luận văn phát triển du lịch huyện tư nghĩa

luận văn phát triển du lịch huyện tư nghĩa

luận văn phát triển du lịch huyện tư nghĩa

luận văn phát triển du lịch huyện tư nghĩa. Ngày nay cùng với xu hướng toàn cầu hoá, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Du lịch đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người dân. Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã nêu rõ quan điểm về phát triển du lịch là: Huy động mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng cả nước và của từng địa phương, tăng đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn [9].

Tỉnh Quảng Ngãi thuộc duyên hải miền Trung, cách trung tâm kinh tế-du lịch của Miền Trung là Đà Nẵng không xa. Huyện Tư Nghĩa là một địa phương có một tiềm năng to lớn phát triển du lịch của tỉnh. Có thể nói, ít có địa phương nào trên cả nước với diện tích đất không rộng, người không đông nhưng lại tập trung nhiều nguồn tài nguyên du lịch có giá trị như Tư Nghĩa. Tư Nghĩa là địa phương có tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử. Một số địa điểm có thể đưa vào khai thác du lịch như: thắng cảnh Suối Mơ ở xã Nghĩa Kỳ, suối nước nóng ở xã Nghĩa Thuận, du lịch sinh thái Bãi Dừa và di tích kiến trúc – nghệ thuật Chùa Ông ở xã Nghĩa Hòa, di tích Cấm Nghè Tộ ở xã Nghĩa Phương, di tích Trường lũy ở các xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thọ.Hiện nay, trên địa bàn huyện có 17 di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có 2 di tích được xếp hạng cấp quốc gia là Chùa Ông và Trường lũy, 15 di tích được xếp hạng cấp huyện. Huyện cũng có nhiều điểm di tích lịch sử, là nơi lưu giữ những trang sử hào hùng của dân tộc như: di tích Bốn Dũng sĩ Nghĩa Hiệp, Vụ thảm sát thôn 2 ở xã Nghĩa Lâm, Cấm Nghè Tộ… Bên cạnh đó, các địa phương trong huyện có nhiều ngôi chùa còn bảo lưu được những nét kiến trúc, giá trị văn hóa và tín ngưỡng của cộng đồng như chùa Ông, chùa Quang Lộc ở xã Nghĩa Hòa, chùa Tịnh Nghiêm Ni Viện ở thị trấn La Hà.

Trong những năm qua, kinh tế xã hội của huyện nói chung và du lịch nói riêng đã có những tiến bộ đáng kể nhưng trên thực tế nó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có của huyện. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người còn ở mức thấp so với bình quân chung của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm chạp, đặc biệt là các chỉ tiêu về du lịch như: số lượng du khách, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dịch vụ du lịch… còn nhỏ bé. Hầu hết các hoạt động du lịch của huyện chỉ dừng lại ở việc khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên sẵn có mà chưa có sự đầu tư để phát triển bền vững. Hoạt động du lịch sinh thái bước đầu đã đi vào hoạt động nhưng vẫn mang tính tự phát là chủ yếu, việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái đã bắt đầu bộc lộ những yếu kém, gây tác động xấu đến cảnh quan, môi trường. Nguyên nhân là do các cấp, các ngành, đơn vị, cá nhân làm du lịch chưa thật sự hiểu rõ về du lịch sinh thái và những lợi ích mà nó mang lại, không chú trọng đầu tư (cả về cơ sở hạ tầng, nhân lực và kiến thức khoa học), thiếu quy hoạch, chiến lược phát triển, hoặc quy hoạch chưa đồng bộ, chưa tiến hành khảo sát kỹ lưỡng và toàn diện về tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như các điều kiện khác để phát triển du lịch.

Với những tiềm năng sẵn có của huyện Tư Nghĩa, việc chú trọng đầu tư để phát triển kinh tế du lịch đặc biệt là phát triển du lịch không chỉ mang lại những hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế của huyện mà còn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Việc nghiên cứu đề tài “Phát triển du lịch huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi” nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp và khả thi là cần thiết và cấp bách, không chỉ ở khía cạnh lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn cao.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng phát triển của ngành du lịch của huyện Tư Nghĩa, qua đó đánh giá tìm kiếm nguyên nhân và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển ngành du lịch tại huyện Tư Nghĩa.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển du lịch.

Thứ hai, phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

Thứ ba, nêu những quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

  1. Câu hỏi nghiên cứu

– Phân tích thực trạng triển du lịch trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi ở những khía cạnh nào?

–  Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của thực trạng phát triển du lịch của huyện Tư Nghĩa là gì?

– Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi là gì?

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

– Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đánh giá thực trạng thông qua dữ liệu thứ cấp của các năm 2016 – 2018. Các giải pháp hướng đến phát triển ngành du lịch của địa phương đến năm 2025, chủ yếu tập trung vào vai trò của nhà nước địa phương cấp huyện.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Để xây dựng cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch, vai trò của các chính sách thúc đẩy đối với sự phát triển ngành du lịch làm nền tảng cho việc tổ chức đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển du lịch của huyện Tư Nghĩa, Luận văn sử dụng các phương pháp khảo cứu lịch sử để tổng quan các tài liệu và sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp để tập hợp các cơ sở lý luận phù hợp với bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu.

Trong đánh giá thực trạng, Luận văn sử dụng các dữ liệu thứ cấp được công bố những năm gần đây (chủ yếu là 2016-2018) từ các nguồn đáng tin cậy, đặc biệt là các cơ quan thống kê địa phương và sử dụng các công cụ mô tả của phương pháp thống kê và phương pháp so sánh. Trong đề xuất giải pháp, kiến nghị Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp theo cả hai cách tiếp cận suy diễn và quy nạp đảm bảo các đề xuất luôn có cơ sở lý luận và thực tiễn, mang tính khả thi cao.

  1. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả của việc tổng hợp và khái quát hóa các cơ sở lý luận của Luận văn có ý nghĩa giúp các nghiên cứu được thực hiện sau có nền tảng lý luận vững chắc hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu này là một ví dụ thực tế điển hình về nghiên cứu phát triển ngành du lịch. Với ý nghĩa này, Luận văn có thể là một tài liệu tham khảo tốt cho các cơ sở đào tạo, tập huấn phục vụ cho cán bộ quản lý kinh tế của địa phương, và là tài liệu tham khảo cho các học viên, sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu những đề tài tương tự.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Những đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp của Luận văn là tài liệu giúp các cơ quan nghiên cứu, các ban ngành liên quan của huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi tham khảo trong hoạch định chính sách về phát triển du lịch  và chỉ đạo thực tiễn trong việc phát triển du lịch tại huyện Tư Nghĩa.

luận văn phát triển du lịch huyện tư nghĩa
luận văn phát triển du lịch huyện tư nghĩa

1.1.1. Khái niệm về du lịch

Trong đời sống của con người hiện đại ngày nay, hoạt động du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế – xã hội phổ biến và ngành du lịch nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch từ lâu đã trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng cuộc sống. Và thuật ngữ du lịch đã trở nên rất thông dụng.

Thuật ngữ “du lịch” trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp với nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được La Tinh hoá thành tornus và sau đó thành tourisme (tiếng Pháp), và tourism (tiếng Anh). Ở Việt Nam, thuật ngữ “du lịch” được dịch thông qua tiếng Hán. Du có nghĩa là chơi, còn lịch có nghĩa là từng trải. Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi tourism là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức [9].

Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều các khái niệm khác nhau về du lịch. Tùy theo các cách tiếp cận khác nhau, cách hiểu khác nhau dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau về du lịch mà có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” [5]. Theo Guer Freuler trong cuốn nhập môn khoa học du lịch: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền”.[3].

Tại Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Cao Thường và Tô Đăng Hải trong giáo trình Thống kê du lịch: “Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác” [10]. Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam (2015) du lịch chia ra làm hai nghĩa hiểu sau:

Nghĩa thứ nhất: “du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật.”

Nghĩa thứ hai: “du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng tình yêu quê hương đất nước; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.” [1].

Luật du lịch được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 có giải thích “du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” (điều 4) [8].

Các định nghĩa trên đều nêu lên được bản chất của du lịch đó là:

Là hoạt động của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình (trừ trường hợp di chuyển đi cư trú chính trị, tìm việc làm hoặc xâm lược).

Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.

Không mang mục đích kinh tế vì có thể thăm dò để làm kinh tế về sau.

Vậy du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, tìm hiểu giải trí trong một khoảng thời gian nhất định và không mang mục đích kinh tế.

1.1.2. Tài nguyên du lịch

Du lịch là ngành kinh tế có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch được coi là mục đích đi du lịch của du khách; là những nguồn lực quan trong nhất, mang tính quyết định sự phát triển ngành Du lịch. Tài nguyên du lịch là cơ sở để hình thành, phát triển các hệ thống lãnh thổ du lịch. Việc nghiên cứu tài nguyên cho mục đích phát triển du lịch được quan tâm nhiều từ cuối thế kỉ XIX đến nay, gắn liền với sự phát triển của du lịch hiện đại.

Tài nguyên du lịch là loại tài nguyên có những đặc điểm giống với những loại tài nguyên nói chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển của ngành Du lịch. Và cũng có rất nhiều các khái niệm khác nhau về tài nguyên du lịch.

luận văn phát triển du lịch huyện tư nghĩa
luận văn phát triển du lịch huyện tư nghĩa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *