Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, do suy thoái kinh tế toàn cầu, không những nền kinh tế Việt Nam nói chung mà kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói riêng cũng bị ảnh hưởng không ít. Tuy nhiên, sức mua các thiết bị tin học, thiết bị văn phòng và linh kiện điện tử, viễn thông giảm ko đáng kể. Vì vậy, chỉ một số ít công ty thuộc ngành này có doanh thu giảm là nguyên nhân chính dẫn đến thua lỗ, thậm chí những doanh nghiệp đó lâm vào tình trạng mất thanh khoản phải nghĩ đến việc ngừng kinh doanh.

Để góp phần ổn định và phát triển kinh tế cũng như giúp các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin vượt qua khó khăn, hoạt động hiệu quả, bên cạnh các chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý Nhà nước thì bản thân doanh nghiệp phải có những chiến lược và quyết sách đúng đắn. Và một trong những vấn đề cần được quan tâm nhất là nâng cao tính thanh khoản của doanh nghiệp. Do đó, nhà quản lý cần phải biết được những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính thanh khoản để từ đó đề ra các chính sách hợp lý giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả.

Tuy nhiên, hiện nay công tác nghiên cứu về tính thanh khoản và những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói riêng còn một số hạn chế do các nhà quản lý doanh nghiệp chưa tìm hiểu kỹ cũng như nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiện nay ở Việt Nam chưa có công trình khoa học nào về nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Từ những lý do trên, sau một thời gian tìm hiểu về lĩnh vực công nghệ thông tin, tôi cho rằng việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Do đó, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu hướng đến ba mục tiêu chính:

* Thứ nhất, hệ thống hóa những lý luận cơ bản nhất về tính thanh khoản và những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp nói chung.

* Thứ hai, nghiên cứu, phân tích và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.

* Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu đưa ra một số chính sách và kiến nghị nhằm nâng cao tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những nhân tố có ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2014.

4. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập thông tin:

Trên cơ sở các Báo cáo tài chính theo năm của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Quảng Ngãi, tác giả thu thập số liệu của các chỉ tiêu cần thiết phục vụ nghiên cứu. Các số liệu được thu thập chủ yếu từ Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2014.

* Phương pháp xử lý và phân tích thông tin:

– Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng trong suốt quá trình xử lý, phân tích số liệu.

– Phương pháp thống kê: Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích số liệu, xây dựng mô hình xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Quảng Ngãi.

* Tài liệu sử dụng:

– Tài liệu sơ cấp: Là tài liệu thu thập từ các giáo trình, nghiên cứu đã được công bố.

– Tài liệu thứ cấp: Là tài liệu thu thập từ 30 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tài liệu từ các bài báo.

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 04 chương:

Chương 1: Lý luận chung về tính thanh khoản và các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp.

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản.

Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu.

Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị.

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN

VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1. Tổng quan về tính thanh khoản

1.1.2. Lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản

1.1.3. Ý nghĩa của tính thanh khoản trong doanh nghiệp

1.1.4. Đo lường tính thanh khoản

a. Tỷ số thanh toán hiện hành

b. Tỷ số thanh toán nhanh

c. Tỷ số thanh toán tức thời

d. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

1.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP

Từ khi thanh khoản trở thành vấn đề đáng được quan tâm của các doanh nghiệp thì đã có rất nhiều lý luận, nhiều tác giả đề cập đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, những nghiên cứu cho kết quả đáng tin cậy nhất đa số tập trung vào các nghiên cứu về doanh nghiệp ở Châu Âu và Bắc Mỹ.

Trong đề tài này, tác giả không thể xem xét được hết toàn bộ các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản như tất cả các nghiên cứu trước mà chỉ chú trọng vào một số nhân tố được xem là có khả năng giải thích cao nhất với khả năng thanh khoản, đó là: quy mô doanh nghiệp, nợ ngắn hạn, số vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay các khoản phải thu khách hàng, tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) và vốn lưu động ròng.

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.1. Quy mô của doanh nghiệp

1.3.2. Nợ ngắn hạn

1.3.3. Số vòng quay hàng tồn kho

1.3.4. Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng

1.3.5. Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)

1.3.6. Vốn lưu động ròng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN

2.1. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu

2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu

H1: Quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với tính thanh khoản của các doanh nghiệp.

H2: Khoản mục nợ ngắn hạn có mối quan hệ nghịch chiều với tính thanh khoản của các doanh nghiệp.

H3: Số vòng quay hàng tồn kho có mối quan hệ thuận chiều với tính thanh khoản của các doanh nghiệp.

H4: Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng có mối quan hệ thuận chiều với tính thanh khoản của các doanh nghiệp.

H5: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản có mối quan hệ thuận chiều với tính thanh khoản của các doanh nghiệp.

H6: Vốn lưu động ròng có mối quan hệ thuận chiều với tính thanh khoản của các doanh nghiệp.

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu

a. Chọn mẫu

Số mẫu được chọn là 30 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được nêu cụ thể trong Phụ lục 1.

b. Đo lường tính thanh khoản

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng hai chỉ tiêu tỷ số thanh toán hiện hành và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt để đo lường tính thanh khoản của doanh nghiệp.

c. Mô hình nghiên cứu

Mô hình hồi quy tổng thể có dạng sau:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + ε

Trong đó:

Y : Biến phụ thuộc

X1, X2, X3, X4, X5, X6 : Biến độc lập của mô hình

β0 : Tham số chặn

β1, β2, β3, β4, β5, β6 : Các tham số chưa biết của mô hình

ε : Sai số ngẫu nhiên

d. Mã hóa các biến quan sát

Biến độc lậpNhân tốBiến mã hóa
Quy mô doanh nghiệpX1
Nợ ngắn hạnX2
Số vòng quay hàng tồn khoX3
Số vòng quay các khoản phải thuX4
Tỷ suất sinh lợi của tài sảnX5
Vốn lưu động ròngX6
Biến phụ thuộcTỷ số thanh toán hiện hành (Khh)Y1
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC)Y2

e. Đo lường các biến

Biến X1: Lấy Logarith của tổng tài sản.

Biến X2:: Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản.

Biến X3: Giá vốn hàng bán/Giá trị hàng tồn kho bình quân.

Biến X4: (Doanh thu thuần bán chịu + Thuế giá trị gia tăng đầu ra tương ứng)/Số dư bình quân các khoản phải thu khách hàng.

Biến X5: (Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản) x 100%.

Biến X6: Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn.

Biến Y1: Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn.

Biến Y2: Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt được đo lường theo công thức (1).

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

2.2.4. Thu thập và xử lý số liệu

Số liệu thu thập từ báo cáo tài chính từ năm 2014 của các doanh nghiệp chọn mẫu trong nghiên cứu đã nộp cho Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi.

Số liệu sau khi thực hiện thu thập từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp (Danh mục doanh nghiệp được chọn mẫu được trình bày trong Phụ lục 1) sẽ được tiến hành mã hóa thông tin theo như phương pháp mã hóa nêu trên.

Kết quả sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 (Phụ lục 2) kết hợp với phần mềm Microsoft Office Excel 2010. Thông qua thống kê mô tả và các phương pháp kiểm định dữ liệu, tính toán các tham số cơ bản, kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phương pháp tương quan và hồi quy tuyến tính để tìm ra nhân tố thực sự ảnh hưởng.

Các nhân tố quy mô, nợ ngắn hạn, số vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay khoản phải thu khách hàng, ROA và vốn lưu động ròng được tính toán, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Đo lường các biến độc lập của 30 doanh nghiệp

STTDoanh nghiệpQuy môNợ ngắn hạn / Tổng TSVòng quay hàng tồn khoVòng quay KPT khách hàngROAVốn lưu động ròng
1HV9,4520,2554,7403,7110,2351.429.671.567
2MP10,1540,5596,5296,6120,0022.318.934.245
3AL9,3120,71017,11512,3240,039457.634.156
4AFC10,7430,3305,09410,1590,015-6.729.825.176
5NA10,7120,3692,7282,9150,001-9.186.700.567
6HV10,1500,6745,38913,3490,006778.987.563
7TP9,7210,90315,6895,448-0,001-905.163.354
8TTB9,3730,2441,6957,2680,0071.827.765.371
9VP9,6750,7315,5483,9650,0051.288.117.342
10TAP9,3200,7333,1743,9810,014573.673.123
11HC9,5210,4281,3786,3040,012952.853.209
12TNA9,4320,1431,7046,6450,004549.798.402
13QNC9,5550,2403,40614,6890,0082.600.678.143
14BTV10,0450,3024,83215,651-0,050-2.067.729.456
15HC9,0450,8393,4491,5670,006-61.978.563
16HT10,4500,6652,4879,9650,0242.760.544.674
1711510,3560,2862,75711,8340,00914.756.875.362
18SA10,5200,7635,32414,9140,0044.389.500.435
19PS9,9800,5177,5678,7450,013478.564.563
20PT9,9430,6052,8674,8650,0341.000.876.345
21TN9,9250,77010,3214,1670,0141.012.567.045
22C&T9,8060,6699,6457,3890,022624.045.765
23GO9,7650,42012,2048,5110,0021.874.167.095
24TP9,4650,4101,2891,0130,0021.105.067.546
25NT9,0560,3672,71430,6740,129-64.567.451
26LH9,3450,3002,3053,890-0,133998.453.768
27QTC10,1340,0614,3052,4540,002-2.331.165.567
28HS8,6780,18018,5021,229-0,557378.156.867
29ITC10,5610,5035,05610,1630,2562.267.452.234
30ĐK9,1560,8251,6453,854-0,06038.845.189

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. THỰC TRẠNG TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp công nghệ thông tin vẫn đạt mức tăng trưởng ổn định chủ yếu xuất phát từ việc các đơn vị này ít chịu tác động của các những nhân tố khách quan như nguyên liệu đầu vào, năng lượng, lãi suất…

Bên cạnh những doanh nghiệp có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì có một số doanh nghiệp không thể xoay vòng được hàng tồn kho của mình, dẫn đến thua lỗ, thậm chí lâm vào tình trạng mất tính thanh khoản, không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh.

3.2. PHÂN TÍCH TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

Bảng 3.1. Chỉ tiêu Khh và CCC của 30 doanh nghiệp kinh doanh công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

STTDoanh nghiệpKhhCCC
1HV3,02106,68
2MP2,0381,67
3AL1,2818,56
4AFC0,6540,00
5NA0,57125,34
6HV3,0383,45
7TP0,8069,89
8TTB4,14105,23
9VP1,33123,83
10TAP1,32185,49
11HC1,68212,45
12TNA1,69218,00
13QNC4,03117,11
14BTV0,4557,78
15HC0,95331,47
16HT1,1342,43
171153,21114,76
18SA1,1512,88
19PS1,1125,89
20PT1,23178,32
21TN1,18106,89
22C&T1,1765,00
23GO1,7742,76
24TP0,95412,30
25NT0,87104,37
26LH2,90238,61
27QTC0,39156,75
28HS5,4919,56
29ITC1,0939,75
30ĐK1,0581,23

Bảng 3.2. Thống kê mô tả biến tỷ số thanh toán hiện hành

Descriptive Statistics
NMinimumMaximumMeanStd. Deviation
Ty so thanh toan hien hanh30.395.491.72201.23679
Valid N (listwise)30

Bảng 3.3. Thống kê mô tả biến chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

Descriptive Statistics
NMinimumMaximumMeanStd. Deviation
Chu ky chuyen doi tien mat3012.88412.30117.281793.09549
Valid N (listwise)30

3.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP

3.3.1. Thống kê mô tả các biến độc lập

Bảng 3.4. Thống kê mô tả các biến độc lập

Descriptive Statistics
NMinimumMaximumMeanStd. Deviation
Quy mo308.67810.7439.77833.532035
No NH/Tong TS30.061.903.49357.234815
Vong quay hang ton kho301.28918.5025.715274.703651
Vong quay khoan phai thu khach hang301.01330.6747.941836.038021
ROA30-.557.256.00213.128162
Von luu dong rong30-9186700567147568753627.71E83.724E9
Valid N (listwise)30

3.3.2. Phân tích tương quan các biến trong mô hình

Bảng 3.5. Ma trận tương quan giữa các biến

Correlationsa
Chu ky chuyen doi tien matTy so thanh toan hien hanhQuy moNo NH / Tong TSVong quay hang ton khoVong quay khoan phai thu khach hangROAVon luu dong rong
Chu ky chuyen doi tien mat1
Ty so thanh toan hien hanh1
Quy mo-.343-.406*1
No NH/Tong TS-.092-.514**.0231
Vong quay hang ton kho-.515**.124-.174.2211
Vong quay khoan phai thu khach hang-.402*-.107.130-.068-.0671
ROA.046-.475*.374*.163-.397*.2991
Von luu dong rong-.012.409*-.059.039-.059.171.0641

Giải thích: * tương đương với mức ý nghĩa 0.01

** tương đương với mức ý nghĩa 0.05

3.3.3. Phân tích hồi quy bội

a. Phân tích hồi quy bội giữa tỷ số thanh toán hiện hành với các nhân tố ảnh hưởng

* Phân tích độ phù hợp của mô hình

Bảng 3.6. Độ phù hợp của mô hình (a)

ANOVAd
ModelSum of SquaresdfMean SquareFSig.
3Regression23.98437.99510.402.000c
Residual19.98326.769
Total43.96729
Model Summaryd
ModelRR SquareAdjusted R SquareStd. Error of the EstimateChange Statisticsd
R Square ChangeF Changedf1df2Sig. F Change
1.475a.225.1981.10287.2258.147128.008
2.648b.419.376.97240.1949.018127.006
3.739c.546.494.87584.1277.282126.0122.068

* Lựa chọn biến cho mô hình

Bảng 3.7. Các tham số thống kê trong mô hình (a)

Coefficientsa

ModelUnstandardized CoefficientsStandardized CoefficientstSig.
BStd. ErrorBeta
3(Constant)2.591.3826.777.000
No NH /Tong TS-1.889.703-.360-2.687.002
Von luu dong rong1.493E-10.000.4523.407.003
ROA1.749.520.4453.314.004

Mô hình nghiên cứu được biểu diễn như sau:

Y = 2,591 – 1,889X2 + 1,749X5 + 1,493E – 10X6

Hay: Khh = 2,591 – 1,889NNH + 1,749ROA + 1,493E – 10VLĐR

* Kiểm tra giả định không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến

Bảng 3.8. Đa cộng tuyến trong mô hình (a)

Correlations

Ty so thanh toan hien hanhNo NH/ Tong TSROAVon luu dong rong
Ty so thanh toan hien hanh1.000-.415.475.409
No NH/Tong TS-.4151.000.163.039
ROA.475.1631.000.064
Von luu dong rong.409.039.0641.000

Coefficientsa

Model95% Confidence Interval for BCorrelationsCollinearity Statistics
Lower BoundUpper BoundZero-orderPartialPartToleranceVIF
3(Constant)1.8053.377
No NH / Tong TS-3.334-1.444-.415-.466-.355.9731.028
Von luu dong rong.000.000.409.556.450.9951.005
ROA.925.623.475.545.438.9701.031

Từ bảng 3.8, xét tương quan cặp giữa các biến độc lập, ta có thể kết luận rằng giả định không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến được chấp nhận.

* Kiểm tra giả định không xảy ra hiện tượng tự tương quan

Từ kết quả bảng 3.6, ta có thể kết luận rằng không có tự tương quan giữa các phần dư, hay giả định không xảy ra hiện tượng tự tương quan được chấp nhận.

* Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng

Bảng 3.9. Giả thuyết và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản thông qua tỷ số thanh toán hiện hành của các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

TTNhân tốBiếnGiả thuyếtKết quả nghiên cứu
1Quy môX1+K
2Nợ ngắn hạnX2
3Số vòng quay hàng tồn khoX3+K
4Số vòng quay các khoản phải thuX4+K
5ROAX5++
6Vốn lưu động ròngX6++

Trong đó, (+): cùng chiều, (-): ngược chiều, (K): không ảnh hưởng

b. Phân tích hồi quy bội giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt với các nhân tố ảnh hưởng

* Phân tích độ phù hợp của mô hình

Bảng 3.10. Độ phù hợp của mô hình (b)

ANOVAd
ModelSum of SquaresdfMean SquareFSig.
3Regression152678.313350892.77113.412.000c
Residual98658.039263794.540
Total251336.35229
Model Summaryd
ModelRR SquareAdjusted R SquareStd. Error of the EstimateChange Statisticsd
R Square ChangeF Changedf1df2Sig. F Change
1.515a.265.23981.23424.26510.087128.004
2.676b.457.41771.08582.1929.565127.005
3.779c.607.56261.59984.1509.956126.0041.664

* Lựa chọn biến cho mô hình

Bảng 3.11. Các tham số thống kê trong mô hình (b)

Coefficientsa
ModelUnstandardized CoefficientsStandardized CoefficientstSig.
BStd. ErrorBeta
3(Constant)914.398216.9014.216.000
Vong quay hang ton kho-12.0712.472-.610-4.883.000
Quy mo-69.56121.992-.398-3.163.004
Vong quay khoan phai thu khach hang-6.0351.913-.391-3.155.004

Mô hình nghiên cứu được biểu diễn như sau:

Y = 914,398 – 69,561X1 – 12,071X3 – 6,035X4

Hay:

CCC = 914,398 – 69,561QM – 12,0715VQHTK – 6,035VQPTKH

* Kiểm tra giả định không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến

Bảng 3.12. Đa cộng tuyến trong mô hình (b)

Correlations

Chu ky chuyen doi tien matQuy moVong quay hang ton khoVong quay khoan phai thu khach hang
Chu ky chuyen doi tien mat1.000-.343-.515-.402
Quy mo-.3431.000-.174.130
Vong quay hang ton kho-.515-.1741.000-.067
Vong quay khoan phai thu khach hang-.402.130-.0671.000

Coefficientsa

Model95% Confidence Interval for BCorrelationsCollinearity Statistics
Lower BoundUpper BoundZero-orderPartialPartToleranceVIF
3(Constant)468.5501360.245
Vong quay hang ton kho-17.153-6.990-.515-.692-.600.9681.033
Quy mo-114.766-24.357-.343-.527-.389.9561.046
Vong quay khoan phai thu khach hang-9.967-2.103-.402-.526-.388.9811.019

Từ bảng 3.12, xét tương quan cặp giữa các biến độc lập, ta có thể kết luận rằng giả định không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến được chấp nhận.

* Kiểm tra giả định không xảy ra hiện tượng tự tương quan

Từ kết quả bảng 3.10, ta có thể kết luận rằng không có tự tương quan giữa các phần dư, hay giả định không xảy ra hiện tượng tự tương quan được chấp nhận.

* Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng

Bảng 3.13. Giả thuyết và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản thông qua chỉ tiêu chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

STTNhân tốBiếnGiả thuyếtKết quả nghiên cứu
1Quy môX1++
2Nợ ngắn hạnX2K
3Số vòng quay hàng tồn khoX3++
4Số vòng quay các khoản phải thuX4++
5ROAX5+K
6Vốn lưu động ròngX6+K

Trong đó, (+): cùng chiều, (-): ngược chiều, (K): không ảnh hưởng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

CHƯƠNG 4

HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản được xác định ở chương 3, tác giả đề xuất một số giải pháp để tác động đến các nhân tố có ảnh hưởng nhằm nâng cao tính thanh khoản của doanh nghiệp:

4.1. TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG

Để hạn chế rủi ro, công ty nên xây dựng một chính sách tín dụng chặt chẽ với kỳ hạn thanh toán hợp lý để cải thiện dòng tiền hoạt động và khả năng sinh lời đồng thời không bị mất các khách hàng tốt của công ty. Chính sách tín dụng của công ty thông qua việc kiểm soát các vấn đề sau:

* Tiêu chuẩn tín dụng

* Thời hạn bán chịu

* Chính sách chiết khấu

* Xếp hạng nhóm nợ của doanh nghiệp

* Kỳ thu tiền bình quân

* Phân tích tuổi của các khoản phải thu

* Xác định số dư khoản phải thu

4.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO

Bên cạnh quản trị tín dụng, quản trị hàng tồn kho cũng là một vấn đề không kém phần quan trọng. Việc duy trì mức tồn kho cao sẽ giúp doanh nghiệp tránh được sự gián đoạn trong sản xuất và hạn chế sự biến động về giá cả, nhưng đồng thời đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho cũng sẽ làm giảm khả năng sinh lợi.

4.3. SỬ DỤNG ĐÒN BẨY NỢ HỢP LÝ

Doanh nghiệp cần phải xây dựng chính sách huy động vốn hợp lý, đảm bảo chi phí sử dụng vốn thấp nhất, giảm thiểu rủi ro doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất cân bằng tài chính, hoặc bị lệ thuộc quá nhiều vào các chủ nợ gây nguy cơ mất tự chủ về tài chính, dẫn đến tình trạng mất tính thanh khoản, đưa doanh nghiệp đi đến bờ vực phá sản.

4.4. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Để đẩy mạnh doanh thu, doanh nghiệp cần: nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, nắm bắt được các dự án để tìm kiếm cơ hội đầu tư… Đồng thời doanh nghiệp cũng phải xây dựng chính sách cắt giảm chi phí, hạ giá thành: hạ thấp chi phí đầu vào nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định…

4.5. TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

Một số biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động như sau:

* Kế hoạch hóa vốn lưu động

* Kế hoạch nhu cầu vốn lưu động

* Kế hoạch nguồn vốn lưu động

* Kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian

4.6. THÀNH LẬP BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN

Để có thể xây dựng và quản lý một cơ cấu vốn hiệu quả, doanh nghiệp nên đặt ra một bộ phận chuyên trách để quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp.

4.7. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ CÔNG TY

Để hoàn thiện công tác quản trị công ty tại các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ thông tin, luận văn đưa ra một số khuyến nghị sau:

  • Cần nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của các thông lệ quản trị tốt, như chú trọng hơn đến vấn đề bảo vệ quyền của cổ đông và các bên liên quan, tăng cường công khai minh bạch, bảo đảm trách nhiệm của HĐQT trong giám sát rủi ro.
  • Thiết lập một chuẩn mực quản trị và điều hành riêng cho công ty dựa trên bộ quy tắc về quản trị công ty áp dụng doanh nghiệp và theo hướng phù hợp với chuẩn mực quốc tế, nếu cần thiết có thể nhờ sự giúp đỡ của các công ty tư vấn, các chuyên gia trong lĩnh vực này.
  • Tăng cường vai trò của ban kiểm soát và bộ phận kiểm toán nội bộ, đây là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Các thành viên của Ban kiểm soát phải là thành viên độc lập có các phẩm chất phù hợp.

4.8. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ NƯỚC

+ Đối với địa phương

* Tập trung giải quyết tốt cân đối về tài chính và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin với các công nghệ tiên tiến đảm bảo cho sự ổn định và phát triển lâu dài

* Có chính sách thị trường đúng đắn để giữ vững và mở rộng thị trường công nghệ thông tin trong và ngoài tỉnh

+ Đối với các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin

Các công ty cần phải đa dạng hóa cơ cấu tài trợ, về thời gian đáo hạn. Qua đó gia tăng tính linh hoạt của cấu trúc vốn và nâng cao vị thế đàm phán với các nhà tài trợ trong tương lai. Các nhà quản trị cần phải nhìn nhận rõ hơn về các lợi thế mà lá chắn thuế mang lại.

+ Đối với ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại nên điều chỉnh một số chính sách cho vay để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất.

+ Đối với cơ quan quản lý Nhà nước Ngân hàng

Nhà nước cần có chế độ chính sách lãi suất, chính sách tín dụng riêng cho các tổ chức tín dụng khi cho vay hoặc cung cấp các sản phẩm ngân hàng hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng hoạt động kinh doanh có hiệu quả

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính, Bộ Công thương xem xét tăng cường bảo lãnh tín dụng để có cơ sở đảm bảo cho các nhà đầu tư về khả năng, năng lực hoạt động cũng như năng lực thanh toán của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, luận văn đã cho thấy thực trạng tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn thấp, đồng thời kết quả cũng cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp này. Do kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên bên cạnh các kết quả đạt được luận văn cũng không thể tránh khỏi một số thiếu sót.

1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1.1. Về nghiên cứu lý thuyết

– Hệ thống lại các lý thuyết về tính thanh khoản và các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp.

– Xác định được các chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản của doanh nghiệp: tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán tức thời và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt.

– Bằng thống kê toán học và sử dụng phần mềm SPSS 16.0, đề tài đã thiết kế nghiên cứu, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp: quy mô, nợ ngắn hạn, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu khách hàng, tỷ suất sinh lợi tài sản, vốn lưu động ròng.

1.2. Về ý nghĩa thực tiễn

– Đề tài khái quát đặc điểm của ngành công nghệ thông tin và thực trạng về tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

– Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, gồm 6 nhân tố: quy mô, nợ ngắn hạn, số vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay các khoản phải thu khách hàng, tỷ suất sinh lợi của tài sản và vốn lưu động ròng.

– Đưa ra một số hàm ý chính sách và kiến nghị nhằm hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản cũng như nâng cao tính thanh khoản của doanh nghiệp.

2. HẠN CHẾ

– Đề tài nghiên cứu chỉ trong phạm vi 30 doanh nghiệp và năm 2014 (nếu nghiên cứu phạm vi nhiều doanh nghiệp hơn và từ 2-3 năm thì kết quả nghiên cứu sẽ có độ tin cậy cao hơn), các doanh nghiệp này không chỉ đơn thuần kinh doanh công nghệ thông tin mà còn có một số hoạt động kinh doanh khác.

– Quá trình thu thập và xử lý số liệu của đề tài còn hạn chế do việc tính toán các số liệu tài chính của doanh nghiệp đều hoàn toàn dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp một cách chủ quan.

– Đề tài chỉ mới nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Từ những kết quả và hạn chế nêu trên, luận văn là cơ sở để mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn và toàn diện hơn, khắc phục các hạn chế trên để hoàn thiện các nghiên cứu về đề tài này trong tương lai.

Do đề tài còn mới, tác giả chưa có nhiều tài liệu tham khảo, thời gian nghiên cứu có hạn, vốn kiến thức và sự hiểu biết còn hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được sự góp ý, phê bình của thầy cô cùng các bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\TRAN NGUYEN THANH NGOC\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *