Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” giai đoạn 2010-2014

Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” giai đoạn 2010-2014

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là thế hệ thương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, trẻ em do còn non nớt về thể chất và trí tuệ nên cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt đó là trách nhiệm của toàn xã hội. Tình hình xâm phạm tình dục trẻ em đã thể hiện sự suy thoái hết sức nghiêm trọng về đạo đức, gây ra nhiều hậu quả cho trẻ em, gia đình và cho xã hội, làm ảnh hưởng lâu dài tới tâm, sinh lý của trẻ em trong suốt quá trình trưởng thành, thậm chí là suốt cuộc đời, đồng thời cũng sẽ dẫn đến có những trẻ sẽ có cái nhìn méo mó, lệch lạc về cuộc sống sau này.

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em nên tại Điều 37 Hiến pháp sửa đổi năm 2013 quy định: “trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em, nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới đã xác định: “tội phạm xâm hại trẻ em là một trong những loại tội phạm gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng, gây lo lắng cho toàn xã hội cần phải tập trung đấu tranh”.

Để bảo vệ trẻ em, đa số các quốc gia trên thế giới đã ký kết và tham gia Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em, tại Điều 34 Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên có quy định: “các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em chống tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục. Vì mục đích này các quốc gia thành viên phải đặc biệt thực hiện các biện pháp quốc gia, song phương và đa phương thích hợp để ngăn ngừa việc xúi dục hay ép buộc trẻ em tham gia bất kỳ hành vi tình dục bất hợp pháp nào”.

Quảng Nam là tỉnh nằm ở miền trung của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 860km về phía bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 865km về phía nam, Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng; phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum; phía tây giáp tỉnh SeKong (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào); phía đông giáp biển đông. Với tổng diện tích tự nhiên10438.4km2, dân số 11.651.000 người, có 6 dân tộc anh em, địa hình đa dạng và phức tạp có 18 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 09 huyện miền núi, 07 huyện đồng bằng và 02 thành phố, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí phát triển thấp chưa đồng đều, kinh tế còn nghèo, sản xuất nông nghiệp chiếm 78% toàn tỉnh. Năm 2005 tỉnh đã đầu tư thành lập khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, Cảng biển Kỳ Hà, sân bay Chu Lai và Khu kinh tế mở Chu Lai liên hoàn với khu công nghiệp hóa dầu Dung Quốc, Quảng Ngãi. Đi cùng với sự phát triển về kinh tế thì các tệ nạn xã hội và tội phạm ngày càng gia tăng và phức tạp, một trong những thách thức đó chính là sự gia tăng nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội, trong đó có các tội về xâm phạm tình dục trẻ em.

Trong những năm qua chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm công tác phòng ngừa tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, có nhiều giải pháp phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ đã được các lực lượng chức năng triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần ngăn chặn loại tội phạm này. Tuy nhiên, hoạt động phòng ngừa tội phạm về xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc do những nguyên nhân chủ quan và khách quan như: Tổ chức lực lượng, phương tiện của các cơ quan chức năng làm công tác phòng ngừa tội phạm này còn hạn chế; người bị hại không trình báo hoặc trình báo không kịp thời, cung cấp thông tin thiếu chính xác, chưa đồng bộ; người làm chứng chưa nhận thức được rõ trách nhiệm của mình nên chưa tự giác khai báo hoặc khai báo chưa đầy đủ…

Xuất phát từ việc nhận thức được sự nguy hiểm của hành vi xâm phạm tình dục trẻ em và tính cấp thiết của việc loại trừ hành vi đó ra khỏi đời sống xã hội, đồng thời thấy được tầm quan trọng của công tác bảo vệ trẻ em khỏi mọi hành vi xâm phạm và thấy được diễn biến phức tạp của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Với lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” giai đoạn 2010-2014, để nghiên cứu nhằm làm rõ tình hình, xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, góp phần làm giảm tội phạm về xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em, đấu tranh phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ 2010 đến 2014, từ đó đề ra giải pháp hữu hiệu cho việc phòng ngừa nhằm hạn chế và từng bước đẩy lùi nạn xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Tìm, thu thập và nghiên cứu những tài liệu về tội phạm học, pháp luật hình sự và những tài liệu khác liên quan đến đề tài luận văn làm cơ sở cho việc nhận thức thống nhất, rõ ràng phương pháp luận nghiên cứu và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể cho phù hợp;

– Tìm, thu thập, xử lý, phân tích, so sánh những số liệu thống kê thường xuyên của một số cơ quan tư pháp, đặc biệt là số liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 2010 đến năm 2014 về các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

– Tìm, thu thập các bản án xét xử sơ thẩm hình sự về các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014 và xử lý, phân tích, so sánh theo các tiêu chí tội phạm học cần thiết;

– Làm sáng tỏ tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến 2014.

– Xác định các yếu tố thuộc về nguyên nhân của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Quảng Nam từ 2010 đến 2014.

– Dự báo tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng ngừa và chống tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về các tội xâm phạm tình dục trẻ em được quy định tại các Điều 112, Điều 114, Điều 115, Điều 116 của Chương XII BLHS 1999 (được sửa đổi bổ sung năm 2009) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa trong giai đoạn 2010-2014. Tác giả không nghiên cứu tội mua dâm người chưa thành niên vì khái niệm trẻ em và khái niệm người chưa thành niên là hai khái niệm không đồng nhất, theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi, trong khi đó người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi theo Bộ luật Dân sự.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về mặt nội dung, luận văn nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học thuộc chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm;

– Về mặt thời gian, luận văn sử dụng chất liệu nghiên cứu trong vòng năm năm, từ năm 2010 đến năm 2014, bao gồm số liệu thống kê thường xuyên về tội phạm và 120 bản án hình sự sơ thẩm về các tội xâm phạm tình dục trẻ em.

– Về mặt không gian, đề tài luận văn được thực hiện trên phạm vi tỉnh Quảng Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp luận: Luận văn này được nghiên cứu dựa trên phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về vấn đề đấu tranh, phòng ngừa tội phạm nói chung và các tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng trong thực tế hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu: Ngoài phương pháp biện chứng, luận văn còn áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích và tổng hợp;phương pháp quy nạp và diễn dịch; phương pháp mô tả, phân tích so sánh; phương pháp hệ thống; thống kê; nghiên cứu hồ sơ và các phương pháp chuyên biệt khác của tội phạm học.

6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu luận văn

Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Luận văn nghiên cứu về tình hình, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp phòng ngừa THTP các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; luận văn có giá trị giúp các cơ quan chức năng nắm được THTP xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để có giải pháp phù hợp trong việc phòng ngừa tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, luận văn cũng có giá trị tham khảo cho các công trình nghiên cứu khác có liên quan.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chương:

Chương 1: Tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chương 2: Nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chương 3:Dự báo tình hình tội phạm và các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chương 1

TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2014

THTP là một hiện tượng tâm – sinh lý xã hội tiêu cực mang tính lịch sử và lịch sử cụ thể, có tính pháp lý hình sự với hạt nhân là tính giai cấp, được biểu hiện thông qua tổng thể các tội phạm cùng các chủ thể thực hiện các tội phạm đó trong một đơn vị hành chính lãnh thổ nhất định và trong một thời gian cụ thể nhất định.

1.1. Phần “rõ” của tỉnh hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014

1.1.1. Mức độ (thực trạng) của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014

Thực trạng (mức độ) của THTP là đặc điểm định lượng tiêu biểu, cho biết về toàn bộ số người phạm tội cùng số tội phạm do họ thực hiện trong một đơn vị thời gian và không gian nhất định

Mức độ của tình hình tội phạm được xem xét ở hai mức độ: tuyệt đối và tương đối.

1.1.1.1. Mức độ tuyệt đối của tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014

Theo số liệu thống kê của TAND tỉnh Quảng Nam, trong giai đoạn 2010-2015, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xét xử sơ thẩm 120 vụ án xâm phạm tình dục trẻ em với 138 bị cáo thực hiện, trung bình mỗi năm toàn tỉnh xét xử 24 vụ với 28 bị cáo phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em.

1.1.1.2. Mức độ tương đối của tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014

Để xác định con số tuyệt đối này là cao hay thấp, mức độ phổ biến của THTP như thế nào,trong luận văn, chúng tôi so sánh với mức độ của THTP nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

– So sánh với mức độ của THTP chung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014

* So sánh với nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người (Chương XII BLHS)

* So sánh với nhóm tội xâm phạm tình dục khác (các Điều 111 và 113)

* So sánh với dân số tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2010-2014 (chỉ số – cơ số tội phạm)

Theo thống kê của trung tâm DSKHHGĐ tỉnh Quảng Nam, các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay có cơ số tội phạm không lớn, giữa các năm chênh lệch cũng không lớn, cơ số tội phạm hàng năm vào khoảng trên dưới 2 vụ và 2 bị cáo trong 100.000 dân có độ tuổi từ 14 trở lên

1.1.2. Cơ cấu của tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014

1.1.2.1. Cơ cấu của tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 20110-2014 theo tội danh (Điều luật)

1.1.2.2. Cơ cấu của tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 20110-2014 theo phân loại tội phạm

1.1.2.3. Cơ cấu của tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014 theo mức hình phạt

1.1.2.4. Cơ cấu của tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014 theo địa bàn (đơn vị hành chính –lãnh thổ)

1.1.2.5. Cơ cấu của tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014 theo phương thức, thủ đoạn gây án

1.1.2.6. Cơ cấu của tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014 theo thời gian, địa điểm gây án.

1.1.2.7. Cơ cấu tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014 theo đặc điểm nhân thân người phạm tội

1.1.2.8. Cơ cấu của tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Quảng Nam giai đoạn 2010-2014 theo đặc điểm của nạn nhân

1.1.2.9. Cơ cấu tình hình tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 – 2014 theo mối quan hệ giữa thủ phạm và nạn nhân

1.1.3. Diễn biến (động thái) của tình hình các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014

Diễn biến của THTP là xu hướng tăng hoặc giảm (thay đổi)theo thời gian của tình hình tội phạm về cả mức độ và tính chất, chịu sự quyết định bởi nhiều yếu tố trong đó yếu tố đặc biệt là điều kiện và hoàn cảnh xã hội, hoặc sự thay đổi của pháp luật hình sự.

Để làm rõ xu hướng của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến năm 2014, tức là xem xét mức độ tổng quan tuyệt đối của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em vận động thế nào, phương pháp so sánh định gốc theo năm, theo giai đoạn 3 năm và so sánh liên kế được sử dụng.

1.1.3.1. Diễn biến về mức độ

– So sánh định gốc

Trên địa bàn Quảng Nam những năm qua tăng hơn so với năm đầu kể cả về số vụ và số bị cáo, tuy nhiên xu thế tăng là chưa rõ ràng. Cùng với việc áp dụng theo giai đoạn 3 năm thì xu hướng tăng là khẳng định và mức tăng là 57,4% về số vụ, 44,61% về số bị cáo.

– So sánh liên kế

Phương pháp này lấy năm sau so với năm trước liền kề để làm rõ tỷ lệ tăng, giảm hàng năm của tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em xét về mặt lượng.

1.1.3.2. Diễn biến về cơ cấu

Có thể thấy mặc dù số lượng trẻ em dưới 6 tuổi là nạn nhân không có nhiều thay đổi nhưng tỷ trọng trong THTP nói chung của nhóm nạn nhân này đã giảm đáng kể từ 11,76% năm 2010 xuống còn 2,77% trong năm 2014. Tương tự, tỷ trọng nạn nhân trong độ tuổi từ 13 đến dưới 16 tăng giảm thất thường nhưng có xu hướng tăng, trong khi đó lứa tuổi từ 6 đến dưới 13 chiếm tỷ lệ ổn định nhất.

1.1.4. Tính chất của tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014

Thứ nhất, Mức độ của THTP xâm phạm tình dục trẻ em so với THTP chung trên cùng địa bàn và khoảng thời gian là không cao (2,67% số vụ và 1,82% số bị cáo).

Thứ hai, về tội danh: Tội hiếp dâm trẻ (Điều 112) chiếm tỷ trọng cao nhất cả về số vụ và số người (60,83%/63,77%).

Thứ ba, Các tội phạm xâm phạm tình dục bị đưa ra xét xử phần lớn là các tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Thứ tư, về địa bàn phạm tội: Tập trung nhiều nhất là ở thị xã Điện Bàn, huyện Núi Thành và huyện Phước Sơn.

Thứ năm, phần lớn bị cáo (chiếm 72,50%) lợi dụng mối quan hệ hàng xóm hoặc có quen biết trước với gia đình nạn nhân để tiếp cận với nạn nhân.

Thứ sáu, do thủ đoạn của người phạm tội chủ yếu là lợi dụng mối quan hệ quen biết với gia đình và chính nạn nhân, mà nạn nhân là trẻ em nên thời gian thực hiện tội phạm thường là lúc người lớn phải đi làm, không có điều kiện chăm sóc, quản lý các em.

Thứ bảy, Người phạm tội đều là nam giới ở độ tuổi dưới 30, có trình độ học vấn thấp, là lao động tự do hoặc công nhân – không có nghề nghiệp ổn định.

Thứ tám, Nạn nhân phần lớn trong độ tuổi từ 6-13 tuổi, Cá biệt có những trường hợp nạn nhân dưới 6 tuổi đã bị xâm phạm tình dục.

1.2. Phần ẩn của tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014

Chính vì việc không xuất hiện trong các số liệu thống kê chính thức, việc xác định phần ẩn của THTP là không đơn giản.

Từ năm 2010 đến năm 2014, trên địa bàn Quảng Nam có 4 vụ án xâm phạm tình dục trẻ em bị đình chỉ.

Mặc dù mức độ ẩn của các tội phạm này là không quá lớn nhưng cơ quan có chức năng có thể không có thông tin về chúng vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, khả năng nhận thức của nạn nhân về vấn đề này còn hạn chế.

Thứ hai, một số gia đình cũng thiếu quan tâm đến các em.

Thứ ba, có trường hợp vì gia đình và chính bản thân các em xấu hổ, lo sợ ảnh hưởng đến tương lai phát triển của con em mình.

Kết luận Chương 1

Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” giai đoạn 2010-2014
Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” giai đoạn 2010-2014

Chương 2

NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2010-2014

2.1. Nguyên nhân và điều kiện thuộc về môi trường sống

Môi trường sống bao giờ cũng giữ vai trò quyết định đối với việc hình thành nhân cách, lối ứng xử của con người. Trong mỗi môi trường đều có những yếu tố tự nhiên – địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa – giáo dục, các yếu tố tâm lý – xã hội… Chúng luôn tác động lẫn nhau làm cho môi trường sống của con người luôn biến đổi, gây tác động mạnh mẽ đến THTP, trong đó có THTP xâm phạm tình dục trẻ em.

2.1.1. Môi trường gia đình

Gia đình chính là môi trường đầu tiên và cũng là quan trọng nhất tác động đến mỗi con người chúng ta từ khi sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách. Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường gia đình đó là:

2.1.1.1. Gia đình khuyết thiếu chỉ có bố hoặc chỉ có mẹ hoặc không có cả bố và mẹ (Bố mẹ mâu thuẫn, ly hôn hoặc bị chết) nên không có điều kiện quan tâm, chăm sóc, giáo dục đầy đủ đối với con cái

2.1.1.2. Bố, mẹ hoặc người lớn (gia đình nhiều thế hệ) trong gia đình thiếu gương mẫu, vi phạm pháp luật đã ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành nhân cách của thế hệ trẻ

2.1.1.3. Gia đình không có phương pháp dạy dỗ, giáo dục con cái đúng chuẩn mực

2.1.2. Môi trường nhà trường

Đối với độ tuổi thanh thiếu niên, quá trình học tập, rèn luyện trong nhà trường là giai đoạn chuẩn bị những phẩm chất và năng lực cần thiết để họ thích ứng với cuộc sống lao động sau này.

2.1.3. Môi trường xã hội (khía cạnh quản lý xã hội của nhà nước)

Nhà nước là chủ thể quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng phổ biến là một quá trình điều chỉnh hành vi xã hội theo các bước: đề ra mục đích quản lý, cơ chế quản lý; đề ra mệnh lệnh quản lý mà hạt nhân là pháp luật… Những thiếu sót trong các bước này của công tác quản lý nhà nước là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến tình hình tội phạm nói chung và tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Công tác quản lý ở một số lĩnh vực còn hạn chế, bị buông lỏng, đây chính là nguyên nhân và điều kiện để tội phạm nói chung và các tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng tồn tại và phát triển.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở Quảng Nam tuy có thực hiện và đưa vào giảng dạy trong nhà trường và về địa phương nhưng vẫn còn hạn chế nhiều mặt.

Công tác quản lý việc phát hành, in ấn sách báo, phim ảnh, hoạt động kinh doanh Karaoke, internet, quán bar, Vũ trường…. còn bộc lộ nhiều yếu kém, sơ hở.

Công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức.

2.2. Nguyên nhân và điều kiện thuộc về chủ thể thực hiện hành vi.

2.2.1. Nguyên nhân và điều kiện thuộc ý thức cá nhân người phạm tội

Nghiên cứu tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014 cho thấy rõ những sai sót của ý thức, đặc biệt là ý thức pháp luật, ý thức về đạo đức với những biểu hiện ở sau đây:

Người phạm tội lợi dụng mối quan hệ hàng xóm hoặc có quen biết trước để tiếp cận với nạn nhân, ngoài ra có trường hợp lợi dụng tình cha con, sự phụ thuộc của con đối với cha về cuộc sống để thực hiện hành vi đồi bại vô đạo đức là giao cấu với chính con đẻ của mình.

Tỷ lệ phạm tội là người không có nghề nghiệp ổn định chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm cho thấy tình trạng thất nghiệp kéo theo nạn rượu chè, phim ảnh văn hóa phẩm đồi trụy.

2.2.2. Nguyên nhân và điều kiện thuộc quá trình động cơ hóa hành vi

Động cơ hóa hành vi là một quá trình tâm – sinh lý – xã hội mà trong đó chủ thể có được động lực thực hiện một hành vi (phạm tội). Cụ thể là:

Sai lệch về nhu cầu

Sai lệch về sở thích

Sai lệch về đạo đức:

2.3. Nguyên nhân và điều kiện thuộc quá trình kế hoạch hóa và hiện thực hóa hành vi phạm tội

– Nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục trẻ em có khả năng phòng vệ rất thấpnên họ dễ trở thành nạn nhân của tội phạm.

– Một số nạn nhân của tội xâm phạm tình dục trẻ em là những người có nhược điểm về thể chất và tâm thần, có nhận thức sai lệch về tình cảm, tình bạn bè… là điều kiện thuận lợi để người phạm tội lợi dụng.

– Hầu hết người phạm tội và nạn nhân có mối quan hệ quen biết như hàng xóm, cha con, bà con thân thích, bạn bè… nên dễ lợi dụng mối quan hệ này thực hiện hành vi phạm tội.

Kết luận Chương 2

Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Dự báo tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

3.1.1. Cơ sở dự báo

– Trước hết cần chú trọng tới thông số diễn biến của THTP trong thời gian qua để thấy được xu hướng vận động của THTP trong tương lai.

– Tiếp đến, cần nghiên cứu các hiện tượng xã hội là nhân tố thuộc về nguyên nhân và điều kiện của THTP xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

– Cuối cùng, cần nghiên cứu khả năng đấu tranh phòng ngừa tội phạm của các cơ quan chức năng và của toàn xã hội.

Có thể kể đến một số hiện tượng cơ bản sau đây:

– Quá trình suy thoái kinh tế đã dẫn đến sự biến dạng, sự suy thoái, sự xuống cấp trầm trọng về các quan niệm đạo đức, pháp luật, về các định hướng giá trị và mục đích xã hội của cá nhân.

– Tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em tại tỉnh Quảng Nam không tách rời các hiện tượng xã hội tiêu cực khác.

– Tại tỉnh Quảng Nam hiện 305.000 trẻ em, chiếm 21,8% dân số trong toàn tỉnh, trong đó có 1.500 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 950 trẻ em có hoàn cảnh đặc thù khác và 21.000 trẻ em nghèo.

– Trong những năm qua, sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã giúp tăng thêm 83.500 chỗ làm mới; trên cơ sở đó đã giải quyết việc làm cho 161.486 lao động, bình quân hằng năm giải quyết việc làm cho 32.300 lao động; tỷ lệ thất nghiệp giảm dần với mức tương đối ổn định; giảm từ 5,06% năm 2012 xuống 4,86% năm 2014. Tình trạng không có việc làm, việc làm không ổn định chiếm tỷ lệ cao là cơ sở làm nảy sinh nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội trong đó có các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em.

– Du lịch phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương nhưng cũng làm phát sinh nhiều khó khăn trong việc quản lý con người, quản lý văn hóa… góp phần là hình thành những yếu tố tiêu cực là nguyên nhân và điều kiện của nhiều loại tội phạm trong đó có tội phạm về xâm phạm tình dục trẻ em.

3.1.2. Nội dung dự báo

3.1.2.1. Dự báo về xu hướng vận động của tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

3.1.2.2. Dự báo nhân thân người phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em tại tỉnh Quảng Nam

3.1.2.3. Dự báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm

3.1.2.4. Dự báo khả năng phòng, chống tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em tại tỉnh Quảng Nam của các lực lượng chuyên trách

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.

3.2.1. Các biện pháp loại trừ hoặc hạn chế nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm

Đây là những biện pháp lâu dài để khắc phục tận gốc các yếu tố làm phát sinh tội phạm và từng bước đẩy lùi tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Các biện pháp loại trừ tội phạm bao gồm:

3.2.1.1. Các biện pháp chính trị – tư tưởng

Cần tăng cường vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác phòng ngừa tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em.

Coi phòng ngừa tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả, chất lượng hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị – xã hội.

Đẩy mạnh phối hợp liên ngành và huy động sức mạnh của cộng đồng vào công tác phòng ngừa tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em. Hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành, cơ chế phối hợp giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn trong công tác phòng ngừa tội phạm này.

3.2.1.2. Các biện pháp kinh tế – xã hội

Thứ nhất: Tập trung thực hiện đề án giải quyết việc làm cho người lao động.

Thứ hai: Thực hiện chương trình phát triển nông thôn, miền núi và xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo, hổ trợ giáo dục và đào tạo nghề tại các địa bàn nông thôn, miền núi, các xã đặc biệt khó khăn, các xã ngang ven biển…

Thứ ba: Tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính.

Thứ tư: Bên cạnh nguồn kinh phí được cấp cần chủ động bố trí ngân sách địa phương, huy động nguồn nhân lực từ các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân vào công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em.

3.2.2.3. Các biện pháp văn hóa – giáo dục

Văn hóa và giáo dục là hai yếu tố trực tiếp làm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người trong xã hội.

Các giải pháp văn hóa – giáo dục trong phòng ngừa tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em tại tỉnh Quảng Nam bao gồm:

– Phối hợp với nhà trường đẩy mạnh công tác phối hợp giúp đỡ các học sinh bỏ học và thiếu niên hư, vi phạm pháp luật.

– Nâng cao tinh thần văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân.

– Hoàn thiện giáo dục trong gia đình. Nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc quản lý, giáo dục con cái.

– Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

– Nâng cao giáo dục ý thức pháp luật.

– Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải thực sự làm cho mọi người thấy được các điều kiện thuận lợi mà bọn phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em thường lợi dụng.

– Chú trọng tuyên truyền ở những địa bàn trọng điểm nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp.

– Đẩy mạnh công tác xây dựng và nhân điển hình trong phòng, chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại địa bàn cơ sở.

Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” giai đoạn 2010-2014
Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” giai đoạn 2010-2014

3.2.2.4. Các biện pháp tổ chức – quản lý

Trong tổ chức và quản lý xã hội cần khắc phục những sai lầm, thiếu sót, sơ hở để khắc phục nguyên nhân và điều kiện của tội phạm. Các biện pháp tổ chức – quản lý gồm:

– Chú trọng công tác xây dựng lực lượng, hậu cần làm công tác phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.

– Nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em.

– Tăng cường công tác quản lý QLNN về ANTT.

– Tăng cường QLNN đối với lĩnh vực văn hóa.

3.2.2.5. Các biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật

– Cần đảm bảo sự thống nhất nội hàm của các khái niệm: Người chưa thành niên và trẻ em, có thể nghiên cứu khả năng áp dụng một chính sách hình sự chung đối với người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi) và trẻ em (người dưới 16 tuổi).   

– Về hoàn thiện các qui định của BLHS:

Tuy nhiên, cũng tồn tại quan điểm cho rằng việc xác định tội danh cần căn cứ vào cả tuổi thật của nạn nhân và ý thức chủ quan của người phạm tội. Quan điểm này cho rằng việc không quan tâm đến yếu tố người phạm tội có biết tuổi thật của nạn nhân hay không là biểu hiện của việc quy tội không khách quan, không đảm bảo đầy đủ nguyên tắc lỗi của người phạm tội. Tuy nhiên, xác định ý thức chủ quan của người phạm tội trong các trường hợp này là hết sức khó khăn, người phạm tội thực hiện hành vi nhằm thõa mãn nhu cầu tình dục mà không hề quan tâm đến việc nạn nhân nằm trong độ tuổi nào.

3.2.2. Nhóm các biện pháp tác động trực tiếp vào tình hình tội phạm (các biện pháp ngăn chặn)

3.2.2.1. Các biện pháp không để cho tội phạm xảy ra

+ Lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về TTXH – Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp với ngành Văn hóa, giáo dục, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên… thực hiện có hiệu quả các mặt công tác QLNN trên các lĩnh vực.

+ Lực lượng CSĐTTP về TTXH – Công an tỉnh Quảng Nam phải thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an; quản lý tốt những người có khả năng, điều kiện phạm tội hoặc có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội;

+ Cảnh sát khu vực, công an phụ trách xã phải gắn chặt với nhân dân, xây dựng thế trận toàn dân để nhân dân tin yêu, chủ động cung cấp thông tin về các đối tượng có bất minh từ đó có biện pháp kịp thời xác minh làm rõ những nghi vấn, quản lý tốt các di biến động của các đối tượng này.

+ Lực lượng dân phòng, tổ bảo vệ dân phố tăng cường công tác tuần tra kiểm soát ở những địa điểm vắng người nơi các loại tội phạm lợi dụng hoạt động phạm tội trong đó có tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em.

+ Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải tập trung vào đối tượng là cha, mẹ của nạn nhân, chính các nạn nhân của tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em nhằm nâng cao nhận thức để các đối tượng này tự phòng ngừa, bảo vệ bản thân mình.

+ Cơ quan CSĐT, VKSND, TAND cần tăng cường cơ chế phối hợp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; phải đảm bảo tính công khai, nghiêm minh, có tác dụng trừng phạt người thực hiện hành vi phạm tội vừa có tác dụng răn đe những người khác không tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.

3.2.2.2. Các biện pháp không để cho tội phạm thực hiện đến cùng

– Lực lượng CAND tỉnh Quảng Nam thông qua công tác nghiệp vụ, thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát phát hiện các hành vi phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em thì kịp thời tổ chức triệt phá, bắt giữ không để tội phạm thực hiện đến cùng.

– Phát huy hơn nữa tinh thần tự giác, trách nhiệm của các chủ thể không chuyên nghiệp như dân phòng, quần chúng nhân dân trong việc ngăn chặn tội phạm thông qua các hoạt động: Bảo vệ an ninh thôn, bảng, làng, khu phố, cung cấp tin báo, tố giác tội phạm, phát hiện, truy bắt tội phạm…

3.2.2.3. Các biện pháp không để cho tái phạm hay phạm tội nhiều lần

Thứ nhất: Cần làm tốt những biện pháp thuộc phạm trù “giải quyết vụ án hình sự”.

Thứ hai: Làm tốt công tác hỗ trợ tư pháp và thi hành án phạt tù.

Thứ ba: Làm tốt công tác tái hòa nhập cộng đồng, không những tạo cho người phạm tội môi trường sống lạnh mạnh mà còn tạo cho họ nhiều việc làm, có cuộc sống ổn định để vượt qua những kỳ thị và từ bỏ ý định tiếp tục phạm tội.

Thứ tư: Lực lượng công an cần làm tốt công tác quản lý nghiệp vụ đối với những người sau thi chấp hành xong án phạt tù về tội xâm phạm tình dục trẻ em.

Kết luận Chương 3

Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của THTP về xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014, Chương 3 đã đưa ra một hệ thống các biện pháp phòng ngừa đặc thù phù hợp với đặc trưng của tội phạm và của địa bàn.

Các biện pháp này hướng đến các đối tượng khác nhau như: gia đình, nhà trường, cơ quan quản lý Nhà nước, nạn nhân… nhằm hạn chế hoặc loại trừ các nguyên nhân làm nảy sinh tình hình tội phạm về xâm phạm tình dục trẻ em. Các biện pháp này muốn đạt hiệu quả phòng ngừa thì cần được tiến hành thực hiện một cách đồng bộ, có hệ thống và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể thực hiện: chẳng hạn việc hạn chế trẻ em ở nhà một mình, cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường.

KẾT LUẬN

Xâm phạm tình dục trẻ em là loại tội phạm xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục, danh dự và nhân phẩm của trẻ em, đến sự phát triển lành mạnh cả về thể chất và tinh thần của trẻ em, trong nhiều trường hợp còn xâm hại đến sức khỏe của trẻ em và ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội.

Phòng ngừa tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước trong bảo việc bảo vệ trẻ em khỏi sự xâm hại của các đối tượng xâm hại tình dục, nhằm bảo vệ sự an toàn và phát triển bền vững của những mầm non tương lai của đất nước, những thế hệ kế tục của dân tộc. Nhận thức tầm quang trọng của vấn đề đó, công tác phòng ngừa tội phạm hiếp dâm trẻ em đã được các cơ quan chức năng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam chú trọng triển khai và thực hiện có hiệu quả, trong 05 năm (2010 – 2014), có 120 vụ, 138 bị cáo phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em đã được đưa ra xét xử sơ thẩm, hình phạt đối với các bị cáo là vô cùng nghiêm khắc đã có tác dụng tích cực đối với công tác phòng ngừa tội phạm này.

Để khắc phục những tình trạng trên, đề tài nghiên cứu “các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” đã bám sát các lý luận cơ bản về công tác phòng ngừa tội phạm kết hợp khảo sát thực tế quá trình thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, từ đó đã làm rõ một số nội dung như: phân tích làm rõ tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong 05 năm (2010 – 2014); làm rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của loại tội phạm này.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, tác giả cũng đã mạnh dạn để xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm này, đó là: (1) Giải pháp không để tội phạm xảy ra; (2) Giải pháp không để tội phạm thực hiện đến cùng; (3) Giải pháp không để xảy ra tái phạm; (4) Biện pháp về chính trị – tư tưởng; (5) Biện pháp về kinh tế – xã hội; (6) Biện pháp về văn hóa – giáo dục; (7) Biện pháp về tổ chức – quản lý; (8) Biện pháp pháp luật. Các giải pháp này xuất phát từ kết quả nghiên cứu và có tính khả thi.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HINH SU DOT 2\TOI PHAM HOC\NGUYEN THI LIEN\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *