THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH  XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN  SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

I. Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với 70% dân cư đang sống ở nông thôn, 48% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế – xã hội đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phát triển ngày càng hiện đại”.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới, Nghị quyết được coi như “luồng gió mới” cho sự phát triển của nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nghị quyết nêu rõ: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng”; đồng thời Nghị quyết cũng đã nêu một cách tổng quát về mục tiêu, nhiệm vụ cũng như phương thức tiến hành quá trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của đất nước. Quan điểm đó của Đảng là sự kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm lịch sử về phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực để tạo ra sức mạnh tổng hợp xây dựng nông thôn mới.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định: “Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn”.

Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Để cụ thể hóa Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ đã lần lượt ban hành: Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 Về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.

Nội dung chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là: Xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta khẳng định xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là: Tiếp tục triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam.

Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội. Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới còn bộc lộ nhiều khó khăn hạn chế, nhất là về công tác quy hoạch. Trong 4 năm (2011-2014) triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, bước đầu đã đạt được những thành tựu khả quan trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn nói riêng; cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực; đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế.

Vì lý do đó cùng với những kiến thức tiếp thu được trong quá trình nghiên cứu học tập, nên chọn đề tài “Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh- tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn thạc sỹ ngành Chính sách công với mong muốn đề tài này góp phần nhỏ cho tư liệu nghiên cứu và định hướng xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Sơn Tịnh.

II. Tình hình nghiên cứu đề tài:

3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tổng quát

Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách xây dựng nông thôn mới; thực trạng chính sách tại huyện Sơn Tịnh, từ đó đưa ra các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện chính sách xây dựng nông thôn mới.

Mục tiêu cụ thể

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách xây dựng nông thôn mới.

– Làm rõ thực trạng chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Sơn Tịnh; từ đó chỉ ra những mặt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân hạn chế của chính sách xây dựng nông thôn mới.

– Đưa ra được quan điểm, định hướng và các giải pháp hoàn thiện chính sách xây dựng nông thôn mới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Sơn Tịnh.

Phạm vi nghiên cứu

– Giới hạn nội dung nghiên cứu: Do xây dưng NTM liên quan đến nhiều chính sách phát triển kinh tế – xã hội và môi trường nên luận văn chỉ tập trung vào một số chính sách chủ yếu: chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển cây lúa; chính sách dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng; chính sách phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản…

– Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

– Phạm vi về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2014, nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách xây dựng NTM đến 2020.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học và luận văn triệt để vận dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. Lý thuyết chính sách công được soi sáng qua thực tiễn của chính sách công giúp hình thành lý luận về chính sách chuyên ngành.

5.2 Câu hỏi nghiên cứu

  • Thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Sơn Tịnh hiện nay như thế nào?
  • Những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện chính sách xây dựng NTM ở huyện Sơn Tịnh?
  • Chính sách xây dựng nông thôn mới đã thực sự phù hợp với huyện Sơn Tịnh hay không?
  • Những vấn đề gì đặt ra trong thực hiện chính sách xây dựng NTM ở huyện Sơn Tịnh?
  • Giải pháp hoàn thiện chính sách xây dựng nông thôn mới?
  1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp, thu thập số liệu:

Thu thập tài liệu thứ cấp:

Luận văn thu thập các số liệu về chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Trung ương, tỉnh Quảng Ngãi, huyện Sơ Tịnh; các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước quy định về vấn đề xây dựng nông thôn mới.

Thu thập tài liệu sơ cấp:

Để có thông tin số liệu phục vụ đề tài, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 15 cán bộ, viên chức đang công tác tại UBND huyện, xã là những cán bộ có kinh nghiệm trong công tác xây dựng nông thôn mới; 20 người dân đang thụ hưởng chính sách xây dựng nông thôn mới.

  • Phỏng vấn bằng bảng hỏi: Thực hiện khảo sát 100 bảng hỏi cán bộ thực hiện chính sách và người dân thụ hưởng chính sách. Nội dung của phiếu điều tra chủ yếu là các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện 19 tiêu chí Nông thôn mới. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu
  • Dữ liệu được thu thập sẽ thống kê, tổng hợp, lựa chọn, hiểu chỉnh, mã hóa và phân tích, đánh giá đồng thời sử dụng các bảng, biểu đồ để minh họa cho những nội dung phân tích. Qua đó tổng hợp lại sẽ đưa ra những kết luận để chỉ rõ bản chất của các dữ liệu thu thập được nhằm đảm bảo độ tin cậy khoa học cho các kết quả nghiên cứu. Các số liệu được lấy từ số liệu thứ cấp sẽ được phân tích, đây là kỹ thuật lấy dữ liệu, mẫu biểu đơn giản, dễ kiểm tra và có thực. Các số liệu thu thập được tổng hợp theo các phần mềm EXCEL, Window để tính các tham số thống kê

Ngoài các phương pháp trên luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành với khoa học chính sách công như: quản trị học, kinh tế học, xã hội học.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận

  • Đề tài vận dụng, bổ sung lý thuyết khoa học chính sách công để làm rõ vấn đề khoa học và thực tiễn của một chính sách cụ thể: chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Sơn Tịnh
  • Đề tài cung cấp những nghiên cứu, tư liệu, khảo sát thực tế tại huyện Sơn Tịnh qua đó góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận của khoa học chính sách công.

Ý nghĩa thực tiễn

  • Qua thực tiễn nghiên cứu chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Sơn Tịnh chỉ ra được những khó khăn, hạn chế trong việc hoạch định và thực thi chính sách, đồng thời kết quả nghiên cứu giúp cho lãnh đạọ huyên Sơn Tịnh, các bộ phận liên quan, các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học và thực tiên đê vận dụng, điều chỉnh chính sách và tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Sơn Tịnh một cách hiệu quả hơn.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết thúc, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình và bảng, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn còn được bố trí theo 3 chương sau:

Chương 1:

Chương 2:

Chương 3:

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một Chương trình cụ thể hóa Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là Chương trình mục tiêu Quốc gia mang tính toàn diện, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển lâu dài, bền vững ở khu vực nông thôn, hướng đến “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

1.1 Khái niệm nông thôn mới

Trước hết, cần phải hiểu khái niệm về nông thôn là gì? Theo từ điển bách khoa toàn thư thế giới thì “Nông thôn là khu vực mà ở đó tập trung dân cư sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp”.

Nông thôn là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chính. Nông thôn có cơ cấu hạ tầng, trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị.

Đến nay, ở nước ta, khái niệm về nông thôn đã được nêu rõ tại Thông tư số 54 ngày 21/8/2009 của Bộ NN-PTNT là: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã”.

Về phát triển nông thôn là một khái niệm rất rộng và đa dạng, thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế và phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế – xã hội của từng quốc gia. Nhìn chung phát triển nông thôn bao hàm chuyển biến và tiến bộ của các vùng nông thôn trên tất cả các phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa, nội lực…

Nhưng nông thôn mới là gì? Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.

Như vậy, nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, đó là làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại;

Thứ hai, sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa;

Thứ ba, đời sống về vật chất và tinh thần của dân nông thôn ngày càng được nâng cao;

Thứ tư, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển;

Thứ năm, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.

Xây dựng nông thôn mới là nhằm tạo ra những giá trị mới của nông thôn Việt Nam, một nông thôn hiện đại hàm chứa những giá trị kinh tế mới, có văn hóa nông thôn văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ gìn, bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc, và ở đó những người nông dân vừa là chủ thể sáng tạo, vừa được thụ hưởng những giá trị vật chất, tinh thần do chính họ tạo ra.

Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội – môi trường.

Chính sách xây dựng nông thôn mới là tập hợp các chủ trương và hành động của chính phủ nhằm tạo cho nông thôn phát triển bằng cách tác động vào việc cung cấp các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng), tác động tới giá đầu vào hay giá đầu ra trong nông thôn, tác động về việc thay đổi tổ chức, trong đó thị trường đầu vào và cả đầu ra được thực hiện, tác động vào chuyển giao công nghệ.

Chính sách xây dựng NTM là cuộc cách mạng và vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Xây dựng NTM giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH  XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN  SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH  XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN  SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

1.2. Vai trò của chính sách xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội

Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội ngày càng hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến;

– Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; từng bước thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

– Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ.

– Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

1.3. Mục tiêu và nội dung chính sách về nông thôn mới

Chính sách xây dựng nông thôn mới có những mục tiêu cụ thể sau:

+ Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội ngày càng hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến;

+ Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; từng bước thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;

+ Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ;

+ Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Chính sách xây dựng nông thôn mới có nội dung rất rộng, thể hiện trong việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia NTM được ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, gồm 5 nhóm tiêu chí, 19 tiêu chí cụ thể như sau: Quy hoạch; Hạ tầng kinh tế xã hội; Kinh tế và tổ chức sản xuất; Văn hóa – xã hội – môi trường; Hệ thống chính trị.

19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới gồm: 1: Quy hoạch; 2: Giao thông; 3: Thủy lợi; 4: Điện; 5: Trường học; 6: Cơ sở vật chất văn hóa; 7: Chợ; 8: Bưu điện; 9: Nhà ở dân cư; 10: thu nhập; 11: Tỷ lệ hộ nghèo; 12: Cơ cấu lao động; 13: Hình thức tổ chức sản xuất; 14: Giáo dục; 15: Y tế; 16: Văn hóa; 17: Môi trường; 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; 19: An ninh trật tự, xã hội.

Như vậy, chính sách xây dựng nông thôn mới phải hướng đến đạt được những nội dung cơ bản sau: làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; đời sống về vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngà càng được nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.

1.4. Công cụ chính sách xây dựng nông thôn mới

1.4.1. Nguồn vốn xây dựng nông thôn mới: Có 5 nguồn chính:

– Đóng góp của cộng đồng (bao gồm cả công sức, tiền của đóng góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân);

– Vốn đầu tư của các doanh nghiệp;

– Vốn tín dụng (bao gồm cả đầu tư phát triển và thương mại);

– Hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước;

– Vốn tài trợ khác.

Trong quá trình thực hiện chính sách xây dựng NTM cần có sự kế thừa, lồng ghép các chương trình, dự án đang và sẽ triển khai trên địa bàn. Các công trình xây dựng phải trên cơ sở chỉnh trang, nâng cấp là chính để giảm thiểu nguồn lực trong điều kiện kinh tế còn khó khăn.

1.4.2. Nội lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

Nội lực của cộng đồng bao gồm: Công sức, tiền của do người dân và cộng đồng đầu tư bỏ ra để chỉnh trang nơi ở của gia đình mình như: Xây dựng, nâng cấp nhà ở, nhà bếp; xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh; cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn NTM; cải tạo lại vườn ao để có thu nhập và cảnh quan đẹp; sửa sang cổng ngõ, tường rào đẹp đẽ, khang trang…

Đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng, soi bãi, trên đất rừng hoặc cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để có thu nhập cao.

Đóng góp, xây dựng các công trình công cộng của làng xã như giao thông, kiên cố hóa kênh mương, vệ sinh công cộng…Tự nguyện hiến đất để xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế – xã hội theo quy hoạch của xã.

1.4.3. Vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới

Tham gia ý kiến vào đề án xây dựng NTM và đồ án quy hoạch NTM cấp xã; tham gia lập kế hoạch thực hiện Chương trình (thôn, xã);

Tham gia và lựa chọn những công việc gì cần làm trước và việc gì làm sau thật thiết thực với yêu cầu của người dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương. Quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã.

Trực tiếp tổ chức thi công hoặc tham gia thi công xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế – xã hội của xã, thôn theo kế hoạch hằng năm.

Cử đại diện (Ban giám sát) để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã, thôn. Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành.

1.4.4. Xác định hướng phát triển đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, tăng trưởng nhanh và bền vững; góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý theo hướng gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ – du lịch, được thể hiện trên một số nội dung, cụ thể là:

– Phát triển nông nghiệp theo quy hoạch một cách toàn diện, đa dạng theo hướng tập trung, sản xuất hàng hóa, chất lượng cao; ưu tiền đầu tư phát triển hai thế mạnh kinh tế thủy sản và kinh tế vườn.

– Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất; ưu tiên phát triển công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và cơ giới hóa trong sản xuất; tổ chức lại sản xuất, xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo quy hoạch, sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng cao, tham gia xuất khẩu.

– Ưu tiên phát triển công nghiệp các ngành nghề chế biến gắn với lợi thế về nguồn nguyên liệu của địa phương; củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động các làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

– Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, du lịch, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn.

– Xây dựng và nhân rộng mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp; khuyến khích liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất theo hợp đồng; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về sự liên kết, hợp tác để sản xuất nông – thủy sản hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường.

– Tập trung củng cố, nâng chất các tổ chức hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ nông dân hiện có; vận động nông dân tham gia thành lập mới các loại hình kinh tế hợp tác phù hợp.

1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách xây dựng NTM:

– Thiếu việc làm ở khu vực nông thôn, kết quả của việc di dân tự do, lao động trẻ rời nông thôn để tìm kiếm việc làm ở các khu đô thị, các thành phố lớn, các khu công nghiệp.

– Việc huy động nguồn lực là khó khăn.

– Khó khăn khi triển khai ở các vùng có địa bàn rộng và dân cư phân tán.

– Các xã đều gặp khó khăn khi hướng tới phát triển công nghiệp, dịch vụ để tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân.

– Do nhận thức hạn chế của người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới.

– Trình độ cán bộ các cấp làm công tác xây dựng NTM còn han chế thiếu chinh sach ưu đãi.

Chương 2

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI TỪ 2011 – 2014

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Sơn Tịnh

2.1.1. Vị trí địa lý, địa giới, khí hậu

Huyện Sơn Tịnh nằm trong vùng duyên hải miền Trung, giáp thành phố Quảng Ngãi. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên 34.395,73 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 16.916,13 ha, đất lâm nghiệp 7.388,88 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 230,99 ha, đất phi nông nghiệp 8.371,34 ha, đất chưa sử dụng 1.396,70 ha. Phía Bắc giáp huyện Bình Sơn; phía Đông Bắc giáp Biển Đông; phía Tây giáp huyện Sơn Hà và Trà Bồng; phía Nam giáp thành phố Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa.

Địa bàn huyện là điểm giao nhau của 02 tuyến đường từ Bắc vào Nam (đường sắt và Quốc lộ I A) và 01 tuyến Quốc lộ từ Đông sang Tây nối với các tỉnh Tây nguyên, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu với cả nước. Huyện có 20 xã, 01 thị trấn, chia thành 04 tiểu vùng: miền núi, trung du, đồng bằng và vùng ven biển. Từ năm 2014, sau khi thực hiện Nghị quyết 123, huyện còn 11 xã gồm các tiểu vùng miền núi, trung du và đồng bằng.

Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa nóng). Mùa nóng từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.

2.1.2. Tài nguyên khoáng sản, rừng và biển

Sơn Tịnh là huyện có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn. Cao lanh có hàm lượng AL2O3: 26%, Fe2O3: 2% trữ lượng khoảng 4,1 triệu tấn, Graphit đang được khai thác với trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn có hàm lượng Cacbon khoảng 27%…Tính đến 31/12/2012, diện tích đất có rừng khoảng 10.391,03 ha, độ che phủ rừng 29,13%. Trong đó, rừng tự nhiên: 55,7 ha, rừng trồng: 10.335,33 ha. Sơn Tịnh có hơn 12 km bờ biển, có cảng Sa Kỳ và cửa lạch lớn Cổ Lũy là cửa ngõ để ra khơi xa. Ngành nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản phát triển mạnh ở 03 xã: Tịnh Kỳ, Tịnh Khê và Tịnh Hòa.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế – xã hội của huyện Sơn Tịnh

Dân số: Tính đến ngày 31/12/2012 toàn huyện có 189.104 người, trong đó sống ở khu vực thành thị là 14.258 người chiếm 7,54% khu vực nông thôn là 174.846 người chiếm 92,46% dân số toàn huyện. Toàn huyện có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống (Kinh, Hrê, co, hoa). Nguồn lao động đến cuối năm 2012 có 118.503 người (có khả năng lao động 109.218 người, mất khả năng lao động 4.120 người), trong đó lao động làm việc phân theo ngành kinh tế 96.423 người (Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 72.488 người, Công nghiệp và xây dựng 11.135 người, dịch vụ 12.800 người).

Số lao động tuy đông, nhưng số lao động có trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật, có tay nghề còn rất thấp và hầu hết làm trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp lao động trong nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu là lao động phổ thông. Thời gian nông nhàn của nông dân chiếm tỷ lệ cao so với thời gian lao động hữu ích (20%). Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện 10,91%.

Tổng giá trị sản xuất đến cuối năm 2012: 4.596,35 tỷ đồng, tăng 24,05% so với năm 2010; trong đó: Nông – lâm – ngư nghiệp: 1.225,95 tỷ đồng, tăng 8,16% so với năm 2010; Công nghiệp – xây dựng: 1.994,9 tỷ đồng, tăng 23,41% so với năm 2010; Thương mại – dịch vụ: 1.375,5 tỷ đồng, tăng 44,02% so với năm 2010.

Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2012 là 11,4%; trong đó, nông – lâm – ngư nghiệp 4%; công nghiệp – xây dựng 11,1%; thương mại – dịch vụ 20%.

Cơ cấu kinh tế đến cuối năm 2012 chuyển dịch theo hướng tích cực: Trong giai đoạn 2011-2012 chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, phù hợp với xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Quảng Ngãi và của cả nước.

Tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 30,4%, giảm 5,9% so với năm 2010; tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 39,7%, giảm 3,1% so với năm 2010; thương mại – dịch vụ chiếm 29,9%, tăng 12% so với năm 2010.

Về giáo dục và đào tạo, đến cuối tháng 6 năm 2013 toàn huyện hiện có 32 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (mầm non: 02; tiểu học 16;, THCS 11; THPT 03); 21 xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng và hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở.

Về y tế: Y tế các tuyến đã được đầu tư xây dựng căn bản về cơ sở vật chất, trang thiết bị và ổn định tổ chức bộ máy; đến nay, trên toàn huyện có 16/21 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 19/21 trạm y tế có bác sĩ; 100% thôn có nhân viên y tế. Có 21 Trạm y tế cơ sở, 01 trung tâm y tế dự phòng, 01 bệnh viện đa khoa, 02 phòng khám khu vực; 02 Bác sỹ/1 vạn dân.

Sóng phát thanh truyền hình phủ đến tất cả các xã, thị trấn trong huyện và tỷ lệ số dân được xem truyền hình và nghe đài tiếng nói Việt Nam đạt 99%. Các thiết chế văn hoá từ huyện đến cơ sở được chú trọng đầu tư phát triển. Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng phát triển đều khắp và ngày càng được xã hội hoá rộng rãi. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ” được duy trì ….đã tạo nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự trị an toàn xã hội luôn ổn định và giữ vững. Việc xây dựng khu vực phòng thủ được chú trọng. Các kế hoạch và phương án tác chiến thường xuyên được bổ sung sát với tình hình thực tế địa phương và chủ trương chung của Đảng, Nhà nước; công tác diễn tập vận hành cơ chế ở các cấp được đảm bảo theo quy định; thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc, đã tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm sản xuất phát triển kinh tế, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện.

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH  XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN  SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH  XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN  SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Sơn Tịnh

– Thiếu việc làm ở khu vực nông thôn, kết quả của việc di dân tự do, lao động trẻ rời nông thôn để tìm kiếm việc làm ở các khu đô thị, các thành phố lớn, các khu công nghiệp. Đây là thực trạng mà hầu hết các địa phương trong huyện đang phải đối mặt, điều này khiến cho khu vực nông thôn đang thiếu một lực lượng lao động trẻ có trình độ, có sức khỏe, nhanh nhậy trong việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và mạnh dạn trong phát triển kinh tế, ứng phó nhanh trước những thay đổi của thị trường.

– Việc huy động nguồn lực là khó khăn, nhất là đối với những xã không có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, đối với các hộ gia đình kinh tế hạn hẹp. sẽ khó khăn khi huy đông người dân hiến đất để nâng cấp hạ tầng.

– Khó khăn khi triển khai ở các vùng có địa bàn rộng và dân cư phân tán, việc đầu tư xây dựng hạ tầng như hệ thống điện, đường giao thông… sẽ đòi hỏi suất đầu tư cao, lượng vốn lớn mà hiệu quả đầu tư không cao.

– Các xã đều gặp khó khăn khi hướng tới phát triển công nghiệp, dịch vụ để tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân. Áp lực chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ khiến cho việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương được thực hiện theo “phong trào”. Hầu hết các xã nhiều người được vận động tham gia các lớp đào tạo nghề cho đủ số lượng, không đúng đối tượng, nhiều học viên tham gia các lớp đào tạo đã lớn tuổi, thiếu sức khỏe và không có động lực cho phát triển sản xuất của địa phương. Ở một số xã, khi triển khai đào tạo nghề phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vì được hỗ trợ chi phí nên ban đầu các học viên nhiệt tình tham gia. Tuy nhiên, do sau đó người đã học nghề không tìm được việc làm nên dần dần không còn ai muốn theo học.

– Do nhận thức hạn chế của người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới, nên họ chưa thể hiện rõ sự chủ động và tích cực trong quá trình thực hiện, chính quyền vẫn phải tham gia mạnh mẽ vào hầu hết các công việc mà lẽ ra thuộc về trách nhiệm của người dân và cộng đồng.

– Trình độ cán bộ cấp xã (Ban quản lý cấp xã) còn nhiều hạn chế. Cấp thôn được xem là hạt nhân của xây dựng nông thôn mới, nhưng thôn lại không phải là cấp chính quyền. Các thành viên Ban chỉ đạo, tổ giúp việc ở cấp huyện, xã là những cán bộ kiêm nhiệm lại không có phụ cấp nên việc tham gia của họ còn nhiều hạn chế.

2.3. Tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Sơn Tịnh

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HINH SU DOT 2\CUA NGUYEN\LUAN VAN NGUYEN HONG NHAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *