khảo sát chiến lược Marketing cho sản phẩm men vi sinh sống Probio tại công ty CPDP Imexpharm 2017-2018 định hướng 2019

khảo sát chiến lược Marketing cho sản phẩm dược phẩm

Ngày nay với việc toàn cầu hóa, và sự phát triển vượt bậc của công nghệ, kinh tế mức sống con người tăng cao. Nhưng kéo theo đó là những hệ lụy về ô nhiễm môi trường, nhiều dịch bệnh mới, vì vậy vấn đề chăm sóc sức khỏe được chú trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ngay từ khi còn trong bụng mẹ.Ngành dược phẩm là ngành đóng vai trò quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe và cả đối với phát triển nền kinh tế của đất nước.khảo sát chiến lược Marketing cho sản phẩm dược phẩm

Không thể phủ nhận mức độ hấp dẫn của thị trường Dược phẩm Việt Nam đối với các tập đoàn Dược phẩm nước ngoài. Điều này thể hiện ở tổng giá trị tiền thuốc lên tới 1,96 tỉ USD, ước tính lên tới con số 2,85 tỉ vào năm 2020 (Năm 2016 – Nguồn: Cục QLD Việt Nam). Điều này cũng thể hiện ở tổng số 538 công ty Dược phẩm nước ngoài đã được cấp giấy phép kinh doanh tại Việt, tăng  58 công ty so với năm 2015.

Sau khi gia nhập WTO, thị trường mở cửa, tạo điều kiện cho các công ty dược nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam, sự cạnh tranh giữa các công ty dược ngày càng trở nên gay gắt. Để tồn tại trong sự cạnh tranh đó, mỗi công ty đều phải xác định và triển khai một chiến lược Marketing cho từng sản phẩm trên thị trường. Trong số hơn 400 công ty nước ngoài hiện nay đang kinh doanh tại Việt Nam, sự thành công của mỗi công ty đều xuất phát từ những chiến lược kinh doanh riêng, dẫn đến áp dụng vào các chiến lược Marketing cũng rất đa dạng. Công ty  CPDP Imexpharm  là một công ty chuyên về kinh doanh các mặt hàng men vi sinh sống Probio tại thị trường Việt Nam và Đông Nam Á, tại Việt Nam CPDP Imexpharm đã đạt được những thành công nhất định và có tốc độ phát triển khá cao so với các công ty xếp hạng trung bình khác. Với mong muốn học tập được những điểm mạnh trong chiến lược marketing của công ty này và hiểu rõ hơn về lý thuyết marketing dược, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:khảo sát chiến lược Marketing cho sản phẩm dược phẩm.

“khảo sát chiến lược Marketing cho sản phẩm  men vi sinh sống  Probio tại công ty  CPDP Imexpharm 2017-2018 định hướng 2019”


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING

  • Tổng quan về Marketing

1.1 Khái niệm

Thuật ngữ marketing có nguồn gốc tiếng Anh “market”, phát triển song song với các giai đoạn kinh tế khác nhau, do vậy cũng xuất hiện rất nhiều các định nghĩa khác nhau về marketing:

          Hiệp hội Marketing Mỹ định nghĩa: “Marketing là quá trình kế hoạch hóa và thực hiện các kế hoạch, định giá, khuyến mãi và phân phối hàng hóa, dịch vụ để tạo ra sự trao đổi, từ đó thỏa mãn mục tiêu của cá nhân và tổ chức.”

          Viện Marketing Anh định nghĩa: “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất – kinh doanh. Từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận dự kiến”.

           Định nghĩa của giáo sư Mỹ – Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”

Như vậy, Marketing là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới việc thoả mãn, gợi mở những nhu cầu của người tiêu dùng trên trị trường để đạt được mục tiêu lợi nhuận.

1.2 Mục tiêu, vai trò, chức năng của marketing        

1.2.1 Mục tiêu:

          Các mục tiêu của Marketing bao gồm:

  • Lợi nhuận

Lợi nhuận đảm bảo việc bù đắp chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong kinh doanh và có điều kiện để mở rộng và phát triển doanh nghiệp. Chỉ tiêu lợi nhuận là thước đo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Lợi thế cạnh tranh

Nhờ những kiến thức về marketing, doanh nghiệp sẽ tìm được lợi thế cạnh tranh cho mình trên thương trường. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện ở chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp.

  • An toàn trong kinh doanh:

Dựa vào những hiểu biết về marketing, doanh nghiệp phân tích những biến đổi của thị trường, nhận ra những cơ hội, đề ra được những biện pháp nhằm đối phó với những bất trắc và hạn chế tối thiểu hậu quả của những rủi ro trong kinh doanh.

  • Vai trò

Tương ứng với quy mô quản lý kinh tế, ta có 2 hệ thống marketing: macro marketing và micro marketing với những vai trò khác nhau.

Macro marketing có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, khuyến khích nền sản xuất phát triển, đảm bảo cung ứng cho xã hội một mức sống ngày càng cao và hợp lý.

Micro marketing là các hệ thống con, cấu thành nên macro marketing, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiếp cận trực tiếp với thị trường và nhu cầu của khách hàng. Nó hướng dẫn chỉ đạo phân phối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó micro marketing có tính quyết định tới hiệu quả kinh doanh, tới hình ảnh và vị thế công ty trên thị trường

1.2.3 Chức năng

Để đạt được mục tiêu, marketing phải đảm bảo 4 chức năng. Đó là chức năng làm thích ứng sản phẩm với thị trường, chức năng phân phối, tiêu thụ hàng hóa và yểm trợ thị trường.

  • Marketing Mix

1.3.1 Khái niệm về Marketing – mix

Marketing – mix là các chiến lược, giải pháp, chiến thuật tổng hợp từ sự nghiên cứu tìm tòi áp dụng và kết hợp nhuần nhuyễn cả bốn chính sách của Marketing trong hoàn cảnh thực tiễn, thời gian, không gian, mặt hàng, mục tiêu cụ thể để phát huy sức mạnh tổng hợp của bốn chính sách.

Bốn thành phần cấu tạo nên marketing hỗn hợp là sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối (Place), xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh (Promotion), thường được gọi là 4P của Marketing.

Hình 1.1 Các chính sách của Marketing mix

  1.3.2 Các chính sách của marketing mix        

  1.3.2.1 Chính sách sản phẩm       

  • Định nghĩa sản phẩm:

Sản phẩm là những cái gì có thể cung cấp cho thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của thị trường.Sản phẩm bao gồm sản phẩm vô hình và sản phẩm hữu hình.

  • Một số chiến lược trong chính sách marketing
  • Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm

Danh mục sản phẩm là tất cả mặt hàng mà doanh nghiệp có thể cung cấp cho thị trường. Có thể phát triển danh mục sản phẩm theo 3 chiều dài, rộng và sâu.

Bảng 1.1: Ba chiều của chính sách sản phẩm

ChiềuKhái niệmCụ thể
Chiều rộngSố lượng nhóm hàng, loại hàngDanh mục, số lượng nhóm thuốc
Chiều dàiTất cả những mặt hàng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên nhất địnhSố biệt dược có hoạt chất thuộc cùng 1 nhóm
Chiều sâuSố lượng những mẫu mã hàng hóa có trong danh mục các mặt hàng và loại hàng trênCác dạng bào chế của cùng 1 hoạt chất

Mục đích của việc phát triển danh mục sản phẩm là duy trì và ngày càng tăng các chỉ tiêu về doanh số, lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường.

  • Chiến lược phát triển mặt hàng mới:

Sản phẩm mới là sản phẩm lần đầu tiên có mặt trên thị trường. Doanh nghiệp muốn phát triển phải liên tục đưa ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiềm năng, nhu cầu mới nảy sinh của xã hội.

  • Chiến lược triển khai tiêu thụ sản phẩm theo chu kỳ sống

Mỗi sản phẩm được coi là có chu kỳ sống riêng được chia làm 4 giai đoạn bao gồm: pha xâm nhập, pha tăng trưởng, pha chín muồi, pha suy thoái.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *