Xây dựng và sử dụng bài tập vật lí chương điện từ học- vật lí 9 theo hướng đánh giá năng lực học sinh

Xây dựng và sử dụng bài tập vật lí chương điện từ học- vật lí 9 theo hướng đánh giá năng lực học sinh

Xây dựng và sử dụng bài tập vật lí chương điện từ học- vật lí 9 theo hướng đánh giá năng lực học sinh

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay chúng ta đang sống ở những năm đầu của thế kỉ XXI, thế kỉ của tri thức khoa học và công nghệ. Giai đoạn này đòi hỏi lực sáng tạo của con người. Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện. Trong đó, nhiệm vụ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản và chương trình giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học được xem là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.

Trước những yêu cầu về nguồn nhân lực của thời đại, đòi hỏi ngành giáo dục phải phát triển chương trình theo hướng phát triển năng lực. Nhà trường phổ thông không chỉ trang bị cho HS những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được mà còn phải bồi dưỡng cho HS 9 năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu của nhân loại.

Quá trình dạy học ở trường THCS hiện nay tồn tại rất nhiều mâu thuẫn . Cụ thể là trong học sinh tồn tại một bên là tư duy cụ thể phát triển, một bên là tư duy trừu tượng kém phát triển. Đa số các em còn thiên về các học thuộc lòng, quen làm vói mẫu có sẵn… do đó mà khả năng phân tích và tổng hợp của các em còn yếu. Và mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức đổi mới tăng lên phức tạp còn thời gian học tập không thể tăng lên được. Thực tế việc giảng dạy các môn KHTN nói chung và môn Vật lí nói riêng ở các trường trung học còn quá phụ thuộc vào PPDH cổ truyền, nhồi nhét kiến thức cho học sinh vì thế các em không phát huy được năng lực của mình và còn rất nhiều những mâu thuẫn khác. Chỉ có cách giải quyết tốt nhất các mâu thuẫn này thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục từ đó phát triển tốt nên giáo dục Việt Nam.

Và để giải quyết các mâu thuẫn này thì cũng đòi hỏi phải đổi mới phương pháp, nội dung dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học. Bản chất của hướng này là khơi gợi phát huy năng lực tìm tòi sáng tạo của người học qua việc tạo điều kiện cho họ giải quyết vấn đê.

Là một giáo viên vật lí, tôi nhận thấy rằng việc dạy học các môn khoa học ở nhà trường không chỉ giúp học sinh có một kiến thức cụ thể nào đó mà quan trọng hơn là trong quá trình dạy học các kiến thức cụ thể đó phải rèn cho học sinh các năng lực cần có thể tự học tập, có khả năng đáp ứng đòi hỏi đa dạng của cuộc sống sau này. Môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, giải bài tập Vật lí là một trong những hoạt động nang cao chất lượng học tập, kích thích tính tích cực, chủ động… của học sinh.

Do vậy để nâng cao chất lượng dạy học, phát huy được năng lực của học sinh trong dạy học nói chung và trong dạy học Vật lí nói riêng thì ta phải vận dụng nhiều phương pháp và biện pháp khác nhau. Trong đó, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tâp vật lí là một trong những biện pháp giải quyết vấn đề trên.

Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “ Xây dựng và sử dụng bài tập vật lí chương điện từ học- vật lí 9 theo hướng đánh giá năng lực học sinh”.

2. Mục đích nghiên cứu

Xây dựng được các bài tập vật lí theo hướng đánh năng lực GQVĐ của học sinh và vận dụng được vào dạy học chương Điện từ học Vật lí 9 THCS.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

– Quá trình dạy học Vật lý ở trường THCS với bài tập chương Điện từ họcVật lý theo hướng đánh giá năng lực học sinh

3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Xây dựng và sử dụng một số bài tập chương điện từ học vật lí 9 theo hướng đánh giá 1 năng lực là NL GQVD của HS.

– Khả năng áp dụng các bài tập này vào việc giảng dạy Vật lí ở trường THCS

4. Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được hệ thống bài tập theo hướng đánh năng lực GQVD của học sinh trong dạy học chương Điện từ học vật lí 9 thì sẽ đánh giá được năng lực GQVĐ của HS, góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về xây dựng và sử dụng bài tập đánh giá năng lực trong dạy học Vật lí.

5.2. Điều tra thực trạng dạy việc dạy học sử dụng BT đánh giá NL tại đơn vị đang công tác.

5.3. Phân tích chương trình và nội dung sách giáo khoa chương “Điện từ học” vật lí 9.

5.4. Xây dựng hệ thống bài tập “Điện từ học” theo hướng đánh giá năng lực GQVD của học sinh.

5.5. Thực nghiệm sư phạm.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu các tài liệu tham khảo để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Điều tra, đánh giá thực trạng dạy học BTVL ở một số trường THCS.

6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm ở trường THCS để kiểm chứng giá thuyết khoa học và đánh giá kết quả nghiên cứu.

6.4. Phương pháp thống kê toán học

Xứ lý kết quả thực nghiệm sư phạm bằng công cụ toán học thống kê.

7. Đóng góp của đề tài

– Về mặt lí luận: Luận văn đã nghiên cứu được cơ sở lí luận về bài tập vật lí theo hướng đánh giá năng lực GQVD của học sinh

– Về mặt thực tiễn:

+ Xây dựng được một hệ thống bài tập chương điện từ học theo hướng đánh giá năng lực GQVD của học sinh. Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Vật lí.

8. Cấu trúc dự kiến của luận văn:

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÍ THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VẬT LÍ CHƯƠNG ĐIỆN TỪ HỌC, VẬT LÍ 9 THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GQVD CỦA HỌC SINH

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Xây dựng và sử dụng bài tập vật lí chương điện từ học- vật lí 9 theo hướng đánh giá năng lực học sinh
Xây dựng và sử dụng bài tập vật lí chương điện từ học- vật lí 9 theo hướng đánh giá năng lực học sinh

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÍ THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

1.1. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học vật lí.

1.1.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề.

1.1.2. Cấu trúc năng lực GQVĐ và tiêu chí đánh gái NL GQVĐ

Thành phần/

Thành tố

Hành viTiêu chí
Mức 4Mức 3Mức2Mức 1
Tìm hiểu, khám phá vấn đềPhân tích được tình huống cụ thểPhân tích được tình huống cụ thể đầy đủ, rõ ràng một cách độc lập.Phân tích được tình huống cụ thể đầy đủ nhưng chưa rõ ràng.Phân tích được tình huống cụ thể khi trao đổi với bạn.Phân tích được tình huống cụ thể dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Phát hiện được tình huống có vấn đềTự phát hiện được vấn đề.Phát hiện được tình hưống có vấn đề khi trao đổi với bạn.Phát hiện ra vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên.Chưa phát hiện ra vấn đề
Nêu được tình huống có vấn đềTự phát biểu được vấn đề.Tự phát biểu vấn đề nhưng chưa đầy đủ.Phát biểu vấn đề nhưng chưa đúng với trọng tâm.Phát biểu vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Thiết lập không gian vấn đềThu thập thông tinXác định được đầy đủ chính xác các thông tin cần thiết.Xác định được chính xác một số thông tin cần thiết.Xác định được thông tin dưới sự giúp đỡ của người khác.Đọc thông tin nhưng chưa xác định được thông tin cần dùng.
Phân tích thông tinPhân tích thông tin chi tiết, cụ thể, sắp xếp khoa học.Phân tích được thông tin nhưng chưa chi tiết.Phân tích được thông tin dưới sự giúp đỡ của GV.Có phân tích thông tin.
Tìm ra kiến thức vật lí và kiến thức liên môn liên quan đến vấn đề.Biết tìm hiểu các thông tin có liên quan đến vấn đề ở SGK, tài liệu tham khảo và thông tin qua thảo luận với bạn.Biết tìm hiểu các thông tin có liên quan đến vấn đề ở SGK và thảo luận với bạn.Biết tìm hiểu các thông tin có liên quan đến vấn đề nhưng ở kinh nghiệm bản thân.Chỉ tìm hiểu thông tin khi được yêu cầu.
Lập kế hoạch, thực hiện giải phápĐề xuất giả thuyếtĐề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề một cách tối ưu.Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề nhưng chưa tối ưu.Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề nhưng chưa hợp lí.Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV.
Lập kế hoạch để giải quyết vấn đềLập được kế hoạch để GQVĐ cụ thể, chi tiết (đầy đủ thời gian, nguồn nhân lực, vật lực)Lập được kế hoạch để GQVĐ nhưng chưa đầy đủ, chi tiết.Lập được kế hoạch GQVĐ nhưng nhờ sự giúp đỡ của người khác.Chỉ lập kế hoạch để GQVĐ khi được yêu cầu.
Thực hiện kế hoạch GQVĐThực hiện kế hoạch GQVĐ độc lập, hợp lí.Thực hiện kế hoạch GQVĐ độc lập nhưng chưa hợp lí.Thực hiện kế hoạch GQVĐ nhưng cần có sự giúp đỡ của giáo viên, bạn học.Thực hiện kế hoạch GQVĐ nhưng chưa hoàn thành.
Đánh giá và phản ánh giải phápThực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐThực hiện kế hoạch độc lập hoặc hợp lí. Đánh giá việc thực hiện giải pháp GQVĐ.Thực hiện giải pháp GQVĐ nhưng chưa đánh giá được giải pháp.Thực hiện được giải pháp GQVĐ nhưng chưa hoàn thành.Chỉ thực hiện khi có sự hướng dẫn của giáo viên.
Suy ngẫm về cách thức và tiến trình GQVĐ.Nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp.Nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp nhưng chưa đầy đủ.Nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp khi trao đổi với người khác.Có suy ngẫm về cách thức và tiến trình GQVĐ.
Điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới.Vận dụng được trong tình huống mới một cách độc lập.Biết điều chỉnh hợp lí, vận dụng được trong tình huống mới.Biết cách điều chỉnh nhưng chưa vận dụng trong tình huống mới.Biết cách điều chỉnh nhưng nhờ sự giúp đỡ của người khác.

1.1.3. Tiến trình giải quyết vấn đề.

1.2. Đổi mới phương phương pháp trong dạy học vật lí.

1.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.

1.2.2. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

1.2.2.1. Đánh giá theo năng lực.

1.2.2.2. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

1.3. Bài tập và vai trò của bài tập trong dạy học vật lí

1.3.1. Khái niệm bài tập vật lí.

1.3.2. Phân loại bài tập định hướng phát triển năng lực.

1.3.3. Tiếp cận bài tập định hướng năng lực

1.3.4. Vai trò của bài tập vật lí trong dạy học.

1.3.5. Những đặc điểm của bài tập định hướng năng lực.

1.4. Sử dụng bài tập vật lý việc bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học

1.4.1. Nguyên tắc sử dụng.

1.4.2. Quy trình sử dụng

1.5. Thực trạng việc bồi dưỡng NLGQVĐ cho HS trong quá trình dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông hiện nay.

1.5.1. Mục đích điều tra.

1.5.2. Nội dung và phương pháp điều tra.

1.5.2.1. Nội dung điều tra

1.5.2.2. Phương pháp điều tra

1.5.3. Đối tượng điều tra

1.5.4. Kết quả và đánh giá kết quả điều tra.

1.5.4.1. Kết quả điều tra học sinh

1.5.4.2. Kết quả điều tra giáo viên sinh và đã có một vài giáo viên thực hiện.

Kết luận Chương 1

Khảo sát thực trạng dùng BTVL để đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THCS và thực trạng dạy chương “Điện từ học” chúng tôi hướng tới việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh trong quá trình dạy học chương “Điện từ học” là bằng hệ thống bài tập có nội dung thực tế theo kiểu dạy hoc phát hiện và giải quyết vấn đề .

– Qua nghiên cứu về bài tập đánh giá năng lực, cho thấy loại BT này có những đặc điểm cơ bản sau: thường có nội dung rất phong phú gắn chặt với thực tế cuộc sống và các hình thức thể hiện của BT ĐGNL GQVĐ rất đa dạng. Mặc dù loại BT ĐGNL GQVĐ có nhiều ưu điểm so với các loại BT khác và có vai trò to lớn trong QTDH nhưng chúng chưa được nhiều GV khai thác, sử dụng nhiều trong DHVL. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề chưa được GV chú trọng.

– Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là: do sự quá tải của chương trình, bản thân nhiều GV còn ít quan tâm đến việc thay đổi PPDH; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số GV còn hạn chế,… khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống và kiến thức của phần lớn HS THCS còn hạn chế.

– Tuy còn một vài khó khăn nhất định, nhưng việc dạy học sử dụng BT ĐGNL GQVĐ trong DHVL ở các trường THCS hiện nay hoàn toàn có thể thực hiện được vì quá trình đổi mới giáo dục đang là xu thế chung phải thực hiện.

– Trên cơ sở quá trình nghiên cứu DH theo hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của HS; xem xét các đặc điểm, vai trò của BT ĐG NL trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS, chúng tôi nhận thấy:

+ Việc sử dụng BT ĐGNL trong quá trình DHVL có tác dụng kích thích hứng thú học tập của HS, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế, đồng thời đánh giá được chính xac năng lực của học sinh.

+ Sử dụng BT ĐGNL nhằm đánh giá được sự phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của HS ở các trường THCS hiện nay là khả thi và cần phải được tăng cường trong DHVL. Đây là một biện pháp hiệu quả trong việc gắn lí thuyết với thực tiễn, giúp cho HS thấy được ý nghĩa của việc học Vật lí.

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VẬT LÍ CHƯƠNG ĐIỆN TỪ HỌC, VẬT LÍ 9 THEO HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GQVD CỦA HỌC SINH

2.1. Phân tích mục tiêu và nội dung dạy học chương điện từ học

2.1.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương điện từ học.

2.1.2. Chuẩn kiến thức và kĩ năng chương điện từ học

2.1.3. Kiến thức cơ bản chương điện từ học VL9

2.1.4. Mức độ thể hiện cụ thể chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương điện từ học VL9

2.2. Đề xuất quy trình xây dựng hệ thống bài tập chương điện từ học vật lý 9 theo hướng đánh gía NLGQVD

2.2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập.

2.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập.

2.2.3. Hệ thống bài tập xây dựng

2.3. Sử dụng hệ thống BT theo hướng đánh giá NLGQVĐ trong dạy học chương điện từ học vật lí 9.

2.3.1. Định hướng thực hiện.

2.3.2. Thiết kế bài dạy theo hướng sử dụng bài tập Vật lý chương điện từ học để đánh giá NLGQVD của hs

Kết luận Chương 2

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã trình bày ở chương 1 và việc nghiên cứu nội dung chương “điện từ học”. Chúng tôi đã lựa chọn, xây dựng hệ thống BTVL để góp phần đánh giá năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Qua đó chúng tôi nhận thấy, BTVL theo hướng đánh gía NL GQVĐ có thể vận dụng trong nhiều khâu, ở mỗi khâu của quá trình dạy học thì cần tuyển chọn và sử dụng BT cho phù hợp với đặc điểm từng khâu. Trong chương này chúng tôi đã soạn một số BTVL nó giúp cho GV có thể tự mình tuyển chọn, biên soạn và sử dụng hợp lí trong quá trình dạy học của mình. Sau đó chúng tôi đã xây dựng tiến trình dạy học trong chương có vận dụng BT đánh gía NL GQVĐ của HS. Trong mỗi bài học, chúng tôi cố gắng tạo sự chủ động cho HS chiếm lĩnh tri thức, tích cực hóa hoạt động học tập, bồi dưỡng và đánh giá năng lực gải quyết vấn đề của học sinh. Để khẳng định lí luận và áp dụng lí luận trên chúng tôi đã tiến hành TNSP trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm

3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm

3.3. Phương pháp thực nghiệm

3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm

3.3.2. Quan sát giờ học

3.3.3. Kiểm tra, đánh giá

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Đánh giá định tính

3.4.2. Đánh giá về năng lực

3.4.3. Đánh giá định lượng

3.4.4. Kiểm định giả thuyết thống kê

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi xử lí số liệu từ quá trình TNSP bằng phương pháp thống kê toán học, cụ thể chúng tôi:

Căn cứ vào số liệu đã tính toán ở trên; Căn cứ vào vào các biện pháp khác như: quan sát hoạt động của học sinh trong giờ dạy học bài tập, nghiên cứu vở bài tập của học sinh, trao đổi với học sinh… chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

– Chất lượng nắm kiến thức cơ bản của chương “Điện từ học” của học sinh lớp thực nghiệm cao.

– Học sinh nhóm lớp TN có năng lực tư duy, năng lực tính toán để giải bài tập nhanh hơn so với nhóm lớp ĐC, đồng thời, năng lực tự học cũng tốt hơn. Điều này thể hiện:

Từ những nhận xét và phân tích số liệu của các bài kiểm tra cho phép khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn là đúng đắn, các kết quả thu được đã chứng tỏ:

– Việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế dạy học vật lí ở trường THCS là hoàn toàn có tính khả thi, kiểm chứng giả thuyết khoa học. Giả thuyết khoa học chúng tôi đề ra là đúng đắn. Vấn đề còn lại là phụ thuộc ở người dạy phải làm sao vận dụng linh hoạt và sáng tạo vào từng bài học cụ thể để mang lại hiểu quả cao nhất.

– Mục đích thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của quá trình định hướng phát triểt năng lực học sinh thông qua sử dụng bài tập trong dạy học Vật lý đã được khẳng định. Thực hiện xây dựng hệ thống bài tập đó sẽ đánh giá được sự phát triển năng lực GQVĐ của học sinh

– Xây dựng bài tập theo hướng đánh giá sự phát triển năng lực có thể sử dụng vào các tình huống hay các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học: bài học xây dựng kiến thức mới; bài học bài tập; bài học thực hành; bài học kiểm tra đánh giá.

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Đánh giá kết quả đạt được

Việc xây dựng và sử dụng bài tập theo hướng đánh giá năng lực nói chung và xây dựng và sử dụng bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ trong dạy học chương “Điện từ học” THCS nói riêng là một vấn đề đang được quan tâm ở nước ta. Trong khuôn khổ của luận văn này, căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã đạt được những kết quả sau:

  • Tổ chức tốt việc điều tra khảo sát trên cơ sở đó phân tích thực trạng về việc sử dụng bài tập vật lý theo hướng phát triển năng lực GQVĐ trong dạy học chương “Điện từ học”.
  • Trình bày được cơ sở lý luận về đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực của HS trong dạy học vật lý, xây dựng các tiêu chí đánh giá về mức độ về phát triển năng lực của HS trong giờ học vật lý, nêu bật được những biện pháp đánh giá quá trình phát triển năng lực GQVĐ của HS trong các hoạt động nhận thức.
  • Nghiên cứu tương đối chi tiết về các dạng bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực, trong đó làm rõ được khái niệm, đưa ra được các tiêu chí phân loại và phân loại một cách hợp lý các dạng bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ. Kết hợp với cơ sở lý luận về các tiêu chí đánh giá quá trình phát triển năng lực của HS, chúng tôi đã nêu bật được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ trong việc tích cực hóa HĐNT của HS trong dạy học Vật lý ở trường THPT hiện nay. Chúng tôi khẳng định, việc xây dựng và sử dụng bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ của HS trong dạy học Vật lý ở trường THCS hiện nay là việc làm đúng hướng và có cơ sở khoa học.
  • Nghiên cứu đặc điểm của chương “Điện từ học” trên cơ sở đó phân tích những nét mới trong chương trình, quan điểm xây dựng chương trình và những tác động của nó đến quá trình dạy học nói chung và việc sử dụng bài tập vật lí theo hướng đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ trong dạy học vật lý nói riêng.
  • Dựa vào kết quả nghiên cứu đặc điểm của chương “Điện từ học’’ kết hợp với những đặc điểm của loại bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực, chúng tôi đã xây dựng hệ thống bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ . Các bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ được xây dựng trong hệ thống là tương đối đa dạng, chủ yếu mang tính định hướng về nguyên tắc đảm bảo những yêu cầu và kỹ thuật soạn thảo bài tập theo hướng phát triển năng lực, giúp GV có thể tự xây dựng bài tập phù hợp với ý đồ sư phạm và phù hợp với những điều kiện thực tế của mình.
  • Tổng hợp các kết quả nghiên cứu như đã nêu trên, chúng tôi đã xây dựng tiến trình dạy học cho một số bài giảng lồng ghép BT đánh gía NL GQVĐ của HS. Trong tiến trình mỗi bài giảng các bước đều được trình bày khá rõ ràng từ việc xác định mục tiêu bài học, yêu cầu chuẩn bị cho GV và HS dự kiến tổ chức các HĐ nhận thức nhằm phát triển các năng lực cho HS.
  • Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo đúng trình tự đã đề ra để kiểm nghiệm lại tính đúng đắn của giả thuyết tính khả thi của đề tài. Các số liệu thực nghiệm được thu thập một cách trung thực, chính xác; việc xử lý số liệu được tiến hành từng bước theo phương pháp thống kê mô tả và kiểm định giả thuyết thống kê.

Kết quả thực nghiệm cho thấy giả thuyết đã nêu của đề tài là hoàn toàn đúng đắn, cụ thể đối với các giờ học có sử dụng bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ thì HS thực sự tích cực hơn, chủ động hơn trong các HĐ nhận thức, khả năng vận dụng kiến thức của HS vào trong những tình huống mới được nâng cao. HS hiểu bài và ghi nhớ các kiến thức một cách bền vững hơn. Chứng tỏ bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ có tác dụng tích cực hóa HĐNT của HS góp phần đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS.

Kết quả TNg cũng chứng tỏ rằng việc việc xây dựng và sử dụng bài tập theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ trong dạy học chương “Điện từ học” THCS trong đề tài là hoàn toàn hợp lý, mang lại hiệu quả cao và có thể triển khai ở các trường THCS hiện nay.

2. Hướng phát triển của luận văn

Căn cứ và những kết quả đã đạt được nêu trên, dựa vào những điều kiện thực tiễn về tư liệu, phương tiện kỹ thuật và kỹ năng của bản thân, chúng tôi nhận thấy trong điều kiện cho phép, đề tài có thể được phát triển theo các hướng sau:

Thứ nhất, mở rộng phạm vi nghiên cứu về việc xây dựng và sử dụng bài tập vật lý theo hướng đánh giá NL GQVĐ trong các phần, các chương còn lại của chương trình vật lý THCS.

Thứ hai, nghiên cứu vận dụng bài tập vật lý theo hướng đánh giá năng lực GQVĐ để đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của từng HS, góp phần đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá HS.

3. Một số kiến nghị

Để việc áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn có hiệu quả chúng tôi có một số kiến nghị sau:

Xu hướng của DH hiện nay là tăng cường vai trò chủ động của HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới nhằm phát triển các năng lực cho HS trong đó có năng lực GQVĐ, năng lực sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện hoạt động học tập của HS. Vì thế chúng tôi có đề xuất:

Đối với các cấp quản lý giáo dục: Quan tâm hơn nữa đối với việc tăng cường cơ sở vật chất trường học, tạo điều kiện tốt nhất để GV có thể áp dụng các PP dạy học tích cực trong quá trình dạy học.

Đối với GV trực tiếp giảng dạy: Có nhận thức đúng đắn về việc đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận đánh giá sự phát triển các năng lực của HS là một nhiệm vụ cấp thiết của mình. Thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin, vận dụng linh hoạt các biện pháp sử dụng bài tập theo hướng phát triển năng lực trong các giờ học vật lý để tích cực hóa HĐNT của HS, phát triển năng lực nói chung và năng lực GQVĐ nói riêng, từ đó nâng cao chất lượng dạy học Vật lý ở trường THCS. Có như vậy, ngành giáo dục mới đào tạo được những con người đủ năng lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Chúng tôi nhận thấy nội dung luận văn chỉ là những kết quả nghiên cứu ban đầu. Vì trình độ của bản thân và điều kiện thời gian còn hạn chế, chúng tôi mong nhận được những ý kiến góp ý xây dựng của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp quan tâm tới VĐ này.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\LY LUAN VA PHUONG PHAP DẠY HOC VAT LY\TONG PHAN NGOC CHAU\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *