Thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển từ thực tiễn huyện đảo Lý Sơn

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển từ thực tiễn huyện đảo Lý Sơn

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển từ thực tiễn huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài 3.260 km với diện tích 1 triệu Km2 rộng gấp ba lần lãnh thổ trên đất liền, vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của nước ta chứa đựng nhiều tài nguyên và tiềm năng phong phú để phát triển kinh tế – xã hội. Xuất phát từ lợi ích của biển mà các nước trong khu vực tiếp giáp Biển Đông với nước ta luôn có xu hướng cạnh tranh, tạo ra những mâu thuẫn bất đồng trong việc tranh giành quyền chủ quyền quốc gia trên biển. Nhận thức được vị trí, vai trò, tiềm năng của biển trong phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng, an ninh nên từ năm 1993 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 06/5/1993 Về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt, trong đó khẳng định rằng phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia; xây dựng quốc gia Việt Nam mạnh về biển và phát triển kinh tế biển thành một bộ phận mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân là một mục tiêu chiến lược, đồng thời là nhiệm vụ bức bách đang đặt ra cho dân tộc ta trước thách thức lớn trên Biển Đông. Ngày 09 tháng 02 năm 2007 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó xác định phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh. Nhằm cụ thể hóa quan điểm của Đảng về chiến lược biển, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã ban hành Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 29/6/2007, trong đó xác định mục tiêu tổng quát là “Phấn đấu đến năm 2020, đưa tỉnh ta trở thành một trong các tỉnh mạnh về biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển và đảo”. Phát huy tiềm năng lợi thế sẵn có, trên cơ sở chương trình hành động số 15 – CTr/ TU của tỉnh ủy Quảng Ngãi, huyện Lý Sơn đã xây dựng và triển khai kế hoạch để thực hiện chương trình hành động. Với mục tiêu kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương trong thời gian đến.

Huyện đảo Lý Sơn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh, là đảo tiền tiêu trong khu vực phòng thủ của tỉnh Quảng Ngãi. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà đặc biệt là từ khi có các Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế biển và Chiến lược biển Việt Nam, kinh tế của huyện không ngừng phát triển theo hướng chuyển dịch từ nông nghiệp sang ngư nghiệp, sản lượng đánh bắt thủy sản ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của huyện và chiếm gần 1/3 tổng sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh Quảng Ngãi. Với những kết quả đạt được từ lĩnh vực thủy sản đã và đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân huyện đảo Lý Sơn.

Trên cơ sở đó, huyện Lý Sơn đã thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển và coi đây là chủ trương lớn thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Hiện nay, ngành kinh tế biển của Lý Sơn đã không ngững phát triển, trong đó lĩnh vực thủy sản của huyện có bước phát triển đáng kể, số lượng và công suất tàu thuyền tăng lên hàng năm, ngư trường đánh bắt được mở rộng, năng suất đánh bắt ngày càng tăng, đặc biệt là sự hiện diện của ngư dân trên các vùng biển (Hoàng Sa, Trường Sa) đã góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa xứng tầm với lợi thế tiềm năng hiện có; công tác quy hoạch phát triển chưa đồng bộ, việc thực hiên các chính sách hổ trợ từ nguồn vốn nhà nước tuy có nhiều khả quan nhưng còn nhiều bất cập, đặc biệt là chủ trương hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ theo NĐ 67 của Chính Phủ tuy được thực hiện nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; lĩnh vực chế biến, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá tuy được quan tâm đầu tư khai thác nhưng chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có.

Trước thực trạng trên, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện đảo Lý Sơn đã ban hành nhiều đề án, dự án, kế hoạch về phát triển kinh tế trong đó xác định kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, xong những chương trình, kế hoạch chỉ dừng lại ở tính định hướng chưa đi sâu nghiên cứu đánh giá, phân tích thực trạng và có những giải pháp mang tính khoa học để vận dụng vào thực tiễn, đồng thời đến nay vẫn chưa có đề tài khoa học nghiên cứu về kinh tế biển huyện đảo Lý Sơn. Chính vì vậy, đề tài “Thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển từ thực tiễn huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp có tính khoa học và khả thi để vận dụng vào quá trình quản lý, điều hành phát triển ngành kinh tế biển huyện đảo Lý Sơn xứng tầm với tiềm năng hiện có.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng về thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển và những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế biển tù thực tiễn huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển ở nước ta hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển;

Đánh giá, phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua;

Đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển trong thời gian đến.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển từ thực tiễn huyện Lý Sơn Quảng Ngãi dưới góc độ khoa học chính sách công.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Tập trung chủ yếu về thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển từ thực tiễn huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Phạm vi về thời gian: Từ năm 2005 đến 2015 và giải pháp đến năm 2020.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học và vận dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện, đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách.Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác phát triển kinh tế biển.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan, bao gồm các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị, Nghị định, Quyết định của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề chính sách phát triển kinh tế biển ở nước ta nói chung và thực tế ở Lý Sơn nói riêng.

Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, chuyên gia, phương pháp dự báo các điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, phương pháp phân tích chiến lược phát triển.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1. Ý nghĩa lý luận

Đề tài nghiên cứu thành công sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận và đóng góp vào sự hoàn thiện lý luận về thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài nghiên cứu thành công sẽ là cơ sở khoa học để áp dụng vào quá trình hoạch định chính sách và đề ra biện pháp phát triển kinh tế biển tại huyện Đảo Lý Sơn; đồng thời là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến vấn đề thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển

Chương 2: Thực trạng thực hiện kinh tế biển tại huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi

Chương 3: Tăng cường thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển ở nước ta hiện nay

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

1.1. Khái quát về chính sách phát triển kinh tế biển

1.2. Khái niệm, vai trò của thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển

1.2.1. Khái niệm về chính sách và chính sách công

Khái niệm chính sách:

Theo từ điển Tiếng Việt, Chính sách là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội; chính sách là sách lược, kế hoạch cụ thể nhằm đạt được một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách.

Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”.

Khái niệm chính sách công:

Chính sách công là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế – xã hội. Hiện nay có nhiều các khái niệm về chính sách công trên thế giới vì các hình thái nhà nước, hệ thống chính trị khác nhau. Ở nước ta, tồn tại cụm từ “chính sách của Đảng và Nhà nước” vì Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thông qua việc vạch ra các cương lĩnh, chiến lược, các định hướng chính sách. Đây là các căn cứ chỉ đạo để nhà nước ban hành chính sách công. Như vậy, chính sách công là một trong những công cụ cơ bản được Nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Do đó, có thể định nghĩa chính sách công như sau: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu xác định của đảng chính trị cầm quyền”

1.2.2. Khái niệm kinh tế biển

1.2.3. Khái niệm về thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển

Từ khái niệm chung về chính sách công có thể định nghĩa thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển như sau: Thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước với mục tiêu, giải pháp, công cụ cụ thể nhằm thực hiện chinh sách phát triển kinh tế biển phù hợp với thực tiến đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển kinh tế biển hiện nay.

1.2.4. Vai trò của việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển

Phát triển kinh tế biển đồng bộ và bền vững góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Phát triển kinh tế biển góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng nông thôn ven biển.

Phát triển kinh tế biển góp phần vào công tác bảo vệ chủ quyền vùng biển của tổ quốc.

1.3. Nội dung thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển

Thứ nhất, phát triển mạnh giao thông vận tải biển để đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hoá. Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển.

Thứ hai, tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, huấn luyện thuyền viên. 

Thứ ba, tập trung phát triển du lịch đảo và du lịch ven biển. 

Thứ tư, tăng cường khai thác năng lượng, khoáng sản, thuỷ sản biển. Đẩy mạnh sản xuất muối biển trên cơ sở thâm canh, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất các đồng muối hiện có.

Thứ năm, phát triển kết cấu hạ tầng biển trên cơ sở đầu tư nâng cấp các cụm cảng, đáp ứng yêu cầu xuất nhập khẩu. 

1.4. Qui trình (các bước) thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; Về thông tin, tuyên truyền chính sách; Phân công phối hợp thực hiện chính sách công; Đôn đốc thực hiện chính sách công; Tổng kết thực thi chính sách công.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam

Điều kiện địa lý; Vốn và công nghệ; Lực lượng lao động; Về cơ chế chính sách; Về hợp tác quốc tế; Thị trường tiêu thụ.

Kết luận Chương 1

Thế kỷ XXI là thế kỷ của Đại Dương vì vậy Đảng và Nhà nước xây dựng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là một tất yếu khách quan phù hợp với xu thế vận động và phát triển của một nước có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển. Sự nhìn nhận và đánh giá toàn diện về vai trò cũng như các nhân tố tác động đến kinh tế biển cho ta một bức tranh toàn cảnh về nhu cầu và định hướng phát triển kinh tế xã hội trong thời gian đến. Những chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển được trình bày ở phần trên cho ta thấy rằng như là một sự quyết tâm cao để đạt được các yêu cầu về mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân gắn với yêu cầu đòi hỏi trong công tác bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Với lợi thế của quốc gia ven biển, Việt Nam đã và đang từng bước khai thác các tiềm năng của biển để xây dựng và phát triển ngành kinh tế biển bền vững, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Từ những chủ trương và quyết sách về kinh tế biển của Đảng và Nhà nước là cơ sở lý luận, là định hướng chiến lược quan trọng để các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương ven biển nghiên cứu để đề ra các kế hoạch phát triển kinh tế biển phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình.

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển từ thực tiễn huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển từ thực tiễn huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

KINH TẾ BIỂN TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN,

TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển tại huyện đảo Lý Sơn, tính Quảng Ngãi

Yếu tố vị trí địa lý huyện Đảo Lý Sơn; Yếu tố về khí hậu; Yếu tố về quốc phòng – an ninh; Yếu tố về tài nguyên thiên nhiên; Yếu tố về cơ cấu kinh tế; Yếu tố về du lịch; Yếu tố về lao động; Yếu tố về chính sách vĩ mô của Nhà nước.

2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Quan điểm của cấp ủy, chính quyền huyện đảo Lý Sơn về phát triển kinh tế biển

2.2.2. Kinh tế biển

2.2.2.1. Đối với lĩnh vực đánh bắt thủy sản:

Tập trung nguồn lực để hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.Phát triển mô hình nghiệp đoàn nghề cá để hỗ trợ trong quá trình đánh bắt dài ngày trên biển.Phát triển dịch vụ hậu cần trên biển để hỗ trợ cho hoạt động đánh bắt xa bờ.Có chính sách hỗ trợ ngư dân hợp lý gắn với công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Phát triển các cơ sở sửa chữa tàu thuyền phục vụ cho hoạt động đánh bắt xa bờ.

2.2.2.2. Đối với lĩnh vực chế biến thủy sản

Quy hoạch phát triển các cơ sở chế biến thủy sản vừa mang tính công nghiệp vừa mang tính làng nghề.

Xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư đối với lĩnh vực chế biến thủy sản.

Phát triển chế biển thủy sản gắn với quy hoạch nơi neo đậu tránh bão cho tàu thuyền.

2.2.2.3. Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Tiến hành khảo sát, nghiên cứu, quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện đảo.

Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gắn với thương hiệu Lý Sơn.

2.2.2.4. Đối với lĩnh vực vận tải biển

Có chính sách khuyết khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nâng cấp phương tiện tàu vận tải cao tốc.

Xây dựng cơ chế nhà nước đầu tư phát triển hệ thống cảng biển gắn với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng.

2.2.2.5. Đối với lĩnh vực Du lịch biển đảo

Bảo tồn, phát triển các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện; Xây dựng chính sách thu hút các nhà đầu tư tập trung phát triển hệ thống dịch vụ; Khảo sát, nghiên cứu phát triển loại du lịch biển dưới nước; Khôi phục và phát triển các giá trị truyền thống gắn với công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo.

2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển huyện Đảo Lý Sơn

2.3.1. Khái quát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế – xh tại huyện đảo Lý Sơn

Lĩnh vực Ngư nghiệp: Là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế biển của huyện và cũng là ngành nghề truyền thống của người dân Lý Sơn. Sự định hướng phát triển ngư nghiệp của huyện trong thời gian qua cho thấy huyện Lý Sơn đang có hướng đi đúng và phù hợp với chiến lược biển đảo và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Tổng giá trị sản xuất của huyện, đặc biệt là trong năm 2015 sản lượng khai thác thủy sản đạt 38.854 tấn, gần bằng 1/3 tổng sản lượng đánh bắt thủy sản của toàn tỉnh; giá trị sản xuất đạt 278.674 triệu đồng, chiếm 31,07% giá trị sản xuất toàn ngành của huyện.

Lĩnh vực dịch vụ và du lịch: Đây được coi là thế mạnh của huyện và phát triển mạnh trong những năm gần đây, hiện nay toàn huyện có hơn 800 hộ kinh doạnh các dịch như khách sạn, nhà hàng, vận tải thủy nội địa, vận tải bộ….với tỷ trọng dịch vụ giai đoạn 2005-2015 chiếm trên 25 % cơ cấu GDP của huyện. Để tạo điều kiện phát triển du lịch biển, chính quyền huyện Lý Sơn đã có nhiều chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ. Đến nay, đã có nhiều dự án lớn như Khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, … được đầu tư vào Lý Sơn, với tổng số vốn hàng ngàn tỷ đồng. Hiện nay lĩnh vực dịch vụ – du lịch đang phát triển mạnh và là lĩnh vực chiếm giá trị tỷ trọng cao trong nền kinh tế của huyện đảo.

Về lĩnh vực nông nghiệp: Huyện chú trọng khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích sản xuất cây hành, tỏi và thâm canh thêm một số cây xen canh khác như: cây ngô, đậu, dưa hấu. . . Đây được coi là ngành nông nghiệp truyền thống của huyện và cho ra những sản phẩm có thương hiệu như Hành, Tỏi Lý Sơn và được bán trên thị trường cả nước. Tuy nhiên, do yêu cầu đặc trưng của canh tác đòi hỏi người nông dân phải thường xuyên khai thác nguồn cát trắng pha vôi để cải tạo đất dẫn đến nguồn cát cạn kiệt dần làm ảnh hưởng đến xâm thực của biển, bên cạnh đó dân số ngày càng tăng trong khi quỹ đất phát triển nông nghiệp thì càng thu hẹp, mặt khác sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết, nên sản lượng thu hoạch được qua các năm không ổn định, không có tính bền vững; tình trạng nông dân sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc BVTV làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm và môi trường sống. Do khó khăn từ sản xuất nông nghiệp nên nhiều người dân đã dần chuyển sang ngư nghiệp hoặc thương mại, dịch vụ. Trước những khó khăn của ngành nông nghiệp, chính quyền huyện Lý Sơn đã có chủ trương ổn định diện tích sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời khuyến khích người dân chuyển đổi ngành nghề sang lĩnh vực ngư nghiệp.

Về Công nghiệp –xây dựng: Có thể thấy rằng lĩnh vực công nghiệp-xây dựng của huyện Lý Sơn phát triểm chậm và không được coi là ngành kinh tế mũi nhọn vì xuất phát từ điều kiện địa lý, nguồn nguyên liệu hạn chế và một số nguyên nhân khách quan khác nên việc phát triển công nghiệp gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, toàn huyện có trên 350 cơ sở sản xuất với quy mô vừa và nhỏ theo hình thức hộ gia đình là chủ yếu như sản xuất khai thác đá, đá lạnh, mộc dân dụng, may mặc, sữa chữa tàu thuyền .

Về lĩnh vực môi trường: Công tác bảo vệ môi trường được các cấp chính quyền quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhằm động viên nhân dân nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, hiện nay trên địa bàn huyện có một khu xử lý rác thải sinh hoạt với công suất xử lý từ 25-30 tấn rác/ngày đã phần nào cải thiện môi trường trên đảo.

Lĩnh vực văn hóa – xã hội: Hiện tại Lý Sơn có 10 trường đủ các cấp học (THPT; THCS; trường tiểu học; mầm non và Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề với hơn 6.000 học sinh). Huyện có 01 Trung tâm y tế quân dân kết hợp đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho cán bộ và chiến sĩ trên đảo. Các hoạt động văn hoá thông tin kịp thời đáp ứng công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển

Ngành đánh bắt thủy sản; Dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thủy sản; Ngành nuôi trồng thủy sản; Ngành vận tải biển; Ngành du lịch biển.

Kết luận Chương 2

Cùng với xu thế phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đảo Lý Sơn đã tích cực lao động sản xuất, ổn định cuộc sống vươn lên làm giàu. Bám sát vào các chủ trương của Đảng nhất trong những năm qua, Lý Sơn đã tập trung phát triển kinh tế biển làm nền tảng cho phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, ngư trường mở rộng cùng với sự lao động miệt mài, chịu khó của ngư dân Lý Sơn và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã từng bước đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao mức sống của người dân. Tuy nhiên, Lý Sơn vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức như nguồn vốn cho đầu tư phát triển nói chung và đầu tư cho hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ còn nhiều bất cập và hạn chế; trình độ quán lý, phương thức sản xuất của ngư dân còn thấp, mang tính truyền thống; ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa tốt còn xảy ra tình trạng đánh bắt hải sản bằng vật liệu nổ, cào bay…làm hủy hoại môi trường sinh thái biển. Bên cạnh đó, với điều kiện thời tiết bất thường như hiện nay và tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đã và đang gây ra những bất lợi cho ngư dân. Đứng trước những thuận lợi và khó khăn, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân huyện đảo Lý Sơn cần phải có những định hướng phát triển kinh tế hợp lý mà trước hết là tập trung thực hiện các giải pháp về phát triển kinh tế biển vì đây là nền tảng phát triển kinh tế – xã hội của Lý Sơn trong tương lai và phù hợp với chủtrương của Đảng về Chiến lược biển đến năm 2020.

CHƯƠNG 3

TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

3.1. Mục tiêu, quan điểm tăng cường thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển ở nước ta

3.1.1. Mục tiêu tổng quát

Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao;: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN…

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 – 55% GDP, 55 – 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển. 

Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020.

Thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

3.1.3. Quan điểm tăng cường thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển của Việt Nam

Đối với nước ta, vùng biển, đảo không chỉ là một bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, mà cùng với đất liền, còn tạo ra môi trường sinh tồn, phát triển đời đời của dân tộc Việt Nam. Vì thế, đã từ lâu, hướng ra biển, kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ chủ quyền biển, đảo được Đảng, Nhà nước hết sức coi trọng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiệu quả khai thác các nguồn lợi từ biển những năm trước đây có mặt còn hạn chế. Nhận thức rõ điều đó, Hội nghị Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã xác định các quan điểm về định hướng phát triển Chiến lược biển của đất nước, với nội dung cơ bản như sau:

Một là, nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.

Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc phòng – an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường, kết hợp giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ba là, khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, phát huy đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Quan điểm trên của Đảng ta thể hiện rõ tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt, mục tiêu cần đạt được và các phương thức chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Trong đó, việc khai thác, phát huy các nguồn lực (cả trong và ngoài nước); kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng – an ninh; thực hiện bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ gắn với gìn giữ môi trường hòa bình để phát triển bền vững trên các vùng biển, đảo giữ vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, nguy cơ mất ổn định an ninh ở Biển Đông nói chung, các vùng biển, đảo nước ta nói riêng có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, khó lường, thì các quan điểm chỉ đạo nói trên của Đảng càng có ý nghĩa quan trọng. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc các quan điểm chỉ đạo của Đảng về định hướng phát triển “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” bằng nhiều kế hoạch, chương trình hành động thiết thực, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển từ thực tiễn huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển từ thực tiễn huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

3.2. Phương hướng, giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển ở nước ta nói chung và huyện Lý Sơn nói riêng

Phương hướng tăng cường thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển ở Việt Nam; Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển ở Việt Nam; Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển ở huyện Lý Sơn.

Kết luận Chương 3

Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trước những yêu cầu đòi hỏi của công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với đặc điểm của một quốc gia ven biển, Việt Nam có tiềm năng và lợi thế lớn để phát triển ngành kinh tế biển trở thành một ngành kinh tế chủ lực đóng góp quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại như Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định. Với tinh thần chung của cả nước và để hiện thực hóa các Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế biển, trong những năm qua huyện Đảo Lý Sơn đã tiến hành triển khai và tập trung phát triển kinh tế biển và coi đây là ngành kinh tế chủ lực. Với điều kiện địa lý cách xa đất liền, xung quanh là biển cả, vùng biển Lý Sơn được thiên nhiên ban tặng những sản vật quý hiếm và đa dạng, là nguồn sống của người dân Lý Sơn qua bao đời nay và hơn thế nữa ngư trường đánh bắt của ngư dân Lý Sơn không chỉ giới hạn xung quanh đảo mà đã mở rộng ra khắp vùng Biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được coi là ngư trường truyền thống của ông cha ta để lại, còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Bên cạnh những ưu đải về thiên nhiên thì người dân Lý Sơn có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, sản xuất và coi nghề biển là nghề nuôi sống của bản thân và gia đình….Đó là những tiềm năng và lợi thế để Lý Sơn phát triển kinh tế biển trong thời gian đến.

Tuy vậy, nhìn lại quá trình phát triển kinh tế biển huyện đảo Lý Sơn thời gian qua vẫn chưa thấy được những điểm nổi bật của nó với vai trò là một ngành kinh tế chủ đạo theo như Nghị quyết Đảng bộ huyện Lý Sơn đã khẳng định. Mô hình phát triển chưa có sự đổi mới, phương thức quản lý và sản xuất vẫn mang tính truyền thống và lạc hậu, ngư dân đánh bắt hải sản chủ yếu dựa trên kinh nghiệm là chính mà chưa thật sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đội tàu đánh bắt và công suất tàu có tăng nhưng không bền vững, và chủ yếu là tàu vỏ gỗ hiệu quả khai thác không cao, sức chịu đựng với thời tiết bão tố thấp nên thường xuyên xảy ra những tai nạn đáng tiết; giá cả thị trường không ổn định, được mùa thì rớt giá, mất mùa thị được giá, vì vậy đời sống của ngư dân vẫn còn nhiều khó khăn. Dù Đảng bộ và chính quyền địa phương cũng đã ban hành các chủ trương, giải pháp về phát triển kinh tế biển những hầu như vẫn c̣n mang tính định hướng chung chung, sự cụ thể hóa và quyết tâm thực hiện vẫn chưa quyết liệt nên kinh tế của huyện nói chung và kinh tế biển nói riêng hiệu quả phát triển vẫn còn thấp.

Trước những yêu cầu đổi mới mạnh mẽ của đất nước, trước sự phát triển và tiến bộ nhanh của khoa học kỹ thuật và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc đòi hỏi việc định hướng phát triển kinh tế biển của huyện trở thành một ngành kinh tế chủ lực là yêu cầu tất yếu khách quan, là sự cần thiết để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của huyện từng bước xây dựng huyện Lý Sơn giàu mạnh.

KẾT LUẬN

Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trước những yêu cầu đòi hỏi của công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với đặc điểm của một quốc gia ven biển, Việt Nam có tiềm năng và lợi thế lớn để phát triển ngành kinh tế biển trở thành một ngành kinh tế chủ lực đóng góp quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại như Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định. Với tinh thần chung của cả nước và để hiện thực hóa các Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế biển, trong những năm qua huyện Đảo Lý Sơn đã tiến hành triển khai và tập trung phát triển kinh tế biển và coi đây là ngành kinh tế chủ lực. Với điều kiện địa lý cách xa đất liền, xung quanh là biển cả, vùng biển Lý Sơn được thiên nhiên ban tặng những sản vật quý hiếm và đa dạng, là nguồn sống của người dân Lý Sơn qua bao đời nay và hơn thế nữa ngư trường đánh bắt của ngư dân Lý Sơn không chỉ giới hạn xung quanh đảo mà đã mở rộng ra khắp vùng Biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được coi là ngư trường truyền thống của ông cha ta để lại, còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Bên cạnh những ưu đải về thiên nhiên thì người dân Lý Sơn có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, sản xuất và coi nghề biển là nghề nuôi sống của bản thân và gia đình….Đó là những tiềm năng và lợi thế để Lý Sơn phát triển kinh tế biển trong thời gian đến.

Tuy vậy, nhìn lại quá trình phát triển kinh tế biển huyện đảo Lý Sơn thời gian qua vẫn chưa thấy được những điểm nổi bật của nó với vai trò là một ngành kinh tế chủ đạo theo như Nghị quyết Đảng bộ huyện Lý Sơn đã khẳng định. Mô hình phát triển chưa có sự đổi mới, phương thức quản lý và sản xuất vẫn mang tính truyền thống và lạc hậu, ngư dân đánh bắt hải sản chủ yếu dựa trên kinh nghiệm là chính mà chưa thật sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đội tàu đánh bắt và công suất tàu có tăng nhưng không bền vững, và chủ yếu là tàu vỏ gỗ hiệu quả khai thác không cao, sức chịu đựng với thời tiết bão tố thấp nên thường xuyên xảy ra những tai nạn đáng tiết; giá cả thị trường không ổn định, được mùa thì rớt giá, mất mùa thị được giá, vì vậy đời sống của ngư dân vẫn còn nhiều khó khăn. Dù Đảng bộ và chính quyền địa phương cũng đã ban hành các chủ trương, giải pháp về phát triển kinh tế biển những hầu như vẫn c̣n mang tính định hướng chung chung, sự cụ thể hóa và quyết tâm thực hiện vẫn chưa quyết liệt nên kinh tế của huyện nói chung và kinh tế biển nói riêng hiệu quả phát triển vẫn còn thấp.

Trước những yêu cầu đổi mới mạnh mẽ của đất nước, trước sự phát triển và tiến bộ nhanh của khoa học kỹ thuật và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc đòi hỏi việc định hướng phát triển kinh tế biển của huyện trở thành một ngành kinh tế chủ lực là yêu cầu tất yếu khách quan, là sự cần thiết để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của huyện từng bước xây dựng huyện Lý Sơn giàu mạnh.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 5\CHINH SACH CONG\PHAM THI HUONG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *