GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KIẾN TRÚC NHÀ THEO HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SẠCH

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC NHÀ Ở ĐẢO LÝ SƠN THEO HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SẠCH

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC NHÀ Ở ĐẢO LÝ SƠN THEO HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SẠCH

  1. Lý do chọn đề tài

Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý (tính từ cảng Sa Kỳ ra). Toàn huyện có 02 đảo: Đảo Lớn (còn gọi là Cù Lao Ré) và Đảo Bé (Cù Lao Bờ Bãi), gồm 03 xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình (Đảo Bé). Diện tích tự nhiên gần 10km2. Dân số trên 21.000 nguời, có khoảng 60% hộ dân sống bằng nghề biển, 30% hộ dân sống bằng nghề nông (chủ yếu là trồng hành, tỏi, ngô) và 10% hộ dân sống bằng các ngành nghề khác. Lý Sơn nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam và nằm ngay cửa ngõ của Khu Kinh Tế Dung Quất cũng như của cả khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Vị thế này của Lý Sơn đã đưa huyện đảo trở thành đơn vị hành chính tiền tiêu của đất nước, có vai trò đảm bảo an ninh chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời có nhiều điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội.

Gần đây, Đảo Lý Sơn đang phát triển về du lịch tự phát không theo mục tiêu phát triển đã đề ra: Gắn phát  triển kinh tế với bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. Coi trọng các giải pháp phòng tránh thiên tai để giảm thiểu thiệt hại. Xây dựng Lý Sơn thành một hòn đảo xanh, sạch, đẹp về cảnh quan môi trường có sức thu hút đối du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Để phát triển hòn đảo theo mục tiêu đã đề ra thì Lý Sơn cần có giải pháp quy hoạch, thiết kế đô thị theo hướng phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, nội dung nghiên cứu của đề tài hướng đến việc nghiên cứu các giải pháp quy hoạch, kiến trúc nhà ở đảo theo hướng sử dụng năng lượng sạch.

  1. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất giải pháp quy hoạch, kiến trúc nhà ở theo hướng sử dụng năng lượng sạch phù hợp với điều kiện tự nhiên – khí hậu, kinh tế – xã hội và môi trường của đảo Lý Sơn.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu

– Tìm hiểu kinh nghiệm quy hoạch, kiến trúc nhà ở sử dụng năng lượng sạch phù hợp với điều kiện tự nhiên – khí hậu, kinh tế – xã hội và môi trường

của các đảo tiền tiêu tại một số vùng ở trong và ngoài nước.

– Xây dựng cơ sở khoa học để đề xuấtgiải pháp quy hoạch, kiến trúc nhà ở sử dụng năng lượng sạch phù hợp với điều kiện tự nhiên – khí hậu, kinh tế – xã hội và môi trường của đảo Lý Sơn.

– Đưa ra mô hình mẫu về quy hoạch, kiến trúc nhà ở sử dụng năng lượng sạch phù hợp với điều kiện cụ thể của Đảo Lớn – Đảo Lý Sơn.

  1. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1. 3.1. Đối tượng nghiên cứu
    2. Quy hoạch, kiến trúc nhà ở sử dụng năng lượng sạch phù hợp với điều kiện tại Đảo Lớn – Đảo Lý Sơn.
    3. 3.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
    4. – Phạm vi nghiên cứu

+ Về thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2030.

+ Về không gian: Toàn bộ không gian ở của đảo lớn Lý Sơn – huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

  • Giới hạn nghiên cứu: Quy hoạch, kiến trúc nhà ở theo hướng sử dụng năng lượng sạch bao gồm phong điện và điện mặt trời.
  1. 4. Phương pháp nghiên cứu

– Nghiên cứu các giải pháp quy hoạch, kiến trúc nhà ở sử dụng năng lượng sạch tại một số hòn Đảo các nước, các chính sách hiện có. Các tham luận khoa học liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài nhằm tổng hợp các vấn đề liên quan đề tài.

– Phương pháp thu thập tư liệu thông qua các tài liệu chuyên môn.

– Phương pháp phân tích và tổng hợp nhằm phát hiện những vấn đề mới, có tính bản chất trong các hiện tượng, sự vật đang tồn tại.

  1. 5. Nội dung luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo phần nội dung chính gồm có 3 chương:

– Chương 1: Tình hình vể quy hoạch, kiến trúc nhà ở trên đảo sử dụng năng lượng sạch tại một số nước trên thế giới và Việt Nam.

– Chương 2: Cơ sở khoa học để quy hoạch, kiến trúc nhà ở sử dụng năng lượng sạch trên đảo lớn Lý Sơn.

– Chương 3: Giải pháp quy hoạch, kiến trúc nhà ở theo hướng sử dụng năng lượng sạch trên đảo lớn Lý Sơn.

  1. 6. Cấu trúc luận văn.

Cấu trúc luận văn được trình bày cụ thể theo sơ đồ dưới đây:

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC NHÀ Ở ĐẢO LÝ SƠN THEO HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SẠCH
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC NHÀ Ở ĐẢO LÝ SƠN THEO HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SẠCH

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC NHÀ Ở ĐẢO LÝ SƠN THEO HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SẠCH

Mở đầu

Lý do chọn đề tài; Mục đích và mục tiêu nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chương I:Tình hình vể quy hoạch, kiến trúc nhà ở trên đảo sử dụng năng lượng sạch tại một số nước trên thế giới và Việt Nam

1.1. Tình hình về quy hoạch, kiến trúc nhà ở Đảo sử dụng năng lượng sạch ở một số nước trên thế giới

1.2. Tình hình quy hoạch, kiến trúc nhà ở sử dụng năng lượng sạch ở một số hòn đảo của Việt Nam.

1.3. Thực trạng quy hoạch, kiến trúc nhà ở sử dụng năng lượng sạch tại đảo lớn Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

1.4. Kết luận chương.

Chương 2. Cơ sở khoa học để quy hoạch – kiến trúc nhà ở trên đảo lớn Lý Sơn theo hướng sử dụng năng lượng sạch.

2.1. Cơ sở pháp lý.

2.2. Cơ sở lý thuyết.

    1. 2.3. Cơ sở về tâm lý, kinh tế, kĩ thuật ảnh hưởng đến nhà ở sử dụng năng lượng sạch vùng hải đảo.

2.4. Cơ sở thực tiễn.

2.5. Những yếu tố tác động đến giải pháp quy hoạch, kiến trúc nhà ở đảo Lý Sơn theo hướng sử dụng năng lượng sạch.

Chương 3. Giải pháp quy hoạch, kiến trúc nhà ở trên đảo theo hướng sử dụng năng lượng sạch trên đảo lớn Lý Sơn.

3.1. Quan điểm và nguyên tắc quy hoạch, kiến trúc nhà ở đảo Lý Sơn theo hướng sử dụng năng lượng sạch.

3.2. Giải pháp quy hoạch.

3.2. Giải pháp kiến trúc.

Kết luận

Kết luận – Kiến nghị

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO

CHƯƠNG 1

TÌNH HÌNH VỂ QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC NHÀ Ở TRÊN ĐẢO SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SẠCH TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

    1. 1.1. Tình hình Quy hoạch, kiến trúc nhà ở sử dụng năng lượng sạch tại một số nước trên thế giới và Việt Nam
      1. 1.1.1. Tổng quan tình hình Quy hoạch, kiến trúc nhà ở sử dụng năng lượng sạch ở một số nước trên thế giới

1.1.1.1. Tình hình

a. Đảo Tokelau:Một hòn đảo ở New Zealand đã là nơi tiên phong trong sử dụng năng lượng tái tạo và hòn đảo này độc lập về nguồn cung điện năng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Việc quy hoạch, kiến trúc nhà ở trên đảo cũng hoàn toàn thay đổi để phù hợp cho việc sử dụng nguồn năng lượng từ gió và mặt trời thay thế hoàn toàn năng lượng truyền thống.

– Trong hình 1.1 giới thiệu giải pháp quy hoạch nguồn cung cấp năng lượng sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên đảo Tokelau.

a. Tokelau – một hòn đảo ở New Zealand (1.500 dân)b. Hệ thống pin năng lượng mặt trời trên đảo Tokelau
TePapaFF2016wind300

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC NHÀ Ở ĐẢO LÝ SƠN THEO HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SẠCH
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC NHÀ Ở ĐẢO LÝ SƠN THEO HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SẠCH
c. Hệ thống năng lượng gió trên đảo.d. Nhà ở sử dụng năng lượng mặt trời
Hình 1.1. Giải pháp quy hoạch nguồn năng lượng

sạch và kiến trúc nhà ở sử dụng năng mặt trời. (Nguồn: Internet)

b. Hòn đảo Ta’u thuộc quần đảo Samoa, Mỹ: là hòn đảo cách khá xa đất liền, hàng năm chi phí cho việc sử dụng năng lượng truyền thống, cộng thêm chi phí để vận chuyển nguồn nhiên liệu đó ra đảo, với quãng đường dài chừng 6.400km tính từ bờ biển phía tây nước Mỹ là một con số khá lớn. Tuy nhiên đến nay, điện mặt trời có thể đáp ứng gần như 100% nhu cầu năng lượng trên đảo nhờ sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời khổng lồ.

Việc xác định vị trí đặt các tấm pin năng lượng trên đảo được nghiên cứu cụ thể nhằm tận dụng tối đa nguồn năng lượng thiên nhiên vô tận:

– Việc quy hoạch vị trí đặt nhà máy sản xuất năng lượng điện mặt trời được xác định trên các ngọn đồi cao, có số giờ nắng nhiều nhất trong ngàyvà ít làm ảnh hưởng đến quỹ đất ở, quỹ đất sản xuất trên đảo (hình 1.2). 

Hình 1.2. Quy hoạch điện Mặt Trời trên đảo Ta’u. (Nguồn: Internet)

– Mái các ngôi nhà được lợp bằng các tấm pin năng lượng mặt trời được đặt tại các hướng có số giờ nắng nhiều nhất trong ngày nhằm đảm bảo có đủ nguồn cung cấp năng lượng phục vụ nhu cầu sinh hoạt thường ngày của dân cư trên đảo cả trong mùa đông lẫn mùa hè (hình 1.3).

https://cdn-images-1.medium.com/max/1600/1*g2NLDY8W8aNMVImdkpxd_g.jpeg
Hình 1.3. Kiến trúc nhà ở sử dụng năng lượng mặt trời trên đảo Ta’u

(Nguồn: Internet)

c. Hòn đảo nhỏ Samso (Đan Mạch): Với dân số chỉ khoảng 3.750 người đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới về khả năng tự cung cấp năng lượng sạch.

Mục tiêu tự cung cấp năng lượng cho cả hòn đảo đã được hiện thực hóa từ cách đây 30 năm bắt đầu bằng việc có khoảng 20 hộ gia đình cùng góp vốn lắp đặt một tuabin gió loại nhỏ vào đầu những năm 1980 để cung cấp nguồn năng lượng sinh hoạt cho các hộ gia đình. Mô hình năng lượng sạch này được chính quyền quan tâm, khuyến khích đầu tư, nhân rộng trên toàn đảo.

Cần nói thêm rằng, đảo Samson có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi cho chương trình năng lượng sạch (nhiều gió và luôn ngập tràn ánh nắng) là điều kiện rất tốt để hình thành các giải pháp quy hoạch và kiến trúc sử dụng

năng lượng sạch cho các mục đích khác nhau như được giới thiệu ở hình 1.4.

hon dao xanh nhat the gioi Hình 1.4a. Những tấm pin Mặt Trời trên mái của công trình phục vụ cho việc nạp năng lượng của các phương tiện giao thông

(Nguồn: Internet)

hon dao xanh nhat the gioi Hình 1.4b. Hình ảnh nhà máy sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ các trang trại và cộng đồng dân cư nhỏ tại một vùng nông thôn

(Nguồn: Internet)

Hơn thế nữa – các Trung tâm cộng đồng được gắn những tuabin gió để sản xuất nguồn năng lượng phục vụ cho các cửa hàng nhỏ và điện sinh hoạt cho một cụm dân cư nông thôn khoảng từ 03 đến 05 nhà (hình 1.5).

phap
a. Tua bin gió được

gắn vào các kiốt bán hàng

b. Tua bin gió được quy hoạch tại các khu vực

đất trống tận dụng nguồn năng lượng gió trên đảo

Hình 1.5. Giải pháp quy hoạch nguồn năng lượng gió

trên hòn đảo nhỏ Samso. (Nguồn: Internet)

Hệ thống tuabin gió được xây dựng cả ở trên biển lẫn trên đất liền. Thay vì chỉ đặt tại những nơi thuận lợi nhất, những chiếc tuabin còn được cân

nhắc lắp dựng tại vị trí sao cho vừa hiệu quả, vừa đảm bảo thẩm mỹ.

1.1.1.2. Nhận xét.

a. Về quy hoạch:

+ Nghiên cứu, xác định vị trí xây dựng các công trình năng lượng mặt trời, năng lượng gió nhằm cho ra hiệu quả tối đa về năng lượng nhưng không làm ảnh hưởng đến tài nguyên đất vốn rất eo hẹp trên các hòn Đảo.

+ Có quy hoạch cụ thể bằng việc xây dựng một mô hình khu nhà ở sử dụng năng lượng sạch kiểu mẫu rồi nhân rộng mô hình ra toàn Đảo, xây dựng hòn Đảo hoàn toàn độc lập trong việc sử dụng nguồn năng lượng sạch.

+ Ứng dụng pin năng lượng mặt trời vào mọi thiết bị cung cấp năng lượng sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.

b. Về kiến trúc: Các giải pháp kiến trúc gắn với việc tích hợp pin năng lượng vào trong công trình và biến chúng thành những thành phần kiến trúc.
Tuy nhiên, còn có thể nhận thấy một vài bất cập sau:
+ Các ứng dụng hệ thống năng lượng sạch cũng mới chỉ nằm ở các giải pháp mang tính cải tạo, bổ sung vào công trình để gắn các thiết bị sử dụng năng lượng này vào mà chưa có sự nghiên cứu, tính toán để xem xét nó sẽ ảnh hưởng tới hình dáng và thẩm mỹ của công trình.
+ Việc tích hợp pin năng lượng trong các bộ phận khác của công trình chưa được nghiên cứu chi tiết, cũng như chưa đưa ra giải pháp quy hoạch và kiến trúc nhằm đạt được các hiệu quả tối ưu trong sử dụng năng lượng sạch.
+ Chưa coi việc ứng dụng năng lượng sạch là một phần chiến lược năng lượng tổng thể của công trình.
+ Những yếu tố như vị trí xây dựng, hình khối công trình cũng chưa được nghiên cứu thấu đáo.

+ Trong các công trình, pin điện được tích hợp chủ yếu là dạng tấm nằm trên mái của các công trình hay dạng ống nước tích hợp tế bào quang

nhiệt bên trong nằm trên mái phẳng của công trình vì các ưu điểm sau:

* Hệ thống năng lượng sạch được đặt trên mái nhà cho hiệu quả tương đối cao và không ảnh hưởng tới thẩm mỹ công trình.

* Tích hợp vào mái dễ thi công và lắp đặt hơn việc tích hợp hệ thống năng lượng sạch vào tường và các bộ phận khác của công trình.

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC NHÀ Ở ĐẢO LÝ SƠN THEO HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SẠCH
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC NHÀ Ở ĐẢO LÝ SƠN THEO HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SẠCH
      1. 1.1.2. Tình hình quy hoạch, kiến trúc nhà ở sử dụng năng lượng sạch ở một số hòn đảo của Việt Nam

1.1.2.1. Tình hình

a. Hệ thống năng lượng sạch tại đảo Trường Sa: Sự hiện diện những cây quạt gió tạo phong điện trên đảo Trường Sa được đặt trên trục đường bao quanh đảo, sừng sững giữa biển khơi vẫn thong thả quay đều tạo nguồn năng lượng sạch cung cấp cho đảo (hình 1.6). Đặc biệt, khi màn đêm buông xuống, giữa trùng khơi tối đen thì ở đảo những bóng đèn điện tỏa sáng, tạo nên một nét riêng cho Trường Sa như một thành phố biển đầy màu sắc (hình 1.7).

http://solarbk.vn/wp-content/uploads/old/zing-truongsa-08.jpghttp://solarbk.vn/wp-content/uploads/old/zing-truongsa-27.jpg
Hình 1.6. Năng lượng gió góp phần làm khang trang trục đường bao quanh đảo Trường Sa Hình 1.7. Trường Sa về đêm vẫn lung linh sắc màu như một thành phố sôi động ở đất liền.
(Nguồn: Internet)

Hiện ở Đảo có 22 quạt gió, 420 đèn năng lượng và 5 trạm thu phát điện đã góp phần giải quyết bài toán năng lượng phục vụ nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt, an ninh, quốc phòng và góp phần bảo vệ môi trường trên đảo.

Hệ thống năng lượng mặt trời sẽ đóng vai trò chủ đạo trong những ngày nắng to, ít gió. Ngược lại, hệ thống điện gió sẽ hoạt động bù vào phần năng lượng thiếu hụt trong những ngày mưa, trời không có nắng. Sự bù trừ này đảm bảo luôn có điện sinh hoạt trên đảo.

b). Dự án năng lượng sạch đảo Sơn Chà – Thừa Thiên – Huế: Được triển khai và đưa vào sử dụng từ những tháng cuối năm 2013, Dự án cung cấp điện cho đảo Sơn Chà đã được vận hành và chuyển giao công nghệ, đã đi vào hoạt động ổn định và đạt hiệu quả cao (hình 1.8).

Điện sạch giúp lính đảo vui đón xuân sang - ảnh 4Điện sạch giúp lính đảo vui đón xuân sang - ảnh 7
Hình 1.8. Năng lượng mặt trời quy mô nhỏ phục vụ chiếu sáng trên đảo

(Nguồn: Internet)

Dự án với tổng công suất 8.200Wp bao gồm 40 tấm pin năng lượng mặt trời IREX 205Wp, hệ thống Inverter, bộ sạc mặt trời, acquy,…chuyên dùng cho môi trường biển, hệ thống chống quá dòng, chống sét lan truyền/nối đất và phụ kiện vốn rất quan trọng cho hệ thống lắp đặt ngoài biển đảo, giúp bảo vệ thiết bị hoạt động ổn định trong thời tiết giông bão. Ngoài ra, còn có 5 trụ đèn năng lượng mặt trời do SolarBK sản xuất, có chế độ điều khiển đèn tự động, có thể hoạt động liên tục 3 ngày dù không có nắng. Hệ thống đã cung cấp tổng năng lượng trung bình từ 25 – 30kWh/ngày, đảm bảo phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và chiến đấu của bộ đội trên đảo như dùng để chiếu sáng, tivi, quạt, cơm điện, dùng để xạc các thiết bị, thông tin liên lạc,…Tổng kinh phí dự án là 1,5 tỷ đồng.

Dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng, vì không chỉ đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt giữa đất liền với hải đảo, nâng cao chất lượng sống, sinh hoạt cho người lính đảo, hệ thống điện năng lượng mặt trời còn cung cấp nguồn điện chiếu sáng liên tục giúp lính đảo tuần tra dễ dàng hơn vào ban đêm, ngay cả những tháng mùa đông không có nhiều nắng.

c) Đảo Bé An Bình, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi: Dự án điện năng lượng mặt trời ở đảo Bé An Bình có tổng vốn đầu tư 10,6 tỷ đồng. Dự án gồm 300 tấm pin năng lượng mặt trời, hệ thống ắc quy. Dự án cung cấp khoảng 166KWh điện năng và giảm được >92,6 tấn CO2 ra môi trường/năm,cung cấp nguồn điện sạch 24/24h trong ngày, cho trên 100 hộ dân ở xã đảo An Bình góp phần bảo vệ môi trường đảo Bé (hình 1.9).

lay 1372017 phoi canh Hình 1.9. Nhà máy năng lượng mặt trời cung cấp điện cho cuộc sốngcủa người dân trên Đảo Bé –

Lý Sơn, Quảng Ngãi

(Nguồn: Internet)

Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo xanh, sạch và bảo vệ môi trường, cung cấp nguồn điện liên tục cho cư dân đảo Bé với chi phí hợp lý. Trước khi dự án này triển khai, trên đảo Bé chủ yếu được cấp điện bằng máy phát điện chạy dầu diezen với chi phí rất cao.

1.1.2.2. Đánh giá

a. Tiềm năng về nguồn nguyên liệu: Theo Hiệp hội năng lượng sạch, nước ta là một trong những quốc gia có ánh nắng mặt trời nhiều nhất so với biểu đồ bức xạ mặt trời thế giới.

Đặc biệt tại các tỉnh ven biển miền Trung, tiềm năng NLMT với số liệu giờ nắng của 21 trạm, trong đó tổng lượng bức xạ của 5 trạm đều vượt 1500h/năm (trừ Sầm Sơn), 12/21 trạm có số giờ nắng >2000h/năm, riêng khu vực Phan Thiết, Hàm Tân ghi được số giờ nắng >2900h/năm. Tổng lượng bức xạ năm của 5 trạm đều >1400KWh/km2, có nơi đạt trên 2000KWh/km2 (Hàm Tân, Bình Thuận) và tăng dần từ Bắc vào Nam (hình 1.10).

Hình 1.10: Bản đồ chiếu xạ mặt trời của tất cả các

tỉnh thành tại Việt Nam

(Nguồn: Internet)

Với tiềm năng NLMT như vậy, các tỉnh miền Trung Việt Nam nhất là từ Trung Trung Bộ trở vào có thể triển khai áp dụng giải pháp quy hoạch, thiết kế kiến trúc các công trình sử dụng năng lượng mặt trời.

b. Thực trạng quy hoạch, kiến trúc sử dụng năng lượng sạch tại các hòn Đảo của Việt Nam

– Mặc dù có tiềm năng khá dồi dào, nhưng việc ứng dụng năng lượng sạch ở Việt Nam hiện nay nhỏ lẻ, mới chỉ được ứng dụng trong khoảng chục năm trở lại đây. Việc xây dựng các nhà máy có công xuất khá nhỏ và chỉ đáp ứng được hạn chế nhu cầu năng lượng của người dân trên các đảo. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là tính kinh tế của sản phẩm chưa thực sự hấp dẫn, trình độ áp dụng công nghệ và việc tổ chức thực hiện,…đã hạn chế việc triển khai ứng dụng, đưa các nguồn nguyên liệu này vào phục vụ đời sống:

+ Quy hoạch năng lượng tái tạo mới chỉ đề cập đến quy mô công suất theo vùng, theo khu vực, chưa xác định địa được địa điểm cụ thể, gây khó khăn trong việc quy hoạch và phát triển đồng bộ lưới điện;

+ Thiếu các chính sách và tổ chức hỗ trợ cho phát triển; thiếu thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch và hoạch định chính sách.

+ Công nghệ và dịch vụ phụ trợ để phát triển; khó tiếp cận nguồn vốn để phát triển các dự án về năng lượng sạch.

+ Công suất phát của các dự án năng lượng tái tạo không ổn định, thay đổi theo cường độ gió, bức xạ mặt trời,…với quy mô công suất lớn cần phải có các nguồn điện dự phòng thay thế, kèm theo đó là các giải pháp đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện.

+ Ngoài ra, hệ thống tiêu chuẩn chuyên ngành, tiêu chuẩn thiết kế, vận hành,…đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo còn thiếu và chưa đồng bộ.

Hoàn toàn chưa có những nghiên cứu để đưa ra các giải pháp quy hoạch mang tính tòan diện nhằm định hướng xây dựng các hòn Đảo tự đảm bảo trong việc cung cấp nguồn năng lượng sạch.

Chưa có nghiên cứu, đưa ra các giải pháp kiến trúc nhằm gắn kết các kỹ thuật sử dụng hệ thống thu năng lượng sạch này vào các công trình để tối đa hiệu quả của hệ thống thu năng lượng sạch phục vụ đời sống.

    1. 1.2. Thực trạng Quy hoạch, kiến trúc nhà ở Đảo Lý Sơn theo hướng sử dụng năng lượng sạch
      1. 1.2.1. Thực trạng

a) Về quy hoạch: Được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 huyện Lý Sơn tại Quyết định số 579/QĐ-UBND, ngày 21/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Với chức năng đặc thù cộng nhiều tiềm năng phát triển về du lịch, nông nghiệp, thủy sản nên định hướng quy hoạch Lý Sơn phát triển thành đô thị biển đảo trong tương lai (hình 1.11).

TT xã

An Hải

Trung tâm huyện

TT xã An Vĩnh

Hình 1.11. Quy hoạch tỷ lệ 1/2000 huyện đảo Lý Sơn

Nguồn: [Đồ án quy hoạch chung huyện Lý Sơn]

Theo đó đảo lớn phải bảo tồn và phát triển hài hòa, tôn trọng cảnh quan, địa chất, môi trường và hệ sinh thái, hình dạng và cấu trúc không gian, giữ nguyên giá trị hình ảnh đặc trưng của đảo lớn. Tổ chức trục giao thông chính kết nối cảng Bến Đình với đường liên khu vực Đông – Tây, hình thành phố đi bộ, chợ đêm, trục thương mại dịch vụ sầm uất tại khu vực trung tâm huyện. Tăng cường diện tích phủ xanh khu vực đồi núi.

Định hướng quy hoạch, gồm đảo Lớn (xã An Hải, An Vĩnh) được phân thành 5 vùng: vùng phát triển đô thị sinh thái; vùng phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ du lịch cộng đồng, bãi tắm; vùng cảnh quan sinh thái nông nghiệp; vùng cảnh quan đồi núi, bảo tồn địa chất; vùng neo đậu tránh, trú bão và nuôi trồng thủy sản (hình 1.12).

Hình 1.12. Quy hoạch phân khu chức năng đảo Lý Sơn.

(Nguồn:[Đồ án quy hoạch chung huyện Lý Sơn]

Mặc dù có quy hoạch định hướng, tuy nhiên do sự phát triển quá nóng của du lịch đang phá vỡ rất nhanh hiện trạng lẫn quy hoạch xây dựng của Đảo, đặc biệt tại khu vực trung tâm đã dẫn đến các hệ lụy:

+ Nhà ở xây dựng tùy tiện không có sự quản lý, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các thợ xây, chủ thầu xây dựng nên hình khối, màu sắc na ná nhau, không tạo được nét riêng biệt.

+ Hệ thống đường giao thông: Có 02 trục chính được đầu tư hoàn thiện: Trục trung tâm huyện và ven biển. Còn lại là các trục giao thông nhỏ hẹp vào các khu ở và loại đường đất bám theo các sườn đồi. Các trục đường này được nâng cấp, đầu tư xây dựng từ các đường dân sinh trước đây, nên khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; khó mở rộng và không hoàn thiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

+ Công trình công cộng: Chỉ có các công trình mang tính chất hành chính: UBND huyện và các cơ sở hành chính cấp xã.

+ Trường học: Không có trường trung học, còn các cơ sở giáo dục khác nhỏ hẹp, thiếu trang thiết bị học tập,…

+Thiếu các công trình văn hóa, vui chơi, giải trí đặc biệt là cho người già, trẻ em…..

+ Nguồn cấp nước: Hệ thống Giếng trên đảo khá ít, do đó, nhiều nhà sử dụng chung một giếng nước nên chỉ đủ cung cấp cho sinh hoạt, rất khó khăn cho việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.

+ Nguồn cấp điện: Do phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ các tổ máy phát điện, công suất khả dụng 3.000kW chỉ cung cấp được 6h/ngày vào ban đêm, chủ yếu phục vụ ánh sáng; còn điện phục vụ các nhu cầu sản xuất, du lịch, đảm bảo an ninh quốc phòng trên đảo rất hạn chế.

b) Về kiến trúc nhà ở: Nhà ở truyền thống hầu hết là các khu làng chài sống tập trung thành từng cụm chủ yếu tại các vùng ven của huyện Đảo (hình 1.13).

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC NHÀ Ở ĐẢO LÝ SƠN THEO HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SẠCH
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC NHÀ Ở ĐẢO LÝ SƠN THEO HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SẠCH
Hình 1.13. Nhà ở theo phong tục tập quán là các làng chài

tập trung theo cụm dân cư.

(Nguồn: Internet)

Trong quá trình phát triển kinh tế, người nông dân đang từ sản xuất nhỏ lẻ (chỉ tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh) sang sản xuất nông nghiệp tập trung (các sản phẩm nông nghiệp: hành, tỏi, các sản phẩm ngư nghiệp,…có thương hiệu và được tiêu thụ mạnh ra thị trường). Do đó, không gian nhà ở nông thôn có cần mở rộng không gian phụ (như không gian sản xuất), tăng cường tiện nghi các không gian ở. Vì vậy, các kiểu nhà truyền thống trước đây được cải tạo và xây dựng mới để phù hợp với nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Đến nay, các kiểu nhà truyền thống chỉ còn một vài hộ gia đình lưu giữ lại nhưng chỉ sử dụng để ở khoặc chuyển đổi thành nhà thờ tự. Không gian ở và sản xuất khi mở rộng được xây dựng chắp vá sát cạnh các ngôi nhà này (hình 1.14).

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC XAY DUNG HA NOI/VU THUY DUONG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *