Thực thi chính sách người có công cách mạng trên địa bàn quận Cẩm Lệ

thực thi chính sách người có công cách mạng trên địa bàn quận Cẩm Lệ

Thực thi chính sách người có công cách mạng trên địa bàn quận Cẩm Lệ

  1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Cẩm Lệ là quận vùng ven thành phố Đà Nẵng, là cửa ngõ ra vào thành phố từ phía Nam. Thời kháng chiến, Cẩm Lệ là một trong những nơi có trụ sở làm việc và cũng là nơi có cơ sở tập trung huấn luyện, đóng quân của chế độ cũ tại địa điểm Hoà Cầm và trung tâm huyện Hoà Vang (nay là trung tâm hành chính của quận Cẩm Lệ). Nơi đây là địa bàn đấu tranh hết sức ác liệt giữa ta và địch. Nhiều gia đình sinh sống tại đây là cơ sở cách mạng trực tiếp hoặc gián tiếp cùng bám địch và chuẩn bị thời cơ để tiến công vào nội thị. Do vậy, số lượng người có công với cách mạng trên địa bàn quận là khá lớn, với 1.765 người vào cuối năm 2018.

Trong những năm qua, quận Cẩm Lệ đã tổ chức thực hiện một cách hiệu quả và nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về người có công với cách mạng. Ngoài những chính sách người có công với cách mạng theo quy định của trung ương, thành phố, quận đã huy động từ quận đến phường và các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực vào việc thực hiện chính sách người có công bằng những việc làm cụ thể như: tham gia huy động, đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa; thắp nến tri ân, phối hợp giữa Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên dâng hương tại các nghĩa trang vào tối 14 (Âm lịch) và ngày cuối tháng (Âm lịch); thường xuyên chăm sóc, phụng dưỡng các BMVNAH. Đây là những việc làm rất thiết thực, cụ thể, đã tác động một cách tích cực đến các đối tượng chính sách, nhằm giúp cho các đối tượng này ổn định cuộc sống và tạo niềm tin của các đối tượng chính sách đối với Đảng và Nhà Nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực thi chính sách người có công trên địa bàn quận Cẩm Lệ vẫn còn một số mặt hạn chế như: Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách chưa được thực hiện rộng rãi; Đội ngũ làm công tác lao động thương binh xã hội ở cơ sở không ổn định, năng lực tham mưu triển khai tổ chức thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu; mức hỗ trợ còn thấp so với tốc độ gia tăng giá cả của đời sống xã hội đã dẫn đến tình trạng đời sống của nhiều người, nhiều gia đình chính sách chưa được bảo đảm; Những tồn tại, hạn chế này đã khiến hiệu quả tác động của chính sách chưa được như kỳ vọng.

Đó chính là lý do mà em lựa chọn đề tài “Thực thi chính sách người có công cách mạng trên địa bàn quận Cẩm Lệ , thành phố Đà Nẵng”, nơi bản thân đang sinh sống và là liên quan đến lĩnh vực công tác thực tiễn của mình. Đề tài được thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện và tang cường thực thi chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn (thông qua nghiên cứu thực tiễn tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) về thực thi chính sách người có công với cách mạng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện thực thi chính sách đối với người có công cách mạng tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Mục tiêu cụ thể:

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực thi chính sách người có công với cách mạng;

– Phân tích được thực trạng tình hình thực thi chính sách người có công với cách mạng ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng thời gian qua;

– Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện thực thi chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

  1. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu quá trình thực thi chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Nghiên cứu việc thực thi chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2016 – 2018.

Về không gian: Nghiên cứu việc thực thi chính sách trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

  1. 4. Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng thực hiện tổ chức tiếp cận thực hiện nghiên cứu chính sách qua tiếp cận đa ngành, liên ngành khoa học xã hội và phương pháp nghiên cứu chính sách công. Thực hiện tổ chức tiếp cận thực hiện quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. Thực hiện chính sách ưu đãi công được soi sáng qua thực tiễn của chính sách công giúp hình thành lý luận về chính sách chuyên ngành đối với người có công.

– Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm thu thập các ý kiến của một số đối tượng chính sách về thực hiện chính sách tại địa bàn quận Cẩm Lệ; phân tích thống kê, mô tả nhằm làm rõ thực trạng tình hình thực hiện chính sách trên địa bàn quận. Đồng thời, kết hợp quan sát ghi chép hiện trường, nghiên cứu thực địa thông quan điền dã, … làm cơ sở để đánh giá thực tiễn.

– Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: khảo sát bằng bảng hỏi 50 người dân đang hưởng chính sách người có công với cách mạng tại phường Hòa An, nhằm tìm hiểu thực trạng việc thực hiện chính sách tại địa phương như đối chiếu với tình hình, phân tích kết quả kết quả thực hiện chính sách để đưa ra đánh giá chung.

– Ngoài ra còn dựa trên phương pháp khác như: Phương pháp so sánh, diễn giải, quy nạp làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu, đồng thời trong quá trình nghiên cứu luận văn.

  1. 5. Kết cấu dự kiến của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của Luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về thực thi chính sách người có công với cách mạng

Chương 2. Thực trạng thực thi chính sách người có công với cách mạng, tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

Chương 3. Giải pháp nhằm hoàn thiện  thực thi chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

 

thực thi chính sách người có công cách mạng trên địa bàn quận Cẩm Lệ
thực thi chính sách người có công cách mạng trên địa bàn quận Cẩm Lệ

D:\NGHỀ LUẬN VĂN\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\ĐÃ HOÀN THÀNH 12-2019\LV HỌC VIỆN 2019-KTL\LV NAM CSC 2019\BÀI LÀM

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

1.1. NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

1.1.1. Khái niệm người có công với cách mạng

Theo nghĩa rộng, “NCC là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam, nữ, tuổi tác đã tự nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất nước. Họ có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc vì lợi ích của dân tộc.”[2]

Theo nghĩa hẹp, “NCC là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam, nữ, tuổi tác, có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, trong các cuộc giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận” [1].

 “Vậy người có công với cách mạng là đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước, được điều chỉnh bởi Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Được hiểu là người không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác … đã có cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế, được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật”[1].

1.1.2. Đặc điểm của người có công với cách mạng

Trong suốt chiều dài những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, người có công cách mạng luôn tự hào và tôn trọng quá khứ. Họ luôn có tinh thần yêu nước như hàng triệu chiến sĩ đã bị thương và vĩnh viễn ra đi, nhiều gia đình cùng một lúc đã mất đi nhiều người thân yêu nhất của mình. Nhiều người đã công hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cách mạng cao cả của Tổ Quốc. Nhiều người vợ trẻ hưởng hạnh phúc vợ chồng chưa trọn một ngàn, rồi gáo bụi cả đời. Sự hy sinh những thiệt thòi mất mát to lớn của những người còn sống khi người thân mất đi là không gì đo đếm được. Bước ra khỏi thời chiến, người có công với cách mạng những thương tích, mất mát to lớn và bệnh tật nhưng vẫn tiếp tục đi đầu trên các lĩnh vực, góp phần xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu đẹp; luôn gương mẫu, đi đầu ủng hộ và chấp hành tốt các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, là tấm gương để mọi người noi theo; họ luôn trung thành với chế độ mà mình đem sức lực, máu xương để bảo vệ; luôn xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc; là những công dân gương mẫu, những tấm gương sáng giáo dục thế hệ trẻ tích cực lao động, học tập trong sự nghiệp và bảo vệ tổ quốc.

Đối với thương binh, bệnh binh đã trải qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ: Đến nay, hiện còn ít, hầu hết ở tuổi cao và trung niên, họ sống rất khiêm tốn, ít đòi hỏi quyền lợi các nhân; nhu cầu vật chất giản dị, hăng hái tham gia tích cực các hoạt động công tác xã hội. Tuy nhiên, họ là những người chịu ảnh hưởng lớn từ tác động kinh tế thị trường với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến đời sống, tinh thần, vật chất của chính họ; có một số ít đối tượng có tư tưởng công thần, đưa ra yêu sách, đòi hỏi quá đáng , để trục lợi cho cá nhân và ảnh hưởng đến việc triển khai tổ chức thực thi chính sách người có công với cách mạng của Đảng và Nhà nước.

Đối với thân nhân liệt sỹ và người có công với cách mạng: Nỗi đau thương, mất mát của người thân là sự đau đớn lớn nhất đối với những người cha, mẹ, vợ, người con liệt sỹ mà không thể bù đắp. Vào các dịp Tết cổ truyền, ngày lễ, họ rất cần sự quan tâm động viên, chia sẻ, đầm ấm trong những ngày này đặc biệt này. Tuy nhiên, người có công có những đặc điểm khác nhau trong công tác chăm sóc cũng khác nhau và phải tìm hiểu nhu cầu kỹ đặc điểm của họ. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để đưa ra những giải pháp chăm sóc tốt hơn, hỗ trợ phù hợp, đem lại hiệu quả cao về vật chất và tinh thần, nhằm bù đắp phần nào những hy sinh cống hiến to lớn của bản thân người có công và thân nhân người có công, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên phải nhìn nhận thực tế rằng, vẫn còn những khó khăn, thiệt thòi của họ trong cuộc sống hiện nay, như những Mẹ Việt Nam Anh Hùng nêu đơn đến nay tuổi các mẹ đã trên 80 tuổi nhưng lại không có người thân chăm sóc nên cần được sự quan tâm chăm sóc và chia sẽ tình cảm; Các thương binh, bệnh binh đang chịu sự đau đớn của vết thương tái phát , bệnh tật và những di chứng chiến tranh để lại, nên cần phải động viên nổ lực vượt qua khó khăn, bệnh tật.

1.2. NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

1.2.1. Chính sách người có công với cách mạng

Theo Thuật ngữ Lao động Xã hội thì: “Chính sách người có công là những quy định chung của Nhà nước bao gồm mục tiêu, phương hướng, giải pháp về việc ghi nhận công lao, sự đóng góp, sự hy sinh cao cả của người có công, tạo mọi điều kiện khả năng góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với người có công” [2].

Chính sách đối với NCC là một chính sách đặc biệt của hệ thống chính sách xã hội Việt Nam, thể hiện tình cảm, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của cộng đồng đối với một bộ phận dân cư đặc biệt – NCC với cách mạng, với đất nước, với dân tộc. Chính vì vậy, chính sách đối với NCC có vị trí đặc biệt quan trọng trong chính sách bảo đảm xã hội nói riêng và trong hệ thống chính sách xã hội nói chung. Thông qua sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và nhân dân, những NCC , thân nhân liệt sĩ cảm thấy vinh dự tự hào về những gì mình đã đóng góp, cống hiến cho tổ quốc, cho nhân dân; làm cho họ tăng thêm ý chí để vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Như vậy, “Chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng là sự phản ánh trách nhiệm của nhà nước, của cộng đồng thông qua các chế độ đãi ngộ đặc biệt để ghi nhận công lao đóng góp, sự hy sinh cao cả của người có công và bù đắp phần nào đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công”[3].

1.2.2. Thực thi  chính sách người có công với cách mạng

Khái niệm chính sách được hiểu là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Với chính sách công, để đạt được mục tiêu phát triển trước hết chính sách phải tồn tại trong thực tế, nghĩa là Nhà nước phải hành động thật sự bằng chính sách. Như vậy, sau khi ban hành, chính sách phải được triển khai thực hiện trong đời sống xã hội. Do vậy, tổ chức thực thi chính sách là tất yếu khách quan để duy trì sự tồn tại của công cụ chính sách theo yêu cầu quản lý của nhà nước và cũng là để đạt được mục tiêu đã đề ra của chính sách.

Theo Giáo trình Hoạch định và Phân tích chính sách công của Học viện hành chính do Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản năm 2013 “Tổ chức thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng”. [19, tr.77]

Như vậy, “thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của Nhà nước trong chính sách đối với người có công với cách mạng thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định hướng” [18, tr.28].

thực thi chính sách người có công cách mạng trên địa bàn quận Cẩm Lệ
thực thi chính sách người có công cách mạng trên địa bàn quận Cẩm Lệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *