: Soạn thảo và sử dụng bài tập gắn với định hướng nghề trong dạy học chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của học sinh

: Soạn thảo và sử dụng bài tập gắn với định hướng nghề trong dạy học chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của học sinh

 Soạn thảo và sử dụng bài tập gắn với định hướng nghề trong dạy học chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của học sinh

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao thì đổi mới giáo dục trở thành vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay ở các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”

Ngày 26/12/2018, Bộ GD&ĐT đã chính thức ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và các chương trình môn học. Trong mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, BGD&ĐT cũng nêu rõ: “Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với thích người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới”

Vật lí ở trường phổ thông chủ yếu là Vật lí thực nghiệm, kiến thức vật lí gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống, Chương trình môn Vật lí ở cấp THPT gồm những kiến thức phổ thông cơ bản nhất, cần thiết cho việc nhận thức đúng các hiện tượng tự nhiên, cuộc sống hàng ngày và cho việc lao động nhiều ngành nghề kỹ thuật; một số kiến thức liên quan tới nhiều dụng cụ và thiết bị kỹ thuật đang được sử dụng phổ biến trong cuộc sống và sản xuất. Tuy nhiên phần lớn học sinh chưa thật sự hiểu được tầm quan trọng của Vật lí và chưa chú tâm vào môn học này. Nguyên nhân chủ yếu do Vật lí là môn có khá nhiều công thức, định nghĩa…đồng thời giáo viên chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh. Việc sử dụng bài tập vật lí trong giáo dục định hướng nghề nghiệp nhằm phát triển năng lực nhất là năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn sẽ gây hứng thú cho học sinh, tăng cường hiệu quả của việc dạy học phát triển năng lực.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: Soạn thảo và sử dụng bài tập gắn với định hướng nghề trong dạy học chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của học sinh.

2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Soạn thảo và sử dụng bài tập gắn với định hướng nghề trong chương “Động lực học chất điểm” nhằm bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của học sinh.

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu dựa trên cơ sở lí luận của dạy học về BTVL và định hướng giáo dục hướng nghiệp trong dạy học ở trường phổ thông cùng với việc phân tích nội dung kiến thức chương “Động lực học chất điểm” thì có thể soạn thảo và sử dụng bài tập trong dạy học chương “Động lực học chất điểm” đáp ứng mục tiêu bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của học sinh.

5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Bài tập chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 gắn với định hướng nghề nghiệp

5.2. Phạm vi nghiên cứu:

– Kiến thức chỉ đề cập trong chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 THPT

– Địa bàn TNSP tại trường THPT Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, năm học 2021 – 2022.

6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

– Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn

– Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng bài tập gắn với định hướng nghề nghiệp

– Đề xuất các biện pháp sử dụng bài tập gắn với định hướng nghề nghiệp bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của HS trong dạy học Vật lí.

– Soạn thảo và sử dụng bài tập gắn với định hướng nghề nghiệp trong chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của học sinh

– Tiến hành tổ chức thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả tiến trình tổ chức hoạt động dạy học đã thiết kế.

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu lí luận; phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp thực nghiệm sư phạm; phương pháp thống kê toán học.

8. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Soạn thảo và sử dụng bài tập vật lí gắn với định hướng nghề chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn cho học sinh.

9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:

– Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của: Soạn thảo và sử dụng bài tập gắn với định hướng nghề

– Chương 2: Soạn thảo và sử dụng bài tập gắn với định hướng nghề trong dạy học chương “Động lực học chất điểm”- Vật lí 10

– Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SOẠN THẢO VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP GẮN VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH

1.1. Định hướng giáo dục hướng nghiệp trong dạy học ở trường phổ thông

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

– Giáo dục nghề nghiệp

– Tích hợp định hướng GDHN trong dạy học ở trường phổ thông

1.1.2. Đặc trưng của tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học

Đặc điểm của định hướng nghề nghiệp là dựa trên quan niệm về giá trị nghề nghiệp. Nghề nghiệp thường trải qua ba giai đoạn cơ bản: giai đoạn nhận thức, giai đoạn tình cảm, thái độ và giai đoạn hành động.

1.1.3. Phân tích hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong Chương trình giáo dục phổ thông

Nội dung hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

1.2. Năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn

1.2.1. Khái niệm năng lực

Năng lực là sự kết hợp hợp lý theo kiến thức, kĩ năng và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biết phê phán tích cực hướng tới giải pháp cho các vấn đề, phát triển vấn đề trong những tình huống tương tự.

1.2.2. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

1.2.2.1. Khái niệm

Năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn là khả năng chủ thể vận dụng tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú,… để giải quyết có hiệu quả các vấn đề của thực tiễn có liên quan đến vật lí.

1.2.2.2. Rubic đánh giá NLVD KTVTT

Thành tố NLTHMức độTiêu chí đánh giáGán điểm
1. Nhận biết được vấn đề

thực tiễn (N)

N1Chưa trình bày được rõ ràng vấn đề thực tiễn. Chỉ mới nhắc lại được vấn đề1
N2Trình bày được một số nội dung liên quan đến vấn đề thực tiễn2
N3Nhận diện một cách chính xác các vấn đề thực tiễn; phân tích rõ ràng, chính xác bản chất của vấn đề đó. Chỉ ra được mâu thuẫn trong vấn đề.3
2. Xác định được các kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn

(X)

X1Chưa xác định được các kiến thức liên quan đến vấn đề. Chưa hiểu rõ vấn đề cần tham khảo hay huy động những kiến thức nào.1
X2Đã xác định được một số kiến thức liên quan đến vấn đề thực tiễn. Nêu tên được các vấn đề.2
X3
  • Đã xác định được các kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn.
  • Liệt kê được các kiến thức đó và phân tích, thiết lập được mối quan hệ giữa các kiến thức liên quan.
3
3. Tìm tòi, khám phá kiến thức liên quan

vấn đề thực tiễn (nếu có)

(T)

T1Không biết đặt câu hỏi trước một vấn đề nào đó nảy sinh do đó HS không biết cách tìm câu trả lời cho vấn đề.1
T2Đã biết đặt một số câu hỏi và lựa chọn các câu hỏi; có thể đề xuất các câu hỏi mới, biết tìm kiếm kiến thức để trả lời một phần vấn đề còn thắc mắc.2
T3Biết cách chủ động thu thập, tìm kiếm các bằng chứng khoa học, nghiên cứu cơ sở khoa học của các vấn đề thực tiễn để tìm câu trả lời cho vấn đề mình nghiên cứu.3
4. Giải thích, phân tích, đánh giá

vấn đề thực tiễn (G)

G1Chưa giải thích được cơ sở khoa học, bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thực tiễn có liên quan đến bài học hoặc phát sinh trong cuộc sống.1
G2Có thể giải thích, hoặc phân tích một phần vấn đề, qua đó có thể đưa ra một số ý tưởng để giải quyết các vấn đề liên quan.2
G3Giải thích chính xác, rõ ràng cơ sở khoa học của các sự vật hiện tượng và các ứng dụng khoa học trong tự nhiên và trong cuộc sống, sản xuất.3
5. Đề xuất biện pháp, thực hiện giải quyết vấn đề thực tiễn và

đề xuất vấn đề mới

(Đ)

Đ1Chưa đề xuất được biện pháp hoặc đề xuất của HS không mang tính khả thi và xa rời thực tiễn1
Đ2Đã đưa ra một số đề xuất mang tính khả thi, đề ra các biện pháp kiểm chứng giả thuyết nhưng chưa thực hiện giải quyết vấn đề.2
Đ3Đề xuất được các biện pháp hợp lí; thực hiện giải quyết vấn đề thực tiễn hiệu quả và đề xuất được vấn đề mới.3

1.2.3. Đặc điểm của dạy học theo hướng vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn ngành nghề

: Soạn thảo và sử dụng bài tập gắn với định hướng nghề trong dạy học chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của học sinh
: Soạn thảo và sử dụng bài tập gắn với định hướng nghề trong dạy học chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của học sinh

1.2.4. Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

DH theo hướng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn nhằm khai thác vốn kiến thức mà HS đã tích lũy, những hiểu biết thực tế trong đời sống, vận dụng kiến thức vào cuộc sống lao động sản xuất.

DH theo hướng vận dụng kiến thức vào thực tiễn có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành.

Thực tiễn có vai trò quan trọng trong quá trình học tập môn Vật lí, HS vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn sẽ thấy hứng thú hơn, say mê hơn trong quá trình học tập, thấy Vật lí gần gũi với cuộc sống của các em hơn.

Dạy học môn Vật lí theo hướng bồi dưỡng NLVDKT Vật lí vào thực tiễn góp phần làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa Vật lí và thực tiễn, Vật lí bắt nguồn từ thực tiễn, và trở về phục vụ thực tiễn.

Như vậy, HS sẽ hình thành được quan điểm duy vật về nguồn gốc Vật lí, thấy rõ Vật lí không phải là sản phẩm thuần túy của trí tuệ mà được phát sinh, phát triển do xuất phát từ các hiện tượng tự nhiên, nhu cầu thực tế cuộc sống.

1.2.4.1. Đánh giá qua quan sát

1.2.4.2. Đánh giá qua hồ sơ

1.2.4.3. Đánh giá đồng đẳng

1.2.4.4. Đánh giá qua các bài kiểm tra

1.3. Bài tập vật lí gắn với định hướng nghề

1.3.1. Khái niệm bài tập vật lí

Theo X.E. Camenetxki và v.p Ôrêkhốp “trong thục tế dạy học, bài tập vật lí được hiểu là một vấn đề được đặt ra mà trong trường hợp tổng quát đòi hỏi những suy luận lôgíc, những phép toán và thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật và các phương pháp vật lí”

Theo GS.TS Đỗ Hương Trà thì “Bài tập vật lí là những bài luyện tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng vật lí, hình thành các khái niệm, phát triền tư duy vật lí của HS và lèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức của HS vào thực tiễn”

1.3.2. Vai trò BTVL

– Thông qua dạy học về bài tập vật lí, người học có thể nắm vững một cách chính xác, sâu sắc và toàn diện hơn những quy luật vật lí, những hiện tượng vật lí, biết cách phân tích chúng và ứng dụng vào các vấn đề thực tiễn, làm cho kiến thức trở thành vốn riêng của người học.

– Bài tập vật lí có thể được sử dụng như một phương tiện để nghiên cứu tài liệu mới khi trang bị kiến thức cho HS.

– Bài lập Vậl lí còn là hình thức cũng cố, ôn tập. Hệ thống hóa kiến thức và là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của HS.

– Bài lập Vật lí có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp.

1.3.3. Phân loại BTVL

1.3.3.1. Phân loại theo nội dung

1.3.3.2. Phân loại theo độ khó

1.3.3.3. Phân loại theo tính chất

1.3.3.4. Phân loại bài tập theo đặc điểm của hoạt động nhận thức

1.3.3.5. Phân loại bài tập theo các bước của quá trình dạy học

1.3.4. Bài tập vật lí gắn với định hướng nghề

1.3.4.1. Khái niệm bài tập vật lí gắn với định hướng nghề

Bài tập Vật lí gắn với định hướng nghề là loại bài tập có liên quan trực tiếp tới ngành nghề nào đó như: nghề Kĩ sư xây dựng, nghề công an, nghề biểu diễn nghệ thuật, nghề chế tạo ô tô…Với mục đích không những giúp cho học sinh thêm hướng thú trong quá trình học tập mà còn quan trọng hơn hết là định hướng cho học sinh về nghề nghiệp trong tương lai dựa trên khả năng, sở thích, tính cách của mình.

1.3.4.2. Nguyên tắc soạn thảo bài tập gắn với định hướng nghề

– Bài tập có nội dung gắn với định hướng nghề.

– Các thông số (dữ kiện) trong bài tập phải có tính thực tế.

– Nội dung bài tập đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và tính cập nhật.

– Bài tập phải gắn với nội dung học tập.

– Bài tập phải gần gũi với kinh nghiệm của học sinh, hướng đến một nhu cầu tìm hiểu nghề nghiệp cụ thể, gần gũi với HS (kích thích hứng thú, tò mò của HS…).

– Bài tập gắn với định hướng nghề phải có tính sư phạm. – Bài tập gắn với định hướng nghề phải có tính hệ thống, logic.

1.3.4.3. Các kiểu bài tập Vật lí gắn với định hướng nghề

Mức độ 1: Vận dụng các kiến thức Vật lí để tính toán các đại lượng trong tình huống thực tiễn cụ thể

Mức độ 2: Giải thích được các vấn đề thực tế, các ứng dụng kỹ thuật có liên quan đến kiến thức Vật lí.

Mức độ 3: Kiểm chứng các vấn đề thực tế, nguyên tắc hoạt động của các ứng dụng kỹ thuật của vật lí liên quan (các thiết bị)…

Mức độ 4: Đề xuất, lựa chọn giải pháp để giải quyết một vấn đề thực tiễn.

1.4. Quy trình soạn thảo và sử dụng bài tập Vật lí gắn với định hướng nghề

1.4.1. Quy trình soạn thảo bài tập Vật lí gắn với định hướng nghề

Bước 1: Căn cứ vào nội dung chương trình và sách giáo khoa để phân tích nội dung kiến thức vật lí của bài học

Bước 2: Phát hiện các ngành nghề có liên quan đến kiến thức

Bước 3: Xây dựng ý tưởng bài tập (tình huống, các nội dung cần hỏi), chuyển hóa, mô hình hóa bài tập.

Bước 4: Soạn thảo bài tập cụ thể có yếu tố định hướng nghề nghiệp phù hợp nội dung bài học và đáp án tương ứng của bài tập.

Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện các bài tập đã soạn thảo.

Bước 6: Sắp xếp thành hệ thống bài tập gắn với định hướng nghề trong hệ thống đã soạn thảo.

1.4.2. Sử dụng bài tập vật lí gắn với định hướng nghề

1.4.2.1. Sử dụng bài tập trong tạo tình huống bài học

1.4.2.2. Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong hình thành kiến thức mới

1.4.2.3. Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong vận dụng và củng cố

1.4.2.4. Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong kiểm tra đánh giá

1.5. Thực trạng của dạy học bài tập vật lí gắn với định hướng nghề

1.5.1. Mục đích, đối tượng và nội dung khảo sát

Nhằm đánh giá thực trạng dạy học BTVL ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua các ngành nghề hiện nay. Nghiên cứu tổ chức phỏng vấn 20 giáo viên (phụ lục 1) và thiết kế phiếu khảo sát và 420 học sinh THPT (phụ lục 2) về định hướng nghề nghiệp cho học sinh tại trường THPT Bình Sơn – Quảng Ngãi và trường THPT Sơn Mỹ thành phố Quảng Ngãi. Các nội dung khảo sát nhằm trả lời các câu hỏi:

– Việc dạy học BTVL ở THPT hiện nay có gắn với định hướng nghề nghiệp không?

– Việc gắn định hướng nghề nghiệp trong dạy học BTVL ở THPT có quan trọng không?

– GV tổ chức dạy học BTVL gắn với định hướng nghề nhằm bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn hiện nay như thế nào?

– Phụ huynh và HS có thái độ và hiểu biết như thế nào về vấn đề định hướng nghề nghiệp cho HS THPT?

Kết quả khảo sát được xử lí thống kê để phân tích thực trạng dạy học BTVL gắn với định hướng nghề hiện nay để làm cơ sở cho chương 2 của luận văn.

1.5.2. Kết quả phỏng vấn giáo viên

Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên vật lí của trường THPT Bình Sơn – Quảng Ngãi và trường THPT Sơn Mỹ thành phố Quảng Ngãi bằng 3 câu hỏi, kết quả như sau:

Câu hỏi 1: Thầy cô thấy việc dạy học bài tập vật lí gắn với nghề có quan trọng không? Các thầy cô hiện đang dạy học bài tập vật lí như thế nào?

Câu hỏi 2: Các thầy cô dạy học bài tập vật lí gắn với định hướng nghề theo hình thức nào? Có thể kế tên giúp các hình thức dạy học đó không?

Câu hỏi 3: Việc dạy học bài tập vật lí gắn với định hướng nghề giúp phát triển năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn như thế nào?

1.5.3. Kết quả khảo sát học sinh

Chất lượng của hoạt động hướng nghiệp hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội và bản thân người học. Hoạt động hướng nghiệp hiện nay còn thiếu sự quan tâm từ các cấp quản lý giáo dục và các chính quyền địa phương, còn có nhiều địa phương và nhà trường chưa hoàn thành các yêu cầu nội dung của GDHN, học sinh phổ thông cuối các cấp học và bậc học thiếu sự chuẩn bị cần thiết để lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, lựa chọn ngành nghề thích hợp với bản thân và đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội.

Nếu những đối tượng này được tổ chức, hướng dẫn đi vào thị trường lao động một cách khoa học và đáp ứng được yêu cầu của phân công lao động xã hội thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng cao.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài gồm nội dung chính là định hướng nghề nghiệp, năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn và đã điều tra khảo sát thực trạng việc dạy và học về bài tập Vật lí gắn với định hướng nghề.

Nhờ giáo dục hướng nghiệp, nhà trường góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, trong đó có nội dung giáo dục cho học sinh có hứng thú và động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có lý tưởng nghề nghiệp trong sáng, có thái độ đúng đắn đối với lao động.

Phát triển NLVDKT Vật lí vào thực tiễn để nâng cao tính tích cực trong việc lĩnh hội tri thức. Từ đó nâng cao mức độ thông hiểu kiến thức cho HS đồng thời thể hiện mối liên hệ của Vật lí với các môn khoa học khác, HS thấy được mối liên hệ giữa Vật lí và đời sống thực tiễn.

CHƯƠNG 2

SOẠN THẢO VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP GẮN VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÍ 10 NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH

2.1. Đặc điểm, cấu trúc chương động lực học chất điểm – Vật lí 10

2.1.1. Đặc điểm chương động lực học chất điểm – Vật lí 10

Chương “Động lực học chất điểm” là chương thứ hai trong chương trình Vật lý 10. Đây là chương có vai trò rất quan trọng, góp phần làm sáng tỏ những kiến thức mà chương một chưa giải quyết được, đó là nguyên nhân của chuyển động, đồng thời kiến thức của chương được ứng dụng nhiều trong đời sống hằng ngày và là cơ sở quan trọng để học sinh tiếp tục nghiên cứu các chương sau.

Cơ sở lý luận của chương là 3 định luật Niu-tơn, những nguyên lý lớn được rút ra từ hàng loạt quan sát và tư duy. Tư duy khái quát hoá 3 định luật này đặt nền móng cho sự phát triển của cơ học.

Để tiếp thu được các định luật Niu – tơn học sinh phải có được các khái niệm về đại lượng lực và khối lượng. Ngược lại qua việc học các định luật Niu tơn mà học sinh mới hiểu được sâu sắc hơn về lực và khối lượng. Như vậy 3 định luật Niu tơn cùng với các khái niệm lực và khối lượng là kiến thức cơ bản quan trọng nhất của chương.

Vận dụng kiến thức về 3 định luật Niu tơn và các lực cơ học (lực hấp dẫn, lực đàn hồi, lực ma sát) để nghiên cứu một số hiện tượng vật lý quan trọng.

2.1.2. Cấu trúc chương trình và nội dung chương động lực học chất điểm – Vật lí 10

Sơ đồ 2.1. Cấu trúc chương động lực học chất điểm

2.1.3. Mục tiêu dạy học của chương

Mục tiêu về kiến thức

Mục tiêu về kĩ năng

Mục tiêu thái độ

2.2. Soạn thảo bài tập gắn với định hướng nghề trong dạy học chương động lực học chất điểm – Vật lí 10

2.2.1. Kiến thức chương “Động lực học chất điểm” với nội dung nghề nghiệp

2.2.2. Soạn thảo bài tập cụ thể

Soạn 13 bài tập, mỗi bài tập có 3 mức . Ví dụ như:

Bài tập 11: Ngành công nghiệp lò xo

Mức 3: Em hãy tìm các ứng dụng của lò xo trong công nghiệp

Mức 2: Em hãy nếu vai trò của lực đàn hồi trong các ví dụ sau: Cân trọng lượng, lực kế, nút bấm ở bút bi, hệ thống cung tên, bộ phận giảm xóc ở ô tô, xe máy

Mức 1: Hãy cho biết đặc điểm (phương, chiều và điểm đặt) của lực đàn hồi của:

  1. Lò xo
  2. Dây cao su, dây thép.
  3. Mặt phẳng tiếp xúc.

2.3. Sử dụng bài tập gắn với định hướng nghề.

– Sử dụng bài tập gắn với định hướng nghề trong tiết học bài mới.

– Sử dụng bài tập gắn với định hướng nghề trong tiết bài tập.

– Sử dụng bài tập gắn với định hướng nghề trong tiết kiểm tra đánh giá.

2.4. Thiết kế một số tiến trình dạy học bài tập gắn với định hướng nghề.

2.4.1. Tiến trình dạy học chủ đề 1

2.4.2. Tiến trình dạy học chủ đề 2

2.5. Kết luận chương 2

1. Tìm hiểu, cấu trúc, nội dung và yêu cầu cần đạt chương Động lực học chất điểm ” Vật lí 10 và qua đó nhận thấy, bài tập gắn với định hướng nghề nhằm bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn, có thể vận dụng trong nhiều giai đoạn trong bài học, ở mỗi giai đoạn của quá trình dạy học thì cần tuyển chọn và sử dụng bài tập cho phù hợp với đặc điểm từng giai đoạn, từng loại tiết học.

2. Soạn thảo được 13 bài tập, mỗi bài tập có 3 mức phù hợp với mức độ kiến thức bậc THPT. Làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa Vật lí với thực tiễn, nhằm bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của học sinh.

3. Soạn thảo 2 tiến trình dạy học tương ứng với 2 loại bài học (học kiến thức mới và tiết bài tập) có sử dụng các bài tập đã soạn thảo để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của HS. Trong đó có thiết kế rubric đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của HS lớp thực nghiệm.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm

3.1.1. Mục đích

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của việc thiết kế một số tiến trình dạy học chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 gắn với định hướng nghề nhằm bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của học sinh, đồng thời định hướng về lựa chọn ngành nghề trong tương lai cho học sinh THPT một cách hiệu quả.

3.1.2. Nhiệm vụ

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Lên kế hoạch thực nghiệm sư phạm.

– Lựa chọn đối tượng thực nghiệm.

– Khảo sát, điều tra cơ bản tình trạng phát triển NLVDKTVLVTT của HS tại Trường THPT Bình Sơn –huyện Bình Sơn – tỉnh Quảng Ngãi.

– Triển khai thực hiện hai kế hoạch bài dạy theo tiến trình đã soạn thảo trong chương 2.

– Ghi chép lại diễn biến các hoạt động của HS và GV trong tiết học.

– Xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm, đánh giá theo các tiêu chí, từ đó nhận xét, rút ra kết luận về tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm

3.2.1. Đối tượng và thời gian thực nghiệm

– Quá trình thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại lớp 10A4 của Trường THPT- TP Quảng Ngãi.

– Thời gian thực nghiệm từ ngày 14/02/2022 đến ngày 26/03/2022

3.2.2. Nội dung thực nghiệm

– Tổ chức tiến trình dạy học có sử dụng bài tập vật lí gắn với định hướng nghề tiết “Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc ” Vật lí 10 và tiết bài tập phần “ Các lực cơ học ” Vật lí 10.

– Tổ chức cho HS giải 13 bài tập trong hệ thống bài tập đã biên soạn chương “Động lực học chất điểm” Vật lý 10

3.2.3. Phương pháp thực nghiệm

3.2.3.1. Tiến hành giảng dạy bài học

Trong quá trình giảng dạy, chọn 3 HS lớp 10A4 có học lực khác nhau để khảo sát và đánh giá định lượng sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn thông qua các bài tập đã soạn thảo được đưa vào kế hoạch bài dạy.

3.2.3.2. Tiến hành thực nghiệm 7 bài tập đã soạn thảo

3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Kết quả định tính

Nhận xét chung:

Qua quá trình quan sát hoạt động học và làm bài tập được giao của HS, tôi nhận thấy như sau:

– Việc sử dụng bài tập đã soạn thảo vào tổ chức dạy học phân mức cần cho HS về nhà nghiên cứu trước

– Sau khi thực hiện các bài tập đã soạn thảo, đã bồi dưỡng được NLVDKTVLVTT. Cụ thể HS đã biểu hiện được một số hành vi như: N, X, T, G, D.

– Các bài tập bước đầu đã tạo được sự hướng thú trong học tập, tìm tòi, nghiên cứu, hoạt động nhóm hiệu quả hơn và đã phát hiện được ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.

3.3.2. Kết quả định lượng

3.3.2.1. Đánh giá sự phân mức độ qua hệ thống bài tập đã soạn thảo

Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, tôi nhận thấy:

– Kết quả đánh giá qua 3 mức độ của mỗi bài tập có sự tăng dần từ mức 3 (mức khó nhất) đến mức 2 (mức vừa), đến mức 1 (mức dễ nhất). Điều này cho thấy các bài tập đã soạn thảo có sự phân hoá nội dung hợp lí.

– Hệ thống bài tập đã phân loại được năng lực HS. Mức độ càng cao thì số HS làm được càng ít và ngược lại. Nếu HS làm được mức cao hơn của một bài tập thì sẽ làm được các mức còn lại. Kết quả này tương đối phù hợp với nhận định của tôi về sự phân mức hợp lí trong các bài tập.

– Đa số các HS có điểm trung bình môn học càng cao thì làm được nhiều câu ở mức độ cao. Điều này cho thấy các mức của bài tập phù hợp với năng lực của học sinh. Qua đó cũng đánh giá được một số chỉ số hành vi về NLVDKTVLVTT của học sinh.

Từ các bảng tổng hợp điểm số hành vi và các biểu chúng tôi nhận thấy: Mức độ đạt được của từng đối tượng HS khác nhau là khác nhau. Các HS có học lực tốt hơn thì cùng một CSHV nhưng mức độ đạt được sẽ cao hơn. HS có học lực yếu hơn thì mức độ đạt được các CSHV sẽ thấp hơn.

Như vậy: Hệ thống bài tập đã soạn thảo có sự phân hóa phù hợp với trình độ nhận thức của HS, có thể sử dụng để bồi dưỡng NLVDKTVLVTT của HS.

Kết luận chương 3

Thông qua thực nghiệm dạy học 2 tiến trình dạy học đã soạn thảo có sử dụng các bài tập gắn với định hướng nghề, từ đó quan sát hoạt động của HS, phân tích và đánh giá. Với kết quả bước đầu cho thấy hệ thống bài tập đã soạn thảo cơ bản đáp ứng được những yêu cầu của bài tập gắn với định hướng nghề nhằm bồi dưỡng NLVDKT Vật lí vào thực tiễn. Cụ thể:

– Các BT xây dựng đáp ứng được mục tiêu kiến thức – kĩ năng và yêu cầu cần đạt trong chương trình.

– Hỗ trợ tốt trong việc phân loại học sinh, các mức độ đã xây dựng tương đối phù hợp với trình độ năng lực nhận thức của hầu hết học sinh.

– HS đã bộc lộ và phát triển được NLVDKT Vật lí vào thực tiễn qua các chỉ số hành vi.

– Có tính thực tiễn, gần gũi, gắn với cuộc sống.

– Bài tập tương đối đa dạng, phong phú so với hệ thống bài tập hiện hành.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Khi thực hiện đề tài “Soạn thảo và sử dụng bài tập gắn với định hướng nghề trong dạy học chương Động lực học chất điểm, mạch điện nhằm bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của học sinh” – Vật lí 10 chúng tôi thu được những kết quả sau:

– Trình bày được cơ sở lí luận: Việc soạn thảo và sử dụng bài tập gắn với định hướng nghề có thể bồi dưỡng NLVDKT Vật lí vào thực tiễn của HS.

– Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn: Chúng tôi đưa ra các bước, quy trình xây dựng và sử dụng có thể soạn thảo được hệ thống bài tập gắn với định hướng nghề nhằm bồi dưỡng NLVDKT Vật lí vào thực tiễn của HS.

– Nghiên cứu thực trạng dạy học bài tập vật lí gắn với định hướng nghề của hai Trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

– Dựa vào yêu cầu cần đạt, nội dung kiến thức và vào các nguyên tắc, quy trình soạn thảo đã soạn thảo được hệ thống bài tập, cách sử dụng và xây dựng tiến trình dạy học.

– Dựa vào thực nghiệm: Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy rằng hệ thống bài tập chương “Động lực học chất điểm” được chúng tôi lựa chọn, phân chia theo các mức độ tương đối phù hợp, có tính thực tiễn, có tác dụng bồi dưỡng NLVDKT Vật lí vào thực tiễn của học sinh. Như vậy đề tài có thể được nhân rộng và ứng dụng tương tự cho các phần khác của môn học.

2. Những khó khăn khi nghiên cứu đề tài

– Do thời gian có hạn và HS chưa quen với dạng bài tập này nên đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu bài tập ở mức 1, 2, 3 là chủ yếu, còn mức 4 chưa nghiên cứu sâu.

– Đề tài mới chỉ thực nghiệm trên một lớp tại một trường nên các kết luận chưa mang tính khái quát cao.

– Mặc dù kế hoạch bài dạy có phân bố thời lượng cụ thể cho từng hoạt động, nhưng thực tế thì không đủ thời gian.

– Vì thời gian không đủ nên chỉ chủ yếu giải quyết được các năng lực như: Năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn, năng lực nhận thức vật lí. Còn lại các năng lực đã đưa ra trong kế hoạch vẫn chưa thể giải quyết hết.

3. Kiến nghị

– Nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian và kinh phí tổ chức hoạt động có nội dung ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế để HS có sự sáng tạo, tư duy cao và hứng thú hơn với môn học.

– Tổ chuyên môn ở trường cần có những buổi sinh hoạt theo chủ đề tìm hiểu về các kiến thức vật lí gắn với định hướng nghề và cách tổ chức dạy học về chủ đề đó.

4. Hướng phát triển của đề tài

Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để soạn thảo và sử dụng hệ thống bài tập gắn với định hướng nghề cho các chương còn lại của môn Vật lí ở các khối lớp.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\LY LUAN VA PHUONG PHAP DẠY HOC VAT LY\VO NHU QUYNH\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *