Tổ chức không gian công cộng trong các khu đô thị mới

tổ chức không gian công cộng trong các khu đô thị mới Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam

Tổ chức không gian công cộng trong các khu đô thị mới Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam

  1. Lý do chọn đề tài:
  • Đô thị hiện đại là một sản phẩm của thời kỳ đại công nghiệp: đô thị tạo điều kiện tốt cho xã hội con người phát triển, nhưng đồng thời cuộc sống đô thị cũng tạo ra vô số áp lực lên con người. Không gian công cộng là nơi cư dân đô thị lấy lại cân bằng sau giờ làm việc, giải tỏa áp lực và sản sinh ra năng lượng trong cuộc sống. Đó là vai trò cơ bản của không gian công cộng đô thị và là giải pháp làm đẹp đô thị.
  • Hiện nay, phổ biến tình trạng thiết kế và nghiên cứu không gian công cộng trong các khu đô thị mới chưa được coi trọng đúng mức. Trong khi đó chưa có một đề tài phân tích, đánh giá những mặt ưu, khuyết điểm của các không gian công cộng trong các khu đô thị mới tại thành phố Tam Kỳ. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho các dự án khu đô thị mới sẽ được triển khai trong thời gian tới.
  • Vì vậy việc đề xuất nghiên cứu tổ chức không gian công cộng trong các khu đô thị mới Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
  1. Mục đích nghiên cứu:
  • Đưa ra các luận cứ khoa học cho việc tổ chức không gian công cộng trong các khu đô thị mới nói chung và thành phố Tam Kỳ nói riêng hướng tới chất lượng và hiệu quả khai thác sử dụng tốt nhất, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa phương.
  1. Mục tiêu nghiên cứu:
  • Tổng quan lý thuyết về không gian công cộng và mô hình quy hoạch đơn vị ở cùng các kinh nghiệm thực tiển trong và ngoài nước.
  • Đánh giá thực trạng không gian công cộng trong các đô thị mới ở thành phố Tam Kỳ, tập trung vào việc phân tích đánh giá cụ thể không gian công cộng của khu đô thị mới.
  • Đề xuất nguyên tắc và giải pháp chung, cụ thể cho việc tổ chức không gian công cộng trong các khu đô thị mới ở thành phố Tam Kỳ, bao gồm cả thiết kế mới và cải tạo không gian cũ.
  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
  • Đối tượng nghiên cứu: Không gian công cộng trong các khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ.
  • Phạm vi nghiên cứu: Các khu đô thị mới đã và đang hình thành trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ từ nay cho đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
  1. Phương pháp nghiên cứu:
  • Thu thập thông tin, tài liệu từ các hội thảo khoa học, tổng kết sách báo và kết hợp với phương pháp luận nhận thức về tình hình tổ chức không gian công cộng trong và ngoài nước.
  • Tổng hợp, khảo sát đánh giá các cơ sở về tổ chức không gian công cộng tại thành phố Tam Kỳ Quảng Nam.
  • Nghiên cứu thực tiễn, khảo sát chụp ảnh và phỏng vấn.
  1. Cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý của đề tài:
  2. Kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại:
  3. Cấu trúc của luận văn:

Luận văn gồm 3 phần: Phần Mở đầu, Phần Nội dung và Phần Kết luận, trong đó Phần Nội dung gồm 3 chương cơ bản:

Chương 1: Tổng quan tổ chức không gian công cộng tại các khu đô thị mới ở Việt Nam và trên thế giới.

Chương 2: Cơ sở khoa học làm căn cứ đề xuất tổ chức không gian công cộng tại các khu đô thị mới thành phố Tam Kỳ.

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp tổ chức không gian công cộng trong các khu đô thị mới thành phố Tam Kỳ.

PHẦN 2: NỘI DUNG

Chương 1: TỔNG QUAN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TẠI CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI.

    1. Tổng quan các nghiên cứu lý thuyết về không gian công cộng:
      1. Một số khái niệm cơ bản:
  • Khái niệm không gian công cộng:

Theo định nghĩa truyền thống không gian công cộng là những nơi mà mọi người đề có quyền được đến mà không thể bị ngăn cản vì lý do kinh tế hay chính trị, xã hội.[12]

Định nghĩa theo hướng không gian dân sự là những diện tích ở làng hoặc thành phố, không có nhà cửa và những chướng ngại vật, với mục đích tạo không gian và cơ hội để người ta có thể tập hợp lại với nhau.[12]

Không gian công cộng là những không gian trống để phục vụ các sinh hoạt mang tính cộng đồng trong đô thị, chủ yếu bao gồm đường sá, quảng trường, cây xanh, mặt nước và những khoảng không gian bên ngoài của các công trình kiến trúc.

Không gian công cộng kiểu mới còn bao gồm các đại sảnh hở, các sân trong của các công trình kiến trúc mở cho công chúng, các đường phố trong nhà, quảng trường trong nhà và các không gian trung độ.[15]

Một không gian công cộng là một không gian xã hội , nói chung là mở và dễ tiếp cận cho người dân. Đường (bao gồm cả vỉa hè), quảng trường , công viên và bãi biển thường được coi là không gian công cộng.

Không gian công cộng cũng đã trở thành một cái gì đó của một chuẩn mực cho lý thuyết quan trọng liên quan đến triết học, địa lý, nghệ thuật thị giác, nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu xã hội và thiết kế đô thị. “Không gian công cộng” thuật ngữ cũng thường hiểu sai có nghĩa là những thứ khác như địa điểm tập kết, đó là một yếu tố của khái niệm lớn của không gian xã hội.

Không gian công cộng mà đề tài đề cập đến chỉ tập trung vào không gian giữa các nhóm nhà, đơn vị ở, khu ở,…của khu đô thị. Tổ chức không gian công cộng là việc tổ hợp các thành phần kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên một cách hợp lý thông qua các giải pháp thiết kế kiến trúc và quy hoạch.

      1. Các khái niệm liên quan:
  • Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.[2]
  • Đô thị mới: Là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật.[2]
  • Khu đô thị mới: Là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở.[2]

Khu đô thị mới có thể được bố trí liền kề hoặc cách xa các khu đô thị hoặc trung tâm đô thị hiện có. Khu đô thị mới cũng có thể được phát triển trên cơ sở cải tạo, phá bỏ một khu vực đô thị cũ và xây dựng lại theo quy hoạch mới hiện đại.

  • Môi trường đô thị: Môi trường đô thị là một bộ phận trong toàn bộ môi trường nói chung. Tất cả các yếu tố môi trường xét trong không gian đô thị đều thuộc phạm vi môi trường đô thị.
  • Không gian trống: Là không gian bên ngoài công trình được giới hạn bởi mặt đứng của các công trình kiến trúc (kiến trúc lớn), mặt đất, bầu trời và các vật giới hạn không gian khác như: cây xanh, địa hình,…
  • Cảnh quan: Là giải pháp thẩm mỹ tổng thể không gian trống, bao gồm: tác động thẩm mỹ của không gian và mặt đứng các công trình kiến trúc (kiến trúc lớn), mặt đất(mặt đường, sân bãi, thảm cỏ, mặt nước,…) và các yếu tố trong không gian trống như: cây xanh, trang thiết bị kỹ thuật môi trường và kỹ thuật đô thị, kiến trúc nhỏ, kiến trúc tạm thời, màu sắc, ánh sáng, tác phẩm nghệ thuật tạo hình,…
      1. Chức năng, phân loại không gian công cộng:
  • Chức năng của không gian công cộng:

Là không gian được xây dựng có chủ ý tạo môi trường để tiến hành một cách thuận lợi các hoạt động giao tiếp, giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, giữa con người với công trình, không gian kiến trúc nhằm thoả mãn các yêu cầu về thể chất, văn hoá, kinh tế,…trong đó có không gian công cộng, có không gian bán công cộng và riêng tư.

Không gian công cộng, đặc biệt là không gian công cộng trong các khu đô thị mới cần đảm bảo các chức năng cơ bản sau:

– Là nơi người dân có thể nghỉ ngơi, thư giãn, hít thở không khí trong lành sau một ngày lao động, góp phần tái tạo sức lực và giảm stress.

– Là nơi sinh hoạt văn hoá, giao tiếp cộng đồng, nhằm tăng cường mối quan hệ cộng đồng trong khu dân cư.

– Có không gian cho các hoạt động thể dục thể thao và các hoạt động thể chất khác (như không gian vui chơi cho trẻ nhỏ, đường đi bộ cho người già,…)

tổ chức không gian công cộng trong các khu đô thị mới Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam
tổ chức không gian công cộng trong các khu đô thị mới Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam

Các không gian công cộng hiện đại có xu hướng tổ hợp rất nhiều chức năng và có khả năng linh hoạt cao đáp ứng nhiều loại hình hoạt động xã hội nhằm tạo ra được tính  giao tiếp cộng đồng phong phú và sinh động. Các không gian công cộng có khả năng chuyển hoá về chức năng rất cao, song các không gian cộng cộng hiện đại ngoài việc khai thác tối đa môi trường cảnh quan tự nhiên còn luôn tạo ra một bản sắc riêng. Bản sắc của không gian công cộng hiện đại có thể được tạo dựng bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau như: Khai thác các đặc thù cảnh quan tự nhiên, khai thác đặc trưng của vị trí và vai trò của nó đối với đô thị, khai thác các đặc trưng của các hoạt động chính trong không gian công cộng, hoặc tạo ra các điểm nhấn có tính biểu trưng cao của các công trình kiến trúc trong tổng thể quy hoạch …

  • Phân loại không gian công cộng:
  • Phân loại theo hình thái không gian:

+ Không gian công cộng mở: bao gồm hồ nước công viên, quảng trường, vườn hoa,…phục vụ cho các hoạt động văn hóa và xã hội. Chính vì thế không gian công cộng mở có vai trò lớn hơn đối với đa số dân cư đô thị.

+ Không gian công cộng đóng: công viên thuộc sinh hoat tư nhân, rạp hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim. Không gian này hẹp hơn và đòi hỏi có nguồn thu để duy trì hoạt động trong đó.

  • Phân loại không gian công cộng theo quy mô:

+ Không gian tiệm cận ngôi nhà (không gian cấp 1): khoảng không gian ngay xung quanh ngôi nhà như lối ra vào, sân trước, sân sau,…có ranh giới bằng hàng rào hoạc dải cây xanh,…là nơi gặp gỡ cùa dân cư sống trong cùng một ngôi nhà.

+ Không gian công cộng giữa các công trình (không gian cấp 2): là khoảng không gian nhỏ nằm giữa các nhóm nhà. Đó có thể là sân chơi nhỏ được một bộ phận dân cư sử dụng, được hình thành dưới dạng không gian chuyển tiếp giữa hai hay nhiều nhà phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi hàng ngày của một nhóm người trong phạm vi các công trình ở như sân chơi trẻ em, nơi tụ họp, trò chuyện, giao tiếp của người lớn,…

+ Không gian công cộng trong đơn vị ở (không gian cấp 3): bao gồm quảng trường, vườn hoa, sân chơi, thảm cỏ ở trung tâm hay công viên đơn vị ở, có khích cỡ trung bình dùng cho những hoạt đông giải trí tự do, bao quanh có thể là những công trình đường giao thông khu vực. Chúng cung cấp chỗ cho các hoạt động dân sự, thương mại, là nơi đặt các quầy tạp hóa, nơi trung bày nhân ngày lễ, nơi diễn ra các hoạt động văn hoá mang tính tập thể, cũng là nơi trẻ con vui chơi, cho các cuộc gặp gỡ, tụ tập của mọi lúa tuổi,…

+ Không gian công cộng của cộng đồng (không gian cấp 4): Một khu được thiết kế dành riêng cho những hoạt động giải trí qui mô lớn và có tổ chức. Hình thành dưới dạng công viên khu ở, do một đơn vị công cộng quản lí nhằm phục vụ cho đa số dân cư trong khu ở.

tổ chức không gian công cộng trong các khu đô thị mới Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam
tổ chức không gian công cộng trong các khu đô thị mới Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam

Hình 1-1: Phân loại không gian công cộng (Nguồn tác giả)

      1. Mô hình đơn vị ở:
  • Mô hình tổ chức không gian mở trong cấu trúc đơn vị ở (Clarence Perry):

Khi đề xuất mô hình cấu trúc “Đơn vị láng giềng” (Neighbourhood Unit) Clarence Perry đã mong muốn thiết lập mối quan hệ xã hội mật thiết, không phân biệt màu da, tín ngưỡng, tôn giáo trong một phạm vi cư trú của dân cư đô thị, mong muốn đó đã được nhiều nhà đô thị hưởng ứng. Mô hình cấu trúc vật chất như thiết lập bán kính phục vụ dựa trên khoảng cách đi bộ hợp lý, hệ thống công trình phục vụ công cộng, trường học và mạng lưới đường nội bộ liên kết, ngoài mục đích tạo môi trường vật chất đầy đủ cho người dân còn nhằm đạt tới mục tiêu tạo môi trường xã hội lành mạnh, tìm thấy sự gắn bó, hoà nhập trong một cộng đồng xác định.

Hình 1- 2: Mô hình cấu trúc “Đơn vị láng giềng” của Clarence Perry [25]

Hình 1- 3: Mô hình cấu trúc “Đơn vị láng giềng” của Clarence Perry [25]

Đơn vị ở phải đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Các đường chính và các tuyến cho xe cơ giới không cắt qua đơn vị ở để đảm bảo điều kiện nghỉ ngơi, giải trí và trẻ em đi lại an toàn. Ngược lại chúng được bố trí tạo nên các giới hạn cho đơn vị ở.
  • Các tuyến giao thông bên trong đơn vị ở nên được thiết kế, xây dựng theo dạng đường cụt, nhằm tạo nên một môi trường ở an toàn và yên tĩnh …
  • Có qui mô dân số được xác định dựa vào qui mô của trường học, khoảng 5000 dân.

Nằm ở trung tâm của đơn vị ở là trường tiểu học. Bán kính phục vụ sẽ nằm giữa những không gian của từng gia đình và của nhóm gia đình sống trong đó. Đường giao thông sẽ đóng vai trò xác định quy mô khu ở và làm nhiệm vụ đối ngoại, liên hệ khu ở với hoạt động chung của toàn thành phố. Ô phố là một hình vuông có cạnh khoảng trên 100 m, ứng với diện tích khoảnh trên 12.000 m2 trong đó khoảng 2/3 diện tích dành cho vườn và khoảng trống.

  • Mô hình không gian mở trong đơn vị ở theo cấu trúc thành phố vườn (Ebenezer Howard):

howards%20garden%20city%20detail

Hình 1- 4: Sơ đồ cơ cấu quy hoạch “thành phố vệ tinh” [22]

Hình 1- 5: Mô hình chi tiết “thành phố – vườn của ngày mai” Đại lộ chính [15]

Hình 1- 6: Mô hình “thành phố vườn” số 2 [22]

Năm 1898 nhà xã hội học người Anh E.Howard đề ra ý tưởng ”thành phố – vườn” (Garden City). Không gian cơ bản tạo thành nó là một vòng tròn đồng tâm công cộng, có các đại lộ tán xạ ra phía ngoài, phần giữa chia thành các khu vực, đồng thời có các đường vòng tròn nối các khu lại với nhau. Khái niệm “thành phố – vườn” đối với việc xây dựng các thành phố mới bây giờ có tác dụng rất tích cực ở Mỹ.

      1. Không gian công cộng trong đơn vị ở:

Theo mô hình lý thuyết quy hoạch được ứng dụng thì trung tâm đơn vị ở là nhà trẻ, mẫu giáo.

Không gian công cộng cấp đơn vị ở chính là không gian bao quanh hạt nhân trung tâm này, ngoài ra còn có sự liên kết đối với các công trình dịch vụ công cộng khác như nhà văn hoá, câu lạc bộ, bưu cục, siêu thị …

Không gian công cộng trong đơn vị ở có thể được coi như không gian quảng trường, không gian chung dành cho sự gặp gỡ, giao lưu. các hoạt động theo sở thích riêng. Không gian này được giới hạn bởi các khối công trình và các đường giao thông bao quanh nó. Một phần ranh giới của không gian này có thể là các yếu tố thiên nhiên như dải cây xanh, mặt nước, bãi đỗ xe…

Không gian công cộng cấp đơn vị ở nên được bố trí sao cho có mối quan hệ chặt chẽ với các không gian công cộng cấp nhóm nhà, thuận lợi cho cư dân tiếp cận và sử dụng. Được kết hợp với hệ thống các công trình dịch vụ công cộng như nhà trẻ, mẫu giáo, siêu thị … phù hợp và đáp ứng các nhu cầu sử dụng hiện tại và trong tương lai.

    1. Kinh nghiệm thế giới về tổ chức không gian công cộng trong các khu đô thị:
      1. Kinh nghiệm về tổ chức không gian công cộng trong các khu đô thị tại Châu Âu:

a. Đô thị cổ Hy Lạp: Người Hy Lạp quan niệm đô thị là một thiết chế xã hội cộng đồng mang tính địa phương vì thế các đô thị luôn được tổ chức và xây dựng sao cho phù hợp với điều kiện của tự nhiên, với đặc điểm xã hội và kinh tế của từng địa phương. Mỗi một đô thị không những có những đặc điểm riêng dễ nhận biết mà giữa chúng luôn có sự cạnh tranh để phát triển. Đô thị là niềm tự hào của mọi công dân tự do Hy Lạp, là công sức tập thể xuất phát từ ý thức xây dựng cuộc sống cộng đồng thông qua một thiết chế dân chủ, tiến bộ bao gồm Hội đồng Công dân, Hội đồng Quý tộc. Đây là một trong những sinh hoạt văn hóa thường xuyên của người Hy Lạp, diễn ra trên các quảng trường công cộng hay trong những nhà họp hội đồng cạnh các quảng trường công cộng.

tổ chức không gian công cộng trong các khu đô thị mới Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam
tổ chức không gian công cộng trong các khu đô thị mới Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam

Người Hy Lạp cổ đại đặc biệt thành công trong việc kết hợp hài hòa giữa kiến trúc đô thị với địa hình cảnh quan tự nhiên. Chính sự khác nhau của địa hình tự nhiên và sự can thiệp có ý thức bằng các công trình kiến trúc, nghệ thuật vào môi trường cảnh quan thông qua việc sử dụng kết hợp hai ngôn ngữ bố cục: quy tắcbất quy tắc (tức bố cục hình học và bố cục tự do) đã tạo nên những giá trị đặc trưng, riêng biệt và dễ nhận biết của hình thái không gian các đô thị Hy Lạp. Đó là những nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật bố cục không gian kiến trúc đô thị Hy Lạp cổ đại.

Để tìm hiểu giá trị hình thái không gian đô thị Hy Lạp, không thể không phân tích hai thành phần đặc trưng, tiêu biểu của đô thị Hy Lạp; đó là Agora và Akropolis.

Hình 1-7: Quần thể Akropolis ở Athens [25]

Ngoài Agora, trong đô thị Hy Lạp còn có khu vực tôn giáo tín ngưỡng, nơi “thánh địa” để xây dựng các đền thờ thần, khu vực linh thiêng diễn ra các nghi thức tôn giáo và có tên gọi là Akropolis (Acropole). Khu vực này có tường thành bảo vệ, còn được gọi là khu vực thành nội, thành hạt nhân hay phần “thành” của đô thị. Akropolis chính là thánh địa của người Hy Lạp, nơi đặt các đền thờ các thần, được xây dựng trên đồi cao, xung quanh có tường thành bảo vệ. Do đó, người Hy Lạp đã dành mọi tâm huyết, tài năng và sức lực để sáng tạo, xây dựng và bảo vệ tổng thể kiến trúc Akropolis.

b. Đô thị hiện đại ở Anh :

Ngay từ những năm 1944, nước Anh đã có phương án quy hoạch của Abecromby, sau đó xây dựng nhiều thành phố vệ tinh quanh Luân Đôn và hoạt động xây dựng hàng chục thành phố mới trên toàn lãnh thổ nước Anh. Patric Abecromby đã đưa ra ý tưởng “Đại Luân Đôn”, đề xuất một phương hướng chung là hoạch định lại Luân Đôn trong phạm vi bốn vòng nhấn, chủ trương phát triển Luân Đôn cũ, xây dựng một vành đai cây xanh lớn ở quanh Luân Đôn, xây dựng 8 thành phố mới quanh Luân Đôn (Steveneger, Wenwich, Hustfield, Hemen, Harlow, Basindon, Crowley, Bracnen).

Cấu trúc hạt nhân trong quy hoạch bao gồm:

– Đơn vị nhỏ 20-30 nhà ở, môi trường XH cơ sở, còn gọi là “đơn vị kết hợp mạnh”.

– Nhóm ở 200-400 nhà (600-1500 người), các cửa hàng và trương tiểu học.

– Quần thể ở hay là đơn vị cộng đồng xã hội, một trung tâm công cộng đầy đủ.

– Khu nhà ở 25-30 nghìn dân với các trung tâm có sơ đồ đa tâm.

Ví dụ tiêu biêu cần nhắc đến là quy hoạch Milton Keans. Milton Keans (xây dựng 1970) có cấu trúc không gian như các mắt lưới đan, mỗi ô lưới có 2500-5000 dân, có đặc thù là từ bỏ cấu trúc tầng bậc với các trung tâm phục vụ xác định, hầu như không sử dụng khái niệm phân vùng công năng, công nghiệp không tập hợp thành cụm, tận lượng phân tán đều cường độ giao thông. Một mạng linh hoạt như vậy sẽ đảm bảo khả năng phát triển theo mọi hướng. Milton Keans còn tạo được một thế cân bằng đô thị và nông thôn do chú ý nhiều đến sinh thái.

Hình 1-8: Tổ chức không gian công cộng khu đô thị Milton Keans – Anh [25]

      1. Kinh nghiệm về tổ chức không gian công cộng trong các khu đô thị tại Châu Á:

a. Hàn Quốc: Từ đầu những năm 70, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng chương trình phát triển tích cực các khu đô thị mới, với các mục tiêu:

+ Tạo môi trường sống đầy đủ tiện nghi, đẹp, phù hợp với tương lai.

+ Tạo môi trường vệ sinh, lành mạnh.

+ Tạo môi trường phát triển giáo dục và phát triển con người.

+ Tạo điều kiện giao thông thuận lợi, an toàn và hiện đại

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC XAY DUNG HA NOI\In-Luanvan-Duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *