Phát triển tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non

Phát triển tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non

Phát triển tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non thành phố Quảng Ngãi

1. Lý do chọn đề tài

Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhu cầu tự khẳng định mình phát triển rất mạnh mẽ, trẻ luôn muốn tự mình thực hiện những công việc vừa sức và muốn nỗ lực vượt qua những khó khăn trong tất cả các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày, tự mình lập kế hoạch cho các hoạt động chơi. Nếu chúng ta không tạo điều kiện hình thành thói quen kiên trì cho trẻ trong hoạt động thì việc giáo dục trẻ sau này sẽ gặp nhiều khó khăn và hiệu quả giáo dục không cao.

Trong quá trình phát triển của trẻ, các nhà tâm lý coi thời điểm trẻ 5-6 tuổi là một bước ngoặt quan trọng. Vì trẻ sắp trở thành một học sinh và thực hiện nghĩa vụ mà xã hội giao cho đó là học tập – một hoạt động nghiêm túc. Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho việc đi học đòi hỏi trẻ phải có sự phát triển nhất định về trí tuệ, ngôn ngữ, những phẩm chất nhân cách cần thiết trong đó đặc biệt trẻ phải độc lập, tự giác, bền bỉ để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động mới, mối quan hệ mới.

Vì vậy, phát triển tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sẽ có nhiều ý nghĩa, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các chức năng tâm lý như trí tuệ, ngôn ngữ. Điều này, không những tạo điều kiện giúp trẻ tự tin và nhanh chóng hòa đồng vào mối quan hệ ở trường phổ thông mà quan trọng hơn là tạo lập cho trẻ một phần nền tảng nhân cách vững vàng để trở thành người tự tin, năng động, độc lập trong cuộc sống và tự lập nghiệp sau này.

Thực tế ở nước ta hiện nay, vấn đề giáo dục tính kiên trì cho trẻ chưa được quan tâm 1 cách đầy đủ. Đặc biệt, việc hình thành tính kiên trì cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi còn hạn chế. Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành phẩm chất này. Vì vậy, khi tổ chức hoạt động vui chơi (đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề) cho trẻ, giáo viên thường áp đặt trẻ chơi theo ý tưởng của mình, trẻ thường xuyên bị động bởi sự tác động không đúng lúc của giáo viên, nhiều khi giáo viên thường đoán trước ý định của trẻ, khi trẻ gặp khó khăn cô giải quyết giúp cho nhanh, chưa có những biện pháp hữu hiệu nhằm tác động để hình thành tính kiên trì cho trẻ. Do đó làm mất đi tính kiên trì, sự tự tin của trẻ trong quá trình hoạt động.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề “Phát triển tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non thành phố Quảng Ngãi”

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển tính kiên trì cho trẻ 5-6 tuổi, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phát triển tính kiên trì cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non thành phố Quảng Ngãi.

3. Đối tượng nghiên cứu (khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát) và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Tính kiên trì của trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Quảng Ngãi

– Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục tính kiên trì cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non

– Đối tượng khảo sát: Giáo viên, trẻ ở các trường mầm non

– Phạm vi nghiên cứu:

+ Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Quảng Ngãi

+ Thời gian: Khảo sát 2018 và thực nghiệm 2020

+ Quy mô: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chỉ tập trung xây dựng các biện pháp của nhà trường trong giáo dục phát triển tính kiên trì cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chơi đóng vai theo chủ đề.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác phát triển tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Quảng Ngãi còn hạn chế nhất định: trẻ chưa biết cách đặt mục tiêu hành động, khả năng linh hoạt, kiềm chế cảm xúc của bản thân còn ở mức độ thấp, chưa biết cách giải quyết, tháo gỡ các vấn đề và dễ nản chí khi gặp trở ngại. Nếu ứng dụng các trò chơi đóng vai theo chủ đề vào quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Quảng Ngãi thì có thể phát triển được tính kiên trì ở trẻ.

5. Các nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu lý luận về giáo dục tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non.

5.2. Khảo sát thực trạng về giáo dục tính kiên trì cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non thành phố Quảng Ngãi.

5.3. Thiết kế trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm phát triển tính kiên trì cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Quảng Ngãi

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết trong nghiên cứu các nguồn tài liệu có liên quan để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Để giải quyết nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu, trong đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, thực nghiệm sư phạm.

6.2.1. Phương pháp quan sát:

– Lập biên bản quan sát và ghi nhận những biểu hiện tính kiên trì của trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non

– Quan sát việc sử dụng các biện pháp giáo dục tính kiên trì mà giáo viên sử dụng để phát triển tính kiên trì của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi .

6.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Đối tượng điều tra: Giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi ở các trường MN thuộc diện khảo sát.

Nội dung điều tra nhằm tìm hiểu:

Đánh giá của giáo viên về các hoạt động chủ yếu thể hiện tính kiên trì của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, thực trạng mức độ tính kiên trì của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề.

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính kiên trì của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vui chơi

Biện pháp giáo viên sử dụng để giáo dục tính kiên trì cho trẻ

6.2.3. Phỏng vấn

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn giáo viên mầm non, ban giám hiệu các trường mầm non, phụ huynh nhằm tìm hiểu ý kiến của họ về đề tài nghiên cứu.

6.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Tiến hành thử nghiệm biện pháp giáo dục phát triển tính kiên trì ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở trường mầm non.

6.3. Phương pháp xử lý thông tin:

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu trong quá trình nghiên cứu.

7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của phát triển tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Chương 2: Thực trạng phát triển tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non thành phố Quảng Ngãi

Chương 3: Thiết kế trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm phát triển tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Quảng Ngãi

Phát triển tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non thành phố Quảng Ngãi
Phát triển tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non thành phố Quảng Ngãi

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍNH KIÊN TRÌ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Một số tác giả như A .N.Leonchiep, P.Ia.Ganpe-rin, A.V.Zaporojetz, A.X.Macarenco… nói về sức mạnh của sự kiên trì, của ý chí vươn lên, có quan điểm cho rằng con người trong bất kỳ trường hợp nào cũng có thể hành động theo ý muốn của mình, không phải tính toán cân nhắc một điều gì cả. Các tác giả đã chỉ ra rằng từ lứa tuổi trước đi học mẫu giáo, đứa trẻ học tập cách hướng tính tích cực của mình vào việc tự hoàn thiện, tự giáo dục. Mục đích mong muốn được đề ra là thúc đẩy trẻ gắng sức. Trẻ càng thường xuyên và kiên trì hoạt động để cho người khác nhìn nhận mình là một người tham gia xứng đáng vào các trò chơi của các cuộc thi đấu khác nhau.

P.A.Rudich, MJ.Ryan thì lại cho rằng hành vi của kiên trì là hành vi mà trong đó con người có ý thức cố gắng đạt được mục đích. Muốn giáo dục tính kiên trì cho trẻ phải giúp trẻ xác định được mục đích và điều khiển hành động để đạt được mục đích. Kiên trì là một phẩm chất tự nhiên của con người, nhưng không phải là đức tính “trời cho” và phẩm chất ấy sẽ được củng cố thêm nếu chúng ta không ngừng rèn luyện [3,42].

Trong cuốn “Mặc Tử ông tổ của đức kiên nhẫn ” tác giả đã khuyên các học trò của mình cần gạt bỏ sáu loại tình cảm hỷ (mừng vui), nộ (giận giữ), ai (đau buồn), lạc (khoái trá), ái (yêu thương), ố (ghét bỏ). Tác giả tin rằng bất cứ việc gì nếu đưa được vào thực tiễn, cho dù trước mắt gặp không ít khó khăn trở ngại nếu kiên trì đến cùng sẽ thành công [26,20].

Trong phương pháp giáo dục Montessori cũng đã nói đến vấn đề giáo dục kiên trì cho trẻ trong việc tổ chức môi trường sống và học tập khiến ý chí của trẻ trở lên kiên định hơn, dạy trẻ biết cách làm sao để kiềm chế hành động của bản thân và giúp trẻ tự tìm cách giải quyết vấn đề khi có mâu thuẫn xảy ra.

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước

Tác giả Ngô Công Hoàn cho rằng kiên trì là một tố chất nền tảng của nhân cách, kiềm chế được những cảm xúc bột phát, những nhu cầu ước muốn tức thời để hành động đạt kết quả, nó là một nền tảng trong đời sống tinh thần, là một kỹ năng sống, khả năng kiên định duy trì lâu dài một hành động cho đến khi đạt kết quả [15,434].

Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết bất cứ hoạt động nào của con người cũng có nhiều loại hành động ý chí là hành động có ý thức, có mục đích, có sự tự giác thường trực trong suốt quá trình diễn biến, có sự đấu tranh tư tưởng khi bắt đầu và nỗ lực của bản thân để thực hiện nhiệm vụ, theo ý Bà ý chí là khả năng khắc phục khó khăn của con người để hành động nhằm đạt được mục đích đề ra [30,9]. Như vậy ý chí là khả năng khắc phục khó khăn của con người để hành động nhằm đạt mục đích đã đề ra. Các hành động có ý chí là những hành động có ý thức phức tạp mà cấu trúc tậm lí của nó bao gồm sự kích thích hoạt động, từ các biểu tượng có mục đích, phương thức, ý định, quyết định, nỗ lực ý chí thực hiện hoạt động [33,10].

1.2. Tính kiên trì với tư cách một thuộc tính tâm lý

1.2.1. Khái niệm tính kiên trì

Tính kiên trì của trẻ mẫu giáo là khả năng duy trì lâu dài hành động, bền bỉ vượt qua khó khăn trở ngại để đạt được mục đích, biết kiềm chế cảm xúc, có khả năng vượt qua khó khăn, trở ngại với thái độ hào hứng để thực hiện đến cùng nhiệm vụ đặt ra.

1.2.2. Tính kiên trì trong cấu trúc nhân cách

Nhân cách là tổng hòa những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Nhân cách có cấu trúc tâm lí phức tạp, nhiều mặt và cơ động, các thành phần của nó có liên quan hữu cơ với nhau trở thành thể không thể chia cắt. Ý chí được xem là một thuộc tính của nhân cách.

Cùng với tình cảm thì ý chí được xem là một trong những phẩm chất của nhân cách cá nhân. Ý chí thể hiện ở khả năng vượt qua những khó khăn, trở ngại nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra.

Tính kiên trì được xem là một thuộc tính cơ bản của ý chí. Đánh giá tính kiên trì của trẻ MG phải xem xét và phân biệt rõ giữa các thuộc tính của ý chí và các phẩm chất tâm lý khác.

1.2.3. Các biểu hiện của tính kiên trì

1.2.3.1. Trẻ biết xác định mục đích hành động

1.2.3.2. Trẻ biết duy trì lâu dài trò chơi

1.2.3.3. Trẻ bình tĩnh, mạnh dạn, tự tin trong khi chơi

1.2.3.4. Có khả năng linh hoạt và sáng tạo

1.2.3.5. Khả năng vượt khó

1.3. Trò chơi đóng vai theo chủ đề trong sự phát triển tâm lý trẻ em

1.3.1. Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề

TC ĐVTCĐ là dạng TC sáng tạo, đặc trưng của lứa tuổi mẫu giảo, phản ảnh một mảng hiện thực của cuộc sống xã hội, lao động, mối quan hệ giữa con người với con người thông qua việc đóng vai người lớn mà trẻ thực hiện hành động theo chức năng xã hội mà họ đảm nhận.

1.3.2. Đặc điểm và cấu trúc của TCĐVTCĐ

1.3.2.1. Đặc điểm của TC ĐVTCĐ

+ TC ĐVTCĐ là dạng hoạt động không mang tính bắt buộc mà mang tính tự nguyện

+ TCĐVTCĐ là một dạng hoạt động mang tính tự lập của trẻ

+ TCĐVTCĐ là loại TC mang tính tập thể

+ TC ĐVTCĐ mang tính “tượng trưng

1.3.2.2. Cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo

1.3.3. Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển tâm lý trẻ em

– Hoạt động vui chơi ảnh hưởng mạnh tới sự hình thành tính chủ định của quá trình tâm lý

– Tình huống của trò chơi và những hành động của vai chơi ảnh hưởng thường xuyên tới sự phát triển của hoạt động trí tuệ của trẻ mẫu giáo

Vui chơi ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo

– Trò chơi ĐVTCĐ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo

– Trò chơi ĐVTCĐ tác động rất mạnh đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo

– Phẩm chất ý chí của trẻ mẫu giáo được hình thành mạnh mẽ trong trò chơi, đặc biệt là trò chơi ĐVTCĐ

1.4. Phát triển tính kiên trì ở trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ

1.4.1. Đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.4.2. Sự phát triển tính kiên trì của trẻ mẫu giáo

Wintor M.R đã quan sát và nghiên cứu mối quan hệ giữa động cơ và thành quả với kinh nghiệm giáo dục ở trẻ em từ 5-6 tuổi đã nhận xét:

Những trẻ với mức độ động cơ cao có tính kiên trì cao hơn những trẻ có mức động cơ thấp, chúng bày tỏ sự mong muốn được tiếp tục công việc, không cần sự giúp đỡ của người lớn hoặc không cần nghỉ ngơi. Những trẻ có động cơ thấp với tư tưởng chủ đạo là từ chối sự nỗ lực.

Qua quan sát hoạt động của trẻ trong đời sống hàng ngày có thể nhận thấy sự hình thành tính kiên trì ở trẻ bắt nguồn từ việc thỏa mãn các nhu cầu cơ bản cho trẻ trong ngày, cũng như trong hoạt động vui chơi nhất là trẻ tham gia vui chơi trong trò chơi có luật.

Theo tác giả Ngô Công Hoàn, ở lứa tuổi nhà trẻ, tính chủ định của hành vi đang hình thành do vậy mục đích, động cơ hành động của trẻ trùng nhau, ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ đã dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Trẻ biết xác định mục tiêu cho từng hoạt động và cố gắng để thực hiện mục tiêu đó.

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã từng viết trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bắt đầu điều khiển hoạt động tâm lý của mình như điều khiển sự chú ý, tri giác, ghi nhớ, tưởng tượng… từ chỗ không chủ định sang chủ định.

Trẻ dần hình thành tính kiên trì trong hành động nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Ở lứa tuổi này khi giao cho trẻ một nhiệm vụ nào đó thì hầu như tất cả trẻ đều cố gắng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ trong khả năng và ít bỏ dở công việc. Khả năng kiên trì mục đích của trẻ cũng được tăng lên, cho dù độ khó của nhiệm vụ được tăng lên, nhưng trẻ vẫn thực hiện nhiệm vụ đến cùng.

Đến giai đoạn 5-6 tuổi khả năng lựa chọn cách giải quyết vấn đề sao cho hợp lý tăng lên rõ rệt.

1.4.3. Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển tính kiên trì ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Theo D. El’konin, trò chơi là hoạt động chất chứa sự đa dạng của các hình thức bù đắp, những cái thể hiện mong muốn bước vào thế giới người lớn của trẻ. Chính trong trò chơi xuất hiện sự định hướng hoạt động mang tích xúc cảm đầu tiên đối với nội dung hoạt động của con người, mong muốn trở thành người lớn và nhận ra sự giới hạn của mình trong hệ thống quan hệ của người lớn. Phát triển tính kiên trì liên quan đến trò chơi sắm vai (Trò chơi đóng vai theo chủ đề). Ở những lứa tuổi nhỏ hơn trẻ quan tâm tới đồ vật và hành động với đồ vật. Việc lĩnh hội và thực hiện các hành động với đồ vật di chuyển chú ý của trẻ từ đồ vật sang người sử dụng đồ vật. Khi chuyển sang mức độ phát triển trò chơi trẻ bị hút vào sự hứng thú đối với hành động của người lớn và với chính người lớn như một hình mẫu hành vi.

Theo L. Venger, trò chơi đóng vai theo chủ đề – là dạng tự do của hoạt động cùng nhau của trẻ, trong đó trẻ liên kết với nhau theo sáng kiến của chính trẻ, tự lựa chọn cốt truyện, tự phân vai và lựa chọn đồ chơi, thỏa thuận tiến trình phát triển nội dung chơi bằng cách thực hiện một số các hành động chơi nào đó

P. Xamarukava khi nghiên cứu khả năng giáo dục tính kiên trì của trẻ trong hoạt động vui chơi đã khẳng định khả năng đặc biệt của những trò chơi sắm vai sáng tạo này. Sự xuất hiện các trò chơi tập thể mới là dấu hiệu phát triển cao của tính kiên trì. Trẻ mẫu giáo có năng lực thực hiện vai mà nó đã chọn, có thể định hướng theo ý tưởng chơi của bản thân và tính toán ý tưởng chơi của các bạn chơi, biết kiềm chế khi có mâu thuẩn với bạn, cùng nhau bàn bạc tìm ra cách giải quyết khi gặp khó khăn. Vì vậy không chỉ hoạt động vui chơi, mà chính trò chơi tập thể có tác dụng phát triển tính kiên trì của trẻ mẫu giáo [34].

Tính kiên trì hoạt động là một trong những nét đặc trưng của trò chơi đóng vai theo chủ đề. Tức bản thân trò chơi cũng là sản phẩm do trẻ tạo ra. Tự lựa chọn cốt truyện (chủ đề), thời gian, địa điểm, tuyến phát triển trò chơi, quyết định cách thể hiện vai và trẻ tự do lựa chọn phương tiện thể hiện vai.

L. Artimova cho rằng trò chơi đóng vai theo chủ đề là tiêu chí đánh giá mức độ phát triển cao của hoạt động vui chơi ở trẻ mẫu giáo. Trò chơi này cho trẻ khả năng tự thể hiện mình, thúc đẩy trẻ lĩnh hội cơ sở hành vi, tương tác, giá trị, những cái thuộc về vai mà trẻ đã nhận.Vì vậy, tính kiên trì của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được thể hiện trong việc nhập vai và thể hiện nội dung chơi, trong việc không lệ thuộc vào ý tưởng chơi, ở thái độ có trách nhiệm với hành vi chơi, sử dụng hành động chơi thành thạo và kịch tính, biết kiềm chế xúc cảm, nổ lực vượt khó, ở sự bền bỉ duy trì thời gian chơi lâu dài đạt đến kết quả chơi.

Từ lý luận trên, có thể dùng TC ĐVTCĐ để phát triển TKT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và đây là luận điểm công cụ của đề tài

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍNH KIÊN TRÌ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát

Thành phố Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên hơn 16.000 ha, gồm 23 đơn vị hành chính (9 phường, 14 xã), với 70.666 hộ gia đình, dân số hơn 261.250 nhân khẩu. Đối tượng điều tra 0-60 tuổi là 245.849 người.

Nhìn chung kinh tế hằng năm đều có bước chuyển biến tích cực

2.1.1. Quy mô phát triển mạng lưới trường, lớp

Thành phố Quảng Ngãi có 33 trường mầm non. trong đó công lập 24 trường, tư thục 08 trường và 01 trường mầm non – Tiểu học Việt Úc với 51 điểm trường.

2.1.2. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

2.1.3. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non

2.1.3. Tình hình cơ sở vật chất, trường lớp, đồ dùng-đồ chơi-thiết bị dạy học tối thiểu

– Tổng số phòng học: 405/405 nhóm, lớp, tỷ lệ 100%

– Tổng số điểm trường có sân chơi cho trẻ: 49/51 điểm trường (gồm điểm chính và điểm lẻ), tỷ lệ 96%; trong đó, có 46/49 sân có đồ chơi ngoài trời đạt tỷ lệ 93,8%.

– 100% trường mầm non có trang bị đủ vi tính phục vụ công tác quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ và có kết nối internet.

Sân chơi xanh, sạch, đẹp

2.1.4. Kiểm định chất lượng giáo dục

– Đến cuối năm 2019-2020, có 33/33 trường mầm non đủ điều kiện hoàn thành tự đánh giá, đạt 100%; có 21/33 trường mầm non được công nhận kiểm định chất lượng giáo dục, tỷ lệ 63,6% (trong đó trường mầm non công lập 19/24 trường đạt tỷ lệ 79,1%)

2.2. Khái quát quá trình khảo sát

2.2.1.Đối tượng khảo sát

Để tiến hành thực nghiệm đề tài, đề tài tiến hành nghiên cứu ngẫu nhiên trên 60 trẻ MG 5-6 tuổi ở hai trường Mầm non: Trường MN 2/9 và trường Mầm non Chánh Lộ trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.

Trường mầm non 2/9 được thành lập từ tháng 7 năm 2009 và trường mầm non Chánh Lộ được thành lập từ năm 2010. Đây là hai trường có uy tín, được phụ huynh tin tưởng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, có đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ, nhiều kinh nghiệm công tác, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

Trường mầm non 2/9 nằm ở trung tâm thành phố, phần đông trẻ là con của các gia đình công chức và viên chức Nhà nước. Do yêu cầu cao về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục nên số lượng trẻ ở mỗi lớp đúng theo qui định Điều lệ trường mầm non, mỗi lớp sẽ có 2 giáo viên phụ trách. Trường có tổng 19 lớp , trong đó có 4 lớp MG 5-6 tuổi, 4 lớp MG 4-5 tuổi, 6 lớp MG 3-4 tuổi và 5 lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi.

Trường mầm non Chánh Lộ nằm ở trung tâm thành phố và phần đông trẻ là con của các gia đình công chức và viên chức Nhà nước. Do yêu cầu cao về chất lượng chăm sóc và giáo dục nên số lượng trẻ ở mỗi lớp không nhiều từ 20 đến 35 trẻ một lớp, mỗi lớp sẽ có 2 cô giáo, nhà trẻ sẽ có 3 cô. Trường có 1 hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng

Trường có tổng 9 lớp , trong đó có 2 lớp MG 5-6 tuổi, 2 lớp MG 4-5 tuổi, 2 lớp MG 3-4 tuổi và 2 lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi

Về trình độ chuyên môn, đa số GV có trình độ đại học và cao đẳng và thâm niên công tác từ 3 đến 15 năm là chủ yếu.

2.2.2.Mục tiêu khảo sát

Tìm hiểu thực trạng tính kiên trì và thực trạng giáo đục tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hiện nay. Đồng thời trên cơ sở khảo sát, đánh giá khái quát thực trạng đó, đề xuất các biện pháp phù hợp có hiệu quả giáo dục tính kiên trì cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua các hoạt động, đặc biệt là TC ĐVTCĐ.

2.2.3. Nội dung khảo sát

  • Khảo sát nhận thức của giáo viên, nhân viên và phụ huynh về tính kiên trì và giáo dục TKT cho trẻ.
  • Khảo sát mức độ tính kiên trì của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
  • Khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên và phụ huynh có con học lớp mẫu giáo 5-6 tuổi về mức độ cần thiết phải phát triển tính kiên trì cho trẻ
  • Khảo sát mức độ thực hiện phát triển tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5-6 thông qua TC ĐVTCĐ
  • Khảo sát các biện pháp phát triển tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường MN

2.3 Thực trạng tính kiên trì của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Quảng Ngãi

2.3.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá

Tiêu chí 1: Xác định mục đích hành động

Tiêu chí 2: Khả năng duy trì lâu dài hành động

Tiêu chí 3: Bình tĩnh, mạnh dạn, tự tin trong khi chơi

Tiêu chí 4: Tính linh hoạt và sáng tạo qua hành động thay thế

Tiêu chí 5: Khả năng vượt qua khó khăn trở ngại

2.3.2.Thang đánh giá

Mức độ Tốt: 4 < Tổng điểm < 5

Mức độ Khá: 3 < Tổng điểm < 4

Mức độ Trung bình: 2 < Tổng điểm < 3

Mức độ yếu:1 < Tổng điểm < 2

Mức độ Kém :0 < Tổng điểm < 1

2.3.3. Thực trạng mức độ biểu hiện tính kiên trì của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường Mầm non

Qua bảng kết quả thực trạng mức độ biểu hiện tính kiên trì của trẻ theo 5 tiêu chí mà chúng tôi đã xây dưng, có thể thấy rằng thực trạng mức độ biểu hiện tính kiên trì của trẻ còn ở mức độ thấp, trung bình là chủ yếu, trẻ chưa biết cách đặt mục tiêu, khả năng linh hoạt, kiềm chế cảm xúc của bản thân còn ở mức độ thấp, chưa biết cách giải quyết, tháo gỡ các vấn đề và dễ nản chí khi gặp trở ngại.

2.3.4. Phương pháp khảo sát

Phương pháp điều tra bảng hỏi

Phương pháp điều tra phỏng vấn

* Phương pháp quan sát

2.4. Thực trạng giáo dục tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường Mầm non thành phố Quảng Ngãi

2.4.1. Nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh về tính kiên trì ở trẻ Mẫu giáo

2.4.2. Nhận thức của giáo viên mầm non, cán bộ quản lý và phụ huynh về sự cần thiết phát triển tính kiên trì cho trẻ MG 5-6 tuổi

2.4.3. Thực trạng tình hình thực hiện giáo dục phát triển tính kiên trì cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Quảng Ngãi

2.4.4. Thực trạng việc sử dụng một số biện pháp giáo dục tính kiên trì cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Quảng Ngãi

2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tính kiên trì của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non thành phố Quảng Ngãi

2.5. Đánh giá chung

Luận văn tìm hiểu về thực trạng mức độ biểu hiện tính kiên trì của trẻ trong TC ĐVTCĐ và thực trạng giáo dục tính kiên trì cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Quảng Ngãi. Qua khảo sát, có thể thấy rằng thực trạng mức độ biểu hiện tính kiên trì của trẻ còn ở mức độ thấp, trung bình là chủ yếu, trẻ chưa biết cách đặt mục tiêu, khả năng linh hoạt, kiềm chế cảm xúc của bản thân còn ở mức độ thấp, chưa biết cách giải quyết, tháo gỡ các vấn đề và dễ nản chí khi gặp trở ngại.

Từ kết quả khảo sát chúng tôi có thể nhận xét ban đầu là việc phát triển tính kiên trì cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường mầm non ban đầu đã được thực hiện và việc sử dụng một số biện pháp giáo dục tính kiên trì cho trẻ 5-6 tuổi cũng được thực hiện nhưng chưa thường xuyên mà chỉ ở mức độ thỉnh thoảng hoặc không bao giờ sử dụng.

CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH KIÊN TRÌ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ

QUẢNG NGÃI

3.1. Thiết kế trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm phát triển tính kiên trì ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

3.1.1. Các nguyên tắc và yêu cầu chung đối với trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm phát triển tính kiên trì ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

– TC ĐVTCĐ phải hướng tới mục tiêu chung của giáo dục mầm non

– Trò chơi ĐVTCĐ phải đảm bảo tính khoa học và sư phạm

– TC ĐVTCĐ phải đảm bảo tính phù hợp.

– Biện pháp cần phải đảm bảo đáp ứng kinh nghiệm, nhu cầu của lứa tuổi vừa tính đến đặc điểm của từng trẻ

– TC TCĐVTCĐ cần phải được xây dựng trong mối quan hệ qua lại chặt chẽ với mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá kết quả chơi và điều kiện vận dụng chúng ở trường mầm non.

– Trò chơi phải đảm bảo tính khả thi

3.1.2. Các trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển TKT ở trẻ 5-6 tuổi

3.1.2.1. Qui trình tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề

Tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề theo quy trình 3 bước: Thoả thuận trước khi chơi, quá trình chơi và nhận xét sau khi chơi.

3.1.2.2. Một số trò chơi điển hình

Để phục vụ cho việc thực nghiệm tôi đã thiết kế các TC ĐVTCĐ phù hợp để trẻ có thể tham gia tích cực, đồng thời có thể giúp trẻ phát triển TKT

CHỦ ĐỀ 1: NGHỀ NGHIỆP

TRÒ CHƠI: SPA VÀNG ANH

CHỦ ĐỀ 2: NGHỀ NGHIỆP

TRÒ CHƠI: CỬA HÀNG MAY MẶC

CHỦ ĐỀ 4: GIA ĐÌNH

CHỦ ĐỀ 5: TRƯỜNG MẦM NON

TRÒ CHƠI: CÔ GIÁO

CHỦ ĐỀ 6: NGHỀ NGHIỆP

TRÒ CHƠI: BÁC SĨ

3.2. Tổ chức thực nghiệm trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm phát triển tính kiên trì ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

3.2.1. Khái quát quá trình thực nghiệm

3.2.1.1. Mục tiêu thực nghiệm

3.2.1.2. Thời gian thực nghiệm

3.2.1.3. Cách tiến hành thực nghiệm

* Tiến hành đo đầu vào

* Triển khai thực nghiệm

* Tiến hành đo đầu ra

3.2.2. Kết quả thực nghiệm: đo bằng trắc nghiệm đã sử dụng để đo mức độ phát triển tính kiên trì ở trẻ MG 5-6 tuổi.

3.2.2.1. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm

3.2.2.2. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm

a. So sánh kết quả của cùng một nhóm trước và sau thực nghiệm

Bảng 3.6.Kiểm định sự khác biệt kết quả biểu hiện tính kiên trì của trẻ MG 5-6 tuổi ở nhóm ĐC trước và sau TN

Thời gian
Trước TN2,980,81
Sau TN3,050,79

Phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng để xử lí số liệu về điểm trung bình và độ lệch chuẩn của 2 giá trị ĐTB cho ra kết quả như bảng dưới đây:

Descriptive Statistics
NMinimumMaximumMeanStd. Deviation
Truoc TN301.874.072.98.81
Sau TN302.004.333.05.79
Valid N (listwise)30

Nhận xét:

Mẫu dữ liệu gồm 30 trẻ mẫu giáo.

Giá trị trung bình (Mean) của nhóm trước thực nghiệm là 2.98 và sau thực nghiệm là 3.05. Cho thấy, đa phần các trẻ đều có kết quả mức khá về TKT.

Độ lệch chuẩn thể hiện giá trị điểm xoay quanh điểm trung bình khi giá trị lệch chuẩn không vượt quá 50% giá trị điểm trung bình. Giá trị độ lệch chuẩn (Std.Deviation) của nhóm trước thực nghiệm là 0.81 và sau thực nghiệm là 0.79. Cho thấy, mức độ phân tán của dữ liệu xoay quanh giá trị trung bình và không có giá trị bất thường. Từ đó, các trẻ đều có năng lực khá tương đồng nhau về TKT.

Kiểm định giá trị trung bình của hai mẫu (Paired-samples T-test)

Paired Samples Correlations
NCorrelationSig.
Pair 1Truoc TN & Sau TN30.992.000
Paired Samples Test
Paired DifferencestdfSig. (2-tailed)
MeanStd.

Deviation

Std.

Error Mean

95% Confidence Interval of the Difference
LowerUpper
Pair 1Truoc TN

– Sau TN

-.08.10.02-.11-.04-3.9529.00

Kết luận: Sự chênh lệch về điểm đo TKT của trẻ MG của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm là có ý nghĩa về mặt thống kê.

Bảng 3.9. Kiểm định sự khác biệt kết quả biểu hiện tính kiên trì của trẻ MG 5-6 tuỗi ở nhóm TN trước và sau TN

Thời gian
Trước TN2,940.76
Sau TN3,70.50

Phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng để xử lí số liệu về điểm trung bình và độ lệch chuẩn của 2 giá trị điểm trung bình cho ra kết quả như bảng dưới đây:

Descriptive Statistics
NMinimumMaximumMeanStd. Deviation
Truoc TN321.804.132.94.74
Sau TN312.934.603.70.49
Valid N (listwise)31

Độ lệch chuẩn thể hiện giá trị điểm xoay quanh điểm trung bình khi giá trị lệch chuẩn không vượt quá 50% giá trị điểm trung bình. Giá trị độ lệch chuẩn (Std.Deviation) của nhóm trước thực nghiệm là 0.74 và sau thực nghiệm là 0.49. Cho thấy, mức độ phân tán của dữ liệu xoay quanh giá trị trung bình và không có giá trị bất thường. Từ đó, các trẻ đều có năng lực khá tương đồng nhau về tính kiên trì.

Kiểm định giá trị trung bình của hai mẫu (Paired-samples T-test)

Paired Samples Statistics
MeanNStd. DeviationStd. Error Mean
Pair 1Truoc TN2.9431.75.13
Sau TN3.7031.49.09
Paired Samples Test
Paired DifferencestdfSig. (2-tailed)
MeanStd. DeviationStd.

Error Mean

95% Confidence Interval of the Difference
LowerUpper
Pair 1Truoc TN

– Sau TN

-.77.52.09-.96-.58-8.2630.00

Kết luận: Sự chênh lệch về điểm đo tính kiên trì của trẻ mầm non của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm là có ý nghĩa về mặt thống kê.

b. So sánh mức độ biểu hiện tính kiên trì của trẻ MG 5-6 tuổi ở hai lớp ĐC và TN sau TN

Bảng 3.12. Kiểm định sự khác biệt kết quả biểu hiện TKT của trẻ MG 5-6 tuổi giữa nhóm ĐC và nhóm TN sau TN

Lớp
TN3,71,79
ĐC3,051,78

Phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng để xử lí số liệu về điểm trung bình và độ lệch chuẩn của 2 giá trị ĐTB cho ra kết quả như bảng dưới đây:

Descriptive Statistics
NMinimumMaximumMeanStd. Deviation
DC sau TN302,004,333,05,79
TN sau TN302,934,603,70,50
Valid N (listwise)30

Độ lệch chuẩn thể hiện giá trị điểm xoay quanh điểm trung bình khi giá trị lệch chuẩn không vượt quá 50% giá trị điểm trung bình. Giá trị độ lệch chuẩn (Std.Deviation) của nhóm đối chứng sau thực nghiệm là 0.79 và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm là 0.50. Cho thấy, mức độ phân tán của dữ liệu xoay quanh giá trị trung bình và không có giá trị bất thường. Từ đó, các trẻ đều có năng lực khá tương đồng nhau về TKT.

Kiểm định giá trị trung bình của hai mẫu (Paired-samples T-test)

Paired Samples Correlations
NCorrelationSig.
Pair 1DC sau TN & TN sau TN30,203,282
Paired Samples Test
Paired DifferencesTdfSig.

(2-tailed)

MeanStd. DeviationStd.

Error Mean

95% Confidence Interval of the Difference
LowerUpper
Pair 1DC sau TN – TN sau TN-,65,85,15-,97-,33-4,2129,00

Kết luận: Sự chênh lệch về điểm đo tính kiên trì của trẻ MG của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm là có ý nghĩa về mặt thống kê.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Trong cuộc sống của mỗi con người dù làm bất cứ việc gì, ở bất cứ nơi nào đều cần phải kiên trì. Nếu chúng ta có TKT thì sẽ vượt qua được những khó khăn trở ngại. Kiên trì bạn sẽ có tất cả, kiên trì bạn sẽ có thành công. Thông minh không quyết định được thành công, tài năng cũng vậy và may mắn cũng không thể quyết định được bạn có thành công hay không nhưng có kiên trì bạn sẽ có được thành công.

Kiên trì là một phẩm chất của ý chí, việc rèn luyện TKTcho trẻ MG là vấn đề cần thiết và quan trọng. Phát triển TKT cho trẻ đóng vai trò quan trọng, góp phần hình thành nhân cách. Đồng thời phát triển TKT cho trẻ giúp trẻ có khả năng thích ứng và vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống dễ dàng hơn. TKT của trẻ mẫu giáo biểu hiện ở: khả năng duy trì lâu dài hành động, bền bỉ vượt qua khó khăn trở ngại để đạt được mục đích, biết kiềm chế cảm xúc, có khả năng vượt qua khó khăn, trở ngại với thái độ hào hứng để thực hiện đến cùng nhiệm vụ đặt ra.

1.2. Thực tiễn hiện nay cho thấy phần lớn giáo viên, cán bộ quản lý đã hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của TKT.

Thực trạng chỉ ra rằng biểu hiện TKTcủa trẻ ở mức độ trung bình, kết quả đạt được chưa cao, từ kết quả này cho thấy thời điểm tiến hành thực trạng thì mức độ kiên trì của trẻ chỉ đạt ở mức độ trung bình.

Trong các trường MN, giáo viên đã và đang sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm phát triển TKTcho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên, các biện pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ thực sự chưa đạt hiệu quả nên kết quả mức độ phát triển TKTcủa trẻ không cao. Do đó, việc tìm hiểu, đề xuất biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển TKT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là hết sức cần thiết.

1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất được một hệ thống gồm 6 trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm phát triển TKT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết, cho thấy mức độ phát triển TKT của trẻ đã được tăng lên nhanh chóng cả về lượng và chất.

1.4. So với nhiệm vụ của đề tài đặt ra, luận văn đạt được những kết quả sau:

– Bước đầu xây dựng được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm phát triển TKT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

– Đề xuất được các trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm phát triển TKT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

– Tiến hành TN ở hai trường mầm non thuộc địa bàn thành phố Quảng Ngãi để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài. Kết quả thực nghiệm cho thấy giả thuyết khoa học của luận văn là có tính khả thi.

Như vậy, mục đích nghiên cứu đặt ra đã đạt được và nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với các cấp quản lý giáo dục mầm non

2.2. Đối với trường mầm non

2.3. Đối với giáo viên

2.4. Đối với phụ huynh

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GUAO DUC MAM NON\BUI THI ANH TUYET

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *