Tổ chức các hoạt động học tập trong dạy học chương dòng điện không đổi – Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh

Tổ chức các hoạt động học tập trong dạy học chương dòng điện không đổi – Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh

Tổ chức các hoạt động học tập trong dạy học chương dòng điện không đổi – Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh

1. Lí do chọn đề tài

Chương trình dạy học định hướng nội dung hiện nay chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học nhưng lại chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn.

Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền đề quan trọng. Để hoàn thành công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng cho phù hợp. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động hai chiều giữa “học” và “hành”, “biết” và “làm”, chúng bổ sung, tương tác với nhau, là hai mặt của quá trình.

Vì vậy, việc xây dựng một chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực của học sinh là xu hướng giáo dục mà nước ta cần phải thực hiên ngay để tạo ra những công dân có năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Trở thành những con người năng động, sáng tạo và thích ứng với mọi sự biến đổi của tự nhiên và xã hội.

Hiện nay, việc dạy học Vật lí tại trường phổ thông vẫn chưa tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh vì lối dạy học vẫn nặng tính lý thuyết mà chưa chú trọng đến thực hành, dẫn đến tình trạng học sinh chỉ ghi nhớ máy móc lí thuyết mà không thể áp dụng vào thực tiễn, cũng như giảm đi sự hứng thú học tập đối với bộ môn Vật lí. Ngoài ra, kiểm tra đánh giá chủ yếu dựa trên khả năng tái hiện tri thức mà không định hướng khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nên sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động. Do đó, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động trong xu hướng hòa nhập quốc tế như hiện nay.

Từ những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Tổ chức các hoạt động học tập trong dạy học chương dòng điện không đổi – Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Dựa trên khung năng lực vật lí xây dựng các hoạt động học tập Chương Dòng điện không đổi – Vật lí 11 và tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực Vật lí của học sinh

3. Giả thuyết khoa học của đề tài

Nếu xây dựng các hoạt động học tập bám sát vào cấu trúc năng lực vật lí và tổ chức dạy học các hoạt động này theo các phương pháp dạy học tích cực thì sẽ góp phần phát triển năng lực Vật lí của học sinh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Là cách thức xây dựng các hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực của học sinh.

– Phạm vi nghiên cứu: Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành giới hạn với hệ thống các hệ thống bài tập của một số giáo viên vật lí THPT. Các nghiên cứu thực hành được nghiên cứu trong phạm vi một số lớp 11 của trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra cần phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

– Nghiên cứu cơ sở lí luận về khung năng lực chung và năng lực chuyên biệt môn vật lí.

– Nghiên cứu cơ sở lí luận về các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học vật lí nhằm hướng tới những năng lực chung và năng lực vật lí.

– Nghiên cứu cơ sở lí luận về bài tập vật lí nói chung và bài tập vật lí định hướng phát triển năng lực.

– Nghiên cứu cơ sở lí luận về các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.

– Nghiên cứu chương trình SGK vật lí 11, chuẩn kiến thức kĩ năng vật lí 11 và các tài liệu khác có liên quan đến nội dung kiến thức chương Dòng điện không đổi – Vật lí 11.

– Xây dựng các hoạt động dạy và học chương Dòng điện không đổi – Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực học sinh.

– Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhằm đánh giá mức độ năng lực đạt được của học sinh.

– Đưa ra cách xây dựng bài tập vật lí định hướng phát triển năng lực Vật lí.

– Xây dựng hệ thống bài tập chương Dòng điện không đổi – Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh.

– Đưa ra cách sử dụng hệ thống bài tập trên nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh.

– Tiến hành thực nghiệm sư phạm. Phân tích kết quả thực nghiệm đã thu được để đánh giá tính khả thi của đề tài. Từ đó nhận xét, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện để áp dụng vào thực tiễn dạy học nhằm đạt hiệu quả trong dạy học phát triển năng lực.

6. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp như: phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp thực nghiệm sư phạm.

7. Cấu trúc của luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học phát triển năng lực.

Chương 2: Xây dựng các hoạt động học tập và bài tập thực tế chương “Dòng điện không đổi” – Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái niệm năng lực

Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống KT – KN, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống. Năng lực là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là KT- KN,… mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội… thể hiện ở tinh thần sẵn sàng hành động trong những điều kiện, hoàn cảnh thay đổi.

1.1.2. Phân loại năng lực

Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc năng lực và các thành phần năng lực cũng khác nhau.

Nhiều nhà giáo dục học cho rằng, cấu trúc năng lực gồm : năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. Các thành phần năng lực “ gặp nhau” tạo thành năng lực hành động.

Theo định nghĩa của các nước có nền kinh tế phát triển (OECD), năng lực chung, cốt lõi, nền tảng như : năng lực đọc hiểu, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp…

Năng lực có tính chuyên môn hóa, có tính đặc thù theo từng ngành nghề, lĩnh vực. Năng lực đặc trưng đó gọi là năng lực chuyên môn hóa ( năng lực chuyên biệt), ví dụ năng lực toán học, năng lực vật lí…

Năng lực cốt lõi là nền tảng để PTNL chuyên môn.

Năng lực của mỗi cá nhân là một phổ từ năng lực bậc thấp (nhận biết, tìm kiếm thông tin, tái tạo,…) tới năng lực bậc cáo (khái quát hóa, phản ánh…)

1.1.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Năng lực HS gồm: năng lực chung và năng lực chuyên biệt.

Để hình thành và PTNL cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần : Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.

Dạy học theo định hướng PTNL là quá trình GV tổ chức, định hướng hoạt động, KTĐG sao cho HS nhận thức và chiếm lĩnh tri thức đồng thời với PTNL của bản thân. Dạy học theo định hướng PTNL chính là thực hiện các mục tiêu dạy học theo chuẩn KT – KN nhưng yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn một cách linh hoạt, sáng tạo, tích cực.

Muốn đạt được mục tiêu PTNL, quá trình tổ chức dạy và học theo định hướng PTNL phải đổi mới đồng bộ, chú trọng cả về nội dung, phương pháp tổ chức, hình thức tổ chức, kĩ thuật tổ chức và tiêu chí kiểm tra, đánh giá.

1.1.4. Xây dựng khung năng lực môn vật lí

Việc xây dựng cấu trúc năng lực sẽ bao gồm :

– Định nghĩa (mô tả nội hàm) năng lực cần xây dựng.

– Xác định các lĩnh vực, hợp phần, thành tốt (Domain) cấu thành nên năng lực, đó có thể là các kiến thức, kĩ năng, thái độ về nội dung của năng lực.

– Xác định các chỉ số hành vi của các hợp phần : là kết quả đầu ra mong đợi của các hợp phần. Các chỉ số hành vi này cần được diễn đạt sao cho có thể quan sát được, làm bằng chứng của việc đạt được các thành tố năng lực của học sinh. Muốn vậy, các chỉ số này thường là những hành động thể hiện được như : viết ra (đọc được), nói ra (để nghe được), làm (để quan sát được), tạo ra( sản phẩm vật chất để đánh giá)

– Xác định mức độ chất lượng của các hành vi : Mô tả mức độ chất lượng thành công của các hành vi học sinh thể hiện. Chúng được sử dụng để mô tả những hành vi quan sát được trong các công cụ đánh giá.

Tổ chức các hoạt động học tập trong dạy học chương dòng điện không đổi – Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh
Tổ chức các hoạt động học tập trong dạy học chương dòng điện không đổi – Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh

1.1.5. Phân mức độ chất lượng cho các CSHVNLVL

Để đáp ứng yêu cầu dạy học phân hóa, mỗi hoạt động học tập, các bài tập chúng tôi đều có sự phân mức độ chất lượng của mỗi CSHV để có thể phù hợp với nhiều đối tượng cũng như năng lực của từng HS. Có thể phân thành 2 đến 5 mức độ, trong luận văn này, tôi phân thành 2 hoặc 3 mức độ cho các hoạt động dạy học và các bài tập thực tế.

1.1.6. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học sử dụng trong luận văn

1.1.6.1. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học

1.1.6.2. Dạy học theo góc

1.1.6.3. Vận dụng dạy học định hướng hành động

1.1.6.4. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lí trong dạy học

1.1.6.5. Sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo

1.1.6.6. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS

1.1.6.7. Đánh giá theo năng lực

1.1.7. Bài tập vật lí

1.1.7.1. Khái niệm bài tập vật lí

Trong thực tế dạy học, người ta thường gọi một vấn đề ( hay là một câu hỏi cần được giải đáp nhờ lập luận logic, suy luận Toán học hay TN Vật lí trên cơ sở sử dụng các định luật và các phương pháp của Vật lí học là bài toán Vật lí

Tuy nhiên, theo khái niệm này thì BT vật lí chỉ đơn thuần là một nhiệm vụ mà HS phải giải quyết bằng cách sử dụng những kiến thức được học trên lớp để chứng minh là mình hiểu và nhớ kiến thức lí thuyết tới đâu.

Trong dạy học BT vật lí định hướng PTNL, HS phải vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và hiểu biết riêng lẻ khác nhau để giải quyết một vấn đề mới đối với HS, gắn với tình huống cuộc sống.

1.1.7.2. Vai trò của bài tập vật lí trong quá trình dạy học

Sử dụng BT trong dạy học vật lí có tác dụng sau :

– Giúp xây dựng kiến thức mới.

– Giúp cho việc ôn tập, củng cố và mở rộng KT-KN cho HS, giúp HS nắm vững một cách chính xác sâu sắc và toàn diện hơn về kiến thức vật lí.

– Giúp kiểm tra trình độ của HS.

– Rèn kĩ năng, kĩ xảo vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.

– Giúp phát triển các năng lực của HS như : năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực TN, năng lực làm việc tự lực, năng lực quan sát, năng lực phán đoán và giải quyết vấn đề,…

– Giúp hình thành các phẩm chất cá nhân của HS, khả năng tự lực, hứng thú đối với học tập, ý chí và sự kiên trì đạt tới mục đích đặt ra.

1.1.7.3. Phân loại bài tập vật lí

Phan loai BTVL_new

Hình 1.1. Phân loại bài tập Vật lí

1.1.8. Bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực

1.1.8.1. Khái niệm về bài tập định hướng phát triển năng lực

Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực được xây dựng trên cơ sở chuẩn năng lực của môn học. Năng lực chủ yếu hình thành qua hoạt động học của HS. Hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực chính là công cụ để HS luyện tập nhằm hình thành năng lực và là công cụ để GV và các cán bộ quản lí giáo dục kiểm tra, đánh giá năng lực của HS và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học.

1.1.8.2. Phân loại bài tập định hướng phát triển năng lực

– Theo chức năng lí luận dạy học, bài tập có thể bao gồm : bài tập học và bài tập đánh giá (thi, kiểm tra).

– Theo dạng của câu trả lời của bài tập “mở” hay “đóng”.

1.1.8.3. Đặc điểm của bài tập định hướng phát triển năng lực

– Yêu cầu của bài tập

+ Có mức độ khó khác nhau.

+ Mô tả tri thức và kĩ năng yêu cầu.

+ Định hướng theo kết quả.

– Hỗ trợ học tích lũy

+ Liên kết các nội dung qua suốt các năm học.

+ Làm nhận biết được sự gia tăng của năng lực.

+ Vận dụng thường xuyên cái đã học.

– Hỗ trợ cá nhân hóa việc học tập

+ Chẩn đoán và khuyến khích cá nhân.

+ Tạo khả năng trách nhiệm đối với việc học của bản thân.

+ Sử dụng sai lầm như là cơ hội.

– Xây dựng bài tập trên cơ sở chuẩn

+ Bài tập luyện tập để bảo đảm tri thức cơ sở.

+ Thay đổi bài tập đặt ra (mở rộng, chuyển giao, đào sâu và kết nối, xây dựng tri thức thông minh).

+ Thử các hình thức luyện tập khác nhau.

– Bao gồm cả những bài tập cho hợp tác và giao tiếp

+ Tăng cường năng lực xã hội thông qua làm việc nhóm.

+ Lập luận, lí giải, phản ánh để phát triển và củng cố tri thức.

– Tích cực hóa hoạt động nhận thức

+ Bài tập giải quyết vấn đề và vận dụng.

+ Kết nối với kinh nghiệm đời sống.

+ Phát triển các chiến lược giải quyết vấn đề.

– Có những con đường và giải phát khác nhau

+ Nuôi dưỡng sự đa dạng của các con đường, giải pháp.

+ Đặt vấn đề mở.

+ Độc lập tìm hiểu.

+ Không gian cho các ý tưởng khác thường.

+ Diễn biến mở của giờ học.

– Phân hóa nội tại

+ Con đường tiếp cận khác nhau.

+ Phân hóa bên trong

+ Gắn với các tình huống và bối cảnh.

1.1.9. Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

1.1.9.1. Mục tiêu kiểm tra đánh giá theo định hướng PTNL

1.1.9.2. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

a. Đánh giá kết quả và đánh giá quá trình

b. Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí

c. Tự suy ngẫm và tự đánh giá

d. Đánh giá đồng đẳng

e. Đánh giá qua thực tiễn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Mục đích điều tra: Tìm hiểu việc tổ chức dạy học và sử dụng bài tập trong chương “ Dòng điện không đổi” Vật lí 11 Cơ bản ở trường THPT hiện nay.

1.2.2. Nội dung điều tra: Điều tra việc tổ chức các hoạt động dạy học chương “ dòng điện không đôi” – Vật lí 11 hiện nay và hiệu quả trong việc PTNLVL của HS.

1.2.3. Kết quả điều tra

Một số hạn chế của việc dạy học và sử dụng bài tập hiện nay:

– Các hoạt động dạy học hiện nay chưa phát huy được tính tự lực và tích cực của HS. Hầu hết các em đều không được trực tiếp thiết kế mạch điện, trực tiếp tiến hành các TN để kiểm chứng các kiến thức trong Chương.

– Còn nhiều GV chưa chủ động, sáng tạo, tích cực trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS. Hầu hết các GV chỉ sử dụng bộ TN dòng điện không đổi để HS xác định suất điện động và điện trở trong của pin ( tuy nhiên, bộ TN này hiện đã hư hỏng và xuống cấp ở rất nhiều trường; không thể sử dụng được), còn TN kiểm chứng định luật Ôm và mắc nguồn thành bộ GV vẫn chưa cho HS tự thực hiện.

– Còn nhiều HS phổ thông thụ động trong việc học tập; khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống.

– Còn nhiều GV và HS chưa sẵn sàng tâm thế đón nhận cái mới; những thay đổi tích cực trong phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học mới.

– Các BT hiện nay chú trọng vào việc tái hiện kiến thức đã học và khả năng Toán học để tìm ra kết quả thay vì việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Các bài tập nâng cao chủ yếu đòi hỏi HS huy động và phối hợp nhiều kiến thức và tính toán phức tạp để tìm ra đáp số chứ chưa yêu cầu HS phải tư duy, vận dụng kiến thức vào nhứng tình huống mới của thực tiễn, chưa phát triển kinh nghiệm sống của HS trong học tập.

– Kết quả học tập của HS thường chỉ được đánh giá bằng điểm thông qua một vài bài kiểm tra định kì, đề bài thường đồi hỏi ở HS sự tái hiện kiến thức, chưa đáp ứng được yêu cầu PTNL chung và NLVL của HS.

– Điều kiện cơ sở vật chất và hạ tầng trường học cũng như phòng bộ môn chưa đáp ứng được các yêu cầu của một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.

1.2.4. Đề xuất biện pháp khắc phục

– Các GV phải sẵn sàng tâm thế đón nhận những thay đổi, những cái mới trong việc tổ chức dạy học sao cho phát huy được tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.

– GV phải thường xuyên và không ngừng học hỏi cái mới, nghiên cứu bài dạy, suy nghĩ các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học dựa trên cơ sở vật chất và hạ tầng của trường học để phát huy tốt nhất tính tích cực nhận thức của HS.

– Thông báo cho HS sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy, yêu cầu HS cũng phải tích cực đón nhận những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới cho dù ban đầu có thể gặp phải nhiều khó khăn và thách thức.

– Cần đổi mới tích cự trong kiểm tra đánh giá HS. Thay vì kiểm tra định kì, kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học. GV cần sử dụng nhiều hình thức đánh giá khác như đánh giá quá trình, đánh giá đồng đẳng, tự suy nghẫm và tự đánh giá… để đánh giá năng lực của từng HS.

– Đưa ra ý kiến và các nội dung cần thảo luận để thay đổi phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá đối với Tổ chuyên môn, với Nhà trường; để Nhà trường, Tổ chuyên môn tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS của GV.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, chúng tôi đã đưa ra các cơ sở lí luận và thực tiễn để xây dựng các hoạt động dạy học trong chương “ dòng điện không đổi”- Vật lí 11 bao gồm:

+ Cấu trúc năng lực Vật lí

+ Các phương pháp dạy học tích cực, hiện đại hỗ trợ cho việc dạy học PTNL HS

+ Các phương pháp kiểm tra, đánh giá HS theo định hướng PTNL.

+ Cách thức xây dựng bài tập kiểm tra đánh giá theo định hướng PTNL

+ Thực trạng dạy và học của GV,HS ở các trường THPT hiện nay đối với nội dung chương “ dòng điện không đổi.

Từ đó chúng tôi đã rút ra các kết luận để xây dựng các hoạt động dạy học và bài tập thực tế nhằm PTNLVL của HS.

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ BÀI TẬP THỰC TẾ CHƯƠNG “ DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” – VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH

2.1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng chương “Dòng điện không đổi” – Vật lí 11

Chương trình Giáo dục phổ thông là một kế hoạch sư phạm bao gồm:

– Mục tiêu giáo dục;

– Phạm vi cấu trúc và nội dung giáo dục;

– Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học, cấp học;

– Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục

– Đánh giá kết quả giáo dục từng môn học ở mỗi lớp, cấp học.

Trong chương trình Giáo dục phổ thông, Chuẩn kiến thức, kĩ năng được thể hiện, cụ thể hóa ở các chủ đề của chương trình môn học, theo từng lớp học; đồng thời cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học.

Việc đưa ra Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng, tạo nên sự thống nhất trong cả nước; góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập; tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, học tập và kiểm tra đánh giá.

2.2. Cấu trúc của chương II “Dòng điện không đổi”

2.2.1. Dòng điện không đổi, nguồn điện

2.2.2. Công và công suất của nguồn điện

2.2.3. Định luật Ôm đối với toàn mạch

2.2.4. Ghép các nguồn điện thành bộ

2.2.5. Thực hành: Xác định suất điện động và điện trỏ trong của pin điện hóa

2.3. Xây dựng các hoạt động học tập chương II “Dòng điện không đổi” – Vật lí 11

2.3.1. Phân mức chất lượng cho các CSHVNLVL

2.3.2. Quy trình xây dựng các hoạt động học tập và bài tập thực tế

2.3.3. Xây dựng các hoạt động học tập và bài tập thực tế chương II “ Dòng điện không đổi” – Vật lí 11

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, chúng tôi đã thực hiện các công việc sau

– Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động học tập trong chương “ Dòng điện không đổi”.

– Xây dựng quy trình xây dựng bài tập thực tế.

– Xây dựng các hoạt động dạy học của 4 bài trong chương “ Dòng điện không đổi”

– Xây dựng các bài tập thực tế dùng để củng cố lại bài học và phát triển NLVL của HS.

Với việc xây dựng như trên, chúng tôi hi vọng các hoạt động dạy học và bài tập thực tế củng cố sau bài học sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển NLVL của HS

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích và nhiệm vụ của TNSP

3.1.1. Mục đích của TNSP

– Đánh giá tính khả thi của các hoạt động học tập theo định hướng PTNL đã xây dựng trong luận văn đối với thực trạng giáo dục hiện nay.

– Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập đã xây dựng, GV có cơ sở để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các hoạt động học tập.

– Đánh giá hiệu quả của việc phát huy tính tích cực và phát triển năng lực Vật lí của HS thông qua các hoạt động học tập và bài tập thực tế.

3.1.2. Nhiệm vụ của TNSP

– Lựa chọn đối tượng thực nghiệm.

– Tổ chức các hoạt động dạy học chương “ Dòng điện không đổi”

– Đánh giá kết quả thực nghiệm.

3.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm

– Quá trình thực nghiệm được tiến hành với các học sinh của lớp 11 của trường THPT Trần Phú, TP Đà Nẵng.

– Thời gian thực hiện : từ ngày 9/10/2018 đến 10/11/2018.

3.3. Tiến trình thực nghiệm

Để đánh giá TN, chúng tôi chủ yếu dựa trên sự quan sát những biểu hiện của tính tích cực và những kết quả PHT của HS.

– Ở trên lớp :

+ Số HS tích cực tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập.

+ Số HS giải quyết được nhiệm vụ ở mức 3, mức 2 và mức 1.

+ Số HS giải được các bài tập thực tế ở mức 3, mức 2 và mức 1.

– Ở nhà :

+ Số HS hoàn thành được nhiệm vụ ở mức 3

+ Số HS giải được các bài tập thực tế ở mức 3.

Nguyên tắc của các hoạt động học tập trong luận văn đó là học sinh phải phát huy được tính tự lực để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Do đó khi tiến hành giảng dạy theo tiến trình ở chương 2, GV yêu cầu, động viên các em suy nghĩ độc lập, tích cực, thảo luận nhóm và nghiên cứu tài liệu để thực hiên các nhiệm vụ học tập ở mức cao nhất có thể, chỉ khi nào cần thiết mới cần đến sự hỗ trợ của GV.

Thực nghiệm sư phạm diễn ra trong 8 buổi học, 1 buổi kiểm tra bảng mạch điện đã hoàn thành và các dụng cụ TN cần thiết, 4 buổi tiến hành dạy học, 4 buổi làm bài tập thực tế, 1 buổi tổng kết làm phiếu điều tra đầu ra.

Thời gianNhiệm vụ
Chuẩn bịTrước thực nghiệm:

GV giao PHT1.1 cho HS, yêu cầu HS tự phân chia thành viên trong tổ, tiến hành làm bảng mạch điện và nộp sản phẩm theo kế hoạch trong phiếu.

Buổi 1HS nộp sản phẩm, GV nhận xét, trao đổi và góp ý để HS hoàn thiện sản phẩm
Buổi 2Triển khai dạy học Bài 1. Kiểm tra lại bảng mạch điện lần 2.

Hướng dẫn HS cách phân chia nhóm và tiến hành hoạt động nhóm.

Buổi 3Nhận xét buổi học bài 1. Hoàn thành điểm đánh giá GV và phiếu đánh giá đồng đẳng. Góp ý bảng mạch điện.

Hướng dẫn làm BT thực tế sau Bài 1.

Dặn dò HS chuẩn bị dụng cụ TN cho bài 2.

Buổi 4Triển khai dạy học Bài 2. Yêu cầu HS phải hoàn thiện bảng mạch điện. Tiến hành dạy hoc theo nhóm.
Buổi 5Nhận xét buổi học bài 2. Đánh giá PHT của HS và thông báo đến HS. Góp ý về bảng mạch điện.

Hướng dẫn làm BT thực tế sau Bài 2.

Dặn dò HS chuẩn bị dụng cụ TN cho bài 3.

Buổi 6Triển khai dạy học Bài 3. Kiểm tra đầy đủ sự chuẩn bị dụng cụ của các tổ. HS tự lực thực hiện các PHT và PGY khi cần.
Buổi 7Nhận xét buổi học bài 3. Đánh giá PHT của HS và thông báo đến HS. Góp ý về hoạt động nhóm.

Hướng dẫn làm BT thực tế sau Bài 3.

Dặn dò HS chuẩn bị dụng cụ TN cho bài 4.

Buổi 8Triển khai dạy học Bài 4. Kiểm tra đầy đủ sự chuẩn bị dụng cụ của các tổ. HS tự lực thực hiện các PHT và PGY khi cần.
Buổi 9Nhận xét buổi học bài 4. Đánh giá PHT của HS và thông báo đến HS. Góp ý về hoạt động nhóm.

Hướng dẫn làm BT thực tế sau Bài 4.

Buổi 10Tổng kết các kiến thức đã được học.

Thực hiện phiếu điều tra đầu ra.

Nhận xét về tình hình thực hiện các hoạt động học tập của HS.

Tổng kết.

3.4. Kết quả của TNSP

3.4.1. Một số hình ảnh của TNSP

Đánh giá hiệu quả của các hoạt động dạy học đã soạn thảo với việc phát huy năng lực vật lí của HS.

3.4.2. Phân tích định tính

Sau khi thực hiện các hoạt động dạy học chương “ Dòng điện không đổi” ở lớp thực nghiệm và dự giờ các tiết học của lớp đối chứng. Chúng tôi thu được kết quả bằng việc quay video, chụp ảnh, quan sát, ghi chép. Từ đó, chúng tôi thu được kết quả như sau :

Tiêu chí đánh giáLớp TNLớp đối chứng
Tính khả thi của các hoạt động dạy họcHầu hết HS tích cực tham gia các hoạt động dạy-học do GV đưa ra. Tuy nhiên, còn một số HS vẫn chưa quen với phương pháp dạy học GV đưa ra, một số HS vẫn còn tính thụ động tiếp thu kiến thức.

Qua từng bài học, qua từng hoạt động cụ thể, số HS tích cự tham gia hoạt động tăng lên, HS tích cực làm TN, thao tác nhanh chóng hơn.

GV truyền đạt đầy đủ nội dung kiến thức- kĩ năng đã đề ra.

HS tiếp nhận kiến thức bài giảng của GV

Tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS trong học tậpLớp học sôi nổi, vui vẻ và thoải mái. HS tích cực tham gia các hoạt động nhóm.

Ban đầu, HS còn bỡ ngỡ, rụt rè, còn vụng về, sai sót trong hoạt động. Nhưng khi đã làm quen với phương pháp mới, HS rất tự tin, thích thú học tập, chịu khó suy nghĩ và đề xuất ý kiến. HS đã chủ động và tích cực hơn trong hoạt động của mình

– Hầu hết HS thụ động ngồi nghe giảng, ghi chép vào vở.

– Trong các hoạt động nhóm, chỉ một số ít HS tích cực tham gia giải quyết vấn đề GV đưa ra.

– HS hầu như không có cơ hội trực tiếp làm TN kiểm chứng, chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động.

– HS ít có cơ hội đưa ra ý kiến. Chỉ trả lời câu hỏi GV đưa ra.

Bài tập thực tế– Đối với bài tập thực tế, từ những bài đầu HS chưa quen với dạng bài tập này, hầu hết các em không làm được bài GV đều phải gợi ý xuống Mức 1; nhưng qua các bài sau, khi đã quen với loại bài tập thực tế, các em dần hứng thú và giải ra đáp án ở Mức 2 và Mức 3.

– Các bài tập giao về nhà ở mức 3 HS tích cực tìm tòi các kiến thức liên quan để giải bài tập.

– HS hứng thú với các kiến thức vừa học được áp dụng vào thực tế cuộc sống xung quanh các em.

HS giải các bài tập trong SGK và các BT GV đưa ra. Hầu hết các bài tập ít mang tính thực tế.

Các BT hiện nay đều mang tính chất huy động kiến thức, tái tạo kiến thức. vận dụng kĩ năng huy động kiến thức, và các phép biến đổi toán học để rút ra kết quả.

– Do được tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực nên các em làm quen với việc xây dựng các phương án TN kiểm chứng, lựa chọn, lắp ráp TN, quan sát, đo đạc các đại lượng Vật lí,…Vì vậy HS có khả năng giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức trong những tình huống khác nhau của quá trình dạy học.

– HS trở nên tự tin hơn trong tranh luận và trình bày ý kiến cá nhân. Đặc biết, một số HS nhút nhát thông qua hoạt động nhóm cũng trở nên mạnh dạn hơn trong việc đưa ra ý kiến góp ý; còn đối với những HS hiếu động thì việc học theo phương pháp học tích cực tạo cơ hội cho các em khám phá những điều mới mẻ, nhất là những điều liên quan đến thực tế cuộc sống xung quanh các em.

3.4.3. Phân tích định lượng : Tiến hành đánh giá với 40HS của nhóm trải nghiệm và 40HS nhóm áp dụng

Thông qua các PHT, sản phẩm, phiếu đánh giá sản phẩm của HS, chúng tôi thực hiện đánh giá định lượng sự phát triển các CSHV thông qua hoạt động học tập

CS15. Xác định được mục đích TN, đại lượng cần đo – Quan sát 40 HS

CS15MỨC 3MỨC 2MỨC 1
Hoạt động 1.101030
Hoạt động 2.121226
Hoạt động 3.26204
Hoạt động 4.2.2 và 4.3.210164

3.4.4. Đánh giá kết quả

Từ các kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy việc cho HS tiến hành làm bảng mạch điện, tiến hành các TN kiểm chứng giúp học sinh phát triển được một số CSHVNLVL mà đặc biệt trong đó là năng lực thực nghiệm. Từ đó, HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế có hiệu quả.

Qua 4 bài học, HS thực hiện được các hoạt động tăng dần qua các mức. Tuy chưa thể đánh giá cụ thể HS qua các bài kiểm tra vì HS chỉ mới tập làm quen với bài tập thực tế; các bài tập này lại đòi hỏi sự vận dụng nhiều kiến thức tổng hợp, tính toán phức tạp. Vì vậy GV chưa đánh giá HS qua điểm bài kiểm tra mà chỉ đánh giá qua việc thực hiện các hoạt động và việc hoàn thành bài tập thực tế ở các mức.

Một số khó khăn chúng tôi nhận thấy trong đợt thực nghiệm sư phạm:

– Lớp học đông, học sinh quen với lối học thụ động, vẫn coi trọng điểm số. Do đó, có nhiều học sinh khi làm việc nhóm còn thờ ơ, không tham gia vào hoạt động.

– Việc thực hiện các hoạt động dạy học đòi hỏi GV và HS phải chuẩn bị các phương tiện dạy học như máy tính xách tay, máy chiếu, phòng học phù hợp với hoạt động nhóm, mua các dụng cụ để làm TN đòi hỏi cả GV và HS phải đầu tư tiền bạc, thời gian và sự hỗ trợ về cơ sở vật chất của Nhà trường và Phụ huynh học sinh.

Tuy vậy, chúng tôi vẫn nhận thấy các hoạt động dạy học đã xây dựng vẫn khả thi và có thể thực hiện được. Các HS sau khi học xong hầu hết cảm thấy hứng thú với các hoạt động học tập đã thực hiện và mong muốn được trực tiếp làm nhiều hơn nữa các TN trong bộ môn Vật lí.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi nhận thấy :

Việc tổ chức dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực đã phát triển được NLVL của HS.

HS thay đổi từ lối học thụ động sang lối học tích cực, vừa lập luận để suy ra kiến thức mới, vừa sử dụng TN để kiểm chứng lại kiến thức đã giúp các em hiểu biết về kiến thức một cách sâu sắc hơn và việc học bộ môn Vật lí cũng trở nên thú vị hơn.

Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi cũng rút ra được một số kinh nghiệm sau:

– Trước tiên, phải thông báo đến HS sự thay đổi trong phương pháp dạy và phương pháp học để HS không bỡ ngỡ và học với tâm thế tốt hơn.

– Luôn luôn động viên HS, tôn trọng ý kiến của các em trong học tập để tạo điều kiện tối đa cho HS phát huy tối đa khả năng tư duy của bản thân.

– Tìm hiểu và sử dụng các dụng cụ TN có độ chính xác hơn nữa và với giá thành hợp lí để tăng độ tin cậy của số liệu và tăng số lượng TN trong lớp để mỗi HS đều có thể trực tiếp làm TN kiểm chứng. Từ đó mới phát huy hơn nữa NLVL mà đặc biệt là NL thực nghiệm; một trong những năng lực rất quan trọng của bộ môn VL.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sau khi thực hiện nghiêm túc việc xây dựng các hoạt động dạy học, bài tập thực tế và thực nghiệm sư phạm. Chúng tôi nhận thấy các hoạt động dạy học hoàn toàn khả thi trong điều kiện dạy học hiện nay. Kết quả thu được là HS cũng đã phát triển được các năng lực vật lí và có được sự say mê, yêu thích môn học.

Kiến nghị : Khi triển khai dạy học theo phương pháp phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh thì đầu tiên là phải thay đổi cách kiểm tra đánh giá và tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để GV triển khai việc dạy học tốt hơn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\LY LUAN VA PHUONG PHAP DẠY HOC VAT LY\VY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *