Thực thi chính sách phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng

Thực thi chính sách phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng

Thực thi chính sách phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng

  1. Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành du lịch của Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc… Phát triển du lịch cũng nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của nhà nước. Hiện Việt Nam có Ban chỉ đạo phát triển du lịch từ Trung ương đến địa phương, và chương trình kích cầu du lịch được Chính phủ tiếp tục đầu tư. Thông qua việc ban hành những chính sách đột phá, du lịch tại các địa phương có thêm động lực để phát triển. Ngành du lịch ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nhiều điểm du lịch được đầu tư nâng cấp, mở rộng trở thành không gian tổ chức hoạt động du lịch hấp dẫn của du khách trong nước và Quốc tế.

Nhiều địa phương xác định du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và  Đà Nẵng là một trong những địa phương phát triển theo xu hướng đó. Từ 1997, Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng và trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Đà Nẵng là thành phố có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, thiên nhiên so với các tỉnh Duyên hải miền Trung với bờ biển với tổng chiều dài khoảng 60km kéo dài từ chân đèo Hải Vân cho đến Non Nước. Là một thành phố trẻ, năng động, sáng tạo, thành phố xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện, Đà Nẵng được mệnh danh là “thành phố đáng sống với nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Đảng bộ và chính quyền thành phố Đà Nẵng xác định du lịch là một ngành có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển du lịch. Để thực thi các mục tiêu phát triển, hàng loạt chương trình, chính sách đã được ban hành. Thành phố thực thi 03 đột phá về phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI Đảng bộ thành phố Đà Nẵng cùng với Nghị quyết 03 của Thành ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch trong tình hình mới và chương trình hành động của UBND thành phố thực thi Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị, và gần đây là Nghị quyết 92/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ chính trị về phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch của thành phố Đà Nẵng đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch chung của Việt Nam và Quốc tế, góp phần đáng kể nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cũng như sự phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức cần khắc phục như: Đà Nẵng chưa có được những sản phẩm du lịch chủ lực đặc thù; chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, khả năng cạnh tranh hạn chế; nhiều khu du lịch, điểm du lịch phát triển tự phát, chưa được đầu tư đúng tầm gây ảnh hưởng, ô nhiễm môi trường; vẫn còn thiếu các khu vui chơi giải trí có quy mô lớn và sức hấp dẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của du khách; nhiều chương trình du lịch còn đơn điệu, trùng lặp; đội ngũ nhân lực còn thiếu; sức hấp dẫn của du lịch Đà Nẵng trên thị trường du lịch quốc tế còn hạn chế. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do sự thiếu ý thức của người dân, của khách du lịch, của việc xử lý nước thải, rác thải của các dịch vụ phục vụ du lịch đã và đang trở thành yếu tố cản trở sự phát triển du lịch Đà Nẵng. Vào mùa du lịch, các điểm du lịch ở Đà Nẵng luôn đông khách, nhưng phần lớn vẫn là người dân thành phố và khách nội địa. Khách du lịch nước ngoài tập trung chủ yếu ở khu vực bãi có các khách sạn, resort 5 sao như: Furama, Premier, Crowne plaza… Những hạn chế nêu trên đã làm cho ngành du lịch của thành phố Đà Nẵng đang đứng trước thách thức về sự phát triển. Nhiều “bài toán” đặt ra đối với du lịch Đà Nẵng như: du lịch còn mang tính thời vụ, chưa có sản phẩm đặc sắc, ấn tượng, mang bản sắc riêng của Đà Nẵng phục vụ cho thị trường khách quốc tế. Một trong những nguyên nhân quan trọng của những hạn chế trên đây là do việc thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố còn chưa tốt, chưa phát huy hết hiệu quả tiềm năng du lịch của thành phố… Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Thực thi chính sách phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng” để làm luận văn Thạc sỹ tốt nghiệp chuyên ngành chính sách công góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực thi chính sách này là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

  1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện đã có nhiều tác giả nghiên cứu và viết bài trên các tạp chí, sách báo về chính sách phát triển du lịch như:

Đã có nhiều đề tài cấp Bộ của Tổng cục du lịch, các viện nghiên cứu, nhiều bài báo nghiên cứu đề cập đến loại hình du lịch biển đảo của Việt Nam. Cụ thể liên quan đến du lịch, tác giả Lê Trọng Bình (2014)  đã phân tích được thế mạnh, nguồn lợi của vùng và đảo ở nước ta từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hơn nữa nguồn tài nguyên  đảo của nước ta cho sự phát triển du lịch.

Đối với du lịch Đà Nẵng đã có những nghiên cứu đề cập tới. Cụ thể, đề tài cấp thành phố do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng chủ trì, năm 2012 đã triển khai đề tài: Một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế  của thành phố Đà Nẵng. Đề tài được nghiên cứu nhằm đưa ra những căn cứ khoa học cho hoạch định các chủ trương chính sách phát triển, các kế hoạch đầu tư và hợp tác, đồng thời đón nhận cơ hội đẩy nhanh quá trình phát triển, từng bước đưa Đà Nẵng trở thành một thành phố phát triển mạnh về kinh tế.

Đề tài cấp thành phố thứ hai cũng được Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng chủ trì năm 2016 về: Điều tra rạn san hô vùng Bán đảo Sơn Trà và vùng từ Hòn Chảo đến Nam đèo Hải Vân. Đề tài xác định được những dẫn liệu cơ bản về rạn san hô (phân bố, diện tích, đa dạng sinh học, năng suất sinh học, hiện trạng khai thác và sử dụng rạn san hô) và đặc điểm các hệ sinh thái liên quan làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên trong vùng ven bờ Đà Nẵng từ Hòn Chảo đến nam đèo Hải Vân và bán đảo Sơn Trà.

Đề tài cấp thành phố thứ 3 do Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng chủ trì năm 2012 về Kiến trúc đô thị ven sông, ven biển trên địa bàn thành phố, định hướng và giải pháp đề tài đã đã nghiên cứu đưa ra những định hướng về chính sách và giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan hợp lý phục vụ cho phát triển du lịch mang tính bền vững cho dải đô thị ven sông, ven biển, góp phần tích cực vào bộ mặt đô thị và nhấn mạnh đặc trưng của môi trường cảnh quan  Đà Nẵng.

Năm 2013, Sở Du lịch Đà Nẵng đã có báo cáo: Nghiên cứu phát triển các loại hình và hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đề tài đã nghiên cứu và phát triển các loại hình sản phẩm và hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2013-2020. Cụ thể, đề tài đã nghiên cứu các sản phẩm du lịch, các hoạt động dịch vụ du lịch của Đà Nẵng trong mối liên hệ tác động với môi trường trên cơ sở đó, nghiên cứu và đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển các sản phẩm và hoạt động dịch vụ du lịch Đà Nẵng.

Ngoài ra, nhiều luận văn thạc sĩ đã đề cập đến du lịch Đà Nẵng trong thời gian qua. Tác giả Lê Đức Viên (2014) đã triển khai đề tài: “Chiến lược phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng đến 2015”. Tác giả đã hệ thống hóa về mặt lý luận những nội dung liên quan đến du lịch và chiến lược phát triển du lịch, phân tích thực trạng phát triển của du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn 2011– 2014, đồng thời đề xuất chiến lược phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng đến 2025.

Tác giả Phan Thanh Nam (2016) đã thực thi đề tài: “Xây dựng chiến dịch truyền thông cổ động cho ngành du lịch thành phố Đà Nẵng” luận văn vận dụng những nghiên cứu về lý luận, tổ chức thu thập tài liệu về thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch và hoạt động truyền thông cổ động của du lịch thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, Luận văn đã xây dựng được một chiến dịch truyền thông cổ động cho ngành xác định thị trường mục tiêu, từ đó xác định mục tiêu và lựa chọn kênh truyền thông từng đoạn thị trường.

Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu đều quan tâm đến vấn đề về lý luận và thực tiễn về thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, vấn đề phát triển du lịch ở Đà Nẵng mới chỉ được quan tâm đến một số khía cạnh, chủ yếu tập trung quan tâm các nội dung để phát triển du lịch nói riêng và ngành du lịch nói chung trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng, như tăng cường khả năng cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp du lịch tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao chất lượng phục vụ, sản phẩm du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, phát triển mạnh kinh doanh lưu trú trong du lịch… Để phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội nhưng đảm bảo về bảo vệ môi trường và nghiên cứu các yếu tố tác động khác có thể tác động đến phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng; chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về việc thực thi chính sách phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng và đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách phát triển du lịch. Do đó, đề tài luận văn về Thực thi chính sách phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng không trùng lặp với các công trình đã công bố.

  1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
  • Làm rõ những vấn đề lý luận về thực thi phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng.
  • Làm rõ việc thực thi chính sách phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng. Từ đó thấy được những thành tựu và hạn chế chính sách phát triển du lịch của thành phố.
  • Đề xuất giải pháp để tăng cường việc thực thi chính sách phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng.
  1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1.    Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng.

4.2.    Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn là lĩnh vực du lịch tại thành phố Đà Nẵng.

Các số liệu được phân tích lấy từ năm 2016 đến năm 2018.

  1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1.    Phương pháp luận

Luận văn nghiên cứu về thực thi chính sách công một cách khoa học và áp dụng các phương pháp nghiên cứu chính sách công từ lý luận đến thực tiễn và rút ra các bài học kinh nghiệm và giải pháp thực tiễn nhằm tăng cường việc thực thi chính sách. Các quy phạm chính sách công về chương trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực thi và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. Lý thuyết chính sách công được áp dụng vào thực tiễn của chính sách công nhằm giúp hình thành lý luận về chính sách chuyên ngành chính sách phát triển du lịch.

5.2.         Phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu chính sách công dựa trên phương pháp kết hợp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính:

Phân tích và tổng hợp, thống kê và so sách được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, tài liệu của Đảng, Nhà nước, Bộ, Ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban, ngành, đoàn thế, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề thực thi chính sách phát triển du lịch cho các cơ quan nhà nước ở nước ta nói chung và thực tế tại thành phố Đà Nẵng nói riêng. Đồng thời, thu thập thông tin từ các tài liệu của các tổ chức và học giả trong nước liên quan đến đề tài trong thời gian qua.

Tham khảo, nghiên cứu và sử dụng các tài liệu trong sách, báo, tạp chí nói về du lịch, các trang thông tin điện tử của thành phố Đà Nẵng; các Nghị quyết, Chỉ thị và quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng; kết quả phỏng vấn, điều tra khách du lịch tại một số điểm du lịch.

  1. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1.         Ý nghĩa lý luận

Đề tài này một phần nào đã cung cấp lý luận về thực thi chính sách công cho việc nghiên cứu các vấn đề chính sách phát triển du lịch cho các cơ quan ban hành chính sách công về phát triển du lịch.

Hệ thống hóa một số lý luận và đánh giá thực tiễn từ thành phố Đà Nằng, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường thực thi chính sách phát triển du lịch cho các cơ quan Nhà nước nhằm phát huy tối đa hiệu quả chính sách đã ban hành và đề xuất đổi mới chính sách.

6.2.         Ý nghĩa thực tiễn

Qua thực tiễn việc nghiên cứu chính sách phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng, luận văn chỉ ra được những khó khăn và hạn chế trong việc ban hành và thực thi chính sách, đồng thời đưa ra những kết quả nghiên cứu giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, các Sở, Ban, Ngành có liên quan đến việc ban hành chính sách công, các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học và thực tiễn để vận dụng, điều chỉnh, sửa đổi chính sách và tổ chức thực thi phát triển chính sách du lịch một cách có hiệu quả và thiết thực hơn.

  1. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thực thi chính sách phát triển du lịch cấp địa phương

Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Giải pháp tăng cường thực thi chính sách phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng.

 D:\NGHỀ LUẬN VĂN\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\ĐÃ HOÀN THÀNH 12-2019\LV HỌC VIỆN 2019-KTL\LUẬN VĂN CÔNG -HỌC VIỆN KHXH\BÀI LÀM

Thực thi chính sách phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng
Thực thi chính sách phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CẤP ĐỊA PHƯƠNG

1.1.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là loại tài nguyên có những đặc điểm giống với những loại tài nguyên nói chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển của ngành Du lịch. Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về tài nguyên du lịch.

Theo cuốn “Tài nguyên du lịch” của Bùi Thị Hải Yến (2015): “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hoá – lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi” [1].

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (2014) trong cuốn “Địa lý du lịch”: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất và dịch vụ du lịch” [2].

Theo Luật du lịch Việt Nam (Điều 4, chương I, Luật du lịch Việt Nam, 2017): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [3].

Các khái niệm trên tuy có cách thể hiện khác nhau về tài nguyên du lịch, song đều có điểm chung là đều cho rằng tài nguyên du lịch là tiền đề để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch càng phong phú đặc sắc, có mức độ tập trung cao thì càng có sức hấp dẫn đối với du khách và hiệu quả kinh doanh du lịch cao.

Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, việc khai thác phụ thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội, khoa học, chính trị nên ngày càng được mở rộng. Do vậy, tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên đã, đang khai thác và tài nguyên du lịch chưa được khai thác.

“Vậy, tài nguyên du lịch là những thành phần tự nhiên, những tính chất của tự nhiên, truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, cùng các công trình kiến trúc do con người sáng tạo ra có thể sử dụng vào mục đích du lịch” [8].

Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch và chuyên môn hóa của vùng du lịch. Nói cách khác nó quy định đến tính chất của loại hình du lịch cũng như sự đa dạng của loại hình du lịch tại một địa điểm, một quốc gia. Quy mô hoạt động du lịch của một vùng, một quốc gia được xác định trên cơ sở khối lượng nguồn tài nguyên du lịch quy định tính theo mùa, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch. Sức hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch.

Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ bản để tạo nên vùng du lịch. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch các loại có chất lượng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch và mức độ kết hợp các loại tài nguyên càng phong phú thì càng có sức hút lớn đối với du khách.

1.1.2. Đặc điểm về thời gian tổ chức hoạt động và không gian tổ chức các dịch vụ du lịch

1.1.2.1.Đặc điểm về thời gian tổ chức hoạt động dịch vụ

“Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau đã quyết định tính chất vụ mùa của hoạt động du lịch. Các địa phương, những người quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch cũng như du khách đều phải quan tâm đến tính chất này để có các biện pháp chủ động điều tiết thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc của mình”[4].

Tính mùa, vụ có ở tất cả các điểm, các khu vực có hoạt động du lịch, du lịch. Nhưng quá trình diễn ra giữa các vùng, các khu vực có sự khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Một điểm du lịch, khu du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch và nó phụ thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở khu vực đó.

Tại các khu vực mà hoạt động du lịch phát triển thì mùa du lịch thường kéo dài hơn, mức độ thay đổi của cường độ hoạt động du lịch nhỏ hơn.

Độ dài của mùa du lịch và cường độ mùa chính còn phụ thuộc vào thể loại du lịch khác nhau. Thông thường loại hình du lịch chữa bệnh thường có độ dài hơn nhưng cường độ yếu vì giá trị tài nguyên du lịch phục vụ cho loại hình du lịch này ít biến động trong năm. Trong khi đó du lịch nghỉ biển thì ngược lại: mùa du lịch ngắn hơn nhưng cường độ mùa chính cao hơn nhiều vì tài nguyên du lịch phục vụ cho thể loại này phụ thuộc nhiều vào thời tiết khí hậu.

Thực thi chính sách phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng
Thực thi chính sách phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng

Để đơn giản hoá ta có thể nghiên cứu tính mùa trong du lịch thông qua sự thay đổi của cường độ hoạt động dịch vụ du lịch qua các khoảng thời gian (mỗi tháng, mỗi ngày). Về mặt tổng quát có thể biểu thị thời vụ du lịch theo đồ thị sau:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *