Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng trò chơi trực tuyến trong dạy học chương Nhiệt học – Vật lí 6

Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng trò chơi trực tuyến trong dạy học chương Nhiệt học - Vật lí 6

Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng trò chơi trực tuyến trong dạy học chương Nhiệt học – Vật lí 6

1. Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (gọi tắt là cuộc CMCN 4.0) đã đặt nền giáo dục Việt Nam trước nhiều thách thức to lớn. Để tiến kịp trình độ chung của các nước trong khu vực và trên thế giới, ngành giáo dục – đào tạo đang thực hiện đổi mới một cách toàn diện từ nội dung chương trình sách giáo khoa, phương thức dạy học, phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá…

Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã chỉ thị: “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” và “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân””.

Chỉ thị 16/CT – TTg ngày 04/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: “Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, nghệ kỹ thuật và Toán học, ngoại ngữ, Tin học trong chương trình giáo dục phổ thông…”

Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Trong thời gian qua, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã trở nên phổ biến và đạt được những hiệu quả nhất định. Coi sự đóng góp, hỗ trợ của công nghệ thông tin trong dạy học là cần thiết. Trong nhà trường nhiều bộ môn đã sử dụng, khai thác có hiệu quả các bài giảng điện tử và các phần mềm hỗ trợ. Quá trình giảng dạy bộ môn Vật lí còn gặp nhiều khó khăn do có rất nhiều hiện tượng Vật lí khó gây bất lợi trong quá trình dạy học. Để khắc phục những khó khăn đó, những năm gần đây bộ môn này đã sử dụng rất nhiều thành tựu khoa học công nghệ vào giảng dạy. Đây là vấn đề mang tính cấp thiết, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy cũng như học tập càng ngày được quan tâm nhiều hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Hiện tại, một số trò chơi trực tuyến được ứng dụng trong dạy học như: Kahoot, Quizizz, Nearpod, Slido, PollEV, Blooket, Padet, Flipgird, Baamboozle, Wordwall. Trong đó, Kahoot, Quizizz, Nearpod là một trong số các trò chơi được cộng đồng giáo viên tại Việt Nam và quốc tế sử dụng nhiểu nhất trong dạy học.

Trong hai năm vừa qua, tình hình hình dịch Covid -19 và cả nước phải thay đổi hình thức dạy học sang dạy học trực tuyến. Một số bộ phận giáo viên vẫn dạy truyền thống theo hình thức chiếu slide bài giảng và học sinh ghi chép thụ động. Học sinh chưa có sự hứng thú trong tiết học, chưa thật sự tự giác lĩnh hội kiến thức. Rất nhiều học sinh vẫn còn “sợ” hoạt động kiểm tra bài cũ, áp lực vì quá nhiều bài tập về nhà.

Có rất nhiều nghiên cứu đã khai thác một số phần mềm trò chơi trực tuyến và sử dụng trong dạy học vật lí nhằm tăng tính tích cực trong quá trình nhận thức của học sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng các trò chơi trực tuyến trong dạy học môn vật lí ở THCS còn chưa rộng rãi do một số giáo viên lớn tuổi và cũng như kết hợp vào giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn.

Chương “Nhiệt học” là một trong những chương quan trọng trong chương trình Vật lý 6. Học sinh thường cũng thấy khó khăn khi tìm hiểu các kiến thức mới, bài tập chương này cũng khá phong phú và đa dạng nên đa số học sinh còn lúng túng trong khi học chương này. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về kĩ thuật dạy học chương “Nhiệt Học” theo hướng phát triển các năng lực cho học sinh như năng lực thực nghiệm, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vật lí…chưa có đề tài nào nghiên cứu về định hướng phát triển năng lực tự học cho chương này.

Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng trò chơi trực tuyến trong dạy học chương Nhiệt học – Vật lí 6” để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng được quy trình tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của trò chơi trực tuyến, vận dụng được vào dạy học chương “Nhiệt học” – Vật lý 6 để phát triển năng lực tự học cho học sinh.

3. Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng quy trình tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của trò chơi trực tuyến, vận dụng được vào dạy học chương “Nhiệt học” – Vật lý 6 thì sẽ phát triển năng lực tự học của học sinh, góp phần nâng cao kết quả học tập môn Vật lí.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

– Cơ sở lý thuyết về kĩ thuật dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá nhằm phát triển các năng lực cho học sinh.

– Sử dụng trò chơi trực tuyến trong dạy học chương “Nhiệt học” Vật lí 6.

– Nội dung nghiên cứu: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng trò chơi trực tuyến trong dạy học chương Nhiệt học – vật lý 6.

– Khảo sát điều tra thực nghiệm sư phạm ở trường Quốc tế IEC – Tp Quảng Ngãi

-Thời gian: từ tháng 2/2021 – 8/2021.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nghiên cứu lý thuyết:

+ Tổng quan cơ sở lý luận về kĩ thuật dạy học và cơ sở lý luận của các phương pháp, quan điểm dạy học hiện đại.

+ Nghiên cứu mục tiêu dạy học về kiến thức, kỹ năng, thái độ, phát triển năng lực mà học sinh cần đạt được khi học các kiến thức chương “Nhiệt học”. Qua đó, xác định những trò chơi trực tuyến sử dụng trong giảng dạy chương này.

– Nghiên cứu thực trạng, thiết kế tiến trình, điều tra khảo sát:

+ Khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi vật lý trực tuyến trong dạy học chương “Nhiệt học” ở THCS phát triển năng lực tự học của học sinh.

+ Thực nghiệm sư phạm để đánh giá việc phát triển năng lựctự học của học sinh trường THCS qua dạy học với trò chơi vật lý trực tuyến.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

6.2. Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn

6.3. Phương pháp thống kê toán học

6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

7. Đóng góp của đề tài

– Tài liệu xây dựng được là tài liệu tham khảo tốt cho học sinh tự học chương “Nhiệt học” –Vật lí 6 THCS nhằm nâng cao năng lực tự học của học sinh, nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học.

– Làm tài liệu tham khảo cho giáo viên về các kĩ thuật dạy học bộ môn Vật lí nói riêng và các môn học khác nói chung ở trường THCS, THPT.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 03 chương có nội dung sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng trò chơi trực tuyến vào dạy học hướng phát triển năng lực tự học của học sinh.

Chương 2: Tổ chức dạy học chương “Nhiệt học”sử dụng các trò chơi trực tuyến phát triển năng lực tự học của học sinh

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN VÀO DẠY HỌC HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH.

1.1. Phát triển năng lực tự học.

1.1.1 Tổng quan về năng lực.

1.1.2. Năng lực tự học.

1.1.3. Các hình thức tự học của người học

1.2. Năng lực tự học trong Vật Lí

1.2.1. Các giai đoạn dạy học phát triển năng lực

1.2.2. Các thành tố năng lực tự học

1.3. Trò chơi trực tuyến trong dạy học

1.3.1. Giới thiệu trò chơi trực tuyến trong dạy học

1.3.2. Đặc trưng của trò chơi trực tuyến trong dạy học

1.3.3. Một số ưu và khuyết điểm trò chơi trực tuyến

1.3.4. Thiết kế trò chơi với phần mềm trực tuyến

1.3.4.1. Quy trình thiết kế với phần mềm Kahoot

1.3.4.2 Quy trình thiết kế với phần mềm Quizizz

Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng trò chơi trực tuyến trong dạy học chương Nhiệt học - Vật lí 6
Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng trò chơi trực tuyến trong dạy học chương Nhiệt học – Vật lí 6

1.4. Thực trạng sử dụng trò chơi trực tuyến trong dạy học vật lý hướng phát triển năng lực tự học của học sinh ở các trường THCS thành phố Quảng Ngãi

1.5. Phát triển năng lực tự học cho học sinh với trò chơi trực tuyến trong dạy học vật lý

1.5.1. Vai trò của trò chơi trực tuyến dạy học vật lý với với việc tự học của học sinh

1.5.2. Yêu cầu của trò chơi trực tuyến vật lý với phát triển năng lực tự học của học sinh

1.5.3. Quy trình sử dụng trò chơi trực tuyến trong dạy học vật lý hướng phát triển năng lực tự học của học sinh.

1.6. Tiêu chí đánh giá năng lực tự học của học sinh trong dạy học với trò chơi trực tuyến trong dạy học vật lý

Bảng 1.6. Các chỉ số hành vi và đánh giá chất lượng của năng lực tự học

Các thành tốCác chỉ số hành viMức độ biểu hiện – Gán điểm
Mức 1 (1điểm)Mức 2

(2 điểm)

Mức 3

(3 điểm)

HT. Hoàn thành bài kiểm tra từ trò chơi trực tuyến.HT1. Truy cập vào đường link của trò chơi trực tuyến.
HT2. Đăng nhập và trả lời các câu hỏi trong trò chơi.
TH. Tìm hiểu bài mớiTH1. HS đọc trước bài mới.
TH2. Thấy được kiến thức cũ trong bài mới.
TH3. Tìm hiểu kiến thức mới từ sách giáo khoa, sách tham khảo, internet,…
CH. Đặt ra câu hỏi về kiến thức mớiCH1. Đặt ra câu hỏi về kiến thức mới
CH2. Nhận biết được kiến thức mới cho bản thân.
NL. HS nhắc lại được kiến thức cũNL. Nhắc lại được kiến thức cũ liên quan đến bài.
TG. Tham gia trò chơi hình thành kiến thức mới.TG1.Trả lời các câu hỏi về kiến thức mới.
KT. Đặt ra những câu hỏi đối với GV về kiến thức mớiKT1. Đặt ra những câu hỏi thắc mắc với GV.
KT2. Ghi chép kiến thức mới cho bản thân.
TC. HS tích cực làm việc nhómTC1. Tự phân chia nhiệm vụ của các thành viên.
TC2. Tự thực hiện các nhiệm vụ được giao.
TC3. Tự trình bày kiến thức mà GV đã giao.
KH. Lập kế hoạch tự họcKH1. Tự lập kế hoạch tự học
KH2. Tự tổng hợp các kiến thức đã hoàn thành trước khi đến lớp.
MR. Tìm hiểu kiến thức mở rộng từ các nguồn tài liệu khác nhauMR. Tự tìm kiếm kiến thức từ các nguồn tài liệu khác nhau.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu, trình bày một cách có hệ thống những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học phát triển năng lực tự học của HS trong dạy học có sử dụng trò chơi trực tuyến. Cụ thể là:

– Trình bày được khái niệm, biểu hiện, đặc điểm, biện pháp nâng cao và dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của HS.

– Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng hai phần mềm Kahoot và Quizizz để tạo nên các trò chơi phục vụ cho quá trình dạy học của GV và HS.

– Khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi trực tuyến trong dạy học vật lí phát triển năng lực tự học của HS để từ đó đưa ra được quy trình tổ chức dạy học và biện pháp sử dụng trò chơi trực tuyến trong dạy học để phát triển năng lực tự học của HS.

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, chúng tôi nhận thấy việc dạy học theo hướng phát triển NLTH của HS với sự hỗ trợ của trò chơi trực tuyến là việc làm có cơ sở khoa học và thật sự cần thiết trong quá trình đổi mới PPDH.

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, ở chương 2 chúng tôi sẽ tiến hành thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc phần “Nhiệt học” vật lí 6 theo hướng phát triển NLTH của HS với sự hỗ trợ của trò chơi trực tuyến.

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN CHƯƠNG “NHIỆT HỌC” – VẬT LÍ 6 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

2.1. Phân tích đặc điểm chương “Nhiệt học” Vật lý 6

2.2. Phân tích và xây dựng nội dung các trò chơi trực tuyến chương “Nhiệt học” – Vật lí 6

2.2.1. Trò chơi trực tuyến bài: Sự nở vì nhiệt của các chất.

2.2.2. Trò chơi trực tuyến bài: Nhiệt kế, nhiệt giai.

2.2.3. Trò chơi trực tuyến bài: Sự chuyển thể của các chất.

2.3. Tổ chức dạy chương “Nhiệt học”Vật lý 6 với các trò chơi trực tuyến phát triển năng lực tự học của học sinh

TÊN CHỦ ĐỀNỘI DUNG TỰ HỌCHÌNH THỨC TỰ HỌCTRÒ CHƠI
Sự nở vì nhiệt của chất rắnHình thành kiến thức mới: đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất rắn.Tự học tại lớp.Kahoot
Ôn tập đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất rắn, ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn.Tự học tại nhà.Kahoot
Sự nở vì nhiệt của chất lỏngHình thành kiến thức mới: đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất lỏngTự học tại lớp.Ô chữ bí mật – Padlet
Ôn tập đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất rắn, ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn.Tự học tại nhàRung chuông vàng- Quizizz
Sự nở vì nhiệt của chất khíHình thành kiến thức mới: đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất khíTự học tại lớp.Kahoot
Ôn tập đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất khí, ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất khí.Tự học tại nhàKahoot
Sự nở vì nhiệt của các chấtKiểm tra bài cũ: đặc điểm sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.Tự học tại lớpQuizizz
Nhiệt kế, đo nhiệt độBài tập vận dụng: nhiệt kế, nhiệt giaiTự học tại lớpĐi tìm kho báu- Padlet
Sự nóng chảy, sự đông đặcHình thành kiến thức mới: định nghĩa sự nóng chảy, sự đông đặc. Đặc điểm của sự nóng chảy, đông đặc.Tự học tại lớpGiải mã ô chữ- Padlet
Sự bay hơi, sự ngưng tụHình thành kiến thức mới: định nghĩa sự bay hơi, sự ngưng tụ. Định nghĩa sự bay hơi, sự ngưng tụ.Tự học tại lớpKahoot
Sự chuyển thể của các chấtÔn tập sự nóng chảy, sự đông đặc, sự bay hơi, sự ngưng tụ.Tự học tại nhàQuizizz

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Vận dụng những cơ sở lí luận ở chương một, ở chương hai chúng tôi đã thực hiện được các công việc sau:

– Nghiên cứu các đặc điểm của phần “Nhiệt học” – Vật lí 6, bao gồm:

+ Tìm hiểu mục tiêu dạy học của chương’

+ Tìm hiểu cấu trúc nội dung và logic hình thành kiến thức của chương.

+ Một số thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học phát triển NLTH của HS qua dạy học phần “Nhiệt học” – Vật lí 6.

– Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của việc tham gia trò chơi trực tuyến trong dạy học phát triển NLTH của HS.

– Phân tích nội dung kiến thức của các chương có thể phát triển NLTH của học sinh.

– Từ các cơ sở trên, chúng tôi đã lên ý tưởng sư phạm, các bước thiết kế thí nghiệm. Từ đó, chúng tôi đã tiến hành thiết kế tiến trình dạy học phần “Nhiệt học” với sự hỗ trợ trò chơi trực tuyến.

– Dựa trên một số thí nghiệm đã được thiết kế, chúng tôi đã tổ chức dạy học bài “Sự nở vì nhiệt của chất lỏng” và “Sự nở vì nhiệt của chất khí” của phần “Nhiệt học” với tổng thời lượng là 2 tiết.

Trên cơ sở những công việc đã thực hiện ở trên, chúng tôi tiến hành TNSP trên các đối tượng HS cụ thể theo kế hoạch đã đề ra, tổ chức dạy học và đánh giá sự phát triển NLTH của HS qua các tiến trình dạy học đã thiết kế nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và rút ra được kết luận của luận văn này.

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

3.2. Đối tượng và thời gian của thực nghiệm sư phạm

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.4. Phân tích diễn biến và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3.5. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm sư phạm tại trường Quốc tế IEC.

Bảng 3.4. Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra HS ở tiết TNg lần 1

Điểm012345678910
Số lượng HS022201042200
Tỉ lệ (%)0,08,38,38,3041,616,78,38,300

Bảng 3.5. Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra HS ở tiết TNg lần 2

Điểm012345678910
Số lượng HS022201042200
Tỉ lệ (%)0,00,08,38,38,316,725,016,78,38,30

Từ 2 bảng số liệu trên, chúng tôi đã tiến hành thiết lập bảng số liệu về số lượng và tỉ lệ HS đạt mức điểm Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu theo thông tư 58 của Bộ giáo dục và Đào tạo về quy chế xếp loại học lực của HS. Kết quả của 2 lần TNg được thể hiện ở bảng 3.5 và 3.6, sự thay đổi được thể hiện ở đồ thị 3.2 dưới đây:

Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra HS được xếp theo thang điểm lần TNg 1

Thang điểmKém

(điểm<3,5)

Yếu

(3,5điểm<5,0)

Trung bình

(5,0 điểm<6,5)

Khá

(6,5 điểm<8,0)

Giỏi

(8,0

điểm)

Số lượng HS601440
Tỉ lệ (%)25058,316,70

Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra HS được xếp theo thang điểm lần TNg 2

Thang điểmKém

(điểm <3,5)

Yếu

(3,5điểm<5,0)

Trung bình

(5,0 điểm<6,5)

Khá

(6,5 điểm<8,0)

Giỏi

(8,0điểm)

Số lượng HS421062
Tỉ lệ (%)16,78,341,6258,3

Đồ thị 3.2. So sánh thang điểm của TNg lần 1 và lần 2

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thông qua TNSP, quan sát diễn biến của quá trình dạy học, phỏng vấn HS và GV ở các trường tiến hành TNSP, bằng việc phân tích và xử lý các kết quả nhận được về mặt định tính và định lượng, luận văn đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết khoa học đưa ra ban đầu là đúng đắn.

Về mặt định tính, kết quả TNSP thông qua diễn biến trên lớp cho thấy: việc dạy học bồì dưỡng NLTH cho HS với sự hỗ trợ trò chơi trực tuyến thực sự mang lại không khí lớp học sôi động hơn, HS chủ động tham gia các hoạt động học tập, tìm hiểu kiến thức và thể hiện được các kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng xử lý thông tin, tự kiểm tra đánh giá,… Các trò chơi trực tuyến đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học, góp phần khắc phục được tình trạng lười biếng, thụ động của HS đồng thời phát huy hơn nữa năng lực tự học của HS.

Chúng tôi đã tiến hành đánh giá định lượng theo các mức năng lực, cụ thể là: Dựa vào đồ thị có thể thấy được hầu hết các các mức độ của các thành tố năng lực tự học đều tăng qua lần thực nghiệm thứ 2, đặc biệt số HS đạt mức cao tăng nhiều. Qua đó cho thấy, dạy học vật lí với sự hỗ trợ của trò chơi trực tuyến đã góp phần rất lớn cho việc dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS, trong đó có năng lực tự học.

Sau khi xử lý các kết quả thu được trong quá trình TNSP bằng phương pháp thống kê toán học, có thể khẳng định:

– Việc lựa chọn các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học theo hướng bồi dưỡng NLTH cho HS với sự hỗ trợ trò chơi trực tuyến là có tính khoa học và khả thi;

– Tiến trình dạy học chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng của NLTH mà luận văn đề xuất trong tổ chức dạy học chương “Nhiệt học” Vật lý 6 Trung học cơ sở có thể bồi dưỡng được năng lực tự học ở học sinh.

Như vậy, việc tổ chức dạy học chương “Nhiệt học” Vật lý 6 Trung học cơ sở với sự hỗ trợ của trò chơi trực tuyến theo hướng bồi dưỡng NLTH cho HS thông qua các biện pháp đề xuất của đề tài thì sẽ bồi dưỡng năng lực tự học, tính tích cực, tự lực, chủ động trong học tập cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật lý nói chung và dạy học chương “Nhiệt học” Vật lý 6 Trung học cơ sở nói riêng. Kết quả TNSP cho phép khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài là hoàn toàn đúng đắn. Kết quả nghiên cứu của đề tài hoàn toàn có thể vận dụng vào thực tế giảng dạy ở các trường THCS hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Những kết quả đạt được của đề tài

Đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu tỏng quá trình thực hiện đề tài “Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng trò chơi trực tuyến trong dạy học chương Nhiệt học – vật lý 6” luận văn đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận phát triển NLTH cho HS với sự hỗ trợ của trò chơi trực tuyến trong dạy học vật lí ở trường THCS, cụ thể là:

– Làm rõ được các khái niệm năng lực, năng lực chung, năng lực chuyên biệt, năng lực tự học, các biểu hiện, giai đoạn, thành tố của NLTH;

– Làm rõ được các khái niệm, cách cài đặt, hướng dẫn sử dụng phần mềm Kahoot, Quizizz.

– Xây dựng được thang đo đánh giá năng lực tự học cho HS.

Thứ hai, trên cơ sở phân tích cấu trúc nội dung, đặc điểm kiến thức phần “Nhiệt học” vật lí 6 tôi đã đề xuất quy trình thiết kế bài dạy, xây dựng các tiến trình dạy học theo hướng phát triển NLTH của HS với sự hỗ trợ của trò chơi trực tuyến. Từ đó, tôi đã thiết kế hoàn chỉnh hai giáo án (2 tiết) của phần “Nhiệt học” theo tiến trình đã đề xuất.

Thứ ba, thông qua quá trình TNSP tôi đã đánh giá được sự phát triển NLTH của HS khi áp dụng tiến trình dạy học như trên. Đồng thời, tôi đã kiểm tra được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra. Các số liệu thu được là hoàn toàn trung thực và chính xác.

2. Hạn chế của đề tài

Bên cạnh những việc đạt được của đề tài ở trên, chúng tôi còn có một số hạn chế khi thực hiện đề tài như sau:

– Việc thiết kế tiến trình dạy học theo định hướng đề ra còn hạn chế (chỉ thiết kế được 2 tiến trình dạy học dành cho 2 bải trong 2 tiết).

– Phạm vi TNSP còn hạn hẹp khi chỉ tiến hành trên một nhóm đối tượng là 28 HS của khối 6 rường IEC Quảng Ngãi. Trong đó chúng tôi chỉ tập trung quan sát, đánh giá sự phát triển NLTH của 12 HS trong lớp.

– Công cụ đánh giá NLTH của HS còn đơn giản (sử dụng bảng Rubric đánh giá các hành vi của NLTH, bài kiểm tra, phiếu học tập).

– Trong quá trình TNSP, việc quan sát, đánh giá HS chưa hoàn toàn chính xác tuyệt đối.

– Số lần thực nghiệm chưa nhiều (2 lần) nên chưa phát huy được hết NLTH của HS.

Những hạn chế trên cũng chính là những gợi ý để tác giả tiếp tục nghiên cứu đề tài sâu hơn, mở rộng hơn.

3. Kiến nghị

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi khai thác và sử dụng trò chơi trực tuyến trong dạy học phần “Nhiệt học” – Vật lí 6 đã góp phần phát triển NLTH của HS. Do đó, chúng tôi kiến nghị:

– Cần mở rộng phạm vi TNSP các tiến trình dạy học đã thiết kế ở nhiều lớp, trường hơn nữa.

– Cần phổ biến, tập huấn việc sử dụng trò chơi trực tuyến cũng như việc dạy học theo hướng phát triển NLTH của HS cho nhiều GV THPT cũng như khuyến khích họ tích cực sử dụng trong dạy học Vật lí.

– Cần mở rộng khai thác, thiết kế thêm TN ở các phần, chương khác nhau của chương trình vật lí phổ thông; đồng thời xây dựng nhiều tiến trình dạy học ở các kiến thức thuộc các phần, chương ấy nhằm phát triển NLTH của HS.

– Ngoài đánh giá bằng bài kiểm tra như hiện nay, cần xây dựng bộ công cụ dùng để kiểm tra, đánh giá NLTH của HS một cách tổng quát, đa dạng và chính xác hơn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\LY LUAN VA PHUONG PHAP DẠY HOC VAT LY\PHAN THI TUYET NGAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *