Phát triển năng lực hợp tác của học sinh qua dạy học nhóm có sử dụng thí nghiệm học sinh trong dạy học chương “Nhiệt học” – Vật lí 6

Phát triển năng lực hợp tác của học sinh qua dạy học nhóm có sử dụng thí nghiệm học sinh trong dạy học chương “Nhiệt học” - Vật lí 6

Phát triển năng lực hợp tác của học sinh qua dạy học nhóm có sử dụng thí nghiệm học sinh trong dạy học chương “Nhiệt học” – Vật lí 6

1. Lý do chọn đề tài

Nguồn nhân lực lao động với những tri thức hiện đại, năng lực và phẩm chất cốt lõi sẽ là nhân tố cơ bản của sự phát triển đất nước trong xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng 4.0, trong đó giáo dục giữ vai trò là yếu tố then chốt quyết định. Bởi vậy giáo dục và đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Trong thời đại ngày nay, khi mà quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, đem đến sự phát triển nhanh chóng của thế giới tạo ra sự bùng nổ tri thức khoa học. Trong bối cảnh đó để chiếm lĩnh tri thức và hoàn thiện bản thân đòi hỏi mỗi con người phải tự chủ, tích cực, chủ động và sáng tạo. Trước tình hình đó đã đặt ra cho ngành giáo dục nước ta phải đổi mới một cách căn bản và toàn diện để có thể đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn lực cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Định hướng cơ bản trong đổi mới giáo dục nước ta hiện nay là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực hợp tác của người học. Trên tinh thần đó, ngày 4/11/2013 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nội dung quan trọng trong đổi mới giáo dục phổ thông đang được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm đó là việc chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung (học sinh biết được gì?) sang giáo dục tiếp cận năng lực người học (học sinh làm được gì từ cái đã biết?). Như vậy, một trong những vấn đề cốt lõi trong đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục chính là chuyển giáo dục sang hướng tiếp cận năng lực.

Trong Nghị quyết số 88 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã khẳng định: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.” [15] Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới đã xác định những năng lực cốt lõi cần phải bồi dưỡng và phát triển cho HS là những năng lực mà bất kỳ người nào cũng cần có để sống và làm việc. Trong đó, có 3 năng lực chung là những năng lực được phát triển bởi nhiều môn học khác nhau, gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, năng lực hợp tác là một trong những năng lực không thể thiếu của con người thế kỷ XXI, chính vì thế nó được nhiều nước xác định trong hệ thống các năng lực cốt lõi mà người học cần có trong thế kỷ XXI.

Việc rèn luyện, bồi dưỡng năng lực hợp tác trong nhà trường là rất quan trọng, với mỗi môn học sẽ góp phần rèn luyện năng lực thông qua quá trình tổ chức dạy học môn đó.

Với những lí do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng lực hợp tác của học sinh qua dạy học nhóm có sử dụng thí nghiệm học sinh trong dạy học chương “Nhiệt học” – Vật lí 6”.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

3. Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất qui trình tổ chức dạy học theo nhóm có sử dụng thí nghiệm học sinh theo định hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh và vận dụng vào dạy học chương “Nhiệt học” – Vật lí 6 THCS.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được quy trình tổ chức dạy học theo nhóm có sử dụng thí nghiệm học sinh theo định hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác và vận dụng vào dạy học sẽ góp phần phát triển năng lực hợp tác cho học sinh, qua đó nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường THCS.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hoạt động dạy và học nhóm theo hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS THCS.

Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng tiến trình tổ chức dạy học theo nhóm ở chương Nhiệt học Vật lí 6 THCS theo hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS và tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THCS.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích đề ra, phải thực hiện được những nhiệm vụ sau đây:

– Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng thí nghiệm trong tổ chức dạy học nhóm theo hướng phát triển năng lực hợp tác của HS.

– Nghiên cứu thực trạng của việc dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho HS ở chương Nhiệt học vật lí 6 THCS.

– Nghiên cứu đề xuất biện pháp và quy trình tổ chức dạy học theo nhóm với sự hỗ trợ của thí nghiệm theo định hướng phát triển năng lực hợp tác cho HS trong dạy học vật lí ở trường THCS.

– Nghiên cứu nội dung, đặc điểm của chương “Nhiệt học” Vật lí 6 THCS.

– Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học theo nhóm với thí nghiệm cho một số bài cụ thể của chương “Nhiệt học” – vật lí 6 THCS theo hướng phát triển năng lực hợp tác.

– Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THCS để kiểm tra, đánh giá giả thuyết đề ra và rút ra kết luận.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

– Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước cùng với các chỉ thị của Bộ Giáo dục và đào tạo về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở các cấp, các bậc học.

– Nghiên cứu cơ sở tâm lí học và cơ sở lí luận của mô hình dạy học hợp tác với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học vật lí.

– Nghiên cứu đặc điểm về chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương “Nhiệt học” – Vật lí 6.

– Nghiên cứu cách thức tổ chức, thực hiện các thí nghiệm học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông.

7.2. Phương pháp thực tiễn

Điều tra thông qua đàm thoại và phiếu lấy ý kiến của giáo viên, học sinh để biết thực trạng vấn đề của việc tổ chức dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh.

7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THCS để đánh giá hiệu quả của việc tổ chức dạy học nhóm theo hướng phát triển năng lực hợp tác của học sinh.

7.4. Phương pháp thống kê toán học.

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thuyết về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.

8. Đóng góp mới của đề tài

Nghiên cứu, bổ sung thêm cơ sở lý luận của việc phát triển năng lực hợp tác của học sinh, làm rõ vai trò của việc phát triển năng lực hợp tác của học sinh qua dạy học nhóm có sử dụng thí nghiệm học sinh.

Phân tích, đánh giá thực trạng của việc dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác của học sinh ở trường THCS hiện nay; từ đó thiết kế tiến trình dạy học nhóm có sử dụng thí nghiệm học sinh theo hướng phát triển năng lực hợp tác.

9. Cấu trúc luận văn

Phần mở đầu.

Phần nội dung.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học nhóm có sử dụng thí nghiệm học sinh theo hướng phát triển năng lực hợp tác của học sinh

Chương 2: Tổ chức dạy học chương Nhiệt học Vật lí 6 THCS theo hướng phát triển năng lực hợp tác của học sinh

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Phần kết luận.

Tài liệu tham khảo.

Phụ lục.

Phát triển năng lực hợp tác của học sinh qua dạy học nhóm có sử dụng thí nghiệm học sinh trong dạy học chương “Nhiệt học” - Vật lí 6
Phát triển năng lực hợp tác của học sinh qua dạy học nhóm có sử dụng thí nghiệm học sinh trong dạy học chương “Nhiệt học” – Vật lí 6

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC

DẠY HỌC NHÓM CÓ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HỌC SINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC

CHO HỌC SINH

1.1. Năng lực

1.1.1. Khái niệm năng lực

1.1.2. Đặc điểm của năng lực

1.1.3. Cấu trúc năng lực

1.1.4. Phân loại năng lực

1.1.4.1. Năng lực chung

1.1.4.2. Năng lực chuyên biệt

1.2. Năng lực hợp tác

1.2.1. Khái niệm hợp tác

1.2.2. Năng lực hợp tác

1.2.3. Các biểu hiện của năng lực hợp tác

1.2.4. Vai trò của việc phát triển năng lực hợp tác

1.2.5. Các năng lực thành phần của năng lực hợp tác

1.2.6. Bảng tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác

1.2.7. Quy ước sử dụng thang đo

1.3. Dạy học nhóm với sự phát triển NLHT cho học sinh

1.3.1. Khái niệm dạy học nhóm

1.3.2. Phát triển năng lực hợp tác qua dạy học nhóm

1.3.3. Các loại nhóm hợp tác trong dạy học nhóm

1.3.3. Các yêu cầu trong thiết kế nhiệm vụ dạy học nhóm

1.3.4. Quy trình tổ chức dạy học nhóm

1.4. Thí nghiệm học sinh trong dạy học nhóm

1.4.1. Khái niệm thí nghiệm học sinh

1.4.2. Các loại thí nghiệm học sinh

1.4.2.1. Thí nghiệm trực diện

1.4.2.2. Thí nghiệm thực hành

1.4.2.3. Thí nghiệm ở nhà

1.4.3. Vai trò của TNHS trong tổ chức dạy học nhóm theo hướng phát triển năng lực

1.5. Quy trình tổ chức dạy học nhóm với sự hỗ trợ của TNHS theo định hướng phát triển năng lực hợp tác cho HS

1.6. Thực trạng dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh hiện nay

1.7. Kết luận chương 1

Chương 2

TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM CÓ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HỌC SINH CHƯƠNG “NHIỆT HỌC” – VẬT LÍ 6 THCS THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CỦA HỌC SINH

2.1. Đặc điểm cấu trúc, nội dung kiến thức chương “Nhiệt học” Vật lí 6 THCS

2.1.1. Đặc điểm

2.1.2. Cấu trúc

2.1.3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng

2.1.4. Các thí nghiệm học sinh chương “Nhiệt học”, Vật lí 6 THCS

2.2. Thiết kế tiến trình dạy học nhóm với thí nghiệm học sinh theo hướng phát triển NLHT

2.2.1. Các bước trong thiết kế tiến trình dạy học nhóm với thí nghiệm học sinh theo hướng phát triển NLHT

2.2.2. Thiết kế tiến trình dạy học nhóm với thí nghiệm học sinh theo hướng phát triển NLHT một số kiến thức trong chương “Nhiệt học” – Vật lí 6

Giáo án 1: Bài 26: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (tiết 1)

Giáo án 2: Bài 20: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ

Giáo án 3: Bài 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG

2.3. Kết luận chương 2

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích và nhiệm vụ của việc thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích

3.1.2. Nhiệm vụ

3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm

3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm

3.2.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm và khảo sát định lượng

Bảng 3.1. Bảng sĩ số của HS được chọn làm mẫu thực nghiệm

Nhóm TNgNhóm ĐC
Tên lớpSỉ số HSTên lớpSỉ số HS
6/1406/439
6/2406/540
6/3406/640
Tổng: 120Tổng: 139

3.3.2. Quan sát giờ học

3.3.3. Kiểm tra đánh giá

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Đánh giá định tính

3.4.1.1. Quan sát giờ học

3.4.1.2. Đánh giá về năng lực hợp tác của HS

Bảng 3.2. Kết quả đo năng lực hợp tác của HS ở các lớp TNg

Lớp

TNg

Tổng HSKết quả thang đo năng lực HS
ThấpKháTốt
HS%HSHS%HSHS%HS
6/43925,11230,82564,1
6/5404101332,52357,5
6/64041012302360
Tổng119108,43731,17160,5

Bảng 3.3. Kết quả đo năng lực hợp tác của HS ở các lớp ĐC

Lớp

ĐC

Tổng HSKết quả thang đo năng lực HS
ThấpKháTốt
HS%HSHS%HSHS%HS
6/140922,52562,5615
6/2401127,52050922,5
6/3401332,51845922,5
Tổng1203327,56352,52420

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ năng lực hợp tác của hai nhóm TNg và ĐC

3.4.2. Đánh giá định lượng

3.4.2.1. Các tham số sử dụng để thống kê

3.4.2.2. Xử lý kết quả các bài kiểm tra

Kết quả điểm được thống kê như sau:

Bảng 3.4. Bảng thống kê các điểm số (X­i) của bài kiểm tra

NhómSố HSSố bài KTĐiểm số (Xi)
012345678910
TNg11911900148162125191411
ĐC12012001311162423171294

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân phối điểm số của hai nhóm TNg và ĐC

Bảng 3.5. Bảng phân phối tần suất của hai nhóm TNg và ĐC

NhómSố HSSố bài KTSố % HS đạt điểm Xi
012345678910
TNg1191190,00,00,83,46,713,417,621,016,011,89,2
ĐC1201200,00,82,59,213,32019,214,210,07,53,3

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân phối tần suất của hai nhóm TNg và ĐC

Đồ thị 3.1. Đồ thị phân phối tần suất của hai nhóm TNg và ĐC

Bảng 3.6. Bảng thống kê số HS đạt điểm (Xi) trở xuống

NhómSố HSSố bài KTĐiểm số (Xi) trở xuống
012345678910
TNg11911900151329507594108119
ĐC1201200141531557895107116120

Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất tích lũy

NhómSố HSSố bài KTSố % HS đạt điểm Xi trở xuống
012345678910
TNg119119000,84,210,924,442637990,8100
ĐC12012000,83,312,525,845,86579,289,296,7100

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ phân phối tần suất tích lũy của hai nhóm TNg và ĐC

Đồ thị 3.2. Đồ thị phân phối tần suất tích lũy của hai nhóm

TNg và ĐC

Bảng 3.8. Bảng phân loại theo học lực

NhómSố HSSố % HS
Kém

(0-2)

Yếu

(3-4)

TB

(5-6)

Khá

(7-8)

Giỏi

(9-10)

TNg1190,810,131,137,021,0
ĐC1293,322,539,224,210,8

Biểu đồ 3.5. Biểu đồ phân loại theo học lực của hai nhóm TNg và ĐC

Bảng 3.9. Bảng tổng hợp các tham số thống kê của cả hai nhóm

NhómSố HSSố bài KTS2SV%m
TNg1191196,853,541,8827,450,0158 6,850,0158
ĐC 120 1205,823,921,9834,020,0165 5,820.0165

3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê

3.5. Kết luận chương 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Những kết quả đạt được

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và những kết quả trong quá trình triển khai đề tài “Phát triển năng lực hợp tác của học sinh qua dạy học nhóm có sử dụng thí nghiệm học sinh trong dạy học chương “Nhiệt học” Vật lý 6” chúng tôi đã thu được những kết quả sau:

– Đề tài đã làm sáng tỏ, góp phần bổ sung thêm cơ sở lý luận của việc phát triển năng lực hợp tác của HS qua dạy học nhóm với sự hỗ trợ của thí nghiệm học sinh. Trình bày được các khái niệm liên quan về năng lực, năng lực hợp tác và các biểu hiện của năng lực hợp tác, vai trò của việc phát triển năng lực hợp tác, đã xây dựng được các phiếu đánh giá NLTH cho HS theo các mức độ thành phần với từng tiêu chí khác nhau.

– Thực hiện điều tra thực trạng NLTH của HS và thực trạng việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển NLTH cho HS trong dạy học Vật lí ở trường THCS hiện nay để thấy được tính cấp thiết của đề tài.

– Trên cơ sở phân tích đặc điểm, cấu trúc và nhiệm vụ chương “chương “Nhiệt học” Vật lý 6 THCS và vận dụng quy trình tổ chức dạy nhóm theo hướng phát triển năng lực hợp tác với sự hỗ trợ của thí nghiệm học sinh đã đề xuất để thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức của chương thể hiện qua 3 giáo án cụ thể.

– Đề tài đã tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của việc sử dụng quy trình tổ chức dạy học theo hướng phát triển NLHT trong dạy học Vật lí theo đề xuất của đề tài.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc tổ chức dạy học nhóm theo hướng phát triển năng lực hợp tác với thí nghiệm học sinh có tính khả thi, qua đó góp phần đạt được mục tiêu đổi mới PPDH hiện nay, tăng cường sự hứng thú, tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động học tập của HS.

2. Hạn chế của đề tài

Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài cũng còn tồn tại một số hạn chế sau:

– Mẫu điều tra và TNg còn nhỏ nên các kết quả mang tính thống kê chưa cao.

– Phạm vi thực nghiệm còn hạn hẹp, chỉ 1 trường THCS thuộc thành phố Đà Nẵng, cần được mở rộng thêm ở các địa phương khác.

– Số lượng bài dạy còn hạn chế nên kết quả thu được chưa đánh giá hết tính khả thi của đề tài.

– Quy trình tổ chức DH theo hướng bồi dưỡng NLHT cho HS cần nhiều lần rèn luyện, nhiều giai đoạn kiểm tra thì mới đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, do thời gian thực nghiệm ngắn nên hiệu quả chưa cao.

3. Một số kiến nghị

Để đạt được hiệu quả cao khi vận dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề sau:

– Đối với các cơ quan quản lý giáo dục, cần chú trọng hơn nữa trong công tác bồi dưỡng năng lực cho GV. Tổ chức các lớp học bồi dưỡng thường xuyên cho GV về việc dạy học theo nhóm có sử dụng TNHS nhằm phát triển năng lực hợp tác của HS. Các trường cần được trang bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học nhóm sử dụng TNHS như thiết bị thí nghiệm, hệ thống bàn ghế phù hợp cho việc hợp tác nhóm … giúp GV thuận lợi trong việc tổ chức phát triển năng lực cho HS đặt biệt là năng lực hợp tác.

– Đối với GV, cần có ý thức về tầm quan trọng của việc phát triển năng lực hợp tác của HS; tạo cơ hội, không gian để HS thực hiện kỹ năng hợp tác trong quá trình học tập. Tùy theo đặc trưng nội dung dạy học, đặc điểm và trình độ HS, điều kiện cơ sở vật chất … GV có thể vận dụng các bước thực hiện một giờ dạy một cách linh hoạt và sáng tạo, tránh đơn điệu, cứng nhắc.

– Đối với HS, cần có ý thức về vai trò của năng lực hợp tác trong học tập và cuộc sống; tự học tập và rèn luyện nhằm phát triển năng lực hợp tác của bản thân. Tự tin, chủ động trình bày ý kiến của bản thân trước tập thể, giúp đỡ nhau hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà GV yêu cầu thực hiện.

4. Hướng phát triển của đề tài

Mở rộng phạm vi nghiên cứu cho các chương, các phần khác trong chương trình Vật lí THCS.

Nghiên cứu lồng ghép nhiều năng lực khác nhau vào cùng một bài dạy để phát triển toàn diện HS hơn nữa trong quá trình dạy Vật lí.

Vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể xây dựng các hình thức tổ chức dạy học nhằm bồi dưỡng và phát triển các năng lực chuyên biệt môn Vật lí.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\LY LUAN VA PHUONG PHAP DẠY HOC VAT LY\Thanh _ HO SO LUAN VAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *