Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Phát triển Nông thôn chi nhánh đà nẵng

Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Phát triển Nông thôn chi nhánh đà nẵng

 

  1. Lý do chọn đề tài

Xã hội loài người đã phát triển qua các thời kỳ lịch sử gắn liền với các nền kinh tế, nền kinh tế trí thức hiện tại là đỉnh cao của sự phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, chất xám của con người được kết tinh trong các sản phẩm công nghệ cao. Điều gì đã tạo nên sự kỳ diệu này không gì khác ngoài nguồn nhân lực. Ngay từ thời phong kiến đã có không ít người đứng đầu biết coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy yếu thì thế nước yếu rồi xuống thấp”.

Trong các yếu tố vật chất cấu thành nên hoạt động của ngân hàng như: vốn, trụ sở làm việc, trang thiết bị, nhân lực và môi trường… thì nguồn nhân lực là yếu tố quyết định bởi nguồn nhân lực thì không có giới hạn. Đặc biệt, trong một ngành kinh tế phát triển nhờ qui mô và tri thức như ngân hàng thì nguồn nhân lực có chất lượng cao lại càng có vai trò quan trọng. Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nguồn nhân lực của ngân hàng cần có sự thay đổi cơ bản về chất, không ngừng nâng cao năng lực, kỹ năng tác nghiệp và nhận thức về môi trường hoạt động thì mới đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới. Chỉ khi có sự chuyển biến cơ bản cả về lượng và chất của đội ngũ nguồn nhân lực thì hệ thống ngân hàng mới có thể tồn tại và phát triển, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Ngân hàng thương mại có chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong nền kinh tế nhất là khi hội nhập kinh tế quốc tế đang bước vào giai đoạn quan trọng với việc thực hiện các cam kết quốc tế, có ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 27 tháng 11 năm 2001 của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã ban hành Chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng với 7 nội dung. Một trong những nội dung quan trọng của Chương trình là xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực trung và dài hạn cho đội ngũ nhân lực ngành ngân hàng.

Sau hơn nhiều năm thực hiện công cuộc đổi mới, đội ngũ nhân lực của ngành ngân hàng đã có sự phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng, nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập. Xem xét về năng lực thực thi nhiệm vụ thì chưa đáp ứng yêu cầu và sẽ gặp nhiều khó khăn khi môi trường hoạt động của thị trường tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng có nhiều biến động trong thời gian tới. Công tác phát triển nguồn nhân lực về cơ bản vẫn thực hiện theo cách thức truyền thống, chủ yếu quan tâm đến phát triển về số lượng. Công tác tổ chức cán bộ được thực hiện theo các qui định hiện hành của Nhà nước về tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đào tạo cán bộ công chức. Theo khoa học quản trị nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực là hoạt động tiềm ẩn trong tất cả các công đoạn của quản trị nhân lực. Trong tuyển dụng đã có khía cạnh phát triển nguồn nhân lực dưới hình thức xem xét tiềm năng của người được tuyển dụng, tuyển dụng là phát triển về mặt lượng của nguồn nhân lực. Trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực làm tăng giá trị của nguồn nhân lực qua việc tăng năng lực thực thi nhiệm vụ của mỗi cá nhân và của tổ chức. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, hiệu quả thực hiện các chức năng phát triển của quản trị nguồn nhân lực chưa cao, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ nguồn nhân lực trong các ngân hàng thương mại, không tương xứng với trọng trách vai trò ngày càng gia tăng của ngân hàng thương mại. Điều đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại là xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng và của hội nhập kinh tế quốc tế.

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực tại

 Ngân hàng Phát triển Nông thôn – Agribank thành phố Đà nẵng” làm luận văn cho khóa tốt nghiệp của mình.

  1. Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng No&PTNT  Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng. Qua đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng No&PTNT  Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng No&PTNT  Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.

– Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng No&PTNT  Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng từ năm 2014-2016.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lôgíc và nghiên cứu so sánh, phương pháp tổng hợp và phân tích. Các số liệu sử dụng trong luận văn là những số liệu của các báo cáo và đề tài nghiên cứu đã công bố chính thức.

  1. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được bố cục làm ba chương:

Chương 1:  Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng No&PTNT  Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng No&PTNT  Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

D:\NGHỀ LUẬN VĂN\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\ĐÃ HOÀN THÀNH 3\ANH MINH K9\luan van tran ngoc minh

Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Phát triển Nông thôn chi nhánh đà nẵng
Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Phát triển Nông thôn chi nhánh đà nẵng

6.Tổng quan tài liệu nghiên cứu

  • Khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực của doanh nghiệp
    • Nguồn nhân lực

Nhân lực là nguồn lực của mỗi người bao gồm thể lực và trí lực. Thể lực biểu hiện ở sức khỏe, khả năng sử dụng cơ bắp, chân tay. Trí lực là suy nghĩ, sự hiểu biết của con người, khả năng làm việc bằng trí óc của con người. Như vậy, nhân lực phản ánh khả năng lao động của con người và là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình lao động sản xuất của xã hội.

Nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa là bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ đào tạo và những sự tận tâm, nỗ lực hay bất cứ đặc điểm nào khác về người lao động. Để xác định nguồn nhân lực ta phải xác định các thông tin cả về định lượng và định tính dưới nhiều khía cạnh khác nhau.

 Nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố số lượng, chất lượng, cơ cấu phát triển người lao động nói chung cả hiện tại cũng như trong tương lai tiềm năng của mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.

  • Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

NNL của DN được hiểu là nguồn lực con người, là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Hoặc, NNL của DN là tổng hợp các cá nhân con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động.

NNL của DN được hiểu bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ đào tạo và những sự tận tâm, nỗ lực hay bất cứ đặc điểm nào khác tạo ra giá trị gia tăng và tăng năng lực cạnh tranh cho DN mà NLĐ làm việc. NNL của DN được xem xét trên góc độ số lượng, cơ cấu và chất lượng. Số lượng được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng NNL. Các chỉ tiêu về số lượng có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tăng trưởng của DN.

  • Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
    • Khái niệm phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Phát triển nguồn nhân lực là tập hợp tất cả các hoạt động do DN tác động đến NLĐ trong một khoảng thời gian nhất định nhằm nâng cao khả năng, trình độ nghề nghiệp cũng như thay đổi thái độ, cách thức làm việc của NLĐ để giúp họ có thể thực hiện một cách hiệu quả hơn chức năng nhiệm vụ của mình.

  • Đặc điểm cơ bản của phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

– Nguồn nhân lực (NNL) trong DN là một bộ phận trong tổng thể NNL của quốc gia, vùng lãnh thổ. Đó là khả năng lao động mà DN có thể huy động được từ NNL của quốc gia, vùng lãnh thổ. Vì vậy, PT NNL của DN phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với PT NNL của quốc gia, vùng lãnh thổ và chịu ảnh hưởng của chính sách, chiến lược PT NNL của quốc gia, vùng lãnh thổ.

-Phát triển NNL trong DN gắn liền với mục tiêu của DN và phải được hoạch định từ mục tiêu của DN nghĩa là PT NNL trong DN phải xuất phát từ mục tiêu chiến lược của DN và hướng đến giải quyết mục tiêu đó.

NNL trong doanh nghiệp là một nguồn lực quan trọng bên cạnh các nguồn lực khác là vốn, công nghệ, thương hiệu, tài sản… nhưng khác với các nguồn lực khác về tính chất và vai trò của nó đối với DN. Do NNL mang bản chất con người nên chịu sự chi phối của các yếu tố tâm sinh lý đồng thời nó đóng vai trò quyết định trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác của DN. PT NNL trong DN cần chú ý đến các yếu tố tâm lý này.

NNL của DN không phải chỉ là phép cộng giản đơn khả năng lao động riêng lẻ của từng con người trong DN mà phải là sự “cộng hưởng” khả năng lao động của những con người đó. Nghĩa là, tập hợp và phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm giữ vai trò quan trọng trong nội dung PT NNL của DN. PT NNL trong DN không chỉ nâng cao khả năng lao động của từng cá nhân, thể hiện ở chất lượng công việc, mà phải phát triển và hoàn thiện các yếu tố nâng cao khả năng làm việc theo nhóm giữa những con người đó như bố trí phù hợp công việc, sở trường, chế độ đãi ngộ phù hợp, môi trường làm việc luôn được cải thiện…

  Quản trị NNL có mục tiêu là tối ưu hoá kết quả của DN và cá nhân NLĐ, đó là hiệu quả kinh tế cao đối với DN và thỏa mãn nhu cầu của NLĐ ngày càng tốt hơn thì PT NNL là nâng cao khả năng lao động mà DN có thể huy động được để hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu của DN. PT NNL chính là điều kiện cần và quản trị NNL là điều kiện đủ để có được NNL có chất lượng và  sử  dụng chúng có hiệu quả hướng đến đạt được mục tiêu mà DN đã đặt ra.

  • Ý nghĩa của phát triển nguồn nhân lực

Về mặt xã hội: PT NNL là vấn đề sống còn của một đất nước, nó quyết định sự phát triển của xã hội, là một trong những giải pháp để chống lại thất nghiệp. Đầu tư cho đào tạo và giáo dục là những khoản đầu tư chiến lược chủ chốt cho sự phồn vinh của đất nước.

   Về phía DN: PT NNL tạo ra một lực lượng lao động lành nghề, năng động, có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng, phẩm chất, quan điểm làm việc đúng đắn, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao, có khả năng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi giúp DN giải quyết những mâu thuẫn, thách thức, tạo dựng lợi thế cạnh tranh, đồng thời thúc đẩy sự phát triển. Do đó cần cần chính sách đầu tư PT NNL hiệu quả để NNL trở thành là một tài sản quý giá của DN và là một lợi thế cạnh tranh. Nó giải quyết các xung đột giữa NLĐ và nhà quản trị DN đề ra các chính sách quản trị hài hòa lợi ích giữa NLĐ và lợi ích giữa DN, chính sách quản trị NNL phù hợp, hiệu quả. Đồng thời PT NNL tạo sự gắn bó giữa NLĐ và DN, sự tương thích giữa NLĐ và công việc hiện tại cũng như tương lai. Đây là chìa khóa tháo gỡ các vấn đề liên quan đến quản trị NNL: tuyển dụng, phân tích, thiết kế bố trí công việc, thái độ quan điểm, động cơ làm việc, quyền lợi …

Về phía NLĐ: PT NNL đáp ứng nhu cầu học tập và tự hoàn thiện bản thân, tạo điều kiện cho NLĐ cập nhật thông tin, nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và quản lý công việc hiệu quả hơn. Từ đó, NLĐ hoàn thành nhiệm vụ được giao. PT NNL thỏa mãn nhu cầu hoàn thiện của NLĐ, khi được đào tạo, NLĐ có tư duy và cách nhìn nhận, hành động làm việc tốt hơn và mong muốn được trao những nhiệm vụ lớn và có nhiều cơ hội thăng tiến sự nghiệp.

Tóm lại, phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, người lao động, xã hội và nó tạo động lực cho sự phát triển.           

  • Mục đích của phát triển nguồn nhân lực

Những mục đích cơ bản của PT NNL trong DN là:

  • Xây dựng và thực hiện một kế hoạch PT NNL bằng những hoạt động đào tạo có tổ chức của những nhóm khác nhau, thực hiện phân tích, đánh giá nhu cầu đào tạo của NLĐ ở mọi trình độ và những hoạt động khác nhằm PT NNL.
  • Xây dựng một phương án nghề nghiệp và một kế hoạch phát triển từng thời kỳ nhất định phù hợp với chiến lược phát triển của DN.
  • Chuẩn bị đội ngũ chuyên gia để thực hiện quản lý, điều khiển và đánh giá những chương trình đào tạo, chương trình và chính sách PT NNL.
  • Tạo thuận tiện cho thông tin nội bộ giữa các bộ phận quản lý và NLĐ, thông tin ngược chiều liên quan đến bộ phận, đến động cơ của NLĐ…

    Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Phát triển Nông thôn chi nhánh đà nẵng
    Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Phát triển Nông thôn chi nhánh đà nẵng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *