phạm học nói riêng đã có một quá trình phát triển lâu đời và đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng cho đến nay ở Việt Nam vẫn là vấn đề còn mới mẻ, thời gian gần đây nghiên cứu nhân thân con người trở thành vấn đề quan trọng trong các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo… Với luận văn này tác giả hy vọng vấn đề đã nghiên cứu trên góp phần nhỏ vào cơ sở lý luận, cũng như thực tiễn về những nội dung liên quan đến nhân thân thanh thiếu niên phạm tội nói riêng và tội phạm nói chung.

Luận văn được nghiên cứu có sự giúp đỡ của các ngành chức năng, của cơ quan TAND thành phố, Việt kiểm sát nhân dân thành phố, Trại tạm giam Hòa Sơn – Công an thành phố Đà Nẵng, các đồng chí lãnh đạo, giảng viên Học Viện khoa học xã hội và đặc biệt là Thầy giáo hướng dẫn khoa học. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ là bước đầu, kinh nghiệm thực tiễn của bản thân cũng còn hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định, tác giả rất mong nhận được sự chân thành đóng góp ý, bổ sung của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo để Luận văn được hoàn thiện hơn.Trong điều kiện cho phép và được sự nhiệt tình giúp đỡ của quý thầy, cô của Học viện xã hội, tác giả luận văn sẽ cố gắng nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn, toàn diện và hoàn chỉnh ở một mức độ cao hơn về vấn đề thiết thực này./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 3\TOI PHAM HOC\NGO NGOC DONG\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *