Tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam

Tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

1. Tính cấp thiết của đề tài

Phước Sơn là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, gồm 11 xã và một thị trấn, diện tích tự nhiên 1.144,79 km­­2, dân số 24.076 người, mật độ dân số 21 người/ km2; Trong đó dân tộc thiểu số chiếm 68%(chủ yếu là dân tộc Gié Triêng). Là huyện nằm ở phía tây nam của tỉnh Quảng Nam; phía tây tiếp giáp với tỉnh Kon Tum; phía bắc tiếp giáp với huyện Nam Giang; phía đông, đông nam giáp với huyện Hiệp Đức và Bắc Trà My; có diện tích tương đối rộng, địa hình hiểm trở, có đường Hồ Chí Minh đi qua nối với các tỉnh Tây nguyên, kinh tế chủ yếu là nông- lâm nghiệp, trình độ dân trí thấp. Trong thời gian gần đây, được sự quan tâm của nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Tuy vậy, trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều các doanh nghiệp và các tụ điểm khai thác lâm, khoáng sản( vàng) đang hoạt động, một số nhà máy thủy điện được đầu tư xây dưng; vì vậy, số lượng người tập trung về huyện đông, dẫn đến THTP có diễn biến phức tạp, tội phạm có chiều hướng gia tăng; trong vòng 5 năm qua( từ năm 2010 đến năm 2014) các cơ quan tố tụng đã điều tra, truy tố, xét xử 245 vụ, với 303 bị cáo.

Để ngăn chặn và dần loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội thì không thể chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm phòng ngừa tội phạm mà vấn đề này cần thiết được nghiên cứu trên cơ sở của một khoa học chuyên ngành tội phạm học, đặc biệt là đi sâu vào “ tính địa lý học của tội phạm”

Với cách nhìn nhận như vây, đề tài: “Tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” đã được lựa chọn làm luận văn thạc sỹ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở khoa học phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam; phân tích tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 – 2014, những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, kết quả dự báo, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở xem tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn,tỉnh Quảng Nam là một hiện tượng xã hội tiêu cực, trong phạm vi luận văn, muốn tìm hiểu xem hiện tượng này có mối liên hệ với các hiện tượng, quá trình kinh tế – xã hội khác như thế nào, từ đó thấy được quy luật của của tội phạm phát sinh trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Luận văn nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học, sử dụng các báo cáo, số liệu thống kê, đặc biệt là thống kê của Tòa án nhân dân huyện Phước Sơn và Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 – 2014.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở của phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm.

6. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

– Tập trung làm rõ những yếu tố nào là nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm để xây dựng các giải pháp phòng ngừa THTP có hiệu quả trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, do vậy các kết quả nghiên cứu được xem là những đóng góp mới của luận văn.

– Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy, học tập và áp dụng vào thực tế hoạt động phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

7. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn gồm ba chương.

Chương 1: Tội phạm và tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến năm 2014.

Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến năm 2014.

Chương 3:Các giải pháp phòng ngừa THTP trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Chương 1

TỘI PHẠM VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2014

1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam

Phân tích khái niệm tội phạm quy định tại Điều 8 BLHS.

Xét về mặt cấu trúc, tội phạm có đặc điểm chung là đều được hợp thành bởi những yếu tố nhất định;. Những yếu tố đó bao gồm: khách thể của tội phạm; mặt khách quan của tội phạm; chủ thể của tội phạm; mặt chủ quan của tội phạm.

+ Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định tại Điều 8 của BLHS năm 1999. Khoa học luật hình sự Việt Nam phân biệt 3 loại khách thể tội phạm cụ thể là: Khách thể chung của tội phạm;khách thể loại của tội phạm ;khách thể trực tiếp của tội phạm

+ Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, công cụ, phương tiện, hoàn cảnh, địa diểm phạm tội…

+ Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.

+ Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan, mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là những hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội. Như vậy với ý nghĩa là một mặt của hiện tượng thống nhất, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một cách độc lập mà luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm.

Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình đối với hậu quả do hành vi đó gây ra biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý.

Mục đích của tội phạm là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.

1.2. Tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn,tỉnh Quảng Nam 2010 đến 2014

Phước Sơn là huyện miền núi cao và xa nhất tỉnh Quảng Nam, có diện tích rộng, dân cư thưa thớt, song tình hình trật tự trị an khá phức tạp; do có mỏ và các tụ điểm khai thác vàng có phép và trái phép; tài nguyên, khoáng sản dồi dào nên nhiều đối tượng từ nơi khác đến khai thác vàng và lâm sản trái phép, trong đó có nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự, trốn truy nã xâm nhập vào địa bàn;

Ngoài ra,huyện Phước Sơn còn có đường Hồ Chí Minh đi qua nối với các tỉnh Tây Nguyên, có Quốc lộ 14 E, đường cong cua, đèo dốc nên tình hình tai nạn giao thông nghiêm trọng thường xuyên xảy ra;

Trong năm 2007, cơ cấu, diễn biến THTP trên địa bàn huyện không phức tạp, tỷ lệ số vụ án, bị cáo được điều tra, truy tố, xét xử rất ít 10 vụ/15 bị cáo thì đến năm 2011 diễn biến của THTP trên địa bàn huyện tăng nhanh về số vụ và số bị cáo được đưa ra xét xử (54 vụ/63 bị cáo). Đây là một thực trạng đáng báo động.

1.2.1. Thực trạng (mức độ) của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam từ 2010 đến 2014

Đó là số lượng các tội phạm đã xảy ra và những người thực hiện tội phạm đó ở một địa bàn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định.

1.2.1.1. Mức độ tổng quan

Xét về tỷ lệ số bị cáo xét xử ở TAND huyện Phước Sơn so với toàn tỉnh lại tăng lên liên tục trong các năm từ 2010 đến 2014, điều này chứng tỏ mức độ phức tạp của tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, mỗi vụ án không đơn thuần chỉ có một bị cáo mà có thể có nhiều bị cáo phạm tội có tổ chức phát sinh trên địa bàn huyện Phước Sơn.

Tình hình tội phạm luôn biến động, có thể có phát sinh tăng hoặc giảm nhưng mức độ biến động tăng không lớn, cụ thể biến động tăng cao nhất là năm 2011 so với 2010 tăng 01 vụ(từ 53 vụ lên 54 vụ, tăng 1,88%), sau đó lại giảm 9 vụ vào năm 2012( từ 54 vụ còn 45 vụ, giảm 16,6%), rồi lại tăng 5 vụ vào năm 2013 ( từ 45 vụ lên 50 vụ, tăng 11,1%); sau đó lại giảm tiếp 7 vụ vào năm 2014( từ 50 vụ còn 43 vụ, giảm 14%).

– Tính toán cơ số tội phạm hàng năm ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam:

Theo số liệu của cục thống kê tỉnh Quảng Nam, dân số huyện Phước Sơn lần lượt trong các năm từ 2010 đến 2014 là: 22.643 người, 22.857 người, 23.102 người, 23.394 người, 23.635 người. Trên cơ sở dân số của huyện Phước Sơn và tỉnh Quảng Nam kết hợp với số liệu vụ án và bị cáo xét xử sơ thẩm ở huyện Phước Sơn trong 5 năm từ 2010 đến 2014 ta sẽ xây dựng được cơ số phạm tội trên địa bàn huyện Phước Sơn.

Từ số liệu thống kê trên cho thấy, trên địa bàn huyện Phước Sơn cơ số tội phạm thấp tức là mức độ tội phạm phổ biến trong dân cư là khá cao, cứ trong 10.000 dân thì năm 2010 có 23,3vụ/26,0 bị cáo; năm 2011 có 23,6 vụ/27,5 bị cáo; năm 2012 có 19,4 vụ/26,4 bị cáo; năm 2013 có 21,3 vụ/22,6 bị cáo; năm 2014 có 18,1 vụ/28,3 bị cáo. Biến động về cơ số tội phạm trên địa bàn không đồng đều trong thời gian từ 2010 đến 2014, biến động có giảm về số vụ nhưng tăng về số bị cáo( năm 2010 có 23,4 vụ/26,05 bị cáo thì năm 2014 là 18,1 vụ/28,3 bị cáo/ 10.000 dân). Số liệu này cho thấy tính trên 10.000 dân thì số vụ phạm tội đã giảm.

– Tỷ lệ giữa số bị cáo và số vụ: Mức độ tổng quan của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn còn được làm rõ hơn qua việc tính toán tỷ lệ giữa số bị cáo với số vụ. Trên địa bàn huyện Phước Sơn bình quân tỷ lệ chênh lệch giữa số bị cáo với số vụ án trong 05 năm từ 2010 đến 2014 là: 1,24, tức là cứ trung bình 01 vụ án có 1,24 bị cáo. Tỷ lệ này có năm tăng có năm giảm, song đến năm 2014 thì tăng là 1,55 (cứ 01 vụ án có 1,55 bị cáo) so với toàn tỉnh thì tỷ lệ chênh lệch giữa số bị cáo với số vụ án có những biến động tăng giảm qua mỗi năm, cụ thể: năm 2011 tăng từ 1,51 lên 1,68, năm 2012, sau lại tăng lên là 1,75, tỷ lệ này lại giảm ở năm 2013 là 1,66 sau đó năm 2014 lại tăng lên là 1,80 .

Với tỷ lệ số bị cáo đã xét xử ở TAND huyện Phước Sơn và tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Phước Sơn nói riêng liên tục tăng từ năm 2010 đến năm 2014, điều này cho thấy mức độ nguy hiểm, phức tạp của tội phạm trên địa bàn toàn tỉnh; số vụ phạm tội đơn nhất (không có đồng phạm) ngày càng ít đi, thay vào đó số vụ phạm tội có đồng phạm, có tổ chức ngày càng nhiều hơn.

1.2.1.2. Mức độ nhóm

Thực tế trên địa bàn huyện Phước Sơn trong 5 năm qua chỉ có 7 nhóm tội danh có đời sống thực tế nghĩa là có phát sinh tội phạm trong nhóm, trong mỗi nhóm có phát sinh số tội phạm khác nhau, cụ thể như sau:

– Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người gồm có 05 tội danh;

– Nhóm các tội xâm phạm sở hữu có 06 tội danh;

– Nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có 01 tội danh;

– Nhóm tội phạm môi trường có 01 tội danh;

– Nhóm tội phạm về ma túy có 02 tội danh;

– Nhóm các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng có 07 tội danh;

– Nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính có 01 tội danh;

Ngoài ra, có 05 nhóm không có tội danh đời sống thực tế là:

– Nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

– Nhóm các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình;

– Nhóm các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân;

– Nhóm các tội phạm về chức vụ;

– Nhóm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.

Xét tỷ lệ số bị cáo mà TAND huyện Phước Sơn đã xét xử hình sự sơ thẩm từ 2010 đến 2014 chia theo nhóm tội là: Nhóm nhiều nhất là C14 có 104 bị cáo, chiếm 34,3%, kế tiếp thứ tự là các nhóm: C19 có 64 bị cáo, chiếm 21,1%; C18 có 61 bị cáo chiếm 20,1%; C12 có 36 bị cáo, chiếm 11,8%; C17 có 18 bị cáo chiếm 5,94%; C16 có 14 bị cáo chiếm 4,62%; C20 có 06 bị cáo chiếm 1,98%.

1.2.1.3. Mức độ hành vi

Mức độ hành vi phạm tội ở một tội danh là số lần tội danh đó được Tòa án áp dụng tuyên các bị cáo phạm tội trên địa bàn huyện Phước Sơn trong thời gian từ 2010 đến 2014;

Cơ số hành vi phạm tội là tổng số tội danh có đời sống thực tế, đó là số tội danh Tòa án đã dùng để tuyên phạt trong một đơn vị thời gian và không gian nhất định và là một dạng chỉ số làm cơ sở để đánh giá về mức độ phù hợp của Luật hình sự với thực tế đời sống xã hội.

Theo thống kê của TAND huyện Phước Sơn từ 2010 đến 2014, trên địa bàn phát sinh 24 loại tội phạm, nghĩa là có 24 loại tội danh có đời sống thực tế.

Từ số liệu trên cho thấy có một số tội có mức độ vi phạm cao theo thứ tự cụ thể là:

Tội trộm cắp tài sản: 59 vụ/82 bị cáo chiếm 24,08% số vụ/26,80% số bị cáo;

Tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy: 53 vụ /61 bị cáo chiếm 21,06% số vụ/20,00 số bị cáo;

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: 24 vụ/29 bị cáo chiếm 9,79% số vụ/9,50% số bị cáo

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: 19vụ/19 bị cáo chiếm 7,75% số vụ/7,75% số bị cáo;

Tội phạm về môi trường( hủy hoại rừng): 16/18 bị cáo chiếm 6,53% số vụ/5,90% số bị cáo.

1.2.2. Động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

Căn cứ tỷ lệ tăng giảm số vụ án và số bị cáo trong các năm từ 2010 đến 2014 so với năm 2010 tại bảng 1.6 phần phụ lục thì thấy động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm trong các năm này có sự tăng lên và giảm đi không tịnh tiến cụ thể: Năm 2011, diễn biến tăng 01 vụ (tăng 101,8%) , tăng 04 bị cáo (tăng 106,77%) so với năm 2010; Năm 2012, diễn biến giảm 08 vụ ( còn 83,33%), nhưng lại tăng 02 bị cáo (tăng 103,38%) so với năm 2010; Năm 2013 động thái (diễn biến) tình hình tội phạm cũng giảm cả về số vụ và số bị cáo; cụ thể, giảm 03 vụ (còn 94,33%), giảm 06 bị cáo (còn 89,83%) so với năm 2010. Đặc biệt năm 2014 diến biến (động thái) tình hình tội phạm lại giảm rất mạnh về số vụ án, giảm 10 vụ( còn 81,13%) nhưng lại tăng rất cao số bị cáo đã xét xử sơ thẩm, tăng 08 bị cáo( tăng 113,55%) so với năm 2010.

1.2.3. Cơ cấu của tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

1.2.3.1. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong mối quan hệ với tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam các năm 2010 – 2014.

Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện trong mối quan hệ với toàn tỉnh thì thấy tỷ lệ số vụ án xét xử sơ thẩm trên địa bàn luôn thấp hơn 10% tổng số vụ án xét xử trên toàn tỉnh Quảng Nam, như vậy so sánh với toàn tỉnh thì số vụ phạm tội trên địa bàn huyện chiếm tỷ lệ thấp;

1.2.3.2. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010 – 2014 xét theo các chương tội phạm trong Bộ luật hình sự năm1999

Trong số các nhóm tội có phát sinh tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn thì số lượng vụ án, bị cáo phát sinh chủ yếu là nhóm xâm phạm sở hữu, nhóm tội phạm này liên tục chiếm tỷ lệ cao trong suốt 5 năm theo thống kê, sau đó là nhóm tội phạm về ma túy, trật tự xã hội cũng còn xảy ra ở mức cao; Có một số nhóm tội chỉ phát sinh 1 tội danh trong suốt kỳ thống kê là tội chống người thi hành công vụ, trước năm 2011 hầu như không xuất hiện, thì đến năm 2014, đã xét xử sơ thẩm 06 vụ/06 bị cáo, có nhóm tội không xuất hiện như nhóm xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.

1.2.3.3. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010 – 2014 xét trên cơ sở tổng số dân trong sự so sánh với các địa bàn giáp ranh cùng cấp.

Cơ cấu về mức độ tình hình tội phạm theo dân số trong sự so sánh với các địa bàn giáp ranh với huyện Phước Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam cho thấy số dân/01 bị cáo càng nhỏ thì mức độ tội phạm càng cao, theo bảng 1.7 thể hiện, địa bàn huyện Phước Sơn có mức độ phạm tội cao nhất, cứ 76 người dân có 01 bị cáo, mức độ tội phạm thấp nhất là huyện Bắc Trà My, cứ 190 người dân có 01 bị cáo. Điều này cho thấy tình hình an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Phước Sơn tương đối phức tạp so với 3 huyện giáp ranh;

1.2.3.4. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010- 2014 trên cơ sở diện tích trong sự so sánh với các địa bàn giáp ranh cùng cấp.

Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trên đơn vị diện tích so với các địa bàn cùng cấp thì thấy địa bàn huyện Hiệp Đức có số bị cáo phạm tội trên 01 km2 là cao nhất với 0,542 bị cáo/01 km2 và địa bàn huyện Nam Giang là đơn vị có số bị cáo phạm tội thấp nhất, tính theo đơn vị diện tích 01km2 với 0,155 bị cáo/01km2.

1.2.3.5. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010- 2014 được tính trên cơ sở kết hợp yếu tố dân cư, diện tích trong sự so sánh với các địa bàn giáp ranh cùng cấp.

Cấp độ nguy hiểm được hình thành trên cơ sở hệ số tiêu cực, nếu hệ số tiêu cực càng nhỏ thì mức độ nguy hiểm càng lớn, theo đó huyện Phước Sơn có cấp độ tình hình tội phạm nguy hiểm cao nhất, tiếp theo thứ tự là huyện Hiệp Đức rồi đến huyện Nam Giang và cuối cùng là huyện Bắc Trà My.

Bảng 1.9. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010- 2014 được tính trên cơ sở kết hợp yếu tố dân cư, diện tích trong sự so sánh với các địa bàn giáp ranh cùng cấp.

Địa bàn huyện Phước Sơn có cấp độ tình hình tội phạm nguy hiểm cao nhất so với các địa bàn giáp ranh cùng cấp, tiếp theo là huyện Hiệp Đức, tại huyện Hiệp Đức các điều kiện xã hội ổn định, an ninh- trật tự tương đối tốt, song có diện tích nhỏ hơn huyện Phước Sơn và huyện Nam Giang, trong khi mật độ dân cư đông hơn nên có hệ số tiêu cực đứng thứ 2 sau huyện Phước Sơn.

1.2.3.6. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010- 2014 xét theo địa điểm gây án

Huyện Phước Sơn có 11 xã và một thị trấn, với những đặc điểm địa hình miền núi hiểm trở, dân cư tập trung đông tại thị trấn Khâm Đức, các xã có nhiều khu vực khai thác vàng và nhà máy thủy điện là xã Phước Đức, Phước Hòa, Phước Thành, Phước Lộc, Phước Kim, Phước Công và Phước Chánh, địa bàn có Đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 14 E đi qua là những địa điểm thường xảy ra tội phạm, số lượng vụ án hình sự phát sinh trên những địa bàn này thường chiếm tỷ lệ đa số trong tổng số vụ án phạm tội so với các xã còn lại.

1.2.3.7. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn từ năm 2010- 2014 xét theo hình phạt đã áp dụng.

TAND huyện Phước Sơn đã xét xử sơ thẩm và đã áp dụng mức hình phạt dưới 7 năm tù giam là chủ yếu, trong tổng số 303 bị cáo bị xét xử, có 207 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù giam chiếm 67,86%, trong đó số bị cáo bị áp dụng mức phạt trên 7 năm tù chỉ có 17 bị cáo, còn lại là áp dụng hình phạt dưới 7 năm tù, áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo là 96 bị cáo, chiếm 31,47%, trong 5 năm Tòa án xử sơ thẩm không có bị cáo nào bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ; Trong kỳ thống kê có 303 bị cáo thì có 58 bị cáo bị áp dụng hình phạt bổ sung, chủ yếu hình phạt bổ sung áp dụng đối với các tội về ma túy, đánh bạc.

1.2.3.8. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010- 2014 xét theo đặc điểm nhân thân của người phạm tội

Các đặc điểm nhân thân đặc trưng của người phạm tội được tội phạm học nghiên cứu ở một số khía cạnh như: Đặc điểm sinh học như độ tuổi, giới tính; Đặc điểm xã hội như trình độ học vấn, nơi cư trú, nghề nghiệp; Đặc điểm tâm lý phản ánh nhận thức xã hội tiêu cực của người phạm tội; Đặc điểm nhân thân mang tính pháp lý hình sự.

* Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010 – 2014 được xác định theo giới tính của người phạm tội

Huyện Phước Sơn cơ cấu của tội phạm theo giới là: Nam giới thực hiện tội phạm một cách phổ biến ở nhiều lọai tội khác nhau như : Các tội phạm xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người; nhóm tội phạm ma túy; nhóm tội xâm phạm sở hữu; tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ… Nữ giới thực hiện một số tội phạm như: trộm cắp tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hủy hoại rừng, mua bán trái phép chất ma túy…

* Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010- 2014 xét theo độ tuổi của người phạm tội

Căn cứ đặc điểm về độ tuổi của người phạm tội nhằm xác định tỷ lệ phạm tội theo độ tuổi trên tổng số người phạm tội trên địa bàn. Tội phạm học phân chia độ tuổi phạm tội làm 4 nhóm là:14 đến nhỏ hơn 18 tuổi,18 đến 30 tuổi, 30 đến 45 tuổi, lớn hơn 45 tuổi.

Địa bàn huyện Phước Sơn, tội phạm do nhóm người từ 18 đến dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là nhóm từ 30 đến 45 tuổi, riêng nhóm bị cáo phạm tội từ 45 tuổi trở lên có tỷ lệ thấp nhất.

* Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010- 2014 xét theo trình độ học vấn của người phạm tội.

Từ thực tế số liệu thống kê tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm từ 2010 đến 2014 theo trình độ học vấn: chỉ ra rằng những người có học vấn thấp (không có văn hóa hoặc có văn hóa từ lớp 1 đến lớp 10/12) thường chiếm tỷ lệ cao hơn trong cơ cấu tình hình tội phạm.

* Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2000- 2014 xét theo nghề nghiệp của người phạm tội.

Người phạm tội trên địa bàn huyện Phước Sơn theo nghề nghiệp của người phạm tội thì thấy những người không có nghề nghiệp hoặc có nghề nhưng là lao động phổ thông, công việc làm không ổn định như: làm thuê,phụ buôn bán nhỏ, công nhân làm vàng, giết mổ gia súc, lái xe ô tô …

* Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm 2010 – 2014 xét theo tiền án, tiền sự của người phạm tội.

Tỷ lệ số người phạm tội có tiền án, tiền sự tương đối cao, chiếm 21,45% trong tổng số người phạm tội, trong đó riêng số tái phạm là 10,16%. Số người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm và phạm tội mà trước đó đã có tiền án, tiền sự nay số bị cáo này chủ yếu phạm các tội như: tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản.

* Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn trong các năm từ 2010 – 2014 xét theo thành phần dân tộc của người phạm tội.

Tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam trong các năm 2010 – 2014 thì số bị cáo là người dân tộc Kinh vẫn chiếm đa số( chiếm tỷ lệ 77,55%), bị cáo là người dân tộc thiểu số( chủ yếu là dân tộc Gié Triêng, chiếm tỷ lệ 22,44%), điều này cho thấy mặc dù dân số sinh sông trên địa bàn huyện Phước Sơn chủ yếu là người dân tộc thiểu số(dân tộc Gié Triêng, chiếm 68% tổng dân số toàn huyện) nhưng số bị cáo là người dân tộc thiểu số bị xét xử chiếm tỷ lệ không cao.

1.2.4. Đánh giá tính chất của tình hình tội phạm từ năm 2010 – 2014 trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

* Tính chất của tình hình tội phạm xét theo địa điểm và thời gian gây án.

Thời gian và địa điểm gây án là những nội dung được đặt ra không chỉ của Luật hình sự mà Tội phạm học cũng phải nghiên cứu làm rõ và phục vụ cho việc giải thích nguyên nhân xảy ra tội phạm vào những địa điểm, thời điểm nhất định từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa.

* Tính chất của tình hình tội phạm xét theo đặc điểm nhân thân người phạm tội.

Số bị cáo là nam giới chiểm tỷ 65,9%, số bị cáo phạm tội trong độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi chiếm 49,83%, độ tuổi từ 30 đến dưới 45 tuổi chiếm 36,96%;số bị cáo có trình độ văn hóa thấp (không biết chữ) chiếm 16,5%, trình độ lớp 1 đến lớp 5 chiếm 37,9%, trình độ lớp 6 đến lơp 10 chiếm 29,3%; số người không có nghề nghiệp, lao động phổ thông và nông dân chiếm 95,7%, tỷ lệ bị cáo có tiền án, tiền sự thấp nhất là năm 2013 với 11,32%, cao nhất là năm 2010 với 28,81%; số bị cáo là người dân tộc Kinh chiếm 77,56%, bị cáo là người dân tộc thiểu số( Gié Triêng) chiếm 22,44%.

1.2.5. Đánh giá phần ẩn của tình hình hình tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn từ năm 2010 đến 2014.

Phần ẩn của tình hình tội phạm như đã nhấn mạnh được tạo nên bởi tổng thể các hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực tế song không được phát hiện, xử lý theo quy định pháp luật hoặc không có trong thống kê tội phạm. Dựa vào việc xác định chủ thể chính trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm để phân biệt thì có: Tội phạm ẩn chủ quan và tội phạm ẩn khách quan. Ngoài ra những sai sót trong công tác thống kê cũng tồn tại tội phạm ẩn thống kê là một dạng của ẩn chủ quan.

Tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
Tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Chương 2

NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

Nói đến nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm không thể không nói đến cơ chế hành vi phạm tội cụ thể, được hiểu là quá trình vận hành trong thế tự nhiên vốn có của sự tương tác giữa các yếu tố thuộc môi trường bên noài và các yếu tố tâm sinh lý bên trong cá nhân con người, bằng việc hành động hoặc không hành động bị luật hình sự quy định là tội phạm. Cơ chế hành vi phạm tội có cấu trúc ba bộ phận là:

Một là: Hình thành tính động cơ phạm tội;

Hai là: Kế hoạch hóa hoạt động phạm tội;

Ba là: Thực hiện tội phạm.

2.1. Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống

2.1.1. Những yếu tố tiêu cực thuộc môi trường gia đình

Giáo dục trong gia đình là rất quan trọng, tạo điều kiện hình thành nhân cách của con người; Cá nhân được sinh ra, chịu sự ảnh hưởng giáo dục đầu tiên và xuyên suốt cuộc đời là môi trường gia đình. Do vậy giáo dục gia đình có ý nghĩa đặc biệt quyết định đến việc hình thành nhân cách cá nhân.

Qua nghiên cứu 100 bản án trên địa bàn huyện Phước Sơn, những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội có liên quan tới yếu tố giáo dục trong gia đình xuất phát từ những lý do sau:

Thứ nhất, do cha mẹ làm sai, con làm theo, trong gia đình có người thiếu văn hóa, thiếu đạo đức, có hành vi phạm tội, bố mẹ, anh chị đánh nhau, mất đoàn kết…dẫn đến việc các em dễ học những cái xấu, dễ phạm tội.

Thứ hai, do bị bạo lực từ nhỏ, bị đối xử hà khắc, cha mẹ thiếu hiểu biết, thường xuyên hành hạ, đánh đập con cái dẫn đến nhiều em bị khủng hoảng tâm lý, nhiều trường hợp trở nên hung hãn, coi thường pháp luật, căm ghét gia đình, các em dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo.

Thứ ba, do thiếu tình cảm của cha mẹ, không chú ý chăm lo đến vật , bất cần, dễ phạm tội.

Thứ tư, do bố mẹ quá nuông chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu cua con cái, tạo nên thói quen ỷ lại, dựa dẫm, ích kỷ, lười nhác, thiếu trách nhiệm, dễ bị bạn be lôi kéo đi bụi và phạm tôi.

2.1.2. Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường nhà trường

Như đã phân tích, số bị cáo phạm tội trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến 2014 đa số có trình độ văn hóa rất thấp, nhiều bị cáo có trình độ cấp tiểu học, thậm chí không biết chữ; điều đó thể hiện việc giáo dục trong nhà trường về văn hóa và đạo đức cho các em còn rất nhiều bất cập…

2.1.3. Những yếu tố tiêu cực thuộc lĩnh vực kinh tế

2.1.4. Những yếu tố tiêu cực thuộc lĩnh vực chính trị

Nhóm yếu tố này phản ánh những mâu thuẫn về lợi ích chính trị của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Đây là nhóm điều kiện và nguyên nhân có thể làm phát sinh nhiều loại tội phạm trong xã hội, trong đó có thể tác động trực tiếp phát sinh tội phạm ở nhóm xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm trật tự an toàn xã hội…

2.1.5. Những yếu tố tiêu cực thuộc lĩnh vực tâm lý, văn hóa

Toàn cầu hóa trong xu thế hội nhập đem lại rất nhiều những điều kiện thuận lợi cho quốc gia, dân tộc nói chung và cho mỗi địa phương nói riêng, tuy nhiên mặt trái của hội nhập cũng làm phát sinh những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội xuất phát từ nhận thức, quan niệm chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ ngày càng trầm trọng và ngày càng lan rộng trong xã hội, biểu hiện đặc biệt rõ nét trong nhận thức, hành vi của giới trẻ bởi thế hệ trẻ ngày nay lớn lên trong môi trường có nhiều biến động về mọi mặt đời sống xã hội do vậy nhận thức cũng chịu sự tác động của nhiều giá trị xã hội mới, trong đó có cả những giá trị tích cực và tiêu cực nhưng bản thân họ ít hoặc thậm chí không được định hướng nhận thức dẫn đến những sai lệch trong chuẩn mức nhận thức và hành vi của họ.

2.1.6. Những yếu tố tiêu cực thuộc về tổ chức quản lý xã hội.

Trên địa bàn huyện Phước Sơn, các yếu tố tiêu cực thuộc về quản lý xã hội thể hiện cụ thể: Bên cạnh những yếu tố tiêu cực khách quan như đã đề cập thì tình hình tội phạm được phát sinh từ nhóm những yếu tố tiêu cực chủ quan do bản thân chủ thể Nhà nước trong tổ chức hoạt động quản lý xã hội tạo nên. Trong quá trình Nhà nước điều hành, quản lý xã hội trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ đều tồn tại những sai sót, yếu kém nhất định trên mọi lĩnh vực. Tùy theo mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ phát sinh những lỗ hổng vốn là điều kiện phát sinh các loại tội phạm khác nhau.

2.2. Các yếu tố tiêu cực thuộc về cá nhân người phạm tội trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Con người là một thực thể xã hội, luôn bị phụ thuộc và chịu sự tác động của hoàn cảnh, môi trường xã hội. Song nếu chỉ coi những yếu tố môi trường xã hội là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm thì không thể lý giải nổi tại sao hàng triệu người có cùng môi trường xã hội như nhau, song chỉ có số ít trong đó phạm tội( Ví dụ: Môi trường trong một Quốc gia, một thành phố…).Như vậy, tội phạm phát sinh trong đời sống xã hội không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố thuộc môi trường sống của con người mà còn do sự tác động của các yếu tố từ chính cá nhân người thực hiện hành vi phạm tội; Bởi vì, tội phạm do từng cá nhân thực hiện, do đó không thể không mang yếu tố cá nhân; đó là những đặc tính sinh học như:lứa tuổi, giới tính, dân tộc… và những đặc tính tâm lý –xã hội như: ý thức, nhu cầu, sở thích, lối sống…

Tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
Tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Dự báo tình hình tội phạm trong những năm tới trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

THTP trên địa bàn huyện Phước Sơn trong thời gian tới còn tiếp tục diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng, tính chất nguy hiểm hơn, với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; có thể nhận định:

– Tỷ lệ tái phạm ngày càng cao;

– Tội phạm có chiều hướng trẻ hóa;

– Hành vi phạm tội ngày một nguy hiểm hơn, hậu quả nghiêm trọng hơn;

– Tội phạm về ma túy; vận chuyển, mua bán trái phép chất độc, vật liệu nổ, khai thác trái phép lâm, khoáng sản; vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ… vẫn còn xảy ra nhiều và ngày càng phức tạp.

– Các loại tội phạm về tham nhũng, lãng phí, tội phạm về kinh tế còn có thể xảy ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, như tham ô, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, trốn thuế, gian lận thương mại… gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, tài nguyên của quốc gia.

– Tỷ lệ người phạm tội không có nghề nghiệp, không có trình độ văn hóa vẫn còn chiếm đa số;

* Xu hướng tội phạm trong thời gian tới:

– Đối với những loại tội phạm đã xuất hiện thì sẽ tiếp tục xảy ra trong thời gian tới, với chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp và có tính chất nguy hiểm cao hơn; đặc biệt là tội phạm về ma túy, tội phạm xâm phạm sở hữu, xâm phạm sức khỏe, an toàn công cộng, trật tự công cộng (trong đó có các tội mua bán, vận chuyển trái phép vật liệu nổ, chất độc) .

– Gia tăng nhiều nhất là tội trộm cắp tài sản, với thủ đoạn tinh vi hơn; tội cố ý gây thương tích với tính chất côn đồ, các loại tội phạm khác liên quan đến đối tượng nghiện chất ma túy cũng sẽ gia tăng.

– Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sẽ tiếp tục gia tăng về số vụ, hậu quả ngày một nghiêm trọng hơn.

– Tội hiếp dâm, nhất là tội hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em vẫn có thể tăng.

– Tội phạm xâm phạm tài nguyên, khoáng sản, tài nguyên rừng, xâm phạm môi trường vẫn còn diễn biến phức tạp.

– Xuất hiện một số tội phạm mới như tội phạm vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ, tội phạm công nghệ cao…

– Tỷ lệ số người phạm tội có trình độ văn hóa sẽ ngày càng nâng cao do trình độ dân trí thực tế trên địa bàn cũng như toàn tỉnh đang dần được nâng cao.

Về thủ đoạn phạm tội của tình hình tội phạm trong thời gian tới ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn, khó phát hiện, điều tra, xử lý.

3.2. Hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

3.2.1. Các giải pháp ngăn chặn tội phạm

3.2.1.1. Những giải pháp không cho tội phạm xảy ra

Hiện nay, trên địa bàn huyện Phước Sơn, Đảng và chính quyền tiếp tục thực hiện nghiêm những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng liên quan đế lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Xây dựng và thực hiện cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị của huyện Phước Sơn, đẩy mạnh phong trào cách mạng của toàn dân, nâng cao trách nhiệm, vai trò chủ động của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Vai trò chủ chốt là Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, vai trò đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật như: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác.

3.2.1.2. Những giải pháp ngăn chặn tội phạm đang xảy ra

Trong thực tế phát sinh tội phạm ở mỗi hành vi phạm tội là khác nhau, có những hành vi phạm tội bột phát, nhưng cũng có những tội phạm xảy ra mà hành vi phạm tội được xác định rõ có ba giai đoạn là động cơ hóa, kế hoạch hóa và hiện thực hóa hành vi phạm tội.

3.2.1.3. Những giải pháp ngăn chặn tái phạm

Tội phạm phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật, đảm bảo công tác thi hành án có hiệu quả, làm cho nhận thức của người phạm tội chuyển hóa tích cực, đó là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn không cho tái phạm. Tăng cường quản lý những đối tượng có tiền án, tiền sự, côn đồ, hung hãn trên địa bàn, triển khai các nội dung giáo dục những đối tượng này một cách cụ thể, có hiệu quả nhằm ngăn chặn các đối tượng này tái phạm hoặc kết lập băng ổ nhóm tội phạm.

3.2.2. Các giải pháp loại trừ tội phạm.

Những giải pháp loại trừ tội phạm được hiểu là các giải pháp mà Đảng và Nhà nước và mọi công dân tiến hành nhằm triệt tiêu các yếu tố làm phát sinh tội phạm trong xã hội.

3.2.2.1. Những giải pháp kinh tế.

Trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, đời sống của nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao; Do vậy, vấn đề quan trọng nhất đối với công tác phòng ngừa tội phạm là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, vì vậy tất cả những giải pháp nhằm phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo trong nhân dân được Đảng, Nhà nước tiến hành đều là những biện pháp quyết định để giải quyết vấn đề tội phạm trong xã hội.

3.2.2.2. Những giải pháp chính trị.

Việc tiếp tục duy trì sự ổn định chính trị luôn là mục tiêu hàng đầu và được ưu tiên thực hiện nhằm xây dựng tốt mối quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, tôn giáo trong xã hội, tạo môi trường lành mạnh để xây dựng đất nước.

3.2.2.3. Những giải pháp pháp luật.

Pháp luật, với vai trò điều chỉnh hành vi, điều chỉnh quan hệ xã hội do vậy nó có ý nghĩa quyết định đối với công tác phòng ngừa tội phạm. Để pháp luật thực thi và giữ vững được vai trò phòng ngừa tội phạm đòi hỏi nó phải đi trước một bước, mang tính dự liệu và hoạch định tốt để hoàn thành chức năng phòng ngừa của pháp luật.

3.2.2.4. Những giải pháp về mặt văn hóa, giáo dục.

Ngày nay, văn hóa được xác định là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Đảng ta chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiên, đậm đà bản sắc dân tộc…

Từ những viện dẫn trên khẳng định văn hóa, giáo dục luôn là một trong những biện pháp phòng ngừa tội phạm hiệu quả, mang tính lâu dài.

3.2.2.5. Những giải pháp tổ chức, quản lý

Những giải pháp loại trừ tội phạm có tác động trực tiếp vào ý thức của con người giúp con người có được thói quen tuân thủ pháp luật. Những biện pháp về mặt tổ chức có chức năng đảm bảo, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa về mặt nội dung như: khống chế, ngăn chặn và kịp thời phát hiện, xử lý những tiêu cực có thể phát sinh trong qúa trình thực hiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm.

3.2.2.6. Những giải pháp kiểm soát xã hội.

Đây là những giải pháp tích cực thể hiện rõ cơ chế quản lý, giám sát thực tế. Nhà nước, tổ chức đoàn thể và nhân dân, thông qua kiểm soát và tự kiểm soát sẽ phát hiện vi phạm, có dấu hiệu vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý hoặc ngăn ngừa tội phạm đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế phòng chống tội phạm nói chung.

KẾT LUẬN

Phòng ngừa tội phạm là trách nhiệm chung của toàn xã hội; là mục tiêu quan trọng nhất trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên tội phạm và tình hình phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. Đây vừa là những giải pháp mang tính tính chung nhất, đồng thời luận văn cũng đề xuất những giải pháp phòng ngừa THTP mang tính đặc thù của địa phương miền núi, từ đó tác giả mong muốn đề tài sẽ được áp dụng trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Luận văn được tác giải nghiên cứu nghiêm túc, có sự giúp đỡ của giảng viên Học viện khoa học xã hội – Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, của người hướng dẫn khoa học.

Trong quá trình nghiên cứu làm luận văn không tránh khỏi những khuyết điểm, hạn chế nhất nên tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành từ phía các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HINH SU DOT 2\TOI PHAM HOC\LE VAN THÀNH\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *