TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TRONG CÁC KHU NHÀ Ở THU NHẬP THẤP

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TRONG CÁC KHU NHÀ Ở THU NHẬP THẤP PHƯỜNG NẠI HIÊN ĐÔNG, QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TRONG CÁC KHU NHÀ Ở THU NHẬP THẤP PHƯỜNG NẠI HIÊN ĐÔNG, QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.Lý do chọn đề tài

Trong hàng loạt dự án phát triển kinh tế, dân sinh được triển khai trên địa bàn quận Sơn Trà, phải kể đến các dự án ở phường Nại Hiên Đông đặc biệt là dự án xóa nhà CHỒ.  Phường Nại Hiên Đông có diện tích 4,2 km2 thì phải giải tỏa, chỉnh trang đô thị hết 3,1 km2. Trước 1999, cả Phường chỉ có mỗi con đường đất đỏ Nguyễn Trung Trực là trục lớn nhất để tiện đi lại với các phường khác và sang quận Hải Châu. Bây giờ, hàng trăm tuyến đường mở ra khiến phường Nại Hiên Đông trở thành địa phương không có kiệt, hẻm duy nhất và là phường có số nhà chung cư lớn nhất thành phố (56Đơn Nguyên) của Thành Phố Đà Nẵng. Chính hệ thống giao thông phát triển trong hơn 15 năm trở lại đây đã góp phần giúp cho địa phương này phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, minh chứng cho sự phát triển Hạ tầng của vùng đất bờ đông sông Hàn. Nguồn http://www.baodanang.vn

Phường Nại Hiên Đông nằm phía Bắc quận Sơn Trà với diện tích 4,2km2 có 103 tổ dân phố với 6.230 hộ và 27.730 khẩu. Trên địa bàn phường hiện nay có 26 chi bộ . Do địa bàn ở đây chưa phát triển được hội viên và chi bộ mới thành lập sau chia tách, sáp nhập tổ dân phố theo Nghị quyết HĐND thành phố. Nhân dân sinh sống đa dạng ngành nghề nhưng nghề biển chiếm đa số.[15]

Theo ước tính, số hộ, nhân khẩu ở các nhà chung cư tương đương với người dân ở các khu dân cư (KDC) khác. Phần lớn là hộ nghèo, theo diện di dời giải tỏa, có chổ ở nhưng công việc không ổn định do thay đổi ngành nghề đột ngột, thu nhập bấp bênh. Người dân còn nhận thức hạn chế dẫn tới việc chấp hành pháp luật chưa cao, dễ dẫn đến nguy cơ vi phạm pháp luật.

Trong quá trình phát triển hạ tầng cơ sở hạ tầng Thành Phố đã xây dựng các chung cư và các khu ở tái định cư để dáp ứng chổ ở cho người dân nơi đây. Các không gian công cộng tại các khu Chung cư và khu ở tái định không được đầu tư do không có kinh phí và Một số nơi được đầu tư nhưngkhông phù hợp với lối sinh hoạt hàng ngày, hạn chế nâng cao đời sống của người dân..

Do vậy, tất yếu phải có một nghiên cứu toàn diện về vấn đề này. Hay nói một cách khác là việc nghiên cứu tổ chức không gian công cộng trong các khu nhà ở thu nhập thấp Phường Nại Hiên Đông, Quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng sao cho đáp ứng đầy đủ và thích ứng Sinh hoạt, phù hợp xã hội, cộng đồng khu nhà ở thu nhập thấp Phường Nại Hiên Đông. Đó là lý do mà học viên chọn đề tài nghiên cứu này.

  1. 2. Mục đích đề tài

Đề xuất các giải pháp cụ thể để xây dựng và phát triển các không gian công cộng trong khu nhà ở thu nhập thấp Phường Nại Hiên Đông.

  1. 3. Mục tiêu đề tài

3.1. Xây dựng cơ sở lý luận cho việc tổ chức không gian cộng cộng trong các khu nhà ở thu nhập thấp.

3.2. Đánh giá phân tích hiện trạng đối với việc tổ chức không gian cộng cộng trong các khu nhà ở thu nhập thấp phường Nại Hiên Đông.

3.3 Đề xuất mô hình Quy hoạch, Kiến trúc, Quản lý không gian công cộng trong các khu nhà ở thu nhập thấp ở Phường Nại Hiên Đông, Quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng .

  1. 4. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu

4.1. Đối tượng: Đối tượng chính của luận văn nghiên cứu là không gian công cộng trong khu nhà ở thu nhập thấp.

4.2. Giới hạn nghiên cứu: Phường Nại Hiên Đông, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng

  1. 5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau đây:

– Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu.

– Phương pháp khảo sát.

– Phương pháp điều tra xã hội học.

  1. 6. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1.Về mặt lý thuyết

Phân tích đánh giá tác động hai chiều giữa đặc điểm kinh tế xã hội của người thu nhập thấp đối với không gian công cộng, cũng như phân tích đánh giá không gian công cộng đối với người thu nhập

6.2. Về mặt thực tiễn

Phân tích đánh giá hiện trạng không gian công cộng phường Nại Hiên Đông. Là khu dân cư được hình thành từ Làng Chài nghèo khó với những sinh hoạt truyền thống đến sự hình thànhkhu dân cư mới và những không gian công cộng mới.

  1. 7. Cấu trúc luận văn

Nội dung cấu trúc của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba chương với nội dung chính như sau:

PHẦN NỘI DUNG:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU NHÀ Ở THU NHẬP THẤP.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG KHU NHÀ THU NHẬP THẤP Ở PHƯỜNG NẠI HIÊN ĐÔNG, QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG THEO CÁC CẤP ĐỘ KHÔNG GIAN TRONG CÁC KHU NHÀ Ở THU NHẬP THẤP Ở PHƯỜNG NẠI HIÊN ĐÔNG, QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TRONG CÁC KHU NHÀ Ở THU NHẬP THẤP PHƯỜNG NẠI HIÊN ĐÔNG, QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TRONG CÁC KHU NHÀ Ở THU NHẬP THẤP PHƯỜNG NẠI HIÊN ĐÔNG, QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TRONG KHU NHÀ Ở THU NHẬP THẤP

    1. 1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
      1. 1.1.1. Một số khái niệm

a. Người thu nhập thấp

Là những người có mức thu nhập ổn định, cận dưới mức bình quân của xã hội. Có khả năng tích lũy vốn để tự cải thiện điều kiện ở nhưng cần được sự hỗ trợ , tạo điều kiện của Nhà nước về chính sách , tài chính …Theo Liên Hiệp Quốc, người thu nhập thấp là người thu nhập bình quân một tháng phải chi cho ăn uống để duy trì cuộc sống tối thiểu mất 66% thu nhập, còn lại 34% chi cho nhu cầu cơ bản khác (nhà ở, văn hóa, giáo dục, y tế, đi lại, giao tiếp…).

Trong luận văn , người thu nhập thấp được hiểu là “ Người không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân”

b. Nhà ở cho người thu nhập thấp (Low income housing):

Là loại hình nhà ở đáp ứng nhu cầu ở (mua, thuê,..) cho người thu nhập thấp. Theo luật hiện hành Việt Nam, nhà ở cho người thu nhập thấp là một trong 9 loại hình (đối tượng) của nhà ở xã hội. Theo đó, các cá nhân đang có thu nhập chưa đến mức đóngthuế thu nhập (<9 triệu đồng/ tháng), chưa có nhà ở,là đối tượng được mua,thuê nhà ở thu nhập thấp.

c. Đơn vị ở:

Là khu chức năng cơ bản của đô thị, trong đó đảm bảo đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân như: ở, học tập, vui chơi giải trí, mua bán… Đơn vị ở tương đương tiểu khu trong các khái niệm trước đây hay tương đương cấp phường đối với các khu đô thị hiện có (mặc dù không đồng nhất) khi xét về quy mô phục vụ nhu cầu ở và sinh hoạt hàng ngày của người dân đô thị. Trong các khu quy hoạch mới, đường giao thông chính đô thị không được chia cắt đơn vị ở, quy mô dân số tối đa của đơn vị ở là 20.000 người.

d. Khu ở: 

Là tên gọi chung để chỉ một khu vực xây dựng đô thị có chức năng chính là phục vụ nhu cầu ở và sinh hoạt hàng ngày của người dân đô thị. Khu ở có thể bao gồm nhiều đơn vị ở.

e. Khu nhà ở cho người thu nhập thấp:

Là tên gọi chung để chỉ một khu vực xây dựng đô thị có chức năng chính là phục vụ nhu cầu ở và sinh hoạt hàng ngày của người thu nhập thấp. Khu ở cho người thu nhập thấp có thể bao gồm nhiều đơn vị ở.

f. Cộng đồng (community):

Theo từ điển Tiếng việt:

“Cộng đồng”: Toàn thể những người cùng sống, có những quan điểm giống nhau. Gắn kết thanh một khối trong các sinh hoạt xã hội.

Cộng đồng xã hội được hiểu là một tập đoàn người rộng lớn có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc. Khái niệm cộng đồng xã hội trong đề tài này được hiểu là một nhóm người cùng chung sống trong một không gian địa lý, cùng gắn bó và chia sẻ với nhau trong cuộc sống thông qua những sinh hoạt chung tại nơi cư trú.

      1. 1.1.2. Không gian Công Cộng

a. Không gian đô thị (Urban space):

Đô thị là sản phẩm của văn minh xã hội nhân loại phát triển đến một trình độ nhất định, là hình thức quần cư phức tạp xuất hiện trong quá trình đô thị hóa, nó phản ánh một cách tổng hợp quá trình và trình độ phát triển của xã hội.

Đô thị nào dù lớn dù nhỏ cũng đồng thời là:

– Một không gian vật thể, tức là tập hợp các công trình xây dựng kế tục và kế cận, được gọi là môi trường xây dựng, được phục vụ bởi các mạng lưới của hạ tầng kỹ thuật, được bố trí tại một địa điểm nhất định của môi trường thiên nhiên…

– Một không gian kinh tế mạnh, tức là một tập hợp các cơ sở sản xuất ở cả ba khu vực kinh tế chính quy.

– Một không gian văn hoá-xã hội có ưu thế của đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh của cộng đồng người liên kết với nhau bằng một lối sống chung để làm cho quần cư của họ trở thành nơi chốn.

Không gian vật thể là phần “cứng” dùng để chứa đựng hai không gian còn lại.

b. Không gian công cộng (Public space):

Theo từ điển Tiếng việt:

“Công cộng”:Thuộc về mọi người hoặc để phục vụ chung cho mọi người trong xã hội.

Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về KGCC mà nội tại chữ “công cộng” đã nói lên ý nghĩa của nó. Có thể hiểu là sự “miễn phí”, dễ dàng tiếp cận, thân thiện…nó thực chất là không gian giữa các tòa nhà dễ dàng tiếp cận một cách “công cộng” như đường phố, quảng trường, công viên, sân chơi, không gian mở v.v…

KGCC (Trương Quang Thao gọi là không gian công ích) thuộc về, cũng là không gian văn hoá-xã hội, là không gian vật thể dành cho các hoạt động giao tế xã hội, nơi mọi người dân đều có quyền đến đó để giao tiếp mà không phải xin phép hay trả tiền, đối lập với không gian tư (Private space) dành riêng cho những hoạt động theo chức năng, chẳng hạn nhà ở, nhà máy, văn phòng… Chợ là không gian đầu tiên trở thành KGCC.Ngoài ra, theo J. Jacobs thì không gian hè phố là KGCC rất quan trọng tạo ra bộ mặt của đô thị (còn đường ô tô chỉ dành riêng cho ô tô chạy với tốc độ cao, người đi bộ không có quyền sử dụng nó).

Bên cạnh đó còn có định nghĩa sau: KGCC là không gian phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người.Có hai thể loại KGCC chính:

– Không gian “vật thể” ví dụ như quảng trường, đường phố, công viên;

– Không gian “phi vật thể” ví dụ như các diễn đàn trên Internet, hay các cuộc đối thoại tranh luận trên báo chí, tivi.

Trong KGCC, người sử dụng vừa là người quan sát, lại vừa là người tham gia các hoạt động chung. Hình thức hay hoạt động của mỗi người trong KGCC thường gây ảnh hưởng tới những người khác, vì thế, KGCC được coi là nơi diễn ra các xung đột xã hội cũng như là nơi của các hòa giải xã hội giữa các tổ chức cá nhân.

c. Các cấp độ tổ chức không gian công cộng (xem hình 1.1)

ScreenHunter_001.bmpScreenHunter_002.bmp
Hình 1.1: Minh họa các loại không gian [10]

Oscar Newman đề ra giả thuyết hệ thống không gian cấu thành bởi: không gian riêng tư, không gian bán riêng tư (KGBRT), không gian bán công cộng (KGBCC), không gian công cộng (KGCC). Trong khuôn khổ và giới hạn nghiên cứu của luận văn thì tác giả chỉ đề cập đến hai không gian bên ngoài sau:

– Không gian bán công cộng (semi-public space): là không gian bên trong nhà (sân thượng, tầng trệt) và bên ngoài, kế cận ngôi nhà, được quản lý chặt bởi một số quy tắc đối với hành động của những người tiếp cận nhằm ngăn chặn một số họat động và khuyến khích các hoạt động khác. KGBCC có tầm nhìn kết nối giữa không gian riêng tư, bán riêng tư với các không gian cộng đồng khu ở cũng như các KGCC lớn hơn. Một loại KGBCC mới đang được hình thành với sự kết hợp của các cửa hiệu thương mại và quán café. Thoạt qua, có thể cho rằng đây là không gian riêng tư hay chí ít cũng chỉ là KGBRT vì nó giới hạn sự tiếp cận của người dân, không được miễn phí. Tuy nhiên, rất nhiều các nghiên cứu xã hội học và đô thị học trên thế giới đã chỉ ra đó là những nơi chốn làm sôi động cả một khu vực đô thị. Nguyên nhân tạo nên sức hút của chúng có thể là điều kiện vệ sinh tốt, an ninh đảm bảo, thiết kế đẹp, đáp ứng các điều kiện “kết nối” thông tin… nên lôi cuốn hơn những KGCC truyền thống mang tính miễn phí khác. Như vậy, những KGBCC này là những địa điểm đang chiếm một phần quan trọng trong cơ cấu đô thị với số người sử dụng ngày càng tăng. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả cũng sẽ đề cập nhiều đến các không gian này với vai trò như một KGCC trong khu ở.

– Không gian công cộng (public space):là không gian của các ngôi nhà với các chức năng dịch vụ công cộng và không có sự giới hạn về mặt xã hội – công năng đối với mọi tiếp cận của người sử dụng. Thời gian gần đây, KGCC được con người tặng cho vai trò là “phòng khách”, “phòng sinh hoạt chung” của sinh hoạt đô thị – nơi mà mọi người đến với nhau để tận hưởng sự thú vị của nơi mình ở và gặp gỡ những người khác trong cộng đồng.

      1. 1.1.3. Không gian Công Cộng trong các khu nhà ở thu nhập thấp

– Không gian công cộng trong các khu nhà ở thu nhập thấp: là không gian công cộng trong phạm vi nhóm nhà như Công viên, vườn hoa. Không gian sân trong khu nhà ở thu nhập thấp, Hè phố và không gian đi bộ, Không gian tầng trệt và mái các tòa chung cư dành cho đối tượng thu nhập thấp. Với các chức năng hoạt động đơn hoặc đa chức năng, Không gian công cộng gắn với dịch vụ, quan hệ cộng đồng mật thiết rõ nét. Cho đa dạng đối tượng: Người già, trẻ em và đối tượng khác.

– Hiện nay Không gian công cộng trong các khu nhà ở tái định cư, chung cư thu nhập thấp chỉ thấy sự na ná giống nhau là những nền bê tông, hoặc trồng ít cây xanh thậm chí có những nơi chưa được đầu tư do không có nguồn kinh phí.Các Không gian xóa hẳn nền tảng cũ, lối sống thiên về tính cá biệt, tính cộng đồng bị suy giảm và mất dần tính truyền thống, làm thay đổi thói quen sinh hoạt mà không phải ai cũng hòa nhập được. Thực tế cho thấy người thu nhập thấp sẵn sàng chọn được sống trong nơi phố phường thân quen đông đúc, được vui với cuộc sống đã gắn bó với họ. Họ đã có khoảng thời gian đủ dài để gắn bó với lối sống cũ,lối sống trong các đô thị mới không phù hợp với họ. Chính vì thế cần thiết nghiên cứu không gian công cộng trong các khu nhà ở thu nhập thấp phù hợp với chức năng, với đối tượng của nó.

    1. 1.2. Lịch sử hình thành không gian SHCC ở Việt Nam

SHCC nói chung và cộng đồng nói riêng, vốn là một tập quán rất gắn bó với người Việt Nam từ xưa. Làng xã nào của Việt Nam cũng có Đình, Chùa và Chợ. “Đình” là chỗ tập họp của cộng đồng để lo toan và bàn tính mọi việc của làng, của nước. “Chùa” là nơi tụ họp của quần chúng để hướng niềm tin vào một Tôn giáo hay một vị Thánh Thần nào đấy. Còn “Chợ” là nơi tụ hơp để mua bán, trao đổi hàng hoá trong cuộc sống hàng ngày. Ðấy là 3 nét tiêu biểu trong nếp sinh hoạt hằng ngày của người Việt.

      1. 1.2.1. Chợ

Trước tiên nói về “Chợ”. Một khu dân cư mới hay một khu ở mới hình thành thì thế nào cũng mọc lên một cái chợ bên cạnh. Nếu chính quyền không thiết trí cho họ một cái chợ đàng hoàng thì họ sẽ tự phát mọc lên một cái chợ vỉa hè hay chợ chồm hổm. Chợ còn là nơi giao lưu thường xuyên giữa con người với con người. Mọi thông tin nóng hổi nhất thường có ngay ở chợ. Người bán người mua quen thân nhau, hỏi thăm nhau và chợ cũng là nơi mọi thành viên trong xã hội tự phát trút mọi nỗi tâm tư, tình cảm riêng của mình. Chợ Việt Nam rất thú vị, là một không gian cộng đồng đầy tính nhân văn, ở đây tràn đầy không khí thân thiện và tình người. [2]

      1. 1.2.2. Chùa

Đa số người Việt Nam cũng như nhân dân Thành phố Đà Nẵng đều có một cuộc sống tâm linh rất phong phú đa dạng (đông nhất là Phật giáo), họ thường hướng niềm tin vào một vị Thánh, vị Thần nào đó mà đa phần là những người anh hùng dân tộc, những người có công với Ðất nước với xứ sở của mình được Thần Thánh hoá đi. Người dân giành những ngày nhất định trong năm theo dấu vết của lịch sử để tổ chức những lễ hội tưng bừng náo nức. Những dịp sinh hoạt như thế đã làm cho cộng đồng xích gần lại nhau hơn, gắn bó chặt chẽ với nhau hơn. Những ngôi chùa với những lễ hội là những KGCC mang đầy tính nhân văn của người Việt.

      1. 1.2.3. Đình

Ngôi đình làng với chức năng là nơi thờ thành hoàng và là nơi hội họp của dân chúng. Đình làng thường là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột lim tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Trong đình, gian giữa có bàn thờ, thờ một vị thần của làng gọi là Thành hoàng. Một chiếc trống cái cũng được để trong đình để đánh vang lên theo nhịp ngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ họp bàn tính công việc của làng.[16]

Hiện nay, chợ vẫn là một cái gì đấy rất riêng của người Việt Nam nó sẽ tồn tại lâu dài cho đến khi những tập quán vốn có của mình thay đổi hoặc chợ có một sự biến tướng nào đó để có thể phù hợp với thời đại hơn, như siêu thị hay trung tâm thương mại v.v.. Xã hội càng hiện đại thì cuộc sống con người càng có nhu cầu cao hơn về tâm linh. Phải coi những công trình tôn giáo (điển hình là “chùa”) với không khí tưng bừng lễ hội là những KGCC đầy tính nhân văn. Đình trong bối cảnh hiện nay đã phần nào không tiếp thu được hết cái hồn, cái tinh hoa của ngôi đình Việt cổ để ứng dụng vào trong những KGCC hôm nay. Thực ra trong cuộc sống hiện đại hôm nay vẫn rất cần có một không gian để cho cộng đồng bàn về việc dân, việc nước, để cộng đồng giúp nhau giải quyết những mối quan hệ rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Có nhiều sự việc được xử lý bằng đạo lý, bằng tình người sẽ tốt hơn là luật pháp can thiệp vào. Vì vậy, thời đại mới vẫn rất cần những KGCC để thực hiện các chức năng đó.

    1. 1.3. Tình hình tổ chúc không gian công cộng trong khu nhà ở thu nhập thấp ở một số nước trên thế giới
      1. 1.3.1. Khu dân cư Aranya, Thị trấn Aranya, Indore, Ấn Độ

(xem hình 1.2, 1.3, 1.4)

Cơ quan Phát triển Indore thực hiện dự án phát triển đô thị mới quy mô lớn và chi phí thấp để chuyển đổi khu vực có quy mô 85 ha thành khu định cư hỗn hợp kinh tế và xã hội cho số dân dự báo là 60.000 người. 6.500 lô đất được chia thành 11 loại, phù hợp với các mức thu nhập và có diện tích khác nhau. Nhóm nghiên cứu đa lĩnh vực từ Công ty Vastu-­Shilpa (do V.B. Doshi đứng đầu) đã thiết kế Aranya trên cơ sở những kết quả nghiên cứu trước đó. Phân tích về những thiếu sót trong các dự án nhà ở thu nhập thấp thông thường đã giúp xác định các vấn đề: nhà ở thiếu các đặc trưng và bản sắc truyền thống, không đảm bảo sự thuận tiện trong sinh hoạt,thiếu nghiêm trọng tính riêng tư, các không gian mở, dịch vụ và tiện ích công cộng…

ScreenHunter_001.bmpScreenHunter_002.bmp

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TRONG CÁC KHU NHÀ Ở THU NHẬP THẤP PHƯỜNG NẠI HIÊN ĐÔNG, QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TRONG CÁC KHU NHÀ Ở THU NHẬP THẤP PHƯỜNG NẠI HIÊN ĐÔNG, QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TRONG CÁC KHU NHÀ Ở THU NHẬP THẤP PHƯỜNG NẠI HIÊN ĐÔNG, QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TRONG CÁC KHU NHÀ Ở THU NHẬP THẤP PHƯỜNG NẠI HIÊN ĐÔNG, QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TRONG CÁC KHU NHÀ Ở THU NHẬP THẤP PHƯỜNG NẠI HIÊN ĐÔNG, QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TRONG CÁC KHU NHÀ Ở THU NHẬP THẤP PHƯỜNG NẠI HIÊN ĐÔNG, QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Aranya được thiết kế bao gồm khu vực (cấu trúc giống như những ngôi làng) gắn với một trục cứng. Trung tâm thị trấn bao gồm 4 cụm cửa hàng, nhà dân và văn phòng, và ở cuối trục cứng là hai cụm chức năng hỗn hợp. Các không gian mở và đường cho người đi bộ giao nhau và kết nối các cụm với trục cứng
ScreenHunter_006.bmpScreenHunter_007.bmp
Hình 1.2: Quy hoạch khu dân cư thị trấn Aranya[27]
Tầng bậc và phân bố các tiện ích: các tiện ích chính được tổ chức dọc trục cứng trong trung tâm thị trấn và được bổ sung bởi sự phân bố phân tán các tiện ích cộng đồng cấp thấp hơn. Phương án chọn có một hệ thống phân phối “phi chính quy” và “dễ tiếp cận” sẽ tạo ra một liên kết về không gian với trung tâm thị trấn bằng việc tổ chức các tiện ích trong mối liên hệ với mạng lưới không gian mở.Tầng bậc của mạng lưới đường: Hệ thống đường thể hiện một hệ thống cấp bậc rõ ràng về độ rộng, dựa trên khối lượng giao thông dự báo và sự tiếp cận đối với các hoạt động khác nhau. Đường khu vực chia thị trấn thành 6 đơn vị ở. Giao thông đi xuyên qua bị hạn chế bởi việc đưa các cấu trúc hình chữ chi và các vòng quay vào trong trục cứng và đường khu vực.
ScreenHunter_009.bmp

Các mảng xanh/đường dạo

ScreenHunter_010.bmp

KGCC tại các nút

ScreenHunter_011.bmp

Cụm nhà khép kín

ScreenHunter_012.bmp

Các lô đất dịch vụ(thềm nhà hoặc hiên)

Cấu trúc không gian mở của Aranya thể hiện rõ các khái niệm về phân bố theo tầng bậc. Sự đa dạng của các loại hình áp dụng cho một mạng lưới các không gian mở liên kết với nhau, thực hiện các chức năng ở nhiều quy mô khác nhau. Như Doshi nhìn nhận, không gian mở (công cộng) là nơi diễn ra một loạt các hoạt động đô thị
Hình 1.3: Quy hoạch khu dân cư thị trấn Aranya[27]
ScreenHunter_009.bmpScreenHunter_012.bmp
ScreenHunter_010.bmpScreenHunter_011.bmp
Tổ chức các tương tác giữa cộng đồng: Bản thiết kế mô phỏng cuộc sống đường phố bằng cách đan xen những nhân tố đô thị với một loạt các không gian mở. Ở cấp độ cụm (làng trong thị trấn), các nhà thiết kế nỗ lực thiết lập một cảm giác về quy mô gẫn gũi với con người, với mối liên hệ chặt chẽ với dạng thức xây dựng và loại hình không gian mở. Các hiên nhà (“otta”), được ghép vào không gian dịch vụ giữa các ngôi nhà, thể hiện một đặc tính truyền thống quan trọng của ngôi nhà Ấn Độ nơi diễn ra các hoạt động đời sống văn hóa xã hội.
Hình 1.4: Quy hoạch khu dân cư thị trấn Aranya[27]

Dựa trên nghiên cứu về các khu định cư truyền thống, quy trình thiết kế bao gồm 5 loại quy mô, mỗi quy mô đòi hỏi một quan điểm quy hoạch riêng: thị trấn, khu chức năng, cộng đồng, cụm và phố, và đơn vị ở.

Ở cấp cao nhất, một trong các yếu tố quyết định là mục tiêu giảm thiểu giao thông cơ giới đi qua thị trấn.

Sự tiếp cận cho người đi bộ đóng một vai trò quan trọng và được thể hiện qua vị trí của các tiện ích công cộng tương ứng với quy mô nhất định của mỗi ngôi nhà.

Các công trình thương mại tuân theo trật tự mặt bằng tuyết phố và bao gồm các hoạt động chính quy dọc theo các trục huyết mạch (ví dụ như trục trung tâm), cũng như quy mô khu ở, những khu vực bán hàng phi chính quy (nhỏ, lẻ) được phân bố trong toàn mạng lưới không gian mở.

Dựa trên những mối quan tâm đến khí hậu nên hầu hết diện tích các lô đất chỉ cho phép xây dựng nhà liên kề và do đó các khối nhà đều theo hướng Bắc­Nam để giảm thiểu tối đa bức xạ mặt trời.

Nhận xét: Cách tiếp cận “địa điểm và dịch vụ” cũng là một phương án thay thế cho quy hoạch với mạng lưới đường “vô cảm” khá phổ biến trong những dự án tương tự. Khái niệm của Aranya bao gồm “các mô hình” cho nhà ở trong tương lai, các loại hình nhà ở, các vật liệu, và các bước thực hiện. Trong bối cảnh nhu cầu nhà ở rất lớn như Việt Nam, điều thú vị của đề xuất là ở giải pháp trung gian, giữa việc cung cấp một “ngôi nhà không chia phòng” (ví dụ như địa điểm – dịch vụ) và nhà ở xã hội gần như không có sự tham gia của người dân mà chỉ do kiến trúc sư đơn phương thiết kế.

Đối lập với mô hình cung cấp nhà ở đô thị chi phí thấp thông thường, Aranya đã xem xét lối sống truyền thống, việc sử dụng không gian thoải mái (sự linh hoạt và tính đàn hồi của không gian – các cách sử dụng khác nhau cũng như năng lực cho phép mở rộng), việc sử dụng đất đai một cách kinh tế,có tổ chức, hạ tầng đầy đủ,hiệu quả về mặt chi phí, nhà ở được thiết kế kỹ càng, lấy cộng đồng làm trung tâm, hỗ trợ về mặt thương mại và giải trí. Khái niệm chia sẻ về đất đai, kết hợp các nhóm nhà ở cho người thu nhập thấp và cao trong các khu vực và cung cấp các khu vực dịch vụ, cũng như không chỉ tạo ra sự logic về mặt kinh tế mà còn tạo ra những khu ở ít biệt lập hơn. Nếu như một hệ thống như vậy có thể áp dụng cho một đất nước có nhiều tầng lớp thu nhập như Ấn Độ, thì chắc chắn sẽ có thể áp dụng ở Việt Nam.

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TRONG CÁC KHU NHÀ Ở THU NHẬP THẤP PHƯỜNG NẠI HIÊN ĐÔNG, QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TRONG CÁC KHU NHÀ Ở THU NHẬP THẤP PHƯỜNG NẠI HIÊN ĐÔNG, QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
      1. 1.3.2. Ở Hàn Quốc

Thị phần căn hộ chung cư đã từ 13,5% trong năm 1985 tăng đến 37,5% trong năm 1995 và 53% trong năm 2005. Nếu vào năm 1979, số gia đình sống trong những ngôi nhà đơn lẻ vẫn còn chiếm ưu thế trên thị trường nhà ở xây mới, thì năm ngoái chỉ còn chưa tới 30.000 ngôi nhà đơn lẻ được xây dựng so với hơn 400.000 căn hộ chung cư. Trong khi đó, Nhật Bản với các điều kiện địa lý tương tự Hàn Quốc, số căn hộ chung cư chỉ chiếm 20% thị trường nhà ở, chưa bằng phân nửa Hàn Quốc.

611721548270207100423_p08_apartment(1)
13843808921_566fee8740_o12879915
Hình 1.5: Kinh nghiệm tổ chức KGSHCĐ trong các khu chung cư

tại Hàn Quốc [28]

Ban đầu, tại Hàn Quốc nhà chung cư là cách để cung cấp nhà giá rẻ phục vụ dân cư. Vào những năm 60 và 70, chung cư là nơi ở của người thu nhập thấp. Nhưng nay, nhà chung cư thống lĩnh thị trường nhà cho các gia đình thượng và trung lưu.

Nhà chung cư ở Hàn Quốc được xây với số lượng lớn không chỉ ở Thủ đô Seoul mà còn ở ngoại ô và các tỉnh lân cận nơi đất rẻ hơn. Mục tiêu xây nhà chung cư giá rẻ cho người dân đã biến mất khi hiện nay các nhà xây dựng đang cố xây những tòa nhà chung cư chọc trời, hiện đại

Các khu công viên cây xanh phục vụ các khu ở được đầu tư khá đồng bộ và hoàn chỉnh kèm theo các dịch vụ đi kèm là một yếu tố quan trọng để lượng dân số Hàn Quốc sống tại các khu chung cư. Park Jae Ryong, nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kinh tế Samsung, nói: “Căn hộ chung cư có lợi thế là ít tốn tiền sửa chữa và tiện nghi hơn những ngôi nhà riêng lẻ ở nhiều mặt, trong đó có an ninh, phòng cháy chữa cháy và các sinh hoạt cộng đồng”. Đó là lý do mà sự phát triển mạnh mẽ của nhà chung cư tại Hàn Quốc.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC XAY DUNG HA NOI\HUYNH DUC HONG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *