Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước

Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước

Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi

Tính cấp thiết của đề tài

Chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn xã hội, là nhân tố quan trọng làm thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển KTXH của mỗi địa phương nói riêng và đất nước nói chung.

Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN luôn là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và của các các ngành góp phần quan trọng trong việc giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính một cách đúng mục đích, có hiệu quả; đồng thời là một biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Với lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãiđể làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ kế toán.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Hệ thống hoá lý luận về kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Kho bạc nhà nước; Phân tích, đánh giá thực trạng của công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua đồng thời đưa ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác KSC đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Quảng Ngãi trong thời gian tới.

4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và vận dụng lý thuyết của quản lý hành chính nhà nước và các chế độ chính sách hiện hành.

5. Bố cục của Luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2014

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XDCB BẢN TỪ NGUỒN NSNN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1. CHI NSNN CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

1.1.1. Ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước

1.1.1.1.Ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (18, trang 5).

1.1.1.2. Chi ngân sách nhà nước

Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

1.1.2. Khái niệm chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

Chi đầu tư XDCB từ NSNN là khoản chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH không có khả năng thu hồi vốn (18, trang 53).

1.1.3. Đặc điểm của chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

– Luôn gắn với việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ.

– Là đối tượng đầu tư xây dựng chỉ tập trung vào các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội không có khả năng thu hồi vốn mà lợi ích của nó phục vụ cho mọi người, mọi ngành trong xã hội.

– Là khoản chi yêu cầu nguồn vốn đầu tư lớn nhưng không có khả năng thu hồi nên cần có sự đầu tư của nhà nước.

– Gắn với các quy trình đầu tư và dự án, chương trình đầu tư rất chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu kết thúc đầu tư, nghiệm thu dự án và đưa vào sử dụng.

– Mang tính chất chi cho tích lũy.

1.1.4. Nội dung chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

Chi đầu tư XDCB của NSNN nhằm trang trải các chi phí cho việc đầu tư xây dựng mới, mở rộng, cải tạo và hiện đại hóa các công trình xây dựng.

1.2. VAI TRÒ CỦA KBNN TRONG VIỆC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NSNN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NSNN

1.2.1. Vai trò của KBNN trong kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN: Nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.

1.3. NỘI DUNG CỦA KSC ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NSNN QUA KBNN

1.3.1. Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN

1.3.2. Sự cần thiết phải kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN

1.3.3. Đối tượng kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua KBNN

1.3.4. Yêu cầu đối với công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN

1.3.5. Nguyên tắc kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN

* Đối với chủ đầu tư, Ban quản lý dự án

* Đối với KBNN

1.3.6. Nội dung của kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN

1.3.6.1. Nội dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

a) Về mở tài khoản

b) Tài liệu của dự án

c) Thanh toán vốn đầu tư

1.3.6.2. Quản lý, thanh toán VĐT các công trình đặc thù

a) Công trình bí mật nhà nước

b) Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp

1.3.6.3. Quản lý, thanh toán vốn SN có tính chất đầu tư

* Tạm ứng vốn

* Thanh toán vốn

1.3.6.4. Công tác Quyết toán

Kết luận Chương 1

Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi
Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG NGÃI

2.1. TÌNH HÌNH CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NSNN TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI

Bảng 2.1. Số liệu Quyết toán chi ngân sách cấp tỉnh cho đầu tư XDCB từ năm 2011-2014:

S

TT

NămTổng chi NSNN (triệu đồng)Chi đầu tư XDCB (triệu đồng)Tỷ trọng % chi XDCB/ NSNN
120116.738.2802.009.13130%
220128.408.1492.260.45527%
320139.128.7191.801.35620%
420149.786.6662.105.09822%

Tại bảng 2.1 cho thấy: Vốn đầu tư XDCB chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng vốn NSNN của tỉnh Quảng Ngãi, đóng vai trò quan trọng trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bình quân trong giai đoạn 2011 – 2014 chi đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng khoảng 25% tổng chi ngân sách.

Bảng 2.2. Chi đầu tư XDCB phân theo lĩnh vực, ngành

ĐVT: Triệu đồng

TTNăm

Lĩnh vực

2011201220132014
Tổng số2.009.1312.260.4551.801.3562.105.098
1Giáo dục & đào tạo322.009265.152282.929310.264
2Khoa học công nghệ1.52914.10710.0331.868
3Sự nghiệp kinh tế1.611.0301.827.8251.357.5061.499.616
4Y tế51.720113.39194.221198.934
5Văn hóa TT, PTTH22.84339.98056.66794.416

Qua bảng 2.2 cho thấy trong giai đoạn 2011-2014 ngân sách cấp tỉnh đã đầu tư tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng: năm 2012 là 2.260 tỷ đồng, năm 2014 là 2.105 tỷ đồng, trong đó tập trung vào các lĩnh vực sự nghiệp kinh tế chiếm tỷ trọng bình quân hàng năm 77% tổng nguồn vốn chi đầu tư XDCB; Lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng được tỉnh quan tâm chiếm tỷ trọng bình quân 15% tổng nguồn vốn đầu tư từ NSNN. Lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, văn hóa thông tin mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư nhưng dự toán tỉnh luôn bố trí cao hơn dự toán trung ương giao.

2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NSNN TẠI KBNN QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011-2014

2.2.1. Thực trạng KS thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư

2.2.1.1. Quy trình kiểm soát

Căn cứ vào hồ sơ tài liệu dự án do Chủ đầu tư gửi đến, cán bộ kiểm soát chi thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, sự lô gích về thời gian các văn bản, tài liệu; số lượng và loại hồ sơ; lập phiếu giao nhận hồ sơ với chủ đầu tư và báo cáo Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN ký gửi chủ đầu tư.

2.2.1.2. Thực trạng kiểm soát

Bảng 2.3: Kiểm soát vốn chuẩn bị đầu tư XDCB qua hệ thống

KBNN giai đoạn 2011-2014 Đơn vị: Triệu đồng

Năm 

Kế hoạch
vốn năm

Giá trị KLTHVốn qua kiểm soát
Tổng số% so với
KH
Tổng số% so với
KH
20118.4724.75456%8.02695%
201214.17612.64989%14.02399%
20137.4845.96980%6.55086%
20148.3506.72681%7.63191%

Qua bảng 2.3 thấy được năm 2013, 2014 trên địa bàn Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi bố trí nguồn vốn để thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho các dự án mới thấp hơn so với năm 2011, 2012.

2.2.2. Thực trạng kiểm soát vốn thực hiện đầu tư XDCB

2.2.2.1. Quy trình kiểm soát

Căn cứ vào hồ sơ tài liệu dự án do Chủ đầu tư gửi đến, cán bộ kiểm soát chi thực hiện kiểm tra tài liệu dự án được thực hiện tương tự như quy định tại phần kiểm soát thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư.

2.2.2.2. Thực trạng kiểm soát

Tổng số tiền kiểm soát chi ở giai đoạn thực hiện đầu tư XDCB trên địa bàn Quảng Ngãi tăng năm sau cao hơn năm trước cụ thể: năm 2013 là 2.178 tỷ đồng, năm 2014 là 2.748 tỷ đồng Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB qua các năm được thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4: Tình hình kiểm soát chi thực hiện đầu tư qua hệ thống KBNN giai đoạn 2011-2014

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêuSố tiền kiểm soát qua các năm
2011201220132014
Tổng số2.663.0922.681.6972.177.7422.748.263
NSTW1.347.0451.300.633720.7891.207.810
NSĐP1.101.3821.293.7011.371.3561.470.178
Vốn NN214.66587.36385.59770.275

a) Thực trạng giải ngân vốn đầu tư XDCB qua KBNN Quảng Ngãi

Tỷ lệ giải ngân cao ở kho bạc Quảng Ngãi do nhiều nguyên nhân. Ngoài nhân tố chủ quan là sự tích cực vào cuộc của các cấp, các ngành như việc thông báo kế hoạch vốn sớm, hàng tháng, hàng quý tổ chức các cuộc giao ban chuyên đề về xây dựng cơ bản, gắn trách nhiệm cụ thể đối với từng chủ đầu tư, sự phối hợp giữa các ngành để giải quyết các tồn tại trong XDCB thì KBNN Quảng Ngãi luôn chủ động báo cáo, tham mưu với UBND tỉnh, Bộ tài Chính về tình hình triển khai kế hoạch vốn, về số dự án đã triển khai thi công, dự án chưa giải ngân, số dư tạm ứng các dự án, dự án có số dư tạm ứng quá thời hạn cho phép, qua đó các cơ quan có thẩm quyền có biện pháp cụ thể để các chủ đầu tư thực hiện (xem bảng 2.5).

Bảng 2.5. Tỷ lệ giải ngân vốn vốn đầu tư XDCB hàng năm giai đoạn 2011-2014

Đơn vị: Triệu đồng

NămKế hoạch vốn KB nhậnGiá trị KLTHVốn qua kiểm soát
Tổng số% so KHTổng số% so KH
20112.906.5322.009.13169%2.671.15492%
20123.028.6742.260.45575%2.695.72089%
20132.471.5821.801.35673%2.184.29288%
20143.894.7282.105.09854%2.752.23171%

b) Thực trạng KS thanh toán tạm ứng và thu hồi tạm ứng

Bảng 2.6 Số dư tạm ứng vốn vốn đầu tư XDCB

giai đoạn 2011-2014 Đơn vị: Triệu đồng

NămKế hoạch vốn KB nhậnVốn qua kiểm soát
Tổng sốTr:đó dư ứng
20112.906.5322.671.154662.024
20123.028.6742.695.720435.264
20132.471.5822.184.292382.937
20143.894.7282.752.231647.134

c) Thực trạng về chức năng kiểm tra chủ đầu tư của cán bộ làm công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB

Quy định về kiểm tra hiện trường khi cấp phát của KBNN chưa cụ thể, theo quy định của thông tư 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 và thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 V/v hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN thì “định kỳ hoặc đột xuất KBNN kiểm tra các chủ đầu tư về tình hình thực hiện dự án, việc chấp hành chế độ chính sách tài chính đầu tư phát triển tình hình quản lý và sử dụng vốn đầu tư”. Theo đó, thời gian và nội dung kiểm tra chưa có quy định cụ thể, vì vậy việc kiểm tra hiện trường của KBNN trong việc kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB còn lúng túng.

2.2.3. Thực trạng kiểm soát thanh toán vốn đền bù GPMB và TĐC

2.2.3.1. Quy trình kiểm soát

Căn cứ vào hồ sơ tài liệu dự án do Chủ đầu tư gửi đến, cán bộ kiểm soát chi thực hiện kiểm tra tài liệu dự án được thực hiện tương tự như quy định tại Mục 2.2.1.

2.2.3.2 Thực trạng kiểm soát

Khi kiểm soát thanh toán đền bù GPMB cũng còn nhiều bất cập như : Việc xác định giá đất trong khâu bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; việc giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hiện nay cũng chưa sát thực tế; trong kiểm soát thanh toán đền bù GPMB tại Kho bạc Quảng Ngãi .

2.2.4. Thực trạng kiểm soát thanh toán vốn dự án một hoặc nhiều nguồn vốn thuộc nhiều cấp ngân sách

2.2.4.1. Quy trình kiểm soát

Căn cứ vào hồ sơ tài liệu dự án do Chủ đầu tư gửi đến, tùy theo nguồn vốn đầu tư vào dự án thuộc ngân sách cấp nào KBNN trực tiếp kiểm soát thanh toán căn cứ vào kế hoạch vốn theo quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB hiện hành.

2.2.4.2 Thực trạng kiểm soát

Trong quá trình triển khai kiểm soát thanh toán các dự án trên qua hệ thống KBNN Quảng Ngãi có xảy ra những khó khăn, vướng mắc, những nảy sinh trong thực tế mà quy trình kiểm soát qua KBNN hiện nay chưa giải quyết được. Chẳng hạn, khi dự án được phê duyệt thì nội dung về nguồn vốn không quy định rõ mức vốn, thời gian ghi vốn của từng cấp ngân sách. .

2.2.5. Thực trạng KS thanh toán vốn đầu tư các công trình đặc thù

2.2.5.1. Quy trình kiểm soát

Căn cứ vào hồ sơ tài liệu dự án do Chủ đầu tư gửi đến, cán bộ KSC căn cứ trình tự các bước công việc và thời gian KS thanh toán được thực hiện tương tự như quy định phần chuẩn bị đầu tư.

2.2.5.2. Thực trạng kiểm soát

Đối với những dự án, công trình bí mật của Nhà nước thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng cấp qua Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Kho bạc chỉ nhận hồ sơ và làm thủ tục chuyển tiền theo đề nghị của chủ đầu tư mà không kiểm soát về nội dung. Chủ đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung thanh toán.

2.2.6. Thực trạng kiểm soát thanh toán hợp đồng XD – chuyển giao dự án (BT)

Căn cứ vào hồ sơ tài liệu dự án do Chủ đầu tư gửi đến, trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN căn cứ vào các điều khoản thanh toán trong hợp đồng, kiểm tra và thực hiện thanh toán một lần hoặc thanh toán nhiều lần theo các điều kiện thanh toán, giá trị thanh toán được đề nghị.

2.2.7. Thực trạng KS thanh toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư

2.2.7.1. Quy trình kiểm soát

Căn cứ vào hồ sơ tài liệu dự án do Chủ đầu tư gửi đến, cán bộ kiểm soát chi thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, sự lô gích về thời gian các văn bản, tài liệu; số lượng và loại hồ sơ; lập phiếu giao nhận hồ sơ với chủ đầu tư (theo mẫu số 01/KSC) và báo cáo Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN ký gửi chủ đầu tư.

2.2.7.2. Thực trạng kiểm soát

Trong những năm gần đây nhu cầu cải tạo, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp luôn tăng lên theo sự gia tăng của đối tượng phục vụ và theo yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ. Đồng thời, vốn đầu tư cho mỗi công trình có xu hướng tăng lên, được ngân sách ưu tiên bố trí cho cải tạo, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội. Tuy nhiên, tình trạng giải ngân thường dồn vào thời điểm cuối năm ngân sách, nhưng nhìn chung vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư cấp cho DA, công trình được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

Bảng 2.7. Tình hình giải ngân vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư

giai đoạn 2011-2014

Đơn vị: Triệu đồng

NămKế hoạch vốn KB nhậnGiá trị KLTHVốn qua kiểm soát
Tổng số% so với KHTổng số% so với KH
201114.6338.20256,05%11.53078,79%
201228.25015.01853,16%26.42693,54 %
201317.2044.23524,61%15.59290,63%
201439.20528.45472,57%39.07199,66%

2.2.8. Thực trạng kiểm soát thanh toán đối với DA ứng trước KH

2.2.8.1. Quy trình kiểm soát

Hồ sơ, tài liệu ban đầu, hồ sơ tạm ứng, thanh toán, nội dung kiểm soát thanh toán và luân chuyển chứng từ được thực hiện như đối với dự án được thông báo kế hoạch vốn đầu tư năm.

2.2.8.2. Thực trạng kiểm soát:

Bảng 2.8. Tình hình giải ngân vốn ứng trước kế hoạch

giai đoạn 2011-2014

Đơn vị: Triệu đồng

NămKế hoạch vốn KB nhậnGiá trị KLTHVốn qua kiểm soát
Tổng số% so với KHTổng số% so với KH
2011499.036496.06199%480.06199%
2012797.184758.54395%780.50298%
20131.010.808876.29587%950.58094%
2014868.167770.23889%820.17995%

Kho Bạc Quảng Ngãi thực hiện việc tạm ứng và thanh toán vốn cho các dự án ứng trước kế hoạch theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về mức tạm ứng, danh mục dự án được tạm ứng vốn đảm bảo nguyên tắc tổng số vốn tạm ứng không vượt quá khối lượng thực hiện và kế hoạch vốn được giao của dự án. Kho Bạc thường xuyên kiểm tra, kịp thời thu hồi nộp NSNN khi nhà thầu không thực hiện đúng quy định và cam kết về sử dụng vốn ứng.

2.2.9. Thực trạng công tác quyết toán và từ chối thanh toán

2.2.9.1. Công tác quyết toán

Qua bảng 2.9, tổng hợp tình hình quyết toán DA hoàn thành, thể hiện rõ vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thực hiện chức năng của mình, đó là đôn đốc các đơn vị thực hiện quyết toán các dự án đủ điều kiện quyết toán, chủ yếu là các dự án tồn đọng của các năm trước chưa quyết toán. Chính vì vậy, số dự án được quyết toán qua các năm gần đây tăng dần về số lượng và nguồn vốn.

Bảng 2.9. Tình hình Quyết toán các dự án hoàn thành từ 2011-2014 Đơn vị: Triệu đồng

NămSố dự ánSố đề nghị quyết toánSố quyết toán
20118871.380.2511.303.298
20129922.115.6792.103.878
201310294.090.2534.076.724
20141.1984.654.9674.638.326

2.2.9.2. Từ chối thanh toán

Bảng 2.10. Kết quả kiểm soát chi vốn

đầu tư của NSNN Qua KBNN Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2014

Đơn vị: Triệu đồng

TTChỉ tiêu

Năm

Kế hoạch vốn

đầu tư

Số chi đã

kiểm soát qua KBNN

Số từ chối do chưa đủ điều kiện thanh toánTỷ lệ %
Số món (lượt)Số giảm chi từ phiếu giá
120112.906.5322.671.1542504.2580,15
220123.208.6742.695.7201522.3570,09
320132.471.5822.184.292981.7500,08
420143.894.7282.752.231521.2520,05
Tổng cộng12.481.51610.303.3975529.6170,09

Theo số liệu từ chối thanh toán chi đầu tư XDCB ở bảng 2.10, có thể thấy: Từ năm 2011 tới 2014, số từ chối chi giảm dần với số chi qua kiểm soát vì theo quy định của Nghị định số 99/2007/CP-NĐ thì Chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về đơn giá, định mức cũng như mọi hoạt động thực hiện dự án. KBNN chỉ phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, cũng như đảm bảo chi không quá kế hoạch vốn và hồ sơ thanh toán không áp dụng vượt mức đơn giá trong hợp đồng. Nguyên nhân chủ yếu KBNN Quảng Ngãi từ chối thanh toán các khoản chi đầu tư XDCB từ NSNN là do các đơn vị áp dụng sai định mức, đơn giá, không có khối lượng thực hiện, chủ yếu là thông qua kiểm tra phiếu giá.

2.2.10. Kiểm soát công tác kế toán chi đầu tư XDCB từ NSNN

Căn cứ Quyết định phân bổ kinh phí chi đầu tư xây dựng cơ bản của cấp có thẩm quyền và hồ sơ do phòng kiểm soát chi chuyển đến. Trên cơ sở kinh phí đã được cơ quan tài chính phân bổ tại kế toán dự toán cấp 0, bộ phận kế toán thực hiện hạch tóan kế toán theo quy định hiện hành về chi đầu tư XDCB bản.

2.3. TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NSNN QUA KIẾN NGHỊ CỦA THANH TRA, KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH HÀNG NĂM TẠI KBNN QUẢNG NGÃI

– Năm 2012: Thu hồi khoản thanh toán vượt giá trị được phê duyệt quyết toán là 1.839 triệu đồng (trong đó sai khối lượng: 1.068 triệu đồng, sai đơn giá 715 triệu đồng và sai khác 55 triệu đồng); đôn đốc thu thu hồi các khoản tạm ứng, ứng trước dự toán là 815.332 triệu đồng.

– Năm 2013: Thu hồi vốn tạm ứng quá thời hạn của 20 dự án có các gói thầu xây lắp đã quá thời hạn theo quy định là 45.967 triệu đồng; thu hồi số dư tạm ứng vốn đầu tư XDCB cho công tác đền bù, GPMB của 60 dự án số tiền 88.043 triệu đồng (do các hộ dân không nhận tiền bồi thường); giảm giá trị dự toán với số tiền là 1.729 triệu đồng (trong đó sai khối lượng 286 triệu đồng, sai đơn giá 1.443 triệu đồng); giảm giá trị hợp đồng, giá trị nghiệm thu thanh toán số tiền 1.585 triệu đồng đối với các dự án đầu tư XDCB; thanh toán vượt giá trị quyết toán được phê duyệt là 1.724 triệu đồng.

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ KSC ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NSNN TẠI KBNN QUẢNG NGÃI

2.4.1. Những kết quả đã đạt được

– Hoàn thành tốt nhiệm vụ thanh toán vốn đầu tư XDCB

– Quy trình kiểm soát chi ngày càng phù hợp với thực tế

– Cơ chế quản lý ĐT XDCB phù hợp với thực tế

2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại

Thứ nhất, quy trình KSC đầu tư XDCB vẫn còn nội dung chưa hợp lý.

Thứ hai, hệ thống tiêu chuẩn, định mức, đơn giá chi ngân sách nhà nước ban hành chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và thống nhất.

Thứ ba, quy định tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB.

Thứ tư, năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ còn hạn chế.

2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Cơ chế chính sách chưa ổn định trong thời gian dài; triển khai thực hiện thông báo kế hoạch vốn hiện nay vẫn chưa đồng đều; vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng và thiếu đất tái định cư; hầu hết các Chủ đầu tư là kiêm nhiệm, trình độ, năng lực còn hạn chế, còn lúng túng trong việc lập, trình duyệt dự toán chi phí quản lý theo cơ chế mới.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Chất lượng cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB chưa đồng đều..

– Áp lực giải ngân vào những tháng cuối năm..

Vấn đề đạo đức của cán bộ..

Kết luận Chương 2

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI

ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG NGÃI

3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NSNN TẠI KBNN QUẢNG NGÃI

3.1.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của toàn ngành Kho bạc đó là xây dựng Kho bạc Nhà nước hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc; tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước.

3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Quảng Ngãi

Đảm bảo đúng theo quy định của Luật NSNN, hoàn thiện bộ máy kiểm soát chi đầu tư XDCB của KBNN Quảng Ngãi tinh gọn và hiệu quả; quy trình, phương pháp nghiệp vụ KSC chặt chẽ, khoa học hơn.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN TẠI KBNN QUẢNG NGÃI

3.2.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Cần được quan tâm phát triển theo hướng: sắp xếp bố trí cán bộ hợp lý, nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức.

3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện trong kiểm soát chi đầu tư XDCB

3.2.2.1 Quy định tạm ứng và thu hồi tạm ứng

Quy định cơ chế tạm ứng cho phù hợp, số tiền tạm ứng phải được quy định cụ thể trong hợp đồng tạm ứng để thực hiện việc gì và phải xuất trình đầy đủ hoá đơn chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn tạm ứng với chủ đầu tư hoặc các cơ quan kiểm tra kiểm soát. Viêc tạm ứng bắt buộc phải có bảo lãnh tạm ứng để đảm bảo cho khoản tạm ứng mà chủ đầu tư tạm ứng cho nhà thầu.

3.2.2.2 Qui định cụ thể về căn cứ cho kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành

Quy trình 1539/2007/KBNN-TTVĐT về phương thức thanh toán trước kiểm soát sau được nhiều cấp, ngành, Chủ đầu tư cho là phù hợp. Đây là một bước tiến lớn trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB nhưng quy định cần hướng dẫn rõ ràng hơn phạm vi kiểm soát cũng như nội dung kiểm soát, đặc biệt là điều kiện tối thiểu về hồ sơ để được thanh toán trước, kiểm soát sau.

3.2.2.4. Cải tiến quy trình KSC ngân sách qua KBNN Quảng Ngãi

Cần tiến hành cải tiến Quy trình kiểm soát chi ngân sách sao cho không những đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN mà còn đạt được các yêu cầu: Đảm bảo tính khoa học, gọn nhẹ, thông thoáng; rút ngắn được thời gian thao tác công việc, thời gian luân chuyển chứng từ.

3.2.3. Giải pháp về hệ thống hoá các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá phù hợp đảm bảo tính thống nhất

Hiện tại, hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN của nước ta còn chưa phù hợp với thực tế. Điều này, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kiểm soát chi NSNN qua KBNN Quảng Ngãi hiện nay. Do vậy, cần phải tiếp tục phối hợp với Cơ quan Tài chính và các Sở ngành tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền, để sửa đổi, bổ sung một số tiêu chuẩn định mức theo thẩm quyền của tỉnh.

3.2.4. Tăng cường mức độ chặt chẽ trong kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc nhà nước Quảng Ngãi

Trên cơ sở chấp hành tốt các văn bản chế độ quy định về cơ chế chính sách của Nhà nước, của các cấp có thẩm quyền đã quy định về quản lý, kiểm soát chi ngân sách, quy trình nghiệp vụ của ngành KBNN để tập trung thực hiện kiểm soát chặt chẽ hơn đối với tất cả các khoản chi NSNN.

3.2.5. Xây dựng quan hệ phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

KBNN Quảng Ngãi phải chủ động tạo dựng mối quan hệ tốt, nhằm mục đích làm cho các cấp lãnh đạo, các cơ quan, đơn vị hiểu rõ hơn về nhiệm vụ kiểm soát chi ngân sách, từ đó có sự hỗ trợ, phối hợp cộng tác trong quá trình KBNN thực hiện nhiệm vụ kiểm soát của mình.

3.2.6. Hoàn thiện quy trình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi

Để quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN được hiệu quả và phù hợp với hoạt động nghiệp vụ, khắc phục những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, cần nghiên cứu hoàn thiện theo hướng giảm phiền hà cho đơn vị sử dụng NSNN khi giao dịch và xây dựng một chương trình quản lý giao nhận hồ sơ “một cửa” trên máy tính.

3.2.7. Giải pháp hiện đại hoá hoạt động kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Quảng Ngãi dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin

Để đảm bảo cho công tác thông tin báo cáo, công tác kế toán thanh toán vốn đầu tư được nhanh chóng, chính xác và kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành toàn hệ thống KBNN Quảng Ngãi một cách thông suốt có hiệu quả, thì vấn đề xây dựng và ứng dụng chương trình quản lý bằng phần mềm tin học càng trở nên cấp bách.

3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XDCB QUA KBNN

3.3.1. Nâng cao địa vị pháp lý của hệ thống Kho bạc Nhà nước

Hiện tại địa vị pháp lý của KBNN được quy định trong Luật NSNN năm 2002 và Quyết định số 235/2003/QĐ-TTg ngày 13/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, địa vị pháp lý của KBNN chưa ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ được giao cả hiện tại cũng như định hướng phát triển trong tương lai.

3.3.2. Cần có chế tài xử lý các trường hợp đơn vị vi phạm, không chấp hành chế độ qua kiểm soát chi của KBNN đã phát hiện từ chối thanh toán

Đối với các trường hợp đơn vị vi phạm, không chấp hành chế độ qua kiểm soát chi của KBNN đã phát hiện từ chối thanh toán cần phải bổ sung vào hệ thống pháp luật về điều khoản chế tài cụ thể thích hợp để xử lý các trường hợp sai phạm trong chi tiêu sử dụng ngân sách.

3.3.3. Nghiên cứu xây dựng và áp dụng cơ chế kiểm soát chi NSNN theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ Quốc tế

Quản lý NSNN không đơn thuần chỉ là thu đúng, chi đủ và chống thất thoát mà còn nhằm đạt mục tiêu đã hoạch định cho ngắn hạn và dài hạn. Xây dựng một dự toán đầu tư trung, dài hạn có mục tiêu và không được vượt quá một khuôn khổ tài chính tổng thể đã được xác lập, có nghĩa là mọi khoản chi cần phải được hoạch định trong một khuôn khổ nhất định.

3.3.4. Kiến nghị với Bộ Tài chính, KBNN

Thứ nhất, về định biên đối với KBNN cấp dưới:

Tăng định biên cho KBNN tỉnh và tăng số lượng cán bộ làm công tác Kiểm soát chi NSNN tại KBNN tỉnh.

Thứ hai, về phân bổ, thẩm tra phân bổ vốn đầu tư:

Cần bố trí kế hoạch vốn cho các dự án theo khả năng thực hiện, có trọng tâm trọng điểm, tập trung bố trí vốn cho các dự án đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội.

Thứ ba, quy định cụ thể về căn cứ cho kiểm soát thanh toán:

* Về thanh toán tạm ứng vốn đầu tư:

– Cần có quy định rõ danh mục vật tư phải dự trữ theo mùa, danh mục cấu kiện bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước, quy định mức tạm ứng đối với danh mục này như mức tạm ứng đối với các hợp đồng thi công xây dựng.

– Yêu cầu chủ đầu tư (BQL dự án) khi ký hợp đồng phải quy định cụ thể tỷ lệ thu ứng từng lần, theo tiến độ và khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu.

– Theo quy định hiện hành, hồ sơ tạm ứng gửi đến KBNN khi có bảo lãnh tiền tạm ứng, chỉ khi trong hợp đồng, chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng: Đề nghị đối với tạm ứng vật tư phải dự trữ theo mùa, danh mục cấu kiện bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước thì hồ sơ gửi đến KBNN bắt buộc phải gửi kèm bảo lãnh tiền tạm ứng.

* Về công tác giải phóng mặt bằng:

– Làm tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, khiếu tố cùng cấp và vượt cấp của công dân trong lĩnh vực đền bù, GPMB và TĐC.

– Phải quy định rõ trước khi chủ đầu tư làm thủ tục tạm ứng cho các đơn vị thi công phải có văn bản xác minh đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và biên bản bàn giao mặt bằng thi công cho nhà thầu theo quy định trong hợp đồng gửi Kho bạc Nhà nước.

– Nên tập trung vào việc giải quyết những vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng bên cạnh đó không ngừng nghiên cứu hoàn thiện chính sách hỗ trợ để góp phần ổn định, cải thiện đời sống của người dân vùng bị thu hồi.

Thứ tư, bổ sung mục lục ngân sách

Qua thực tế triển khai thực hiện kiểm soát chi và quyết toán chi đầu tư XDCB cần phải bổ sung thêm các khoản chi cho một số ngành, lĩnh vực như hoạt động khoa học, công nghệ và văn hóa thông tin và các lĩnh vực khác được chi tiết hơn và có hướng dẫn cụ thể đối với từng khoản mục và nội dung tương ứng nhằm phục vụ công tác hạch toán, kế toán cho phù hợp với ngành, lĩnh vực.

3.3.5. Kiến nghị với Chính Phủ:

– Xây dựng cơ chế chính sách trong lĩnh vực đầu tư XDCB đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ và ổn định trong thời gian tương đối dài.

– Cần có cơ chế và thực hiện kiểm soát chặt chẽ, xác định rõ hiệu quả trong đầu tư XDCB tại tất cả các khâu từ lập qui hoạch, khảo sát, lập dự án, thiết kế…cho đến khi thi công, thanh toán, quyết toán dự án.

– Cần có nghị định về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc để làm căn cứ xử phạt đối với các đơn vị sử dụng ngân sách.

– Cần có chế tài áp dụng cho Chủ đầu tư, nhà thầu khi không thực hiện chế độ thưởng phạt.

3.3.6. Kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phương

Đối với công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn phải bố trí vốn tập trung, tránh dàn trải, ưu tiên vốn cho các dự án cấp bách, dự án chuyển tiếp, dự án có tiến độ thực hiện tốt; nâng cao chất lượng đấu thầu; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các dự án đầu tư.

3.3.7. Kiến nghị đối với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu

Các chủ đầu tư (đơn vị sử dụng ngân sách), đơn vị tư vấn, nhà thầu trong quá trình quản lý, thực hiện dự án đầu tư phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ, chính sách, quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng, tuân thủ trình tự đầu tư và xây dựng, quy trình, quy phạm kỹ thuật khi xây dựng công trình.

Kết luận Chương 3

KẾT LUẬN

NSNN đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng duy trì quyền lực của Nhà nước, là công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong những năm qua, kiểm soát chi đầu tư XDCB đã có những chuyển biến tích cực; cơ chế kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN ngày càng chặt chẽ góp phần quan trọng trong việc sử dụng vốn từ NSNN ngày càng hiệu quả hơn.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN đã và đang là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình cải cách hệ thống tài chính tiền tệ của nước ta hiện nay.

Lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Quảng Ngãi ” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm chi NSNN nói chung và kiểm soát chi đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Mặc dù bản thân đã có nhiều nỗ lực trong quá trình nghiên cứu, nhưng vì điều kiện thời gian, khả năng của bản thân còn có những hạn chế nhất định nên Luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các Thầy cô giáo, các nhà khoa học để luận văn của tôi được hoàn thiện.

Xin chân thành cảm ơn./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\TRAN THI CHIEU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *