luận văn kế toán hoạt động thu chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội

luận văn kế toán hoạt động thu chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội

luận văn kế toán hoạt động thu chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội là bộ phận lớn nhất trong hệ thống ASXH, là trụ cột cơ bản của ASXH. Có thể nói, không có BHXH thì không thể có một nền ASXH vững mạnh. Ngay từ khi giành được độc lập, thống nhất đất nước, Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất chú trọng tới việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Các chính sách bảo hiểm xã hội luôn đ­ược đổi mới, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần đảm bảo đời sống của ngư­ời lao động, ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Quản lý thu, chi là quy trình không thể thiếu trong hoạt động bảo hiểm xã hội nhằm đạt được mục tiêu và hiệu quả của các hoạt động.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Toàn bộ kinh phí hoạt động do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp, BHXH Quảng Ngãi có chức năng trực tiếp thực hiện các chế độ chính sách BHXH của Nhà nước đối với người lao động trên địa bàn Quảng Ngãi. Trong những năm qua, BHXH Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả quan trọng. Số đơn vị sử dụng lao động và số người lao động tham gia BHXH không ngừng tăng lên. Nguồn thu BHXH cũng gia tăng liên tục và là điều kiện hết sức quan trọng để thực hiện các chế độ BHXH, hỗ trợ tích cực cho người lao động trước những rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, mất sức lao động, giảm thu nhập do hết tuổi lao động,… Các chế độ BHXH của người lao động được thực hiện khá tốt. Những thành công đó bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố, trong đó: Công tác Kế toán hoạt động thu – chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi đóng vai trò hết sức quan trọng vào sự thành công và phát triển của toàn.

Tuy nhiên,qua thực tế hoạt động của ngành BHXH nói chung và BHXH tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, đã bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập. Việc tăng trưởng nguồn thu BHXH còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu tiền chi BHXH gây nên sự mất cân đối cho quỹ BHXH. Tình trạng thu không đủ, còn nợ đọng, chi chưa đồng bộ do còn thiếu thực tế … đã làm tăng gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.Công tác Kế toán hoạt động thu – chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi còn một số hạn chế, bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập cần phải được khắc phục. Ví dụ như đối với công tác thu hiện tượng thu thiếu, thu sai, hiện tượng cán bộ bảo hiểm xã hội sai phạm cấu kết đối với doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp trốn hay nộp giảm các khoản thu bảo hiểm xã hội. Đối với hoạt động chi còn nhiều thiếu kế hoạch dự toán rõ rang, chi tiết. Hiện tượng chi khống, chi lãng phí vẫn còn tồn tại.

Đề tài nghiên cứu kế toán hoạt động thu – chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống quy trình kiểm soát, nhằm tìm ra những tồn tại trong công tác quản lý thu – chi của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống, đáp ứng kịp thời và làm giảm những thất thoát quỹ Bảo hiểm xã hội trong quá trình quản lý quỹ bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn kinh tế phát triển mạnh mẽ hiện nay. Chính vì những yêu cầu trên, tôi chọn vấn đề “kế toán hoạt động thu – chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ngãi” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

– Nghiên cứu và đánh giá thực trạng về kế toán hoạt động thu – chi BHXH tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.

– Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán hoạt động thu – chi BHXH trong hoạt động quản lý Quỹ BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: công tác kế toán thu – chi tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

– Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu kế toán hoạt động thu – chi BHXH tại BHXH tỉnh Quảng Ngãi theo tiếp cận kế toán tài chính giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn tập trung vào phần thu BXHX bắt buộc

  1. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống để giải quyết mục tiêu trên. Dựa trên hệ thống chứng từ kế toán, sổ sách kế toán chi tiết, tổng hợp trong năm 2018, các Báo cáo tài chính năm 2016, 2017, 2018 của BHXH Quảng Ngãi cũng như các qui định nội bộ trong ngành liên quan đến công tác kế toán thu – chi tại BHXH Quảng Ngãi, luận văn đánh giá những điểm mạnh và hạn chế trong công tác kế toán.

Phương pháp phỏng vấn lãnh đạo và chuyên viên kế toán cũng được vận dụng để làm sáng tỏ các vấn đề công tác kế toán thu – chi tại cơ quan BHXH tỉnh.

  1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

– Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về kế toán hoạt động thu – chi BHXH.

– Qua phân tích thực trạng hoạt động thu –  chi BHXH tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi, từ đó rút ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của nó.

– Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán hoạt động thu – chi BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Quảng Ngãi, góp phần đảm bảo cân đối thu – chi BHXH và phát triển bền vững quỹ BHXH trong tương lai.

  1. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán hoạt động thu – chi BHXH.

Chương 2: Thực trạng kế toán hoạt động thu – chi BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 3: Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán hoạt động thu – chi tại BHXH tỉnh Quảng Ngãi.

  1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

    luận văn kế toán hoạt động thu chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội
    luận văn kế toán hoạt động thu chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội

1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội

Theo Luật bảo hiểm xã hội: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”( Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13. 2014)

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội:

  1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc,Theo: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13. 2014.
  2. a) “Người làm việc theo hợp đồnglao động không xác định thời hạn, hợp đồnglao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động”;
  3. b) “Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng”;
  4. c) “Cán bộ, công chức, viên chức”;
  5. d) “Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu”;

đ) “Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân”;

  1. e) “Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí”;
  2. g) “Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”;
  3. h) “Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tácxã có hưởng tiền lương”;
  4. i) “Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn”.
  5. “Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ”. (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13. 2014).
  6. “Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chứcxã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động”. (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13. 2014).
  7. “Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13. 2014)..
  8. “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13. 2014)..

1.1.2. Bản chất của BHXH

Bảo hiểm xã hội là nhu cầu khách quan, đa dạng, phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển tới một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát triển thì Bảo hiểm xã hội càng đa dạng và hoàn thiện.BHXH vừa để thực hiện các mục đích xã hội, vừa để thực hiện các mục đích kinh tế trong mỗi cộng đồng, quốc gia.

  1. Bản chất kinh tế của BHXH

Bản chất kinh tế của BHXH thể hiện ở chỗ những người tham gia cùng đóng góp một khoản tiền trích trong thu nhập (khoản đóng góp này không ảnh hưởng lớn đến đời sống và SXKD của cá nhân hoặc đơn vị) để lập một quỹ dự trữ. Các khoản đóng góp vào quỹ BHXH bao gồm: đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và sự hỗ trợ của Nhà nước. Mục đích của việc hình thành quỹ BHXH để trợ cấp cho những NLĐ khi gặp rủi ro, tránh được những hụt hẫng về thu nhập cho họ. Sự hỗ trợ này được lấy từ quỹ BHXH nên giảm và tiết kiệm được chi NSNN. Đồng thời, bản chất kinh tế còn được thể hiện ở chỗ, NLĐ chỉ đóng một phần nhỏ trong thu nhập của mình, nhưng do nhiều nguồn hình thành khác có khoản tiền lớn đảm bảo đủ chi trả tài chính cho họ khi phát sinh nhu cầu được thanh toán.

Quỹ BHXH hoạt động theo nguyên tắc “số đông bù số ít”. Do tính đặc thù giữa thời gian khoản tiền đóng góp của các bên tham gia BHXH và thời gian khoản chi trả trợ cấp BHXH cho những người hưởng chế độ không trùng nhau, đã tạo cho quỹ BHXH có nguồn tiền tạm thời “nhàn rỗi”. Khoản tiền tạm thời “nhàn rỗi” được sử dụng cho hoạt động đầu tư sinh lời bảo tồn giá trị cho quỹ BHXH. Quỹ BHXH được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng, được phản ánh các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối lại thu nhập các nguồn lực giữa các chủ thể tham gia tạo lập và sử dụng quỹ BHXH.

Những luận cứ trên đây đã chứng minh rằng bên cạnh mục tiêu hoạt động BHXH là an toàn xã hội về kinh tế cho mọi người trong cộng đồng, thì BHXH còn là một hình thức huy động vốn. Và với sức mạnh về tài chính của mình cùng với sự quản lý của Nhà nước, BHXH sẽ góp phần ổn định tài chính, tiền tệ quốc gia.

  1. Bản chất xã hội của BHXH

BHXH thuộc phạm vi hệ thống chính sách xã hội, nó liên quan đến lợi ích của mọi người dân trong xã hội. Thể hiện ở chỗ quỹ BHXH là một bộ phận của tổng sản phẩm trong nước được xã hội tổ chức, quản lý, bảo tồn và phân phối lại thu nhập. BHXH còn là công cụ cải thiện điều kiện sống của mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt là NLĐ.

Những hụt hẫng và biến cố về thu nhập trong các trường hợp ốm đau, tai nạn làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm hoặc khi già yếu trở thành mối đe dọa cuộc sống bình thường của NLĐ. Để khắc phục tình trạng này, với truyền thống “lá lành đùm lá rách”, tinh thần “tương thân tương ái trong nhân dân được phát huy dưới các hình thức đóng góp của Nhà nước, NSDLĐ vàNLĐ khi họ còn khỏe mạnh, còn có thu nhập, để dùng vào lúc tuổi già, lúc ốm đau… Kết quả của sự phân phối lại đó tạo ra được sự bình đẳng hơn về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Chính từ đó góp phần tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng sức lao động, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất có hiệu quả, tạo được thêm nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập đồng thời phát triển tốt hơn các dịch vụ xã hội phục vụ cho con người như y tế, giáo dục, văn hoá. Như vậy, thực tế cho thấy BHXH là công cụ quan trọng và hiệu quả để tạo nên một mạng lưới an toàn cho con người, hoạt động BHXH không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động vì mục đích bảo đảm sự phát triển lâu bền của nền kinh tế, góp phần ổn định và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

luận văn kế toán hoạt động thu chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội
luận văn kế toán hoạt động thu chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *