Xây dựng sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ

Xây dựng sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ

Xây dựng sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ

1. Lí do chọn đề tài

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời 

Trẻ 4 – 5 tuổi đang hình thành nhân cách, tính tự tin là một trong những phẩm chất nhân cách cần được quan tâm, nó được hình thành ở trẻ ngay từ khi mới sinh ra. Có rất nhiều con đường để xây dựng sự tự tin cho trẻ nhưng với ưu thế là hoạt động chủ đạo của tuổi mẫu giáo mà trong đó trò chơi đóng vai theo chủ đề giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ đồng thời là phương tiện giáo dục thuận lợi và có hiệu quả để xây dựng sự tự tin cho trẻ.

Xây dựng sự tự tin cho trẻ có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là 4 – 5 tuổi. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Xây dựng sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” để làm nghiên cứu của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục sự tự tin cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi để xây dựng hiệu quả sự tự tin cho trẻ 4-5 tuổi nhằm góp phần nâng cao kỹ năng sống hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trên cơ sở góp phần trên toàn địa phận Quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

3.1. Khách thể nghiên cứu

Sự tự tin cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi để xây dựng sự tự tin cho trẻ 4-5 tuổi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng sự tự tin của trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi.

4.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc xây dựng sự tự tin cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi hoạt động vui chơi tại các trường mầm non Quận Cẩm lệ, thành phố Đà Nẵng.

4.3. Đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi để phát triển sự tự tin cho trẻ 4-5 tuổi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.

5. Phạm vi nghiên cứu

– Đề tài tập trung nghiên cứu về giáo dục sự tự tin cho trẻ 4-5 tuổi tại các trường mầm non ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

– Thời gian: Năm học 2018-2019, 2019-2020.

6. Giả thuyết khoa học

Xây dựng sự tự tin cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động vui chơi tại các trường mầm non trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng còn nhiều hạn chế . Hầu hết trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động. Nếu đề xuất được các hệ thống biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi nhằm xây dựng sự tự tin cho trẻ hợp lý và khả thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của đề tài tác giả dự kiến sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sautrẻ trên địa bàn Quận Cẩm Lệ TPĐN .

7. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứugiáo dục mầm non của địa phương.

a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:  Nghiên cứu tài liệu, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của ngành về công tác phát triển kỹ năng hình thành sự tự tin cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non để thu nhập tư liệu, thông tin có liên quan đến xây dựng sự tự tin cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non.

b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

– Điều tra cơ bản (bằng phiếu điều tra) kết hợp với quan sát, đàm thoại, trò chuyện, phỏng vấn.

– Thực nghiệm sư phạm 1 số biện pháp xây dựng sự tự tin cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non.

– Nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục của giáo viên và học sinh (giáo án, hồ sơ, kết quả các cuộc thi của giáo viên và học sinh…)

c. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ

– Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học để phân tích số liệu điều tra và thực nghiệm liên quan đến đề tài.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục luận văn gồm 3 chương :

+ Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xây dựng sự tự tin cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non.

+ Chương 2: Thực trạng về sự tự tin của trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng.

+ Chương 3: Thực nghiệm xây dựng sự tự tin cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non.

Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Xây dựng sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ
Xây dựng sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non quận Cẩm Lệ

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ XÂY DỰNG SỰ TỰ TIN

CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA

HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TẠI TRƯỜNG MẦM NON

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Sự tự tin là vấn đề đã và đang được nghiên cứu, nó có vai trò quan trọng đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng. Giáo dục sự tự tin cho trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng bởi lứa tuổi này, sự tăng trưởng và phát triển tâm lý, sinh lý diễn ra với một tốc độ nhanh. Vì vậy, sự tự tin đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có ngành tâm lý học và giáo dục học.

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài

Vào những năm thế kỷ XX, nhà tâm thần học người Nam Phi Joseph Wolpe là người sử dụng từ “ tự tin” đầu tiên.

Trong nghiên cứu của mình “ Tự tin là điều kiện để phát triển nhân cách”. Nhà tâm lý học Nga T.P.Xkripkina đã cho thấy trong hàng loạt vấn đề nghiên cứu nhân cách của các nhà tâm lý học Nga, vấn đề tự tin rất ít được đề cập đến. Nhà tâm lý học duy tâm người Mỹ R.U.Emerson trong tác phẩm “Niềm tin vào bản thân” đã cho rằng có hai nỗi sợ hãi chi phối sự tự tin, nỗi sợ hãi phải đối mặt với ý kiến của đa số (chính vì vậy con người thường có hành động không chân thực, dối trá) và nỗi sợ phải đối mặt với chính mình.

Đã có các nhà tâm lý học nghiên cứu cảm giác tự tin, nói: “Nhu cầu quan trọng nhất của con người là sự tự tin”. Trong khi nghiên cứu về cảm giác tự tin họ nói: “ Tự tin quá cũng không cần thiết”, bởi vì đó không phải là một đặc điểm tích cực, nó có thể dẫn đến thô bạo. Người có sự tự tin cực đoan thường rơi vào cảnh “ Không biết làm ra vẻ biết”, rất tự đắc. Hành vi đó trong giao tiếp xã hội, rất dễ tạo ra xung đột với người khác. Do đó họ cho rằng “ Một người giàu sự tự tin phải là người chân thành, thẳng thắn, thực sự cầu thị, vừa cố gắng phát triển sở trường của mình, khiêm tốn mà không tự ti, tự tin mà không ngông cuồng”. [51]

Bower nói “ Thiếu tự tin là nguyên nhân của mọi thất bại”. Ông đã đề cao vai trò của tự tin trong cuộc sống. Nhưng trong thực tế không phải ai cũng tìm hiểu, khám phá nó để củng cố tự tin của mình, để sống tích cực hơn. Như vậy, Bower đã đề cao vai trò sự tự tin đối với quá trình phát triển đời người. Ông đã phát triển lý thuyết giáo dục sự tự tin lên một nấc thang mới cao hơn.

Theo Rudaki: “Sự tự tin chính là trụ cột của tinh thần phong độ, khiến con người cởi mở lạc quan, làm tiêu trừ và ngăn ngừa sinh sản lòng tự ti, biết sử lý vấn đề một cách quyết đoán, nhanh gọn”. [26, tr.107]

Nghiên cứu về sự tự tin của trẻ, nhà tâm lý học nổi tiếng người Canada Jan Dargatz cho rằng: Bí quyết quan trọng nhất trong việc nuôi dạy trẻ là làm cho trẻ có được sự tự tin.

Nhà tâm lý học Gael Lindefield trong tác phẩm “Giúp trẻ tự tin”

Theo Gael Lindefield thì sự tự tin ở trẻ có thể phụ thuộc vào yếu tố bẩm sinh, thể chất, sức khỏe, tinh thần và đặc biệt là còn phụ thuộc vào yếu tố giáo dục.

Các tác giả Marjorie R.Simic, Melinda Mc Clain và Michael Shermis (người Mỹ) tác giả cuốn “Help your child succeed in school”

Như vậy, điểm qua vài nét về lịch sử nghiên cứu sự tự tin của các nhà tâm lý giáo dục học nước ngoài cho thấy: Vấn đề sự tự tin và giáo dục sự tự tin đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu và đưa ra quan điểm của mình. Do vậy cần phải giáo dục sự tự tin cho con người nói chung và trẻ em nói riêng.

1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước

Những năm gần đây vấn đề về giáo dục sự tự tin đã được các nhà tâm lý học, giáo dục Việt Nam nghiên cứu.

Các nhà tâm lý – giáo dục học Việt Nam từ trước đến nay đã nghiên cứu một số biểu hiện và biện pháp để giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống. Họ khẳng định vị trí quan trọng của sự tự tin trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.

Trong chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo của Trần Thị Trọng – Phạm Thị Sửu: “Một người khi không tin tưởng vào chính bản thân mình thì chẳng bao giờ thấy thoải mái và hạnh phúc, lúc nào cũng dao động, lo lắng, bồn chồn”[41].

Tác giả Huỳnh Văn Sơn trong phần kĩ năng thể hiện và nuôi dưỡng sự tự tin cho rằng: “Sự tự tin không phải là quà tự nhiên mà có, nó là kết quả của sự rèn luyện thường xuyên của mỗi người…

Tác giả Hà Sơn trong cuốn “Hình thành lòng tự tin cho trẻ” và cuốn “Khai phá tiềm năng nâng cao khả năng can đảm cho trẻ”

Ngô Thị Hợp và Nguyễn Thị Bích Hạnh trong cuốn “Những kiến thức ban đầu hình thành kĩ năng sống cho trẻ mầm non”

Trong luận án tiến sĩ Nguyễn Thanh Huyền nêu rõ niềm tin vào bản thân (sự tự tin): “Trong cơ chế thể hiện của sự tự lực, có sự tham gia của cảm xúc, sự tự tin. Khi trẻ thiếu lòng tin vào bản thân, trẻ không thể hoạt động tự lực. Sự thành công tạo cho trẻ cảm giác hạnh phúc, vui sướng tin yêu bản thân – cội nguồn của sự phát triển sự tự lực. Nếu gặp thất bại nhiều trẻ dễ chán, mất lòng tin vào bản thân. Khi giao nhiệm vụ cho trẻ hoạt động, giáo viên phải tạo cho trẻ cảm xúc tích cực về bản thân, làm nền cho quá trình phát triển trí lực” [18].

Như vậy, sự tự tin là cơ sở tâm lý của sự phát triển và thành công của đời người, là chất xúc tác của năng lực và ý chí.

1.2. Lý luận về sự tự tin và xây dựng sự tự tin cho trẻ 4 – 5 tuổi

1.2.1. Khái niệm về “sự tự tin”

Các tác giả Nga như: T.P. Xkripkina, X.L.Rubinxtein, B.X.Bratus… chỉ ra rằng, sự tin tưởng tuyệt đối vào chính mình hay vào thế giới là không thể có.

Theo tác giả Gael Lindefield, do Ngọc Quang dịch và phân tích: “Người tự tin là người cảm thấy hài lòng về mình”[8].

Theo Rudaki “Tự tin chính là trụ cột của tinh thần, phong độ, khiến con người cởi mở lạc quan, làm tiêu trừ và ngăn ngừa sinh sản lòng tự ti” [26, tr.104].

Theo tác giả Ngô Công Hoàn cũng cho rằng: Tự tin là tin vào mình và tin vào người, đúng hẹn, đúng giờ, đúng việc.[13]

Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết thì sự tự tin khác với tính tự cao, tự đại, đánh giá quá cao sự thực, năng lực và phẩm chất của mình luôn luôn cho mình là tài giỏi hơn những người khác và coi thường mọi người.[38]

Tác giả Trí Đức viết “Tự tin là biết tin tưởng vào khả năng to lớn và phẩm chất tốt đẹp của mình có thể đạt được qua rèn luyện trong học tập và lao động. Tự tin phải đi đôi với nỗ lực, bền bỉ và kiên trì phấn đấu…[6, tr.5-12]

Từ những nghiên cứu ở trên và đặc biệt là theo quan niệm của Trí Đức : “Tự tin là một thành phần tâm lý thuộc phẩm chất nhân cách, là tin vào bản thân của mỗi người, giúp họ có sức mạnh, ý chí để tiến hành chắc chắn một việc nào đó”.

1.2.2. Biểu hiện của sự tự tin ở trẻ 4 – 5 tuổi

  1. Tự tin bên trong

Có 4 dấu hiệu làm tiêu chuẩn chính để đánh giá một người có được sự tự tin bên trong:

  • Luôn tự hào về bản thân và không ích kỷ

Người tự tin luôn yêu bản thân, họ luôn tự hào về ưu điểm của mình và cố gắng làm ưu diểm đó tốt hơn. Họ không khoe khoang đề cao mình một cách lộ liễu mà họ rất kín đáo, hơn nữa họ không cần che đậy tính ích kỷ của bản thân. Người xung quanh dễ nhận ra họ, luôn yêu mến con người họ vì lẽ lối sống và cách đối xử luôn được chính họ nuôi dưỡng.

  • Biết rõ khả năng của bản thân

Người tự tin luôn biết mình có thể làm được gì, họ không phải lúc nào cũng suy nghĩ về cảm xúc, hành vi hay luôn cố tìm hiểu người khác xem họ đánh giá mình như thế nào.

  • Luôn biết những mục tiêu cụ thể

Người tự tin luôn có những mục tiêu cụ thể cho việc mình làm. Họ thấy rõ được lý do họ lại hành động được như vậy. Họ như nhìn thấy được kết quả mà họ mong đợi. Có thói quen đề ra những kế hoạch cho phù hợp với khả năng của mình. Không phải luôn dựa vào người khác để buộc bản thân mình phải làm việc và học hành.

  • Tư tưởng lạc quan

Sống gần người tự tin thật là thú vị. Một trong những lý do như vậy là họ luôn có những thói quen nhìn cuộc đời rất lạc quan, họ sẽ luôn tìm kiếm, hy vọng vào những kết quả tốt đẹp đến với họ.

b. Tự tin thể hiện ra bên ngoài:

Để mọi người xung quanh nhận thấy sự tự tin của mình có thể thực hiện tốt các kỹ năng sau:

– Giao tiếp

– Tính quyết đoán

– Biết trình bày, lập luận trước đám đông

– Kỹ năng kiểm soát những cảm xúc

+ Biểu hiện của sự tự tin là:

– Chủ động

– Dám nghĩ dám làm

– Dám tự quyết định

– Hành động chắc chắn

– Không hoang mang dao động

– Hành động cương quyết

c. So sánh biểu hiện tính tự tin và thiếu tự tin

Tự tinThiếu tự tin
Sự tự tin được hiểu là cách mà chúng ta làm những gì mà bản thân tin là đúng mặc dù có người khác kịch liệt phản đối.Làm theo ý kiến của người khác và chịu sự điều khiển của người đó.
Sẵn sàng chấp nhận hậu quả không mong muốn miễn là đạt được kết quả tốt hơn.Mong muốn mình ở trong “vùng an toàn”, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống.
Nhận ra khuyết điểm và sửa chữa kịp thời.Không muốn ai nhìn thấy sai lầm nên chăm chỉ làm việc để không bị ai đó phát hiện.
Chấp nhận lời khen.Né tránh lời khen một cách không câu nệ.

1.2.2.2. Những biểu hiện của sự tự tin ở trẻ 4 – 5 tuổi

1.2.3. Mục đích xây dựng sự tự tin cho trẻ 4-5 tuổi

+ Mục đích của việc xây dựng sự tự tin cho trẻ

– Thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục mầm non.

  • Hình thành, phát triển, củng cố ở trẻ những hành vi của tính tự tin.
  • Giúp trẻ có thái độ đúng đắn đối với hành vi của mình.
  • Giúp trẻ có những hiểu biết về nhiều lĩnh vực và có khả năng thích ứng với nhiều hoàn cảnh, bình tĩnh giải quyết nhiều vấn đề trẻ gặp phải.

1.2.4. Nội dung xây dựng sự tự tin cho trẻ

Nội dung 1: Xây dựng các hành vi thể hiện sự tự tin cho trẻ

Nội dung 2: Xây dựng cho trẻ thái độ đúng đắn đối với những hành vi thể hiện sự tự tin.

Nội dung 3: Hình thành cho trẻ nhận thức về các hành động có khả năng xây dựng sự tự tin ở mức độ đơn giản

1.2.5. Phương pháp để xây dựng sự tự tin cho trẻ

* Phương pháp 1: Trải nghiệm qua thực tiễn

* Phương pháp 2: Động viên khích lệ

* Phương pháp 3: Tôn trọng lòng tự trọng của trẻ

* Phương pháp 4: Cổ vũ hành vi đúng đắn của trẻ

1.3. Hoạt động vui chơi với việc xây dựng sự tự tin cho trẻ 4 – 5 tuổi

1.3.1. Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo

1.3.1.1. Nguồn gốc và bản chất của hoạt động vui chơi.

1.3.1.2. Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo

1.3.2. Vai trò của hoạt động vui chơi đối với xây dựng sự tự tin

+ Vai trò 1: Vui chơi của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi là hoạt động mô phỏng lại cuộc sống của con người

+ Vai trò 2: Hoạt động vui chơi của trẻ là hoạt động độc lập, tự điều khiển

+ Vai trò 3: Hoạt động vui chơi là một hoạt động mang

1.4. Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 4 – 5 tuổi

1.4.1. Khái niệm “Biện pháp giáo dục sự tự tin”

1.4.2. Vai trò của biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 4-5

Tiểu kết Chương 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề, có thể rút ra một số kết luận sau:

Biện pháp xây dựng sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non là cách hoạt động cùng nhau giữa cô và trẻ trong hoạt động vui chơi nhằm xây dựng sự tự tin cho trẻ. Việc nghiên cứu các biện pháp xây dựng sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong hoạt động vui chơi ở trường mầm non là vô cùng cần thiết, các biện pháp xây dựng dựa trên cơ sở cá nhân của từng trẻ, đặc điểm lứa tuổi và quy luật phát triển của trẻ. Tuy nhiên các biện pháp xây dựng chỉ có hiệu quả khi bản thân đứa trẻ tham gia một cách tích cực chủ động trong quá trình chơi dưới sự tổ chức của giáo viên.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI

THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Mô tả quá trình khảo sát

2.1.1. Địa bàn khảo sát

Đề tài tiến hành điều tra ở 2 trường mầm non Sao Mai và Bình Minh quận Cẩm Lệ thuộc TP Đà Nẵng.

2.1.2. Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá một cách khách quan, trung thực thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ MG 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi, làm cơ sở đề xuất một số biện pháp thích hợp nhằm xây dựng sự tự tin cho trẻ MG 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các trường MN.

2.1.3. Nội dung khảo sát

– Điều tra khảo sát nội dung theo thang đánh giá nhận thức, thái độ của giáo viên mầm non đối với việc xây dựng sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi.

– Tìm hiểu ý kiến của giáo viên về tầm quan trọng của việc xây dựng sự tự tin cho trẻ.

– Điều tra các biện pháp giáo viên đã sử dụng để xây dựng sự tự tin cho trẻ qua hoạt động vui chơi.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

2.1.4.1. Phương pháp đàm thoại

2.1.4.2. Phương pháp sử dụng phiếu điều tra (ankét)

2.1.4.3. Phương pháp quan sát

2.1.4.4. Phương pháp dùng toán thống kê xử lý kết quả thu được

2.2. Khảo sát về thực trạng về việc xây dựng sự tự tin cho trẻ 4-5 tuổi thông qua HĐVC ở trường mầm non

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về khái niệm sự tự tin

2.2.2. Sự quan tâm của giáo viên đối với việc giáo dục sự tự tin cho trẻ trong hoạt động vui chơi.

2.2.3. Thực trạng các biện pháp tổ chức các HĐVC của trẻ 4-5 tuổi

– Biện pháp khuyến khích động viên, khen thưởng, nêu gương

– Biện pháp nhẹ nhàng khi giao tiếp với trẻ để tạo cảm giác an toàn và biện pháp trò chuyện đàm thoại

– Biện pháp tổ chức các hình thức thi đua, kích thích gây hứng thú và biện pháp trò chơi hoạt động nhóm, tập thể..

– Biện pháp tạo tình huống cơ hội cho trẻ tự khẳng định mình và biện pháp giao nhiệm vụ, không làm hộ trẻ, chỉ giúp đỡ khi cần thiết

– Biện pháp biết lắng nghe tôn trọng ý kiến của từng trẻ để cùng quyết định và biện pháp cá biệt hóa những trẻ nhút nhát để giúp đỡ

– Biện pháp tổ chức cho trẻ tích cực tham gia đánh giá và tự đánh giá trong các trò chơi, góc chơi

2.2.4. Thực trạng biểu hiện sự tự tin của trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi

*Các biểu hiện biểu hiện của sự tự tin của trẻ 4 – 5 tuổi

Tiêu chí 1 (1,5 điểm) Mạnh dạn trong giao tiếp

– Mức độ cao: 1,5 điểm

Trẻ không run sợ trước đám đông, trò chuyện với mọi người tự nhiên, biết lắng nghe và hiểu người khác. Biết thể hiện mình trước mọi người (nét mặt, điệu bộ, tác phong tư thế…) cử chỉ ăn khớp với lời nói và phù hợp với hoàn cảnh.

– Mức độ TB: 1 điểm

Trẻ không run sợ trước đám đông, trẻ trò chuyện với mọi người, biết lắng nghe và hiểu người khác. Cử chỉ nét mặt, điệu bộ, tác phong tư thế đôi lúc chưa ăn khớp với lời nói và phù hợp với hoàn cảnh.

– Mức độ thấp: 0,5 điểm

Trẻ run sợ trước đám đông, trẻ không giám trò chuyện với mọi người, biết lắng nghe và hiểu người khác. Cử chỉ nét mặt, điệu bộ, tác phong tư thế chưa ăn khớp với lời nói và phù hợp với hoàn cảnh.

Tiêu chí 2 (1,5điểm) Có tính quyết đoán

– Mức độ cao: 1,5 điểm

Có tính quyết đoán, biết bày tỏ ý kiến của mình một cách trực tiếp, thẳng thắn, biết cách thỏa thuận và hành động dứt khoát.

– Mức độ TB: 1 điểm

Đôi lúc chưa có tính quyết đoán, biết bày tỏ ý kiến của mình, tuy nhiên có lúc chưa mạnh dạn bảo vệ ý kiến của mình, biết cách thỏa thuận với bạn chơi.

– Mức độ thấp: 0,5 điểm

Chưa tính quyết đoán, chưa biết bày tỏ ý kiến của mình một cách trực tiếp, thẳng thắn, biết cách thỏa thuận và có lúc hành động chưa dứt khoát.

Tiêu chí 3 (2 điểm) Khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân

– Mức độ cao: 2 điểm

Biết tự kiềm chế xúc cảm của bản thân (vui, giận, ngạc nhiên, an ủi, yêu thương người khác…) biết vui với thành công của mình và của bạn.

– Mức độ TB: 1 điểm

Đôi lúc chưa tự biết kiềm chế xúc cảm của bản thân (vui, giận, ngạc nhiên, an ủi, yêu thương người khác…) biết vui với thành công của mình và của bạn.

– Mức độ thấp: 0,5 điểm

Chưa tự biết kiềm chế xúc cảm của bản thân (vui, giận, ngạc nhiên, an ủi, yêu thương người khác…) biết vui với thành công của mình và của bạn.

Tiêu chí 4 (2,5điểm): Tích cực, chủ động, sáng tạo trong trò chơi

– Mức độ cao: 2,5 điểm

Trẻ tích cực thực hiện dự định chơi, sáng tạo trong trò chơi, biết đưa ra quyết định kịp thời trong khi giải quyết nhiệm vụ chơi.

– Mức độ TB: 2 điểm

Trẻ tích cực thực hiện dự định chơi, chưa thực sự sáng tạo trong trò chơi, biết đưa ra quyết định kịp thời trong khi giải quyết nhiệm vụ chơi.

– Mức độ thấp: 1 điểm

Trẻ chưa tích cực thực hiện dự định chơi, chưa sáng tạo trong trò chơi, đôi lúc chưa biết đưa ra quyết định kịp thời trong khi giải quyết nhiệm vụ chơi.

Tiêu chí 5 (2,5điểm): Khả năng tự nhận xét và đánh giá

– Mức độ cao: 2,5 điểm

Trẻ biết tự nhận xét, tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn trong quá trình chơi và kết quả của hoạt động.

– Mức độ TB: 2 điểm

Trẻ biết tự nhận xét, tự đánh giá bản thân và chưa biết đánh giá bạn trong quá trình chơi và kết quả của hoạt động.

– Mức độ thấp: 1 điểm

Trẻ chưa biết tự nhận xét, tự đánh giá bản thân và chưa biết đánh giá bạn trong quá trình chơi và kết quả của hoạt động.

  • Thang đánh giá

+ Mức độ 1 (cao): 8 – 10 diểm

+ Mức độ 2 (TB): 5 -7 điểm

+ Mức độ 3 (thấp): < 5 điểm

* Nhận xét:

* Ưu điểm:

* Hạn chế:

* Nguyên nhân thực trạng:

Tiểu kết Chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng nhận thấy: Đa số giáo viên đều thấy việc giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi là rất cần thiết đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.

Các biện pháp GV sử dụng để giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua hoạt động vui chơi còn đơn giản, lẻ tẻ, chung chung chưa chú ý nhiều tới việc phối hợp nhiều biện pháp một cách tích cực. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết, chưa đầu tư công sức và chưa có cách giáo dục phù hợp, còn mang tính máy móc. Giáo viên chưa đặt ra mục tiêu giáo dục sự tự tin cho trẻ 4 – 5 tuổi qua hoạt động vui chơi.

Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong hoạt động vui chơi chủ yếu ở mức độ trung bình. Số trẻ năng động, hoạt bát tự tin chiếm tỉ lệ chưa cao và chưa đồng đều ở từng hoạt động. Mặc dù có một số GV nhiệt tình tìm các biện pháp, sáng tạo trong khi lập kế hoạch để phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ nhưng vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả mong muốn.

Kết quả điều tra trên chính là cơ sở thực tiễn để đề xuất một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua hoạt động vui chơi.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ

MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Đề xuất một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi

3.1.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

  • Nguyên tắc giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”

Lấy trẻ làm trung tâm là một nguyên tắc cơ bản mang tính định hướng trong giáo dục mầm non. Việc giáo dục sự tự tin cho trẻ càng phải nêu cao vai trò trung tâm của trẻ trong mỗi hoạt động, kích thích để tạo ra hứng thú giúp trẻ tự nguyện, tự tin tham gia vào trò chơi, vào hoạt động vui chơi một cách tự tin hào hứng chứ không ép buộc bắt trẻ phải chơi theo yêu cầu của giáo viên đưa ra. Tất cả các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ phải được xây dựng trên cơ sở phát huy tối đa vai trò chủ thể của trẻ trong hoạt động vui chơi, có như vậy mới đạt được hiệu quả giáo dục như mong muốn và không tạo ức chế cho trẻ.

Như vậy việc xây dựng các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi dựa trên nguyên tắc “Lấy trẻ làm trung tâm” là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn.

  • Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.

Hoạt động vui chơi là phương tiện vô cùng hiệu quả để giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo bởi nó không chỉ là hoạt động chủ đạo mà còn là cách thức tổ chức cuộc sống của trẻ. Khi tham gia vào trò chơi trẻ đạt được sự thỏa mãn nhu cầu rất cao thể hiện ở thái độ, sự vui vẻ và phấn chấn của trẻ. Nội dung chơi phong phú với những mảng để tài quen thuộc và gần gũi kích thích trẻ tham gia vào hoạt động và khám phá bằng chính kinh nghiệm mà trẻ đã có được. Các biện pháp đề ra để giáo dục sự tự tin cho trẻ phải xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý mà trẻ có trên nền tảng sử dụng hoạt động vui chơi làm phương tiện giáo dục.

Như vậy hoạt động vui chơi đã cùng lúc tác động đến nhu cầu hứng thú và nhận thức của trẻ, giúp trẻ rèn luyện sự tự tin. Do đó nó chính là một phương tiện hữu hiệu để giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.

  • Hướng tới mục đích giáo dục sự tự tin cho trẻ nói riêng và phát triển nhân cách cho trẻ nó chung.

Sự tự tin có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và là nền tảng để hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chất của trẻ như: tính tích cực, chủ động , sáng tạo. Con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội. Môi trường xã hội mà trẻ đang sống giúp trẻ hiểu được vị trí của mình, mối quan hệ của mình với các thành viên trong xã hội. Trong trường mầm non, trẻ được hoạt động giao tiếp cùng cô giáo, bạn bè, thế giới đồ vật,… ở đó trẻ được cô giáo tổ chức hướng dẫn trẻ trong mọi hoạt động. Vì vậy tạo cảm giác an toàn cho trẻ là cơ bản và cần thiết trong suốt quá trình phát triển tâm lý có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành sự tự tin cho trẻ. Tình yêu thương của cha mẹ, tình yêu của cô giáo và những người xung quanh đối với trẻ không những đem lại cho trẻ sự tin cậy mà còn đem lại cho trẻ một cảm giác an toàn không gì sánh được. Cô giáo mầm non cần tạo một không khí thân thương, đầm ấm, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để giáo dục sự tự tin cho trẻ.

  • Phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo.

Trẻ mẫu giáo có những biến đổi đáng kể về mặt thể chất, cũng như sự biến đổi trong các hoạt động của trẻ và trong quan hệ của trẻ với những người xung quanh, “Cái tôi” của trẻ hình thành và phát triển mạnh.

Đời sống tình cảm, cảm xúc của trẻ đang ở thời kì phát triển mạnh. Trẻ rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, với thái độ, hành vi ứng xử của người lớn trong mọi hoạt động, sự bộc lộ tình cảm của trẻ rất mạnh mẽ đối với người thân xung quanh, đặc biệt là ông bà, cha mẹ và cô giáo…trẻ thường thể hiện sự quan tâm thông cảm đối với họ. chính sự chi phối của những thái độ, tình cảm này ở trẻ có ảnh hưởng rất lớn vào quá trình giáo dục sự tự tin cho trẻ.

3.1.2. Một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua hoạt động vui chơi

Biện pháp 1: Tạo cơ hội và các tình huống để trẻ được thể hiện mình trong trò chơi.

Biện pháp 2: Tạo cho trẻ quyền quyết định, giao nhiệm vụ, không làm hộ trẻ, chỉ giúp đỡ khi cần thiết

Biện pháp 3: Khen ngợi, động viên, khuyến khích, cổ vũ trẻ đúng lúc.

Biện pháp 4: Khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân trong và sau khi chơi.

Biện pháp 5: Cá biệt hóa những trẻ kém tự tin để giúp đỡ trẻ

Biện pháp 6: Luôn ủng hộ trẻ tạo cảm giác an toàn, tin tưởng, tạo mối thân tình gần gũi giữa cô và trẻ trong khi chơi

3.2. Thực nghiệm một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua hoạt động vui chơi

3.2.1. Mục đích thực nghiệm

3.2.2. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm

3.2.3. Nội dung thực nghiệm

3.2.4. Tổ chức thực nghiệm

3.2.5. Kết quả thực nghiệm

Tiểu kết Chương 3

Từ việc xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, điều tra khảo sát mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non, đề tài xây dựng một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non. Dựa vào nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm, dựa vào đặc điểm của hoạt động vui chơi và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Các biện pháp là:

– Tạo cơ hội và các tình huống để trẻ được thể hiện mình trong trò chơi.

– Tạo cho trẻ quyền quyết định, giao nhiệm vụ, không làm hộ trẻ, chỉ giúp đỡ khi cần thiết.

– Khen ngợi, động viên, khuyến khích, cổ vũ trẻ đúng lúc.

– Khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân trong và sau khi chơi.

– Cá biệt hóa những trẻ kém tự tin để giúp đỡ trẻ.

– Luôn ủng hộ trẻ tạo cảm giác an toàn, tin tưởng, tạo mối thân tình gần gũi giữa cô và trẻ trong khi chơi.

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi vận dụng các biện pháp này, GV phải kết hợp một cách khéo léo và linh hoạt các biện pháp.

Thực nghiệm chỉ tiến hành ở trường Mầm non Sao Mai, sau thực nghiệm, mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ có tiến bộ hơn so với trước khi chưa áp dụng các biện pháp đề xuất. Mức độ biểu hiện sự tự tin ở hai nhóm TN và ĐC đều tăng. Đặc biệt là nhóm TN tăng cao hơn so với nhóm ĐC

Đề tài đưa ra năm tiêu chí, mỗi tiêu chí tương ứng với các mức độ biểu hiện khó dần. Điểm số của trẻ ở năm tiêu chí đều tăng.

Như vậy, kết quả thực nghiệm cho thấy các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 4 – 5 tuổi qua hoạt động vui chơi mà chúng tôi xây dựng đã đem lại hiệu quả cao, có độ tin cậy và có thể áp dụng ở các trường Mầm non.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  1. Kết luận

1.1. Sự tự tin là một phẩm chất nhân cách quan trọng của con người nói chung và trẻ em mầm non nói riêng, được hình thành trong quá trình hoạt động khác nhau. Sự tự tin là điều kiện để giúp con người phát huy cao độ mọi tiềm năng của bản thân, giúp con người dễ dàng thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân và tiến tới mọi thành công. Vì vậy vấn đề giáo dục sự tự tin là rất cần thiết và cần phải giáo dục ngay từ lứa tuổi mầm non.

1.2. Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ được tự do lựa chọn theo nhu cầu và hứng thú riêng của trẻ đồng thời phát huy được vai trò chủ động, tự tin, sáng tạo trong khi tham gia trò chơi. Đặc biệt là ở tuổi mẫu giáo nhỡ thì hoạt động vui chơi mới mang đầy đủ ý nghĩa của nó và đạt tới dạng chính thức và biểu hiện đầy đủ nhất đặc điểm của hoạt động vui chơi. Vì vậy giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Hoạt động vui chơi chính là con đường, hình thức giáo dục tốt nhất để giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi nói riêng.

1.3. Thực tiễn công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non hiện nay ở các tỉnh đặc biệt là các tỉnh miền núi mặc dù được quan tâm nhưng chưa thực sự đạt kết quả cao. Có nhiều GV chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục sự tự tin, chưa có những hiểu biết nhất định về sự tự tin và biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ. Qua tìm hiểu thực trạng giáo dục sự tự tin thông qua hoạt động vui chơi, có thể thấy GV chưa có sự đầu tư, chưa có những biện pháp phù hợp để giáo dục sự tự tin cho trẻ… Do vậy mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ chưa đạt kết quả cao.

1.4. Để khắc phục thực trạng này, đề tài đã tiến hành xây dựng một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi.

Các biện pháp là:

– Tạo cơ hội và các tình huống để trẻ được thể hiện mình trong trò chơi.

– Tạo cho trẻ quyền quyết định, giao nhiệm vụ, không làm hộ trẻ, chỉ giúp đỡ khi cần thiết.

– Khen ngợi, động viên, khuyến khích, cổ vũ trẻ đúng lúc.

– Khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân trong và sau khi chơi.

– Cá biệt hóa những trẻ kém tự tin để giúp đỡ trẻ.

– Luôn ủng hộ trẻ tạo cảm giác an toàn , tin tưởng, tạo mối thân tình gần gũi giữa cô và trẻ trong khi chơi.

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau nên khi vận dụng GV cần phải phối hợp một cách linh hoạt các biện pháp để đạt kết quả cao.

Sau một thời gian tiến hành TN, chúng tôi thấy mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ có tiến bộ. Cụ thể là mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ sau TN ở nhóm TN cao hơn trước TN và cao hơn nhóm ĐC. Qua kiểm định hiệu quả TN, thấy hiệu quả của các biện pháp đưa ra là đáng tin cậy, khả thi, có thể áp dụng ở các trường Mầm non.

2. Kiến nghị

Xuất phát từ những kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu đề tài có một số kiến nghị sau:

2.1. Đối với các cấp quản lý giáo dục mầm non

Chú trọng và tăng cường công tác giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng, cần cụ thể hóa nhiệm vụ, nội dung giáo dục sự tự tin cho trẻ trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Đổi mới trong cách quản lý, cách kiểm tra đánh giá, tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên bộc lộ sự sáng tạo, linh hoạt trong quá trình giáo dục.

Biên soạn và hỗ trợ tài liệu về vấn đề giáo dục sự tự tin cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non.

2.2. Đối với trường mầm non

Mỗi địa phương có đặc điểm tự nhiên và xã hội khác nhau. Vì vậy, nhà trường cần phải linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch và nhiệm vụ cụ thể để giáo dục sự tự tin cho trẻ sao cho phù hợp với từng nhóm tuổi, từng trẻ.

Thường xuyên tổ chức các chuyên đề,các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa giáo viên về việc giáo dục sự tự tin cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi. Tổ chức các cuộc thi giảng để tìm kiếm những biện pháp hay, có hiệu quả trong việc giáo dục sự tự tin và trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Khuyến khích và phát động giáo viên đưa ra sáng kiến kinh nghiệm về việc giáo dục sự tự tin cho trẻ đặc biệt là trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.

2.3. Đối với giáo viên

Cần có nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc giáo dục sự tự tin cho trẻ em nói chung và trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi nói riêng.

Giáo viên cần khắc phục tình trạng máy móc, rập khuôn trong quá trình tổ chức các hoạt động. Phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật kiến thức về đổi mới giáo dục mầm non… Cần nhận thức đúng bản chất của hoạt động vui chơi, tôn trọng tính tự do, tự nguyện và nhu cầu vui chơi của trẻ, tạo điều kiện giáo dục các phẩm chất giáo dục nói chung và sự tự tin nói riêng cho trẻ mẫu giáo.

Giáo viên phải nâng cao lòng yêu nghề, phải gần gũi trẻ, tạo mối quan hệ tương hỗ bình đẳng giữa cô và trẻ. Có hiểu trẻ thì giáo viên mới có thể tổ chức hoạt động và các hình thức giáo dục phù hợp để giáo dục sự tự tin cho trẻ, góp phần hoàn thiện nhân cách các em.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GUAO DUC MAM NON\DUONG THI THANH THUY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *