Giải pháp Thiết kế đô thị trung tâm hành chính nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng

Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng

Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng

  1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, thành phố Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam đang thiếu các không gian sinh hoạt công cộng cho người dân thuộc các thành phần trong xã hội, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên, tầng lớp người lao động, công nhân viên chức. Các điểm tụ tập sinh hoạt công cộng của người dân thành phố Tam Kỳ chủ yếu là: Quảng trường 24/3; trung tâm văn hóa tỉnh (không thường xuyên, chỉ mỗi khi có các sự kiện); trung tâm thanh thiếu niên miền Trung, nhà văn hóa thiếu nhi thành phố (nằm cách xa khu vực TTHC tỉnh); các hàng quán cà phê (rải rác khắp đô thị),… Thành phố Tam Kỳ có khu TTHC tỉnh Quảng Nam với quảng trường lớn là Quảng trường 24/3 cùng trụ sở làm việc các cơ quan cấp Trung ương và tỉnh, trung tâm văn hóa tỉnh, bảo tàng, thư viện,… Hầu hết các công trình nêu trên đều được đầu tư xây dựng khá bài bản với mức đầu tư lớn nhưng chưa thu hút người dân đến sinh hoạt, vui chơi, giải trí nhiều.

Mặt khác, hiện nay trên địa bàn thành phố Tam Kỳ cùng với việc đầu tư nâng cấp và xây dựng mới một số trường đại học cao đẳng như: Đại học Quảng Nam, Cao đẳng nghề, Cao đẳng Y tế, Cao đẳng Nghệ thuật,… và nhiều trường cấp 3 như: Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, trường Trần Cao Vân, trường Duy Tân, trường Lê Quý Đôn, trường Phan Bội Châu… và việc hình thành, mở rộng các Khu, cụm công nghiệp như: Khu Công nghiệp Tam Thăng với gần 300 ha (lấp đầy 50%), Khu công nghiệp Thuận Yên 200ha (lấp đầy 40%), cụm công nghiệp Trường Xuân 20ha (hoàn thiện 100%),… Qua đó đã và đang thu hút một lượng lớn học sinh, sinh viên, công nhân, các chuyên gia và người dân từ các nơi khác đến sinh hoạt học tập, làm việc,… làm gia tăng nhu cầu vui chơi giải trí, các không gian sinh hoạt công cộng, không gian cộng đồng của đô thị, nhất là ở vùng trung tâm đô thị.

Thành phố Tam Kỳ là đô thị trẻ, mới hình thành hơn 100 năm, và thực chất chỉ được quan tâm tập trung đầu tư và phát triển mạnh mẽ trong khoảng hơn 20 năm gần đây, kể từ ngày tái lập tỉnh Quảng Nam (năm 1997). Cùng với sự hình thành phát triển của đô thị Tam Kỳ, trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam được quy hoạch, xây dựng với hệ thống công trình hành chính, chính trị được đầu tư khá khang trang, bài bản và nhiều kinh phí. Tuy nhiên giá trị sử dụng của khu vực TTHC chỉ giới hạn trong công năng riêng rẻ của từng công trình; thiếu sự kết nối các công trình với công trình, công trình với không gian công cộng. Các không gian công cộng giữa Quảng trường 24/3, khuôn viên trụ sở các cơ quan văn hóa công cộng, không gian cây xanh của các trụ sở hành chính, chính trị chưa được liên kết chặt chẽ, còn dàn trãi, chưa có sự hỗ trợ lẫn nhau từ hình thức đến công năng sử dụng. Việc kết nối không gian cảnh quan nhân tạo với cảnh quan tự nhiên như ven sông Bàn Thạch, làng Đoan Trai, đồi An Hà, chưa được nghiên cứu, tổ chức xây dựng thành một chỉnh thể thống nhất. Bản thân không gian và kiến trúc của khu vực TTHC tỉnh cũng được thiết kế theo hướng quá trang nghiêm đến mức có phần cứng nhắc, thiếu sự gần gũi, thân thiện; không thể hiện được tinh thần phục vụ nhân dân như bản chất, và mong muốn của Nhà nước. Các dịch vụ tiện ích, hạ tầng đô thị còn nhiều thiếu thốn, chưa được đầu tư sử dụng các tiện ích thông minh đô thị.

Vấn đề tổ chức không gian công cộng, thiết kế kiến trúc cảnh quan TTHC tỉnh Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam trở thành TTHC với không gian công cộng thân thiện, gần gũi cộng đồng; kết nối với cảnh quan công trình với cảnh quan tự nhiên khu vực sông Bàn Thạch, đồi núi, làng quê ven sông; xây dựng được bản sắc của đô thị Tam Kỳ; tạo dựng những không gian vì cộng đồng của khu trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam cần được định hình rõ nét. Do đó, việc nghiên cứu đề ra Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.

    1. 2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục đích

Đề ra các giải pháp TKĐT cho khu vực TTHC tỉnh Quảng Nam nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng, theo hướng tăng cường sự liên kết không gian của hệ thống các công trình có chức năng khác nhau, đa dạng hoạt động, cải thiện tiện nghi môi trường, có tính thẩm mỹ, có cảnh quan đặc trưng.

2.2. Mục tiêu

– Đánh giá nhu cầu, tiềm năng khai thác, sử dụng không gian công cộng khu vực TTHC tỉnh Quảng Nam.

– Các giải pháp nhằm đa dạng hóa các hoạt động trong khu vực TTHC tỉnh nhằm đáp ứng các hoạt động chính trị, văn hóa, nghỉ ngơi, ngắm cảnh của người dân. Khai thác tốt không gian của TTHC tỉnh trong ngày bình thường cũng như trong các sự kiện. Đồng thời nâng cao chất lượng không gian công cộng, tạo bản sắc cho khu vực thông qua giải pháp TKĐT.

    1. 3. Nội dung nghiên cứu

– Tổng quan về đối tượng nghiên cứu và thực trạng Khu vực TTHC tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ.

– Cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu về không gian cảnh quan, tổ chức môi trường công cộng khu vực TTHC.

– Giải pháp thiết kế làm tăng tính liên kết không gian công cộng, cải tạo hình thức kiến trúc của hệ thống các công trình trong khu vực TTHC tỉnh Quảng Nam. Đề xuất mô hình cho khu vực TTHC tỉnh.

    1. 4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau đây:

– Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu.

– Phương pháp khảo sát, điều tra.

– Phương pháp thống kê.

    1. 5. Khái quát về tình hình nghiên cứu
    2. 6. Dự kiến đóng góp của đề tài

6.1. Về mặt lý thuyết

– Đánh giá phân tích một cách đầy đủ về thực trạng kết quả đạt được, những hiệu quả nhất định cũng như những tồn tại khiếm khuyết trong quá trình khai thác, sử dụng hệ thống công trình công cộng, KGCC tại khu vực TTHC tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ.

– Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng không gian cảnh quan công cộng khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ.

– Đề xuất một vài chính sách quản lý, kiểm soát cũng như khuyến khích phát triển KGCC.

6.2. Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và chính cộng đồng dân cư tìm ra giải pháp tập trung nhất để xây dựng, cải tạo khu vực TTHC tỉnh Quảng Nam thực sự hiệu quả, làm tăng chất lượng không gian sinh hoạt cộng đồng, cảnh quan đô thị. Đề xuất mô hình cho khu vực TTHC cấp tỉnh.

    1. 7. Cấu trúc của luận văn

Nội dung kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba chương với nội dung chính như sau:

– Phần mở đầu:

– Phần nội dung:

* Chương 1: Tổng quan về đối tượng nghiên cứu và thực trạng Khu vực TTHC tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ.

* Chương 2: Cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu về không gian cảnh quan, tổ chức môi trường công cộng khu vực TTHC.

* Chương 3: Giải pháp thiết kế làm tăng tính liên kết không gian công cộng, cải tạo hình thức kiến trúc của hệ thống các công trình trong khu vực TTHC tỉnh Quảng Nam. Đề xuất mô hình cho khu vực TTHC cấp tỉnh.

– Phần kết luận

Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
  1. CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TRONG KHU VỰC TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH TỈNH TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ VÀ MỘT SỐ ĐÔ THỊ
    1. 1. Quá trình hình thành và phát triển Khu TTHC tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ

Tam Kỳ là địa bàn được hình thành từ khá lâu, có bề dày lịch sử đối với người Việt hơn 600 năm kể từ thời kỳ Hồ Hán Thương (1403). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, Tam Kỳ luôn phát triển không ngừng, gắn liền với vùng đất Quảng Nam giàu truyền thống cách mạng. Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, cùng với sự thay đổi về tổ chức hành chính đất nước, Tam Kỳ cũng có những thay đổi về địa giới và tên gọi.

Tam Kỳ xưa từng là thủ phủ Hà Đông từ năm 1471, thời điểm này trung tâm phủ lỵ không thuộc đất Tam Kỳ ngày nay mà bố trí tại Chiên Đàn (Tam Kỳ cũ), cách thành phố Tam Kỳ khoảng 10km về phía Bắc. Dưới đời vua Thành Thái thứ 18 (1906), phủ lỵ được chuyển từ lỵ sở Chiên Đàn về xây dựng ở khu vực Hòa An Khuôn ( nay là tại vị trí trụ sở UBND phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ). Tuy tồn tại chỉ hơn 40 năm, nhưng nơi đây vẫn còn ẩn giấu nhiều “bí sử” của giai đoạn chuyển giao thời đại. Nếu không kể các cơ sở của quan lại Pháp, thì toàn bộ cơ quan hành chính cấp phủ ở Tam Kỳ chỉ chiếm khoảng 0,26ha đất. Các đơn vị hành chính được tập trung trong một khuôn viên nhỏ, theo hình chữ U. Các công trình với lối kiến trúc truyền thống, mái ngói, nhà ba gian, hầu như không có không gian công cộng, chủ yếu chỉ phục vụ hành chính, chính trị, phục vụ sự cai trị, đàn áp của chính quyền thực dân. [11]

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, huyện Tam Kỳ có huyện lị là thị trấn Tam Kỳ. Đến ngày 30 tháng 01 năm 1951 thị xã Tam Kỳ được thành lập và được chọn là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam. Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, dưới chế độ Mỹ – Ngụy, huyện Tam Kỳ được gọi là quận Tam Kỳ và quận Lý Tín. Tam Kỳ là TTHC của tỉnh Quảng Tín thời kỳ Mỹ – Ngụy. Các công trình công sở tỉnh lỵ được xây dựng kiên cố và cũng là là TTHC tỉnh Quảng Nam đến tận ngày nay. Vị trí TTHC tỉnh được lựa chọn có địa thế đẹp và tuân theo nguyên tắc “phong thủy”, với thế dựa đồi Trà Cai, mặt hướng về nơi hợp lưu của hai dòng sông Bàn Thạch và Kỳ Phú với minh đường là làng Đoan Trai như một cồn đất hữu tình nằm giữa; bên tả là núi An Hà, hữu là dãy núi Yên Ngựa.

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngày 20 tháng 11 năm 1976, huyện Tam Kỳ được tái lập thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng trên cơ sở sáp nhật huyện Bắc Tam Kỳ, Nam Tam Kỳ và thị xã Tam Kỳ. Đến tháng 12 năm 1983, theo Quyết định số 144 của Hội đồng Bộ trưởng, huyện Tam Kỳ được chia thành hai đơn vị hành chính là Thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành. Năm 1997 khi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng chia tách thành hai đơn vị hành chính là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, Tam Kỳ trở lại là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam. Đây là dấu mốc quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của đô thị Tam Kỳ và sự hình thành phát triển khá toàn diện của TTHC tỉnh Quảng Nam với quy hoạch xây dựng khá chỉn chu, bài bản.

Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Hình 1.1. Trụ sở UBND tỉnh Quảng Nam, góc nhìn từ Quảng trường 24/3
    1. 1.2. Hiện trạng sử dụng đất của Khu TTHC tỉnh Quảng Nam

Diện tích đất hiện trạng là 120 ha, chiếm khoảng 1,3% diện tích đất tự nhiên, được xây dựng trụ sở cơ quan, công trình hành chính, chính trị trung ương, tỉnh đóng trên địa bàn Thành phố. Các công trình nằm chủ yếu dọc theo các tuyến đường chính như Hùng Vương, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, … Phần lớn các công trình được xây dựng mới, khang trang, cao 2-4 tầng, mật độ xây dựng 35-55% như trụ sở UBND tỉnh, trụ sở các sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND thành phố và các ban ngành cấp thành phố.

Nhìn chung, đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp đã được quy hoạch bố trí khá tập trung tại khu vực TTHC tỉnh. Tuy nhiên một số trụ sở cơ quan còn khá dàn trãi, có phần lãng phí quỹ đất; bên cạnh đó thời gian vừa qua, xuất hiện tình trạng tự phát di dời một số công trình cấp tỉnh như: Cục thuế tỉnh Quảng Nam, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam từ khu vực TTHC tập trung của tỉnh ra một số khu vực khác trong nội thị Tam Kỳ. Trong thời gian tới cần nghiên cứu theo hướng tập trung các trụ sở cơ quan với cùng chức năng sử dụng, chấn chỉnh tình trạng tự phát di dời các công trình trụ sở ra xa khu vực trung tâm nhằm tránh phá vỡ quy hoạch, đảm bảo cảnh quan; tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng quỹ đất công cộng phục vụ cộng đồng, nghỉ ngơi, thư giãn trong giờ nghỉ của người làm việc, cũng như của du khách, của người dân đô thị.

Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Hình 1.2. Hiện trạng khu vực Trung tâm văn hóa Tỉnh
    1. 1.3. Công tác quản lý quy hoạch, thiết kế xây dựng, khai thác sử dụng khu TTHC tỉnh Quảng Nam

Là một TTHC cấp tỉnh trong đô thị loại II, khu vực TTHC tỉnh Quảng Nam đã được quan tâm quy hoạch, đầu tư xây dựng theo hướng một tổng thể tập trung, có cấu trúc không gian khá rõ ràng, với hệ thống các cơ quan ban ngành được tách từng khối riêng và bố trí vào các lô đất riêng biệt. TTHC Quảng Nam được bố trí khá cách biệt với trung tâm thương mại dịch vụ, khu dân cư cũ của đô thị Tam Kỳ. Với khuôn viên diện tích 120 ha, TTHC tỉnh Quảng Nam cơ bản đáp ứng yêu cầu về diện tích hiện trạng và phát triển trong tương lai. Khu vực TTHC tỉnh Quảng Nam hiện nay được bao bọc bởi hệ thống đường giao thông đã được đầu tư cơ bản hoàn thiện, ngoại trừ phần phía Bắc giáp sông Bàn Thạch (làng Đoan Trai), mặc dù đã được quy hoạch công viên nhưng chưa được đầu tư, hiện vẫn là khu ở hiện trạng của một nhóm người dân tự phát ven sông.

Về không gian kiến trúc: Không gian khu vực TTHC tỉnh Quảng Nam có không gian khá thoáng đãng, các công trình hành chính cao từ 3 đến 5 tầng. Trong đó, vệt cảnh quan trung tâm có bề rộng 220m, được giới hạn giữa hai tuyến đường Trần Phú và đường Trần Hưng Đạo, kéo dài từ Trụ sở UBND tỉnh cao 5 tầng đến sông Bàn Thạch. Không gian công cộng chủ đạo giữa vệt cảnh quan trung tâm là quảng trường 24/3. Quảng trường chủ yếu trồng cây xanh (cây sao đen, cây hương vườn, cọ và cỏ), nền sân được quy hoạch xây dựng khá tốt, có không gian thoáng tập trung chính giữa, các lối đi cho người đi bộ, lối đi bộ lát đá tự nhiên chống trơn trượt màu xám. Khu vực quảng trường 24/3 là nơi có tổ chức hoạt động cộng đồng cũng như tổ chức các sự kiện chính trị, nhưng không được thường xuyên, chủ yếu vào dịp tết cổ truyền, một số ngày lễ lớn.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được xây dựng tương đối hoàn thiện, mạng lưới đường dạng giao thông dạng kẻ ô, mặt cắt ngang đường chủ yếu rộng 27 m, riêng đường Hùng Vương khu vực trước Trụ sở UBND tỉnh Quảng Nam, tiếp giáp quảng trường 24/3 rộng 70m. Hệ thống vỉa hè dọc các tuyến đường đang trong giai đoạn cải tạo đầu tư lát gạch Terrazo, rộng 6m. Cây xanh bóng mát dọc vỉa hè gồm một số chủng loại: Xà cừ, sao đen, bằng lăng, hương vườn (người dân địa phương thường gọi là cây sưa),…

Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng

1

1

Hình 1.3. Mặt bằng tổng thể hiện trạng khu vực TTHC tỉnh Quảng Nam

Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Hình 1.4 Mặt cắt ngang hiện trạng 1-1 đoạn trước quảng trường 24/3

Hoạt động công cộng: Các hoạt động chủ yếu diễn ra tại khu vực quảng trường: Thường nhật là tập thể dục, đi dạo vào các buổi sáng sớm và tối là các trò chơi trẻ em như thuê xe xích lô, xe điện, xe đạp; các ngày lễ, tết diễn ra các hoạt động như hội hoa xuân, bắn pháo hoa, biểu diễn văn nghệ,…Trong khu vực quảng trường 24/3 và xung quanh có công trình dịch vụ, phục vụ café giải khát. Ngoài ra, còn có một số hoạt động khác như tổ chức triển lãm hàng hóa khoảng từ 01 – 02 lần / năm, các chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật 04 – 05 lần / năm tại Trung tâm văn hóa tỉnh Quảng Nam. Các hoạt động này đều có bán vé, thu phí dịch vụ.

Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng

Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Học sinh cắm trại tại Quảng

trường 24/3

Dịch vụ cho thuê trò chơi trẻ em về đêm tại Quảng trường 24/3

Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng

Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Các dịch vụ thể thao thuê mặt bằng hoạt động tại Trung tâm văn hóa TỉnhDịch vụ café giải khát khu vực xung quanh Quảng trường 24/3
Hình 1.6. Một số hoạt động có tính thường xuyên nhất

Tuy nhiên, về công trình xây dựng trong khu vực có mật độ thấp, dàn trãi, ngoại trừ trụ sở UBND tỉnh Quảng Nam vừa mới xây dựng có hình thức khá hiện đại, còn lại các công trình khác chưa tạo được điểm nhấn, hình ảnh đặc trưng của đô thị, chưa tạo được sức hút đối với du khách, với cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, giữa các công trình chưa có sự liên kết về không gian kiến trúc, chưa thật hài hòa về cảnh quan, hình thức kiểu dáng kiến trúc có phần khá lộn xộn.

Hệ thống hạ tầng tuy có được quan tâm đầu tư, nhưng đang ở dạng chia kẻ ô đều đặn, đường xá chủ yếu vẫn dừng ở mức độ phục vụ các phương tiện cơ giới như ô tô, xe máy; hạ tầng cấp điện, viễn thông còn một số vị trí đi nổi, không đảm bảo cảnh quan; chưa tạo được các không gian đường đi dạo bộ có tính kết nối xuyên suốt, hay các tuyến đi xe đạp là những loại hình giao thông thân thiện và gần gũi cộng đồng.

Các hoạt động công cộng tuy có bước cải thiện, đã có những hoạt động nhất định diễn ra, nhưng mức độ không thường xuyên; trong tổng thể TTHC, chỉ có quảng trường là không gian công cộng duy nhất hiện nay trong khu vực TTHC tỉnh thu hút khá thường xuyên khách, nhưng hoạt động cộng đồng còn đơn điệu. Còn lại các công trình công cộng khác như bảo tàng, thư viện, kể cả trung tâm văn hóa tỉnh cũng ít hoạt động, thưa thớt người dân tham gia.

    1. 1.4. Các vấn đề cần nghiên cứu
  • TTHC tỉnh Quảng Nam là nơi tập trung đầy đủ các công trình công cộng, hành chính, văn hóa, thương mại dịch vụ của đô thị, được nhà nước quan tâm đầu tư lớn nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều người đến đây vui chơi, giải trí, tham gia hoạt động một phần do chưa có các dịch vụ giải trí phù hợp, chưa đa dạng các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí. KGCC tại đây chưa phát triển hoàn thiện, rất thiếu so với nhu cầu sinh hoạt nghỉ ngơi giao tiếp hàng ngày. Vì vậy, để có một KGCC sống động, có sức sống, thu hút, cần bổ sung nhiều hoạt động cộng đồng mà người dân đô thị yêu thích.
  • Khí hậu tại tỉnh Quảng Nam nói chung, thành phố Tam Kỳ nói riêng có đặc thù mùa nắng nóng kéo dài, mùa mưa nhiều gió bão. Trong điều kiện nắng nóng nên cần có các giải pháp cải thiện vi khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ngoài trời, thông qua việc tăng cường trồng cây xanh, bố trí thảm có hợp lý; cải tạo các công trình kiến trúc theo hướng kiến trúc xanh; cải tạo mở rộng không gian mặt nước kết nối từ sông Bàn Thạch vào khu vực trung tâm hoặc xây dựng các đài phun nước khu vực trung tâm để giảm bức xạ mặt trời. Ngoài ra, vào mùa mưa bão, cần trồng những chủng loại cây có tính năng chống gió bão, phù hợp thổ nhưỡng địa phương như cây sao đen, muồng, lim sẹt,… Ngoài ra, cần có giải pháp điều chỉnh thiết kế, bố trí hệ thống các công trình phù hợp, vừa đảm bảo cảnh quan, công năng sử dụng vừa tạo thành những khu vực che chắn cho hệ thống cây xanh trước gió bão.
  • Các thiết bị tiện ích khác còn thiếu nhiều để phục vụ cho các khu vực KGCC như nhà vệ sinh công cộng, ghế ngồi, chòi nghỉ, điểm ngắm cảnh, bãi đỗ xe công cộng, hệ thống đèn chiếu sáng,…. đặc biệt là các dịch vụ tiện ích, an ninh đô thị theo hướng thông minh, áp dụng công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho người dân đô thị.
  • Nghiên cứu giải pháp tổ chức kết nối liên thông các KGCC với nhau, không gian trống dư thừa của từng công trình với KGCC của đô thị thông qua hệ thống đường dạo bộ, đi xe đạp, xây dựng hầm chui, cầu đi bộ vượt các tuyến giao thông đô thị.
  • Nghiên cứu phương án tạo sự thân thiện, gần gũi của công trình trong khu vực nhất là đối với các công trình hành chính như: Dỡ bỏ tường rào bê tông tạo sự kết nối không gian của công trình với không gian chung; thay tường rào một số công trình từ bê tông qua tường rào bằng cây xanh, tạo sự thân thiện nhẹ nhàng; tổ hợp các công trình có cùng chức năng thành công trình có tầng cao phù hợp, tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi.
  • Đề xuất một số khu vực bố trí bổ sung các tác phẩm nghệ thuật cộng đồng hoặc tượng đài các danh nhân,.. nhằm giúp tạo cảm giác thoải mái và thích thú, lẫn tò mò cho người xem, kết hợp hài hòa với không gian thuần tuý để đem lại cho con người những cảm giác mới lạ.
  • Cải tạo hình thức kiến trúc, chuyển đổi, bổ sung công năng một số công trình; đề xuất xây dựng mới một số công trình mang tính điểm nhấn, biểu tượng.
  • Cần có chính sách quản lý, kiểm soát cũng như khuyến khích phát triển KGCC, xem vấn đề này là công tác có ý nghĩa quan trọng đến chất lượng phát triển đô thị bền vững.
    1. 1.5. Thiết kế đô thị không gian công cộng tại khu vực TTHC ở một số đô thị.
      1. 1.5.1. Không gian công cộng khu vực trung tâm ở một số nước phát triển

1.5.1.1. Trung tâm thành phố Amsterdam (Hà Lan)

Nằm trên bờ vịnh IJ và sông Amstel, Amsterdam là một thành phố cổ kính được thành lập từ một làng chài nhỏ bên bờ sông Amstel. Với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, hệ thống giao thông thủy phát triển mạnh và đóng vai trò kết nối các khu vực hải cảng, các khu chức năng của thành phố.

Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng

Hình 1.7. Tổng mặt bằng khu vực quãng trường Dam

1. Tòa nhà Hoàng gia

2. Nhà thờ Nieuwe Kerk

3. Đài tưởng niệm

4….8.9. Các tòa nhà thương mại, dịch vụ, bảo tàng sáp, khách sạn, ngân hàng,…

Khu vực trung tâm thành phố là Quảng trường Dam, được hình thành vào thế kỷ 13 khi xây dựng con đập xung quanh sông Amstel để ngăn chặn nước biển Zuiderzee xâm nhập vào thành phố, và quảng trường Dam khởi nguồn là khu chợ thương mại. Ngày nay, khu vực chung quanh quảng trường có một số công trình với kiến trúc cổ điển nổi tiếng và di tích quốc gia như: Đài tưởng niệm quốc gia; Cung điện Hoàng gia; Nhà thờ Nieuwe Kerk ,…

Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng

Đài tưởng niệm Quốc gia trên Quảng trường Dam được xây dựng lên để tưởng niệm những người đã chết trong Thế chiến II, khánh thành vào ngày 4 tháng 5 năm 1956. Mỗi năm vào ngày 4 tháng 5 nhiều chức sắc, bao gồm đại diện của gia đình hoàng gia, đến đài tưởng niệm để tưởng nhớ các nạn nhân của Chiến tranh thế giới thứ hai ở đây.

Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Hình 1.8. Khung cảnh một buổi tưởng niệm tại khu vực quãng trường Dam

Bên cạnh đó, tại khu vực quảng trường Dam, người dân còn thường xuyên được chiêm ngưỡng những buổi biểu diễn nghệ thuật đường phố. Những hoạt động này rất thu hút khách du lịch thông qua rất nhiều hoạt động giải trí. Vào mùa xuân, người dân có thể tham gia lễ hội hoặc đi trên bánh xe đu quay đầy màu sắc. Trong những tháng mùa hè, những nghệ sỹ biểu diễn đường phố tham gia nhiều trò biểu diễn khác nhau gây sự lôi cuốn cho không gian nơi đây.

Đối với các khu ở gần khu vực quãng trường chủ yếu ven kênh rạch, tại các khu vực này cũng dành nhiều không gian dành cho mục đích công cộng như trồng cây xanh, tổ chức đường dạo ven kênh rạch dành cho đi bộ và xe đạp, hạn chế giao thông cơ giới. Kiến trúc ven kênh được xây dựng theo bố cục và nhịp điệu cảnh quan của từng đoạn kênh rạch. Các công trình được xây dựng sát kênh rạch hoặc cách sông bởi hành lang giao thông ven sông. Ngay cả là một đô thị giàu mặt nước, các không gian công cộng của Amsterdam cũng thường xuyên tạo ra những mặt nước nhân tạo. Nhìn tổng thể, kiến trúc ven kênh rạch rất hài hòa về mặt hình khối, màu sắc, đảm bảo tính thống nhất về quy hoạch như: tầng cao, mật độ xây dựng, khoảng lùi,…

Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Hình 1.9. Hoạt động vào mùa Xuân tại quảng trường Dam

* Với kinh nghiệm của Amsterdam trong việc tổ chức kết nối chặt chẽ hệ thống giao thông, việc tổ chức không gian đô thị, kiến trúc, công trình điểm nhấn, cũng như các hoạt động vui chơi, giải trí kể cả hoạt động chính trị tại khu vực trung tâm quảng trường Dam của Amsterdam là bài học cần nghiên cứu áp dụng.

Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Hình 1.10. Một khu nhà ở tại khu vực trung tâm của Amsterdam

1.5.1.2. Trung tâm Los Angeles, Mỹ

Khu vực trung tâm của Los Angeles được cải tạo theo hướng không chỉ giới hạn ở việc xây dựng các toà tháp văn phòng mà còn tập trung vào những công trình văn hoá và tôn giáo, chẳng hạn như Bảo tàng Nghệ thuật đương đại, Nhạc viện trung tâm, Nhà thờ Thiên chúa giáo (2002) và Nhà hát giao hưởng Walt Disney (2003). Các hoạt động văn hoá rất được chú trọng nhằm đảm bảo cho khu vực trung tâm thành phố không trở nên vắng vẻ vào buổi tối khi các văn phòng đã đóng cửa.

Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Giải pháp Thiết kế đô thị khu vực trung tâm hành chỉnh tỉnh Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ nhằm nâng cao chất lượng không gian công cộng
Hình 1.11. Quảng trường Nhà hát Walt Disney trên đại lộ Grand Avenue, Los Angeles, Mỹ

Đại lộ chính (Grand Avenue) được quy hoạch theo hình mẫu của đại lộ Champs-Élysées ở Paris và một công viên trung tâm theo mô hình của Central Park ở New York được đặt dưới sự điều hành của một uỷ ban bao gồm cả các chủ thể của chính quyền và khu vực tư nhân. Các nhà đầu tư sử dụng cụm từ hình dung lại Đại lộ chính (reimagining Grand Avenue) để thể hiện rõ ý tưởng khơi gợi lại lợi ích của một không gian công cộng về góc độ văn hoá. Trục đại lộ này xuất phát từ nhà thờ Đức Bà Los Angeles và kéo dài tới tận Thư viện trung tâm được xây dựng theo phong cách Nghệ thuật décor. Hai bên đại lộ là những công trình nổi tiếng như Bảo tàng Nghệ thuật đương đại (do kiến trúc sư Arata Isozaki thiết kế) và Nhà hát giao hưởng Walt Disney (tác phẩm của kiến trúc sư Frank Gehry). Riêng với công trình nhà hát Walt Disney, kiến trúc sư Gehry đã khéo léo bố trí các quầy bán vé và cửa vào chính quay ra phía đại lộ mặc dù phần lớn khán giả thường sử dụng lối vào qua một loạt thang cuốn dẫn lên từ sáu tầng hầm để xe ở phía dưới nhà hát. Phần mặt tiền hướng ra đại lộ cũng được cách điệu như hình ảnh của một con tàu giữa đại dương mặc dù người ta không thể hình dung một cách chính xác những vạt tường uốn lượn bằng đá muốn gợi tả những cánh buồm, phần vỏ tàu hay những con sóng dưới thân tàu.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC XAY DUNG HA NOI\HAU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *