luận văn nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng

luận văn nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng

Lý do chọn đề tài.luận văn nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng

Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại (NHTM) là hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng nhưng cũng là hoạt động có rủi ro cao. Hiện nay, rủi ro trong hoạt động cho vay vẫn là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất, thường có tác động lớn và ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng. Ngoài ra, nó còn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.luận văn nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng

Hoạt động cho vay luôn gắn liền với rủi ro. Đây là một thực tế khách quan. Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro cho vay mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa hay giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro cho vay xảy ra.

Trong điều kiện nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn như tăng trưởng thấp, lãi suất cao, tồn kho của doanh nghiệp lớn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều này gây tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay Ngân hàng, nhất là hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của Ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ hoặc phá sản, dẫn đến nợ xấu Ngân hàng gia tăng. Theo ủy ban Basel “ Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và được coi là đóng vai trò cốt tử cho sự thành công của ngân hàng thương mại”. Chính vì lẽ đó, việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và ngày càng được các Ngân hàng quan tâm..luận văn nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương với nguồn thu chủ yếu từ hoạt động cho vay, trong đó nguồn thu từ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp luôn được Ngân hàng quan tâm. Chính vì lý do trên tôi quyết định chọn đề tài Nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hùng Vương ” làm đề tài thạc sỹ của mình.

  1. Mục đích nghiên cứu

– Làm sáng tỏ những lý luận chung về rủi ro cho vay và quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp của NHTM.

– Phân tích, nhận xét, đánh giá rủi ro cho vay và quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hùng Vương.

– Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hùng Vương.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu của đề tài: đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hùng Vương.

– Phạm vi nghiên cứu: phân tích các vấn đề liên quan đến việc quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2010-2012..luận văn nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng

  1. Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ những nội dung cơ bản đặt ra của luận văn, trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp sau: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp toán, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp.

  1. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được bố cục gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hùng Vương.

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hùng Vương.


CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠi

1.1. Hoạt động cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm  

Căn cứ Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QHXII có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 đã xác định “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”[10]. Cũng theo Điều 4 Luật trên thì “Cho vay là hình thức cấp tín dụng theo đó, bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”[10].

Doanh nghiệp là một đối tượng trong hoạt động cho vay của NHTM. Theo luật DN số 60/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”[9]. Hiện nay, ở Việt Nam theo luật DN số 60/2005/QH11 có 04 loại hình doanh nghiệp chính sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần.

1.1.2 Phân loại cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

– Căn cứ vào thời hạn vay

+ Cho vay ngắn hạn: là khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng. Mục đích của loại hình cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động, đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng trong hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian ngắn hạn mà cụ thể ở đây là không quá 12 tháng.

+ Cho vay trung hạn:  là khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Mục đích của loại cho vay này nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định hay được sử dụng để mua sắm các loại tài sản mà khách hàng cần trong kinh doanh …

+ Cho vay dài hạn: là khoản cho vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng trở lên. Mục đích của khoản vay này thường là nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư, các nhu cầu vốn dài hạn khác, cụ thể ở đây là trên 60 tháng.

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng

+ Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là loại cho vay mà nghĩa vụ trả nợ vay được bên vay bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh. Trong trường hợp bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật. 

+  Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Đây là hình thức cho vay mà trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm bằng các tài sản thuộc quyền sở hữu của chính khách hàng vay hoặc của bên thứ ba.

– Căn cứ vào phương thức cho vay

+ Cho vay từng lần: là phương thức được áp dụng trên cơ sở nhu cầu tín dụng của từng đối tượng vay cụ thể như mua hàng, mua nguyên nhiên vật liệu dự trữ, hay khoản phải thu. Cơ sở để xem xét cho vay dựa trên hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng, thư tín dụng, các hóa đơn bán hàng, bảng kê bán thành phẩm, thành phẩm. Phương thức cho vay này thường áp dụng đối với DN có nhu cầu vay không thường xuyên.

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương thức cho vay trong đó NHTM và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động của DN theo hạn mức tín dụng đã cam kết.

+ Chiết khấu thương phiếu: là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó khách hàng chuyển nhượng thương phiếu chưa đáo hạn cho NHTM để đổi lấy một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí (nếu có).

+ Các phương thức cho vay khác: Ngoài các phương thức cho vay nêu trên, Ngân hàng cho khách hàng vay vốn theo phương thức cho vay khác mà pháp luật  không cấm, phù hợp với quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt nam và điều kiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và đặc điểm của từng loại khách hàng vay. 

1.2 Khái quát về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm

       Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.

       Theo khoản 1 Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN định nghĩa “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

       Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp  là một loại rủi ro tín dụng, là rủi ro về sự tổn thất tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp xuất phát từ người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán.

       Rủi ro tín dụng luôn tiềm tàng và tồn tại khách quan, thường xuyên và Ngân hàng không thể triệt tiêu hoàn toàn. Các NHTM chỉ có thể phòng ngừa, hạn chế và đối phó với rủi ro tín dụng trong khả năng cho phép và không thể hoàn toàn loại bỏ được rủi ro tín dụng.

1.2.2 Những dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHTM

Nhận diện rủi ro, qua đó có những giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và xử lý các khoản tín dụng có rủi ro là khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sau khi khoản vay phát sinh và được phân loại, ngân hàng luôn phải theo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo sau:

1.2.2.1 Nhóm dấu hiệu liên quan đến giao dịch với ngân hàng

– Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoặc không muốn hoàn trả, hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính;

– Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục;

– Chậm thanh toán các khoản lãi đến hạn; thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, không đúng hạn;

– Sự suy giảm bất thường số dư tiền gửi thanh toán tại ngân hàng; luân chuyển doanh thu hoạt động về tài khoản tại Ngân hàng không thường xuyên;

– Mức vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến;

– Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất mục đích sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh;

– Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá rị tài sản đảm bảo giảm sút so với định giá khi vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán trao đổi hoặc đã biến mất không còn tồn tại;

– Có dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập bất thường khác không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc không từ hoạt động được đề xuất trong phương án vay vốn;

– Có dấu hiệu sử dụng nhiều nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn.

– Chấp nhận sử dụng nguồn vốn giá cao với mọi điều kiện.

1.2.2.2  Nhóm dấu hiệu liên quan đến quan hệ phương pháp quản lý của khách hàng, những thay đổi tình hình hoạt động của khách hàng

Nhóm dấu hiệu này cũng có tác động trực tiếp tới chất lượng khoản vay  nhưng với tốc độ chậm hơn. Các dấu hiệu này xuất phát từ nội bộ của từng khách hàng, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ từ cán bộ cho vay mới có thể nhận diện được, có thể nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo sau:.

– Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi lập hồ sơ vay vốn;

– Có sự thay đổi bất thường trong cơ cấu vốn và tài sản của khách hàng, thay đổi về các tỷ lệ thanh khoản;

– Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý như gia tăng chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng, chi phí khánh tiết …

– Thay đổi thường xuyên nhân sự trong bộ máy quản lý, điều hành hoạt động của khách hàng;

– Tham gia mua bán với những hợp đồng kinh tế có giá trị lớn;

– Chất lượng sản phẩm giảm sút, thị phần bị thu hẹp;

– Những phản ứng chậm và thiếu linh hoạt của doanh nghiệp trước yếu tố thay đổi thị trường đầu vào và đầu ra.

1.2.2.3 Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách cho vay của ngân hàng..luận văn nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng

– Chính sách cấp tín dụng cho khách hàng quá cứng nhắc hoặc quá lỏng lẽo, tạo khe hở cho cán bộ ngân hàng và khách hàng thông đồng;

– Chính sách tín dụng tạm thời hạn chế cho vay các ngành hàng mà khách hàng đang kinh doanh;

– Đánh giá và phân loại thiếu chính xác mức độ rủi ro của khách hàng: nâng cao quá mức năng lực tài chính của khách hàng trong quá trình phân tích dẫn đến cho vay vốn vượt nhu cầu thực tế của khách hàng, che dấu nợ xấu của khách hàng, có hành vi cho khách hàng vay vốn để thực hiện đảo nợ;

– Các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay mập mờ, không đảm bảo tính pháp lý;

– Hồ sơ tín dụng không đầy đủ theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng;

– Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của Ngân hàng;

– Có khuynh hướng cạnh tranh thái quá: giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ hay thực hiện chiến lược “giữ chân” hoặc “lôi kéo” khách hàng bằng các khoản tín dụng mới mặc dù biết rõ các khoản tín dụng cấp cho khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của các NHTM

1.2.3.1 Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài

Là nguyên nhân mang tính bất khả kháng, đó là những thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, bão, hạn hán, chiến tranh …, do sự tác động của chu kỳ phát triển kinh tế, do sự thay đổi của tỷ giá, lãi suất, do cơ chế chính sách nhà nước thay đổi … gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hoạt động của khách hàng và môi trường đầu tư vốn của ngân hàng, có thể phá vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn, hoặc làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn bị thua lỗ.

1.2.3.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn

Đối với khách hàng doanh nghiệp, có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro cho Ngân hàng khi cho vay đối với đối tượng khách hàng này, cụ thể:

+ Rủi ro từ phía thị trường của doanh nghiệp:

  • Thị trường cung cấp đầu vào của doanh nghiệp bị hạn chế hoặc giá cả nguyên vật liệu đầu vào bị tăng cao, dẫn đến giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất tăng lên, sản phẩm của doanh nghiệp kém khả năng cạnh tranh về giá cả tiêu thụ.
  • Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra không còn phù hợp với thị trường, thị phần của doanh nghiệp bị thu hẹp.
  • Các nguyên nhân khác: sản phẩm có sản phẩm thay thế cạnh tranh hơn, thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh …

Tất cả các nguyên nhân trên làm cho sản phẩm của doanh nghiệp khó tiêu thụ trên thị trường, ảnh hưởng đến nguồn trả nợ ngân hàng.

+ Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, làm thất thoát vốn vay hoặc đồng vốn bỏ ra đầu tư kém hiệu quả, dẫn đến không trả được nợ vay ngân hàng;

+ Do Lãnh đạo doanh nghiệp thiếu năng lực và trình độ chuyên môn trong điều hành quản lý doanh nghiệp, dẫn đến tổ chức điều hành và quản lý yếu kém, hiệu quả sử dụng vốn vay giảm sút, giảm khả năng trả nợ Ngân hàng;

+ Do khách hàng chây ỳ, cố tình không trả nợ cho Ngân hàng mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn có lãi;

1.2.3.3 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng thực hiện cho vay

– Do Ngân hàng tập trung vốn lớn cung ứng cho một ngành nghề hoặc một nhóm đối tượng khách hàng ưu tiên dễ gây rủi ro tín dụng cho Ngân hàng khi khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh hoặc vì một nguyên nhân khác mà khách hàng không trả được nợ;

– Do cán bộ ngân hàng cho vay khách hàng thực hiện không nghiêm túc các bước của quy trình cho vay như không phân tích, đánh giá đầy đủ và thận trọng đối với khách hàng trước khi quyết định cho vay, không thực hiện kiểm tra giám sát hoặc có kiểm tra giám sát nhưng chỉ mang tính hình thức sau khi cho vay …;

– Thiếu thông tin về khách hàng và ngành nghề kinh doanh của khách hàng hoặc thông tin không đầy đủ, thiếu kịp thời …, ảnh hưởng đến quá trình phân tích và quyết định cho vay;

– Do trình độ quản lý và năng lực chuyên môn của cán bộ ngân hàng bị hạn chế, dẫn đến yếu kém trong quản lý khách hàng và quản lý món vay;

– Do sự kiểm tra, giám sát khoản vay không thường xuyên, chậm trễ, không phát hiện kịp thời các dấu hiệu cảnh báo rủi ro đối với khách hàng;

– Do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, cố tình làm sai quy định cho vay của ngân hàng, thông đồng với khách hàng trong quá trình cho vay;

– Do Ngân hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận, nắm giữ tài sản đảm bảo để xử lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *