Chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn

Chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

CHÍNH SÁCH THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

  1. 1. Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý và bảo vệ môi trường là công việc cấp bách của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đặc biệt rất quan trọng với các nước đang phát triển như Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đang gia tăng nhanh chóng cùng với quá trình gia tăng dân số, sự tập trung dân do làn sóng di cư đến các đô thị lớn.

Thành phố Đà Nẵng là trung tâm Công nghiệp – Thương mại – Du lịch và dịch vụ của khu vực miền Trung và Tây nguyên. Sự phát triển kinh tế – xã hội cùng với quá trình đô thị hóa tại thành phố Đà Nẵng đã tạo ra sức ép đối với công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý chất thải rắn nói riêng, mà vấn đề cơ bản là chất thải rắn sinh hoạt. Với mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng “Thành phố Môi trường”, công tác quản lý chất thải rắn ngày được quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn còn có những bất cập.

Đề tài “ Chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” được lựa chọn làm luận văn chính sách công là xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thực tế và có ý nghĩa thực tiễn.

  1. 2. Tình hình nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu cho thấy đã có khá nhiều bài viết trên các báo, tạp chí, bài luận văn, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu về vấn đề chất thải rắn sinh hoạt nhưng riêng về chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng cho đến nay hầu như chưa được nghiên cứu chuyên sâu.

  1. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Phân tích, đánh giá thực trạng và chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng, phát hiện các vấn đề, nguyên nhân và đề xuất hoàn thiện các giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường và xây dựng thành phố môi trường ở Đà Nẵng trong thời gian tới.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

– Xác lập cơ sở lý luận, thực tiễn về chính sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị.

– Phân tích, đánh giá thực trạng và chính sách về thu gom, xử lý ở thành phố Đà Nẵng, phát hiện các vấn đề, nguyên nhân của những mặt được, chưa được của hoạt động này.

– Đề xuất hoàn thiện các giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường và xây dựng thành phốmôi trường ở Đà Nẵng trong thời gian tới.

  1. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu: Chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị theo hướng bền vững và xanh (cụ thể đối với Đà Nẵng là xây dựng thành phố môi trường).

Phạm vi nghiên cứu:

Địa bàn nghiên cứu: thành phố Đà Nẵng.

Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến năm 2014.

  1. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận:

Luận văn kết hợp cách tiếp cận từ trên xuống (top-down) với tiếp cận từ dưới lên (bottom-up). Riêng trong lĩnh vực thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng, luận văn còn sử dụng cách tiếp cận quản lý dựa vào cộng đồng (community-based management – CBM) là tiếp cận đang được áp dụng phổ biến hiện nay trên thế giới và Việt Nam trong quản lý chất thải.

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thu thập thông tin:

Phương pháp phân tích chính sách:

Phương pháp thống kê

Phương pháp chuyên gia

  1. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận văn

Ý nghĩa lý luận:

– Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn (quốc tế, Việt Nam) về chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị.

Ý nghĩa thực tiễn:

– Cung cấp chứng cứ thực tiễn và đề xuất có giá trị tham khảo đối với các nhà quản lý về giải pháp chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng.

  1. 7. Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1. Lý luận và chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Chương 2. Thực trạng và thực hiện chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Chương 1

LÝ LUẬN VÀ CHÍNH SÁCH THU GOM, XỬ LÝ

CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

1.1. Một số khái niệm

Chính sách là đường lối cụ thể của một đảng hoặc một chủ thể quyền lực về một lĩnh vực nhất định cùng các biện pháp, kế hoạch thực hiện đường lối ấy.

Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp và công cụ thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định.

– Môi trường trong Luật BVMT của Việt Nam (2014): “MT là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”(Điều 3).

Bảo vệ môi trường là “hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ MT trong lành” (Điều 3, Luật BVMT ).

– Bảo vệ môi trường đô thị là BVMT ở địa bàn đô thị.

– Chính sách môi trường là một bộ phận, lĩnh vực trong chính sách quản lý chung. Nó được hoạch định và tổ chức thực hiện nhằm giữ gìn, bảo vệ và phát triển tài nguyên và môi trường cho phát triển theo hướng bền vững.

Chính sách môi trường cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường của quốc gia và các cam kết quốc tế về môi trường. Chính sách môi trường ở cấp địa phương cụ thể hoá luật pháp và chính sách môi trường quốc gia phù hợp với bối cảnh và đặc thù địa phương.

– Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và hoạt động khác (Điều 3, Luật BVMT)

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. CTR bao gồm CTR thông thường và CTR nguy hại.

Chất thải rắn sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt.

– Chất thải rắn sinh hoạt đô thị là chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở địa bàn đô thị.

Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.(NĐ59)

Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn” (Điều 3, Nghị định của Chính phủ số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 về quản lý chất thải rắn).

Quản lý CTR đô thị bao gồm:thu gom,vận chuyển,trung chuyển, xử lý, tái chế,thải bỏ.

1.2. Các nguyên tắc trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

1.2.1. Nguyên tắc phòng ngừa

Nguyên tắc phòng ngừa luôn được coi là phương châm của hoạt động bảo vệ môi trường. Thực tế đã chứng minh, chi phí bỏ ra để khắc phục hậu quả bao giờ cũng lớn hơn rất nhiều so với chi phí phòng ngừa cho dù đó là những sự cố kĩ thuật, dịch bệnh hay những vấn đề về môi trường cũng vậy. Hơn thế nữa, đối với một số hậu quả do ô nhiễm môi trường thì không thể khắc phục được mà chỉ có thể là phòng ngừa.

1.2.2. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí (bồi thường, khắc phục)

Nguyên tắc này được hình thành trên cơ sở coi môi trường là một loại “hàng hóa” đặc biệt. Chính vì vậy mà khi khai thác, sử dụng môi trường thì các chủ thể phải trả tiền (được hiểu là tiền bỏ ra để mua quyền tác động đến môi trường).

1.2.3. Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền

Nguyên tắc này có nghĩa là tất cả những ai hưởng lợi do có được MT trong lành không bị ô nhiễm thì đều phải nộp phí.

1.2.4. Nguyên tắc 3R (giảm thiểu-Reduce, tái sử dụng-Reuse, tái chế-Recycle)

3R là viết tắt của các từ tiếng Anh: Reduce – Reuse – Recycle. Chúng có nghĩa tiếng Việt là Tiết giảm – Tái sử dụng –Tái chế nên còn được gọi là 3T. Đây là một nguyên tắc quản lý chất thải quen thuộc ở nhiều quốc gia trên thế giới trong việc bảo vệ MT.

Tiết giảm là việc giảm lượng chất thải phát sinh bằng việc thay đổi lối sống, cách tiêu dùng, cải tiến quy trình sản xuất, …

Tái sử dụng là việc sử dụng lại sản phẩm, hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ, hay cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần đến khi hết tuổi thọ của nó.

Tái chế là sử dụng chất thải, vật liệu thải để làm ra các vật chất, sản phẩm mới có ích.

1.3. Các bên liên quan và sự phối kết hợp trong chính sách bảo vệ môi trường

1.3.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý chất thải

– Chính phủ

– Bộ/Sở Tài nguyên và Môi trường .

– Bộ/Sở Xây dựng

– Các Bộ/Sở ban ngành khác

1.3.2. Các tổ chức, cá nhân và cộng đồng

– Các doanh nghiệp, các công ty TNHH MTV, các công ty công ích, các công ty tư nhân .

– Các tổ chức đoàn thể, cá nhân và cộng đồng dân cư có trách nhiệm giám sát quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn của mình.

1.3.3. Sự phối kết hợp giữa các bên

Mối quan hệ giữa các bên liên quan này được khái quát tại Hình 1.3.

Nhà nước (nhà quản lý)

Người phát thải Người thu gom, xử lý

– Cá nhân, hộ gia đình – Doanh nghiệp

– Sinh hoạt công cộng – HTX, tổ, đội

– Hoạt động sản xuất, kinh doanh

Hình 1.2: Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong thu gom,

xử lý chất thải ở đô thị

Nguồn: Nguyễn Danh Sơn, 2008

1.4. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt đô thị

1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế trong công tác thu gom, xử lý rác thải đô thị

– Tại Singapore

– Tại Nhật Bản

– Tại Bỉ

1.4.2. Kinh nghiệm trong nước về công tác thu gom, xử lý rác thải đô thị

– Tại Hải Phòng

– Tại Tỉnh Ninh

– Tại Hà Nội

1.4.3. Bài học kinh nghiệm

Thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy, trong công tác thu gom và xử lý CTR thường chính phủ các nước ngày càng sử dụng các hình thức cạnh tranh thị trường và sự tham gia rộng rãi của khu vực tư nhân là biện pháp hiệu quả nhất để khuyến khích việc đổi mới cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành này theo hướng hiện đại, đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc giảm giá đối với việc cung cấp dịch vụ này. Có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

– Chính phủ giữ vai trò chủ yếu trong việc đầu tư thu gom và xử lý CTR đô thị và chính phủ có vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động này. Việc Nhà nước cung cấp những dịch vụ này về cơ bản sẽ tạo ra lợi ích mà nhiều người cùng được hưởng. Bên cạnh việc tuyên truyền, khuyến khích, Nhà nước còn có một hệ thống pháp luật hữu hiệu làm cơ sở cho quá trình thu gom và xử lý CTR được tốt hơn.

– Từng bước đa dạng hóa và xã hội hóa cho đầu tư các lĩnh vực thu gom và xử lý CTR đô thị. Sự tham gia rộng rãi của các khu vực tư nhân, người dân vào thu gom và xử lý CTR là biện pháp hữu hiệu nhất để thực hiện dịch vụ này. Việc phân loại CTR từ các hộ gia đình cũng là một trong những hình thức xã hội hóa công tác này, việc phân loại chất thải tại nguồn còn góp phần giảm chi phí xử lý chất thải. Mặc dù xã hội hóa, song chính quyền các cấp phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực này.

– Khuyến khích tái chế, tái sử dụng. Chất thải nếu biết tái chế, tái sử dụng một cách hợp lý thì đó là một nguồn tài nguyên hết sức quý giá, nhất là khi thế giới đang đứng trước nguy cơ cạn kiện nguồn TN thiên nhiên. Tái chế, tái sử dụng chất thải là một trong những cách tiết kiệm TN, góp phần bảo vệ MT.

Chương 2

ThỰc trẠng và thỰC HIỆN chính sách

thu gom, xỬ lý chẤt thẢi rẮn sinh hoẠT

Ở thành phỐ Đà NẴng

2.1. Khái quát chung về chính sách bảo vệ môi trường và chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua

2.1.1. Khái quát chung về chính sách BVMT

Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền TP Đà Nẵng rất quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác BVMT. Trên cơ sở một số văn bản cụ thể như:

– Luật BVMT (ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005) và tinh thần Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 16 tháng 10 năm 2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước;

– Nghị quyết của Đảng số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 11 năm 2004 về BVMTtrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

– Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

– Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 08 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam;

– Thông tư số 01/2005/TT-BKH ngày 09 tháng 3 năm 2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam);

– Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ TN&MT về việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về MT và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

– Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/ 2007 của Chính phủ về quản lý Chất thải rắn;

– Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31/7/2007 “Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn”;

– Thông tư 24/2010/TT-BXD ngày24/12/2010“Hướng dẫn tổ chức triển khai đầu tư xây dựng Khu xử lý CTR vùng liên tỉnh”;

– Quyết định 1866/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

– Nghị định 179/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT ngày 14/11/2013;

– Quyết định 1874/QĐ-TTg ngày 13/10/2014 “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm Miền trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”

Thành ủy, HĐND và UBND TP Đà Nẵng đã cụ thể hóa thành Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch, chương trình và các chính sách về BVMT của TP để chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, đúng theo quan điểm, định hướng về vấn đề BVMT đề ra nhằm thực hiện mục tiêu BVMT ở TP Đà Nẵng.Cụ thể TP đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT như:

– Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2008 của UBND TP Đà Nẵng về ban hành đề án Xây dựng Đà Nẵng – thành phố Môi trường” . Quyết định đã nêu rõ mục tiêu: Đà Nẵng phấn đấu đạt “thành phố thân thiện môi trường”, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng MT đất, chất lượng MT nước, chất lượng MT không khí, tạo sự an toàn về sức khoẻ và MT cho người dân, các nhà đầu tư, cho du khách trong và ngoài nước khi đến với TP Đà Nẵng; ngăn ngừa ô nhiễm và suy thoái MT, có đủ năng lực để xử lý và khắc phục các sự cố MT; tất cả người dân thành phố, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đến làm ăn và sinh sống tại Đà Nẵng đều có ý thức về công tác BVMT, xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường.

– Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 của UBND TP Đà Nẵng quy định về BVMT trên địa bàn TP Đà Nẵng. Quyết định này cụ thể hóa một số nội dung về BVMT trên địa bàn TP Đà Nẵng và được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động trên địa bàn TP Đà Nẵng.

2.1.2. Khái quát chung về chính sách thu gom, xử lý CTRSH ở thành phố Đà Nẵng

Trên cơ sở các chính sách về CTR của Trung ương và các chính sách về BVMT ở TP Đà Nẵng, từ thực tiễn TP Đà Nẵng đã cụ thể hóa các chính sách về thu gom, xử lý CTRSH như sau:

– Quyết định số 2832/2012/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2012 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Phê duyệt Đề án “Thu gom rác thải theo giờ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.

– Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng về việc Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn TP Đà Nẵng (nay được thay thế Quyết định 22/2014/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc Quy định đối tượng,mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng). Quyết định này quy định mức thu phí vệ sinh của từng đối tượng phát thải cụ thể trên địa bàn TP Đà Nẵng.

2.1.2.1. Chính sách xã hội hóa theo đề án “Thu gom rác thải theo giờ”

UBND TP Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 2832/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2012 về việc phê duyệt Đề án “Thu gom rác thải theo giờ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.

Mục tiêu chính của Đề án “Thu gom rác thải theo giờ trên địa bàn TP Đà Nẵng” là: Hạn chế trên 50% số lượng các thùng rác đặt trên các đường phố khu nội thị và hạn chế tối đa 80% việc đặt thùng rác trên đường phố chính, nhằm đảm bảo các yêu cầu về mỹ quan đô thị và vệ sinh MT. Bên cạnh đó, Đề án còn đặt mục tiêu cải tiến hệ thống thu gom, nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn, đồng thời tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương, các đoàn thể, cộng đồng dân cư,… trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

2.1.2.2. Chính sách huy động sự tham gia xã hội

* Thu phí BVMT đối với CTRSH:

* Mô hình CLB MT cựu chiến binh:

* Mô hình “Phân loại rác thải tại hộ gia đình”

* Mô hình “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilong”

* Phong trào “Ngày chủ nhật Xanh – Sạch – Đẹp”

* Mô hình “Tổ dân phố không rác”

2.1.3. Tổ chức quản lý CTRSH ở thành phố Đà Nẵng

Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng thu gom chất thải rắn bình quân được hơn 700 tấn/ngày (năm 2013), tỉ lệ thu gom đạt khoảng 93% lượng rác phát sinh trên địa bàn TP.

Tại 6 quận của thành phố, công tác thu gom rác thải được thực hiện hàng ngày, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại khu vực nội thành đạt trên 96% khối lượng rác phát sinh trên địa bàn. Riêng huyện Hoà Vang công tác thu gom CTR đạt khoảng 65%, công tác thu gom CTRSH mới chỉ được thực hiện tại các khu dân cư nằm ven quốc lộ, tỉnh lộ và các chợ của xã; thùng rác được bố trí tại khu vực nông thôn rất ít (15%), tần suất thu gom 02 ngày/lần.

Hiện nay, thu gom CTRSH thông qua 3 phương thức sau:

– Thu gom trực tiếp bằng xe nâng thùng:

– Thu gom trực tiếp bằng xe cuốn ép:

– Thu gom thông qua trạm trung chuyển rác:

2.2. Thực trạng phát sinh, thu gom và xử lý CTRSH từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

2.2.1. Thực trạng phát sinh và thu gom CTRSH từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

2.2.1.1. Nguồn phát sinh:CTRSH ở TP Đà Nẵng phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu tập thể, chất thải đường phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, công sở, cơ quan, các cơ sở nghiên cứu, trường học, bãi biển, các khu du lịch …

Chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

2.2.1.2. Thành phần

Thành phần CTRSH phụ thuộc vào mức sống và thói quen sinh hoạt của người dân. Tỷ lệ nhựa và nilon chiếm khá cao là 11,36 %, thực tế loại này được thu gom rất ít để sử dụng cho mục đích tái chế.Chất thải dạng hữu cơ là 68,47%.Loại rác hữu cơ có đặc trưng gây mùi hôi nếu không được xử lý kịp thời, phát sinh từ nơi đặt thùng rác, khu vực tập kết rác thải tự phát, các trạm trung chuyển, khu vực bãi rác và các vùng lân cận.

2.2.1.3. Lượng phát sinh

Lượng CTRSH trên địa bàn TP năm sau luôn cao hơn năm trước, số liệu được thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4: Lượng CTRSH phát sinh qua các năm

Năm2007200820092010201120122013
CTRSH (tấn/năm)220.238221.297230.448245.627256.449259.504262.182

Nguồn: Cty TNHH MTV Môi trường Đô thị ĐN

Lượng CTRSH tăng do dân số của TP Đà Nẵng tăng dần qua các năm do sự di dân đến TP Đà Nẵng ngày càng tăng. Ngoài ra, số lượng khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng cũng gia tăng nên cũng góp phần gia tăng lượng CTRSH.

2.2.1.4. Thu gom, vận chuyển

Hàng ngày, CTRSH được thu gom qua các loại thùng 240 lít và 660 lít từ các kiệt, hẽm và các khu dân cư đưa về 06 trạm trung chuyển trước khi vận chuyển vào bãi chôn lấp .

CTRSH của TP đa phần thu gom bằng xe chuyên dụng, có khoảng 15% khối lượng rác thu qua 06 trạm trung chuyển. Nhờ vậy, các vấn đề MT phát sinh tại các trạm đã được giảm thiểu.

Ngoài ra, lượng rác thải phát sinh dọc các bãi biển, các điểm du lịch được thực hiện bằng thủ công kết hợp xe cơ giới. Rác tại các gầm, kè bờ sông, biển…cũng được thực hiện bằng thủ công.

Rác thải

sông hồ,

bãi biển

Lao động thủ công/ máy sàn sát

Thùng rác

Xe nâng

Bãi rác Khánh Sơn

Hình 2.2: Quy trình thu gom, vận chuyển rác bãi biển, điểm du lịch

2.2.2. Thực trạng xử lý CTRSH ở thành phố Đà Nẵng

CTRSH của Đà Nẵng được xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

2.2.2.1. Khu vực xử lý rác thải sinh hoạt

2.2.2.2. Khu vực xử lý chất thải bể phốt

2.2.2.3. Vệ sinh môi trường tại bãi chôn lấp

2.2.2.4. Khu vực xử lý nước rỉ rác

    1. 2.3. Đánh giá thực hiện chính sách về thu gom và xử lý CTRSH ở thành phố Đà Nẵng
      1. 2.3.1. Thực hiện chính sách xã hội hóa

* Đối với công tác thu gom chất thải

Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố Đà Nẵng là một Doanh nghiệp hoạt động công ích, công tác thu gom và vận chuyển rác thải thì Công ty tự cân đối trong chi phí thu phí vệ sinh hộ dân và các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố. Mức thu phí được thu theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.

* Đối với công tác xử lý chất thải

+ Ưu điểm: Công tác xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải thông qua sử dụng các hình thức cạnh tranh thị trường và sự tham gia rộng rãi của tư nhân là biện pháp hiệu quả để khuyến khích việc đổi mới cơ sở vật chất – kỹ thuật , đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc giảm giá đối với việc cung cấp dịch vụ này.

+ Nhược điểm: Việc xã hội hóa chỉ đúng hướng và đạt hiệu quả khi có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành, sự hưởng ứng nhiệt tình của các thành phần kinh tế và sự tham gia rộng rãi của nhân dân.

* Đối với công tác thu phí BVMT: Ngày 31 tháng 7 năm 2014 UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định 22/2014/QĐ-UBND về việc Quy định đối tượng, mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, quyết định này được thay thế Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng về việc Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng điều này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, sự thay đổi chính sách này đã tạo nguồn kinh phí rất lớn cho công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng hoạt động được hiệu quả hơn.

* Đối với thực hiện các mô hình BVMT:

Ưu điểm: Mô hình này giảm được chi phí, huy động được sự tham gia của xã hội, nâng cao được ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong trong tác BVMT.

Nhược điểm: Mô hình này thể hiện rõ nét là làm công tác tuyên truyền nhưng chỉ dừng ở mức độ phong trào, chưa có chính sách hấp dẫn để duy trì hoạt động được lâu dài.

      1. 2.3.2. Thực hiện chính sách hỗ trợ

2.3.2.1. Về tài chính

Ngân sách cho thu gom và xử lý rác thải hàng năm khoảng 06 tỷ đồng. Để hoạt động được hiệu quả Công ty phải tự cân đối từ nguồn thu phí vệ sinh và tăng cường phát triển các dịch vụ MT. Thực tế công tác xử lý và vệ sinh MT chưa được thực hiện tốt do nguồn kinh phí hạn hẹp.

2.3.2.2. Về đất đai

TP Đà Nẵng chỉ có 02 bãi chôn lấp, việc định hướng quy hoạch bãi chôn lấp khác với tầm nhìn dài hơn hiện nay là chưa có.

2.3.2.3. Về đào tạo nâng cao hiểu biết, nhận thức

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho cán bộ các cấp quận, huyện, xã, phường và tuyên truyền hoạt động BVMT đến các đối tượng.

      1. 2.3.3. Thực hiện quy hoạch bãi chôn lấp CTRSH

Hiện nay,TP Đà Nẵng chỉ có 02 bãi chôn lấp CTRSH.

– Bãi chôn lấp CTRSH Khánh Sơn (cũ) được thiết kế, xây dựng theo bãi chôn lấp hở, không hợp vệ sinh. Đến nay đã đóng cửa.

– Bãi chôn lấp Khánh Sơn mới được thiết kế là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Nếu thực hiện các biện pháp tái chế, tái sử dụng các thành phần hữu cơ, các loại rác tái chế được, tuổi thọ của bãi rác sẽ tăng lên đáng kể.

      1. 2.3.4. Đánh giá về các mặt được và chưa được trong thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt

* Mặt được:

– Công tác quản lý CTR ở TP Đà Nẵng đã đạt những thành tựu quan trọng những năm qua, tình trạng vệ sinh MT cải thiện hơn trước, tạo được cảnh quan chung cho TP. Hoạt động quản lý CTRSH của TP được thực hiện khá tốt và đồng bộ. Với tầm nhìn đưa Đà Nẵng trở thành thành phố thân thiện môi trường, vấn đề MT ở TP Đà Nẵng luôn được quan tâm, chú trọng. Đà Nẵng đã thực hiện có hiệu quả một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực BVMT, đáp ứng được chiến lược BVMT quốc gia nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng.

– TP Đà Nẵng đã đưa ra nhiều tiêu chí, kế hoạch, chương trình hành động, chính sách …để triển khai thực hiện tốt hơn trong công tác quản lý CTRSH mà nổi bật nhất là chính sách xã hội hóa công tác thu gom rác thải theo giờ. Chính sách này đã được nhân dân ủng hộ, đến nay đã hình thành được thói quen và đi vào nề nếp.

– Có nhiều chính sách phối hợp tổ chức các hoạt động BVMT với các hội, đoàn thể … nhằm tuyên truyền, kêu gọi được đông đảo dân cư, đoàn thể chính trị xã hội tham gia.

– Ngoài ra, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2011 về việc Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thay thế Quyết định 22/2014/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc Quy định đối tượng, mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Quyết định này nâng mức thu phí vệ sinh nhằm tạo nguồn kinh phí để đầu tư cho hoạt động xử lý CTRSH.

* Mặt chưa được:

– Nguồn ngân sách: Hàng năm, kinh phí đầu tư cho thu gom và xử lý rác thải khoảng 06 tỷ đồng nên thực tế hoạt động chưa thực sự hiệu quả, công tác xử lý và vệ sinh môi trường chưa được thực hiện tốt do nguồn kinh phí hạn hẹp. Bên cạnh đó không có nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác thu gom, vận chuyển CTRSH cho những địa bàn vùng ven huyện Hòa Vang, hiện nay thu không đủ bù chi.

– Thực hiện phân loại rác thải tại nguồn: Hiện nay, chưa thực hiện thành công phân loại rác thải tại nguồn, chưa tận dụng được nguồn tài nguyên CTRSH do chưa đủ chính sách và chưa đủ kinh phí. Điều này gây ra các vấn đề sau: tăng lượng rác chôn lấp, tăng lượng nước rỉ rác, tăng chi phí thu gom và vận chuyển rác, mất lượng tài nguyên rác có thể tái sử dụng, tái chế.

– Cơ chế quản lý nhà nước: Chưa có các chế tài, quy định cụ thể để quản lý và xử phạt nghiêm khắc để mỗi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức thấy được trách nhiệm của mình trong việc phát thải chất thải ra MT và tầm quan trọng của công tác BVMT.

– Các hoạt động tổ chức cho cộng đồng tham gia quản lý CTRSH còn mang nặng tính phong trào, chưa duy trì thường xuyên, chưa trở thành nhiệm vụ của các cơ quan và các cấp chính quyền.

– Nhận thức của một số người dân về BVMT còn hạn chế.

Chương 3

MỘt sỐ giẢi pháp hoàn thiỆn

chính sách thu gom, xỬ lý chẤt thẢi rẮn

sinh hoẠt TỪ THỰC TIỄN thành phỐ Đà NẴng

    1. 3.1. Tầm nhìn, quan điểm và định hướng chính sách BVMT và quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 và những năm tiếp theo
      1. 3.1.1. Tầm nhìn và quan điểm chính sách BVMT và quản lý CTRSH của TP Đà Nẵng

3.1.1.1. Tầm nhìn đến 2030 và mục tiêu đến 2020

  • Tầm nhìn đến năm 2030:

– Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao thực hiện các tiêu chí xây dựng thành phố môi trường;

– Huy động mọi nguồn lực nâng cao hiệu quả quản lý CTR nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.

  • Mục tiêu đến năm 2020:

– Tạo nên một danh hiệu “thành phố môi trường” ;

– Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;

– Nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT, làm cho ý thức BVMT trở thành thói quen, đi sâu vào nếp sống của mọi tầng lớp xã hội.

Công tác quản lý CTR đặc biệt chú trọng với tiêu chí sau:

– Xã hội hóa được công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR;

– Phân loại chất thải tại nguồn;

– Trên 90% CTR được thu gom xử lý hợp vệ sinh;

– Phấn đấu đạt 70% chất thải rắn được tái chế;

3.1.1.2. Quan điểm: Xây dựng thành phố môi trường trên cơ sở phát huy nội lực, huy động toàn dân kết hợp với quản lý đa ngành, đa mục tiêu.

      1. 3.1.2. Định hướng chính sách BVMT và quản lý CTRSH:

3.1.2.1. Định hướng chính sách bảo vệ môi trường

Trên cơ sở tầm nhìn và quan điểm BVMT nêu trên, thành phố Đà Năng đã định hướng việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chính sách chung về BVMT quốc gia và vùng phù hợp với điều kiện phát triển của TP, đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu “thành phố môi trường” vào năm 2020 và duy trì bền vững danh hiệu này.

3.1.2.2. Định hướng chính sách quản lý CTRSH được cụ thể hóa nhằm vào

– Cải tiến hệ thống thu gom, nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTR;

– Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương, các đoàn thể, cộng đồng dân cư, … trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.

    1. 3.2. Đề xuất hoàn thiện chính sách quản lý CTRSH ở thành phố Đà Nẵng thời gian tới
      1. 3.2.1. Tăng cường xã hội hóa các hoạt động thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

– Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia các hoạt động thu gom và xử lý CTRSH, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn, với nhiều hỗ trợ ưu đãi hơn (tài chính, địa điểm cho tập kết, xử lý rác,…) cho các mô hình cộng đồng tham gia thu gom, xử lý CTRSH ở các địa bàn hiện có tỷ lệ thu gom, xử lý thấp (như huyện Hòa Vang hiện có tỷ lệ thu gom mới đạt chưa tới 70%);

– Chú trọng xây dựng và thực hiện các qui ước, cam kết về thu gom và xử lý CTRSH mà điển hình là đưa các quy định về thực hiện đổ rác theo giờ vào các quy ước, cam kết;

– Khuyến khích nhân rộng và phát triển các mô hình tự quản thu gom và xử lý CTRSH của cộng đồng dân cư gắn với các phong trào quần chúng tham gia BVMT. Phát hiện các mô hình điển hình tiên tiến để khen thưởng, phổ biến và nhân rộng.

– Tăng nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn vùng ven huyện Hòa để đầu tư và nâng cấp trang thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao nhằm nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý CTRSH. Ngoài ra cũng cần chủ động thu hút và khuyến khích các đầu tư dưới mọi hình thức.

      1. 3.2.2. Thúc đẩy hoạt động 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế)

Tiếp tục thực hiện phân loại rác tại nguồn bởi hiệu quả to lớn của nó đã được thực tế khẳng định: rác thải không hoàn toàn là thứ bỏ đi, vô giá trị mà vấn đề là con người sử dụng rác như thế nào và có chính sách thích hợp để khuyến khích tái sử dụng.

Tái chế, tái sử dụng rác thải sinh hoạt cũng giúp làm giảm tải sức ép về diện tích đất dành làm bãi chôn lấp, đặc biệt là ở Đà Nẵng là thành phố đang phát triển, đang đô thị hóa mạnh.

      1. 3.2.3. Nâng cao vai trò của các tổ chức, cộng đồng tham gia quản lý CTRSH

Tăng cường vai trò của cộng đồng trong quản lý CTRSH là một việc rất cần thiết, đặc biệt khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia phân loại rác thải tại nguồn và tham gia thu gom rác thải sinh hoạt theo mô hình quản lý CTRSH dựa vào cộng đồng. Trong mô hình này, các tổ chức chính trị – xã hội (như mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn TNCS HCM, và cộng đồng dân cư có vai trò rất quan trọng, vì đây là các chủ thể trực tiếp tham gia trong quá trình thực hiện công tác BVMT nói chung và quản lý CTRSH nói riêng.

      1. 3.2.4. Nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về BV MT và quản lý CTRSH

– Ngày 05 tháng 01 năm 2012, UBND thành phố Đà Nẵng có Quyết định số 115/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực quản lý và bảo vệ môi trường cho Chi cục Bảo vệ Môi trường”. Tuy nhiên, ngoài nâng cao năng lực quản lý của Chi cục Bảo vệ môi trường thì cũng cần phải nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, các đoàn thể, cộng đồng dân cư,… trong công tác BVMT và thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.

– Xây dựng cơ chế, chính sách tạo lập thị trường cho loại hàng hóa chất thải, làm cho chất thải trở thành hàng hóa.

      1. 3.2.5. Gắn kết chặt chẽ và coi hoạt động thu gom, xử lý CTRSH như là bộ phận hữu cơ quan trọng trong chính sách BVMT của Thành phố, trước hết là trong Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường” theo Quyết định 41/2008/QĐ-UBND ngày 21/8/2008

Theo đó, các biện pháp cụ thể (gắn kết và phối hợp hoạt động):

Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường; huy động sự tham gia từ các sở, ban, ngành, địa phương để xây dựng kế hoạch cụ thể, đúng tiến độ, triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường”

– Tăng cường quản lý nhà nước về BVMT và quản lý đô thị

– Xây dựng thể chế chính sách nhằm triển khai thực hiện thành công thành phố môi trường

– Đẩy mạnh xã hội hoá công tác BVMT trên toàn thành phố

– Đào tạo nguồn nhân lực

– Huy động vốn thực hiện Đề án

– Lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của thành phố

– Tăng cường kiểm tra, giám sát

KẾT LUẬN

Thành phố Đà Nẵng là đô thị lớn của khu vực miền Trung. Trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế – xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị … Cùng với sự phát triển kinh tế của thành phố, lượng CTRSH không ngừng tăng. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Thành phố trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần xây dựng thành phố ngày càng sạch – đẹp. Tuy hiện nay tỷ lệ thu gom CTRSH ở Đà Nẵng ngày càng tăng lên đáng kể song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, phần lớn CTRSH chưa được phân loại tại nguồn mà thu gom lẫn lộn và vận chuyển thẳng đến bãi chôn lấp; hoạt động tái chế vẫn còn phát triển tự phát, chưa có sự quản lý của cơ quan chức năng … Mặc dù, công tác quản lý CTR đã được triển khai và chú trọng, đưa ra nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn ô nhiễm môi trường do CTR song vẫn còn những tồn tại.

Do đó, để công tác quản lý CTR đạt được kết quả ngày càng tốt hơn, thành phố Đà Nẵng cần có những bước đi thích hợp, có chính sách, cơ chế, giải pháp khoa học đồng bộ và phù hợp, trước hết tập trung vào:

– Hỗ trợ nguồn kinh phí cho hoạt động quản lý CTRSH;

– Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về BVMT nói chung và quản lý CTRSH nói riêng theo hướng giảm thiểu lượng rác chôn lấp, tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng;

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân trong việc BVMT nói chung và phân loại rác thải nói riêng. Có những chính sách hấp dẫn để hút sự tham gia cộng đồng trong việc quản lý CTR. Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị – xã hội và cộng đồng dân cư trong BVMT nói chung và quản lý CTRSH nói riêng./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\CHINH SACH CONG\DANG THI HA\LUAN VAN IN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *