Thực thi chính sách phát triển lực lượng dân quân tự vệ tại các phường thuộc quận Hải Châu

Thực thi chính sách phát triển lực lượng dân quân tự vệ tại các phường thuộc quận Hải Châu

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Dân quân, tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, là một bộ phận của LLVT nhân dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân, sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan quân sự các cấp; là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở địa phương, cơ sở

Xây dựng lực lượng DQTV hiện nay là một chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và của Đảng bộ các phường thuộc quận Hải Châu nói riêng. Những năm qua, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, của Thành ủy Thành phố Đà Nẵng về xây dựng lực lượng DQTV, Đảng bộ các phường thuộc quận Hải Châu đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng DQTV Các phường thuộc quận Hải Châu “vững mạnh, rộng khắp”, có số lượng phù hợp, chất lượng cao, coi trọng chất lượng chính trị đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ QP, AN. Tuy nhiên, quá trình lãnh đạo xây dựng lực lượng DQTV ở Các phường thuộc quận Hải Châu còn gặp những khó khăn, bất cập chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đặc biệt, Các phường thuộc quận Hải Châu là cửa ngõ phía Bắc của trung tâm thành phố, địa bàn trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, QP, AN của Trung ương và Thành phố Đà Nẵng. Do vậy, việc xây dựng lực lượng DQTV có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là nhiệm vụ thiết thực của toàn Đảng bộ, chính quyền địa phương, LLVT và mọi người dân trên địa bàn Các phường thuộc quận Hải Châu.

Trước yêu cầu mới của tình hình nhiệm vụ xây dựng, phát triển Các phường thuộc quận Hải Châu, nhiệm vụ xây dựng LLVT nói chung, nhiệm vụ xây dựng lực lượng DQTV của Các phường thuộc quận Hải Châu nói riêng, cần phải tổng kết, quá trình lãnh đạo xây dựng lực lượng DQTV của Các phường thuộc quận Hải Châu trong thời gian qua, rút ra một số kinh nghiệm để vận dụng trong công tác này trong những năm tiếp theo. Do đó, đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện quá trình các phường thuộc quận Hải Châu lãnh đạo thực thi chính sách xây dựng lực lượng DQTV, có giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc và cấp thiết. Với những lý do trên, tôi chọn vấn đề: “Thực thi chính sách phát triển lực lượng dân quân tự vệ tại các phường thuộc quận Hải Châu làm đề tài luận văn Thạc sĩ.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

– Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về chính sách DQTV và thcwj thi chính sách phát triển lực lượng dân quân tự vệ trong xây dựng và hoạt động của lực lượng DQ,TV ở các phường, xã.

– Phân tích thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm thực thi chính sách phát triển lực lượng dân quân tự vệ chủ yếu trong xây dựng và hoạt động của lực lượng DQ,TV ở các phường thuộc quận Hải Châu.

– Đề xuất những giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách phát triển lực lượng dân quân tự vệ trong xây dựng và hoạt động của lực lượng DQ,TV ở các phường thuộc quận Hải Châu  hiện nay

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  Đối tượng nghiên cứu:

 Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về thực thi chính sách phát triển lực lượng dân quân tự vệ trong xây dựng và hoạt động của lực lượng DQ,TV ở các phường thuộc quận Hải Châu hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu :

– Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách phát triển lực lượng dân quân tự vệ tại địa phương cấp xã.

– Phạm vi không gian: Hoạt động chính sách phát triển lực lượng dân quân tự vệ trong xây dựng và hoạt động của lực lượng DQ,TV trên các địa bàn quận, huyện; thuộc các phường thuộc quận Hải Châu.

– Phạm vi thời gian: Các số liệu, tư liệu điều tra trên địa bàn chủ yếu được sử dụng từ năm 2015-2018. Giải pháp đến năm 2025

  1. Đóng góp mới của Luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp cấp uỷ, chính quyền, cơ quan quân sự địa phương các cấp, trước hết là cấp uỷ địa phương, cơ sở vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực thi chính sách xây dựng phát triển lực lượng DQ,TV trên các địa bàn thuộc các phường thuộc quận Hải Châu hiện nay; đồng thời, có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ quá trình nghiên cứu, giảng dạy ở các nhà trường trong và ngoài quân đội.

  1. Phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

 Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư­ tư­ởng Hồ Chí Minh, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của ĐUQSTW, của cấp uỷ địa phương về xây dựng lực lượng DQ,TV là cơ sở lý luận để thực hiện đề tài.

 * Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn triển khai chính sách phát triển trong xây dựng và hoạt động của lực lượng DQ,TV ở các phường thuộc quận Hải Châu; các báo cáo sơ, tổng kết về công tác quốc phòng, quân sự địa phương, trong đó có đánh giá về kết quả xây dựng và hoạt động của DQ,TV và kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế của tác giả ở các cơ quan quân sự quận, huyện, các cơ sở trong các phường thuộc quận Hải Châu, để luận giải, làm sáng tỏ mục đích, nhiệm vụ nội dung của đề tài.

             * Ph­ương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở phư­ơng pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, đề tài sử dụng tổng hợp các phư­ơng pháp nghiên cứu của các khoa học liên ngành và chuyên ngành; trong đó chú trọng phư­ơng pháp kết hợp lô gích – lịch sử, phương pháp điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… để làm rõ nội dung của luận văn.

  1. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của Luận văn được chia thành 3 chương:

thực thi chính sách phát triển lực lượng dân quân tự vệ tại các phường thuộc quận Hải Châu
thực thi chính sách phát triển lực lượng dân quân tự vệ tại các phường thuộc quận Hải Châu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ TẠI ĐỊA PHƯƠNG

 

1.1. KHÁI QUÁT VỀ LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ  VỆ

1.1.1. Khái niệm  và lịch sử hình thành lực lượng dân quân tự vệ tại Việt Nam

“Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát li sản xuất, công tác, là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân của nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lí, điều hành của Chính phủ và của uỷ ban nhân dân các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương” [1].

Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội (gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lê-nin, một trong những nguyên lý cơ bản đó là phải sử dụng lực lượng toàn dân, tạo nên sức mạnh của cả dân tộc về xây dựng và duy trì sức mạnh quân sự của quốc gia, nhằm giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ chế độ chính trị ở nước ta.

Muốn duy trì, tăng cường sức mạnh quân sự của quốc gia tất yếu phải xây dựng các lực lượng vũ trang, trong đó sự ra đời, phát triển của lực lượng dân quân tự vệ là một trong những quy luật phổ biến duy trì sức mạnh quân sự. Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và kinh nghiệm sử dụng sức mạnh dân quân, du kích trên thế giới trong quá trình xây dựng, phát triển, phát huy vai trò của các lực lượng vũ trang cách mạng, tạo nên sức mạnh quân sự quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nắm vững và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực  tiễn cách mạng nước ta. Chính vì vậy, ngày 28 tháng 3 năm 1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất của Đảng đã ra Nghị quyết “Đội tự vệ”3. Sự ra đời của các Đội tự vệ dưới sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa là một trong những lực lượng vũ trang đầu tiên của cách mạng Việt Nam trên con đường đấu tranh giành độc lập, là nền tảng để xây dựng các lực lượng khác, tạo ra sức mạnh quân sự cho quốc gia. Có thể khẳng định, lịch sử ra đời và phát triển của dân quân tự vệ gắn liền với sự nghiệp giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và duy trì sức mạnh quốc gia.

Không chỉ nắm vững và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực  tiễn cách mạng nước ta, mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh còn rất chú trọng học tập kinh nghiệm thực tiễn về xây dựng và phát triển lực lượng dân quân, du kích ở một số nước trên thế giới để xây dựng lực lượng dân quân tự vệ Việt Nam.

Đối với cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng chăm lo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, không chỉ để trực tiếp đánh giặc, mà còn coi đây là lực lượng làm tiền đề để xây dựng các lực lượng vũ trang khác. Trong thư “Gửi nam nữ chiến sĩ, dân quân tự vệ và du kích toàn quốc” ngày 27-5-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch nhân hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”4.  Sinh thời, Người luôn động viên, nhắc nhở và huấn thị các nhiệm vụ cho lực lượng dân quân tự vệ, du kích theo yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng. Theo Người, dân quân tự vệ và du kích có sức mạnh vô địch, có nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang. Người đã nhiều lần khẳng định, trên cơ sở nền tảng của chiến tranh nhân dân, lực lượng dân quân tự vệ và du kích có sức mạnh vô cùng to lớn, bất khả xâm phạm. Người yêu cầu lực lượng dân quân tự vệ và du kích “Từ đây về sau, lực lượng ta càng ngày càng vững, kinh nghiệm ta càng ngày càng nhiều thì ta càng tỏ cho địch biết, tỏ cho thế giới biết rằng “dân quân tự vệ và du kích Việt Nam là những người ái quốc sắt đá, là những chiến sĩ anh hùng”[2].

Thực tiễn lịch sử các cuộc chiến tranh trước đây ở Việt Nam đã chứng minh rất rõ vai trò của của lực lượng dân quân tự vệ ngày càng quan trọng trong cấu thành các lực lượng vũ trang cách mạng và duy trì sức mạnh quân sự của đất nước. Từ năm 1935 đến năm 1945, các đội tự vệ ra đời ở cả nông thôn và thành thị, làm nòng cốt cho cuộc vũ trang khởi nghĩa, tiến hành chiến tranh du kích, xây dựng và mở rộng căn cứ địa. Tháng 8-1945, lực lượng dân quân tự vệ đã cùng toàn dân thực hiện thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Sau ngày 02-9-1945, dân quân tự vệ trở thành một bộ phận của lực lượng vũ trang của Nhà nước Việt Nam độc lập, một trong ba thứ quân của lực lượng vũ trang nhân dân, được tổ chức rộng khắp ở các làng xã, đường phố trong cả nước, thực sự là công cụ bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, bảo vệ thành quả cách mạng.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, lực lượng dân quân tự vệ phát triển rộng khắp cả nước được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng các cấp. Mặc dù chỉ được trang bị các loại vũ khí thô sơ, tự tạo, chủ yếu là lấy của địch trang bị cho mình để đánh địch, nhưng đã cùng nhân dân xây dựng làng xã chiến đấu, kiên cường bám đất, bám dân, tiêu hao quân địch, phá tề trừ gian; tích cực phối hợp với bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực chống địch càn quét bao vây. Dân quân tự vệ đã bức hàng, bức rút nhiều đồn bốt địch, mở rộng các khu căn cứ du kích các mặt trận sau lưng địch; thực hiện kiềm chế, căng kéo lực lượng địch, buộc địch phải phân tán bị động đối phó trên nhiều hướng, nhiều vùng; tạo điều kiện và góp phần cùng bộ đội chủ lực tiến hành thắng lợi nhiều chiến dịch lớn, giành thắng lợi quyết định  trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng dân quân tự vệ miền Bắc đã phát triển rộng khắp đến từng thôn, xóm, công nông trường, xí nghiệp, nhà máy; được trang bị nhiều loại vũ khí tương đối hiện đại, hình thành mạng lưới bắn máy bay địch bay thấp, đã bắn rơi nhiều máy bay địch. Dân quân tự vệ đã độc lập bắn rơi 10% tổng số máy bay Mỹ trên miền Bắc, bắt sống nhiều phi công Mỹ, tiêu diệt hàng chục toán biệt kích, bắn chìm và bắn cháy nhiều tàu chiến địch. Lực lượng dân quân tự vệ còn làm tốt công tác phòng không nhân dân ở cơ sở, xây dựng nhiều công trình phòng tránh, khắc phục hậu quả đánh phá của địch, tiến hành rà phá bom mìn, thủy lôi, chống phong tỏa đường biển… Đã có 183 triệu lượt người được huy động tham gia bảo đảm giao thông, phục vụ chiến đấu, sơ tán khắc phục hậu quả do địch gây ra, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Lực lượng dân quân du kích ở miền Nam đã anh dũng đánh địch bằng mọi thứ vũ khí, vận dụng các hình thức tác chiến phong phú, sáng tạo trên khắp ba vùng chiến lược; kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, thực hiện bám trụ kiên cường, tạo thế đan cài với địch. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, lực lượng dân quân tự vệ đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội và nhân dân tiến công và nổi dậy đồng loạt giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Các chiến lược gia của giai cấp tư sản không thể lý giải được vì sao những đội quân hết sức thiện chiến lại bị thất bại thảm hại trước một đội quân du kích với trang thiết bị còn thô sơ và thua kém nhiều lần so với đối phương.

Trong cơ cấu thành phần của các lực lượng vũ trang, thì dân quân tự vệ là bộ phận trực tiếp bảo vệ từng thôn xóm, địa phương bám trụ kiên cường ngày đêm tại từng cơ sở. Sau năm 1975, lực lượng dân quân tự vệ đã góp phần quan trọng trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Lực lượng dân quân tự vệ đã được huy động tham gia xây dựng tuyến phòng thủ biên giới; trực tiếp chiến đấu, phối hợp và phục vụ bộ đội chiến đấu, góp phần thắng lợi vào các cuộc chiến tranh.

1.1.2. Vai trò của lược lượng dân quân tự vệ đối với việc đảm bảo an ninh quốc phòng

 – Vai trò của dân quân tự vệ

Dân quân tự vệ là một lực lượng chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và phong trào toàn dân đánh giặc trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và trong thời bình tại địa phương. Trong tình hình hiện nay, chúng ta phải đối phó với chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ và sẵn sàng chiến đấu chống mọi tình huống chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch thì vai trò của dân quân tự vệ càng được coi trọng.

Lực lượng dân quân tự vệ là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, trực tiếp ở từng địa phương bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của nhà nước ở cơ sở.

Đánh giá vai trò dân quân tự vệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ thù nào dù hung bạo đến đâu hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó thì địch nào cũng phải tan rã” [2].

Trong thời bình, dân quân tự vệ là lực lượng đông đảo tham gia xây dựng kinh tế, phát triển địa phương và cả nước. Là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, phối hợp với các lực lượng khác đấu tranh làm thất bại chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống thiên tai, địch hoạ bảo đảm an toàn cho nhân dân.

Trong thời chiến, dân quân tự vệ làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, chiến đấu, tiêu hao, tiêu diệt lực lượng, phương tiện của địch, căng kéo, kìm chân, buộc địch phải sa lầy tại địa phương ; vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, các thủ đoạn chiến đấu, tạo thế, tạo lực cho bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương chiến đấu, tham gia phục vụ chiến đấu giữ vững thế trận chiến tranh nhân dân.

–  Nhiệm vụ của lực lượng dân  quân tự vệ

Điều 7 của Pháp lệnh Dân quân tự vệ năm 2004 xác định có 5 nhiệm vụ

+ Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc bảo vệ địa phương, cơ sở.

+ Phối hợp với quân đội, công an và các lực lượng khác bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, chính quyền, tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của nhà nước, của tổ chức ở cơ sở, tính mạng và tài sản của cá nhân, tổ chức người nước ngoài, các mục tiêu, các công trình quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

+ Xung kích trong bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác.

+ Vận động nhân dân thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ; tích cực thực hiện các chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, góp phần xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

thực thi chính sách phát triển lực lượng dân quân tự vệ tại các phường thuộc quận Hải Châu
thực thi chính sách phát triển lực lượng dân quân tự vệ tại các phường thuộc quận Hải Châu

Những nhiệm vụ trên được quy định trong Pháp lệnh Dân quân tự vệ. Đó là những nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên trong mọi giai đoạn cách mạng, đối với mọi tổ chức dân quân tự vệ. Đồng thời là phương hướng, mục tiêu cơ bản chỉ đạo xây dựng và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ.D:\NGHỀ LUẬN VĂN\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\ĐÃ HOÀN THÀNH 12-2019\LV HỌC VIỆN 2019-KTL\LV SƠN CSC 2019\BÀI LÀM

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *