luận văn nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình toàn cầu hóa làm tăng thêm mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới. Xu hướng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng không ngoại lệ, toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã tạo ra cơ hội cho các ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn cầu, giúp cho các ngân hàng gia tăng thu nhập, hạn chế được những rủi ro tổn thất do những điều kiện kinh tế, chính trị trong nước. Tuy nhiên, cùng với cơ hội của hội nhập kinh tế thế giới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì sự canh tranh giữa các tổ chức, tập đoàn tài chính ngày càng gây gắt và khốc liệt hơn và cũng tạo ra một thị trường tài chính rủi ro hơn.luận văn nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng

Thời gian qua, cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ là khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các quốc gia phải thực hiện cải cách, xây dựng hệ thống quản lý tài chính và cơ chế phòng ngừa rủi ro tài chính quốc tế, công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng để tránh những nguy cơ biến động mạnh của thị trường tài chính, hoạt động tuân theo quy luật chung của thị trường.

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng chưa cao…

Tại TP Đà Nẵng đã chứng kiến sự phát triển ồ ạt các mạng lưới dịch vụ tài chính ngân hàng. Theo thống kê của ngân hàng nhà nước chi nhánh Đà Nẵng, toàn thành phố có hơn 55 chi nhánh ngân hàng cấp 1 và 200 phòng, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm. Ngoài ra còn có hơn 10 tổ chức cho thuê tài chính, công ty mua bán nợ…

Vì vậy, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong cả nước nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng đã trở nên khốc liệt hơn và cũng tạo nhiều rủi ro hơn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong bối cảnh đó, không một ngân hàng hay một tổ chức tài chính nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu. Việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò sống còn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại (NHTM) là hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng nhưng cũng là hoạt động có rủi ro cao. Hiện nay, rủi ro trong hoạt động cho vay vẫn là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất, thường có tác động lớn và ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng. Ngoài ra, nó còn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Hoạt động cho vay luôn gắn liền với rủi ro. Đây là một thực tế khách quan. Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro cho vay mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa hay giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro cho vay xảy ra.

Trong điều kiện nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn như tăng trưởng thấp, lãi suất cao, tồn kho của doanh nghiệp lớn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều này gây tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay Ngân hàng, nhất là hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của Ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ hoặc phá sản, dẫn đến nợ xấu Ngân hàng gia tăng.

Xuất phát từ nhận thức trên và nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề, là nhân viên đang công tác trong lĩnh vực tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt Em xin chọn đề tài “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt” cho luận văn tốt nghiệp của mình.

  1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

– Nghiên cứu những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.

– Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt.

– Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, về quan niệm, quy trình quản trị rủi ro tín dụng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng hệ thống ngân hàng thương mại.

– Đã phân tích, đánh giá được nguyên nhân gây ra rủi ro và thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt.

Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhận dạng, đo lường, phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt.

– Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giữa lý luận và thực tế nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian quan của Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng.

 4.Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

– Phương pháp thống kê

– Phương pháp so sánh

– Phương pháp phân tích

– Phương pháp tổng hợp

– Phương pháp chuyên gia

5.Kết cấu luận văn..luận văn nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng

  •             Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương.
  • Chương 1: Lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với doanh nghiệp của NHTM
  • Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Trung Việt
  • Chương 3: giải pháp  quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Trung Việt
  1. Tổng quan nghiên cứu đề tài luận văn nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong cho đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng
  • Ngân hàng được xem là mạch máu của nề kinh tế. Hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của kinh tế đất nước, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Thực tế trong những năm gần đây rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay và đặc biệt là cho vay đối với doanh nghiệp của Ngân hàng là khá phổ biến và đã để lại cho Ngân hàng nhiều hậu quả khó lường, hàng loạt Ngân hàng phải sáp nhập hoặc tái cơ cấu. Tuy nhiên công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng vẫn chưa được quan tâm đúng mức, còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế. Vì vậy vấn đề quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng là một vấn đề khiến các nhà quản trị Ngân hàng luôn đặt lên hàng đầu.
  • Xuất phát từ những lý do đó nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng, với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế thấp nhất các RRTD trong họat động cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng nhằm đạt kết quả tốt nhất trong hoạt động tín dụng Ngân hàng.
  • Do vậy, để phục vụ cho việc nghiên cứu và soạn thảo đề tài “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong cho đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt” tác giả đã tham khảo một số đề tài nghiên cứu, công trình khoa học, luận văn thạc sĩ đã được công bố về lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng và các giải pháp về phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng Ngân hàng như:


CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NHTM

1.1. NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM

1.1.1. Khái niệm về NHTM và sản phẩm, dịch vụ của NHTM

1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng

       Khái niệm ngân hàng (bank) bắt nguồn từ chữ “Banco” trong tiếng Pháp, có nghĩa là một bàn trao đổi tiền (money exchange table). Ngày xưa, tại Châu Âu, nơi khởi nguồn của ngân hàng, những người cho vay hoặc đổi tiền trưng bày những đồng xu của các quốc gia khác nhau trên những chiếc bàn hoặc ghế dài. Ngày nay, ngân hàng là tổ chức nhận tiền gửi, cho vay và thực hiện các dịch vụ tài chính, ngân hàng nhận tiền gửi từ những người gửi tiết kiệm và cho vay đối với những ai cần vốn.luận văn nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong cho đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng

Một số định nghĩa ngân hàng: [2, tr. 8-9]

Định nghĩa của Pháp (1941): Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở kinh doanh thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới dạng ký thác hay hình thức khác và dùng số tiền này cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay tài chính.

Định nghĩa của Ấn độ (1959): Ngân hàng là những cơ sở nhận tiền ký thác để cho vay hay đầu tư và tài trợ.

Định nghĩa của Fed (Cục dự trữ liên bang, Hoa Kỳ): Bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách rút séc hay rút tiền điện tử) và cho vay đối với tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại, cho vay cá nhân, hộ gia đình sẽ được xem là một ngân hàng.

Định nghĩa của nhà kinh tế học Perter S. Rose:  Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính, cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất bao gồm tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán, và đặc biệt thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.

Tại Việt nam, luật các Tổ chức tín dụng  (2015) định nghĩa:  Ngân hàng là loại hình Tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Trong đó hoạt động ngân hàng bao gồm:

+ Nhận tiền gửi: là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

+ Cấp tín dụng: là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

+ Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.luận văn nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong cho đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng

1.1.1.2. Phân loại ngân hàng

Cũng theo Luật các Tổ chức Tín dụng (2015), các loại hình ngân hàng bao gồm: 

  • Ngân hàng thương mại (NHTM): Còn gọi là ngân hàng tiền gửi hay ngân hàng tín dụng là ngân hàng thực hiện nghiệp vụ huy động vốn truyền thống phần lớn dưới hình thức ngắn hạn, tuy nhiên hiện nay, hầu hết các NHTM đều thực hiện cả nghiệp vụ huy động vốn và cấp tín dụng trung, dài hạn và gần như thực hiện hầu hết các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng.
  • Ngân hàng phát triển: Chủ yếu tập trung huy động vốn trung và dài hạn, đầu tư trực tiếp qua các dự án.
  • Ngân hàng đầu tư: Hoạt động với mục đích đầu tư trung, dài hạn thông qua hình thức đầu tư giấy tờ có giá, hoạt động của các ngân hàng này gắn liền với nghiệp vụ chứng khoán
  • Ngân hàng chính sách: Thường là các ngân hàng 100% vốn nhà nước được lập ra để phục vụ một hoặc một số chính sách của nhà nước.
  • Ngân hàng hợp tác: Còn được gọi là các tổ chức tín dụng hợp tác, được nhiều thành viên tự nguyện lập nên không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì yêu cầu tương trợ lẫn nhau về vốn và về dịch vụ ngân hàng, có nhiều hình thức của loại hình ngân hàng này như: Hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân…luận văn nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong cho đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng

1.1.1.3. Sản phẩm, dịch vụ của NHTM

  • Khái niệm:

Sản phẩm, dịch vụ của NHTM là một dạng hoạt động, một quá trình, một kinh nghiệm được cung ứng bởi ngân hàng nhằm đáp ứng một nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu [2,tr 329].  Như vậy sản phẩm của ngân hàng tồn tại dưới các dạng dịch vụ tài chính, các ngân hàng dựa trên năng lực của mình thiết kế các sản phẩm như là một tập hợp các lợi ích mang đến sự thỏa mãn cho khách hàng mục tiêu.

  • Cấu trúc của sản phẩm, dịch vụ của NHTM:luận văn nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong cho đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng

Theo truyền thống,sản phẩm,dịch vụ của NHTM được chia thành 3 cấp độ:

– Sản phẩm, dịch vụ cơ bản: Là cấp độ cốt lõi và quan trọng nhất của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu chính của khách hàng, là lý do mà khách hàng đến với ngân hàng

  • Sản phẩm, dịch vụ thực: Là cấp độ thứ 2 của sản phẩm, dịch vụ bao gồm cả sản phẩm, dịch vụ cơ bản và các điều kiện để thực hiện sản phẩm, dịch vụ như các điều khoản, lãi suất, thủ tục mở tài khoản… kèm theo sản phẩm cơ bản.
  • Sản phẩm, dịch vụ gia tăng: Là cấp độ thứ 3 của sản phẩm, dịch vụ, nhắm đến việc thỏa mãn, đáp ứng tốt hơn sự mong đợi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm. dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Cấp độ 3 bao gồm thời gian để xử lý hồ sơ, giờ mở cửa làm việc, thái độ phục vụ của ngân viên ngân hàng, mạng lưới thanh toán, chế độ hậu mãi, xử lý sự cố dịch vụ.

Theo P. Kotler, ngoài 3 cấp độ trên, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn bao gồm:

  • Sản phẩm, dịch vụ kỳ vọng: Bao gồm toàn bộ các điều kiện và thuộc tính tối thiểu mà khách hàng mong đợi sẽ nhận được từ sản phẩm.
  • Sản phẩm tiềm năng: Bao gồm mọi yếu tố mà ngân hàng có thể đưa thêm vào sản phẩm của mình vượt quá sự mong đợi của khách hàng và thông qua đó tạo ra điểm khác biệt giữa ngân hàng này với ngân hàng khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *