Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Tây Hòa tỉnh Phú Yên

Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Tây Hòa tỉnh Phú Yên

Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Tây Hòa tỉnh Phú Yên

1. Lý do chọn đề tài

GD&ĐT đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia; với nước ta hiện nay, đó là động lực phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chăm lo cho giáo dục và xác định “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, các nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Tây Hòa tỉnh Phú Yên” làm đề tài luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý giáo dục.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý xây dựng trường mầm non ĐCQG và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non ĐCQG ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý công tác này nhằm góp phần đảm bảo bền vững chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các nhà trường.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Công tác xây dựng trường mầm non ĐCQG.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý xây dựng trường mầm non ĐCQG ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác xây dựng trường mầm non ĐCQG ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên những năm qua đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, bất cập.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường mầm non ĐCQG.

5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non ĐCQG ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non ĐCQG ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.

6. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non ĐCQG ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2018 – 2020 và đề xuất các biện pháp quản lý công tác này của hiệu trưởng các nhà trường cho giai đoạn 2020 – 2025.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường mầm non ĐCQG;

Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non ĐCQG ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên;

Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non ĐCQG ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.

Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Tây Hòa tỉnh Phú Yên
Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Tây Hòa tỉnh Phú Yên

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.2. Các khái niệm chính

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát,… một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

1.2.2. Quản lý nhà trường

Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở mang tính Nhà nước – xã hội, là nơi trực tiếp làm công tác giáo dục-đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Nó nằm trong môi trường xã hội và có tác động qua lại với môi trường đó. Theo Nguyễn Ngọc Quang Trường học là thành tố khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý giáo dục, vừa là hệ thống độc lập tự quản của xã hội.

1.2.3. Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là trường mầm non phải đạt 5 tiêu chuẩn (Tổ chức và quản lý nhà trường; Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ) quy định theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.

1.2.4. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Xây dựng là làm theo một bản vẽ kỹ thuật, một vật có kích thước lớn bằng nhiều thứ vật liệu đã được tính toán về mọi mặt (số lượng, trọng lượng, thể tích, sức bền…): xây dựng nhà văn hóa; xây dựng cầu xe hỏa; xây dựng đô thị…

1.2.5. Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Từ khái niệm quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và một số vấn đề lý luận về xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, có thể hiểu quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo đến cán bộ quản lý trường học, giúp cán bộ quản lý trường học xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả 5 tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

1.3. Công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

1.3.1. Mục tiêu của giáo dục mầm non

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.

1.3.2. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của trường mầm non

Trường mầm non là đơn vị cơ sở của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân.

1.3.3. Mục tiêu, nội dung xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, bậc học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, giai đoạn chuẩn bị cho trẻ những tiền đề quan trọng trước khi bước vào giáo dục nhà trường.

1.4. Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo là tập trung quản lý 5 tiêu chuẩn quy định về trường mầm non đạt chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đó là:

1.4.1. Tổ chức và quản lý nhà trường

Nhà trường có xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường; có kế hoạch hoạt động cho năm học, học kỳ, tháng và tuần;có biện pháp và tổ chức thực hiện kế hoạch đúng tiến độ. Chấp hành nghiêm chỉnh sự quản lý của chính quyền địa phương; Chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch phát triển và các biện pháp cụ thể để nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non.

1.4.2. Quản lý xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

100% số giáo viên đạt trình độ chuẩn về đào tạo và đủ về số lượng theo quy định của Điều lệ trường mầm non và các văn bản quy phạm pháp luật về định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; trong đó có ít nhất 95% số giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.

Có ít nhất 50% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó ít nhất 20% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên

Có ít nhất 70% số giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến và có chiến sĩ thi đua từ cấp cơ sở trở lên. Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên nào bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. Không có giáo viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.

Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, ngoài quy định ở mức độ 1, điều chỉnh và bổ sung tiêu chí sau:

Có ít nhất 55% số giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo, trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;

1.4.3. Quản lý xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

Diện tích sử dụng đất của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Các hạng mục công trình (phòng học, phòng chức năng, Khối phục vụ học tập, khối hành chính quản trị, khối tổ chức bếp ăn, sân vườn …) của nhà trường được xây dựng kiên cố theo yêu cầu về diện tích, thiết kế, xây dựng phù hợp quy định. Có nguồn nước sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh.

Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

Ngoài quy định ở mức độ 1, điều chỉnh và bổ sung tiêu chí sau: địa phương nơi trường đặt trụ sở được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Tất cả các nhóm, lớp đều chia theo độ tuổi và tổ chức cho trẻ ăn bán trú. Phòng vi tính: có diện tích tối thiểu 40 m2 với đầy đủ thiết bị phục vụ các hoạt động. Phòng hội trường: Có diện tích tối thiểu 70 m2 phục vụ các hoạt động ngày hội, ngày lễ lớn; có thể kết hợp là nơi trưng bày hiện vật, tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi chung của toàn trường. Sân vườn có ít nhất 10 loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời, có khu chơi giao thông và sân khấu ngoài trời.

1.4.4. Quản lý xây dựng quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể, tổ chức ở địa phương đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục địa phương.

1.4.5. Quản lý hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

Nhà trường thực hiện nhiệm vụ năm học và chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Kết quả hằng năm đạt: 100% các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tổ chức cho trẻ ăn bán trú. 100% trẻ được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường, nhà trẻ. 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Tỉ lệ chuyên cần của trẻ: đạt 90% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 85 % trở lên đối với trẻ ở các độ tuổi khác. Có ít nhất 85% trẻ phát triển bình thường về cân nặng và chiều cao theo tuổi. 100% trẻ bị suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Có ít nhất 98% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non. 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. 100% trẻ dưới 5 tuổi được học 2 buổi/ngày. Có ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hoà nhập (nếu có) được đánh giá có sự tiến bộ.

Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

Ngoài quy định ở mức độ 1, điều chỉnh và bổ sung tiêu chí sau: Tỷ lệ chuyên cần của trẻ: đạt 95% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 90% trở lên đối với trẻ ở các độ tuổi khác. Có ít nhất 95% trẻ phát triển bình thường về cân nặng và chiều cao theo tuổi

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

1.5.1. Các yếu tố khách quan

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản có tính chất lý luận làm cơ sở khoa học để triển khai nội dung các chương tiếp theo

Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là vấn đề cấp bách hiện nay của ngành Giáo dục huyện Tây Hòa nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII (nhiệm kỳ 2020-2025) đã đề ra.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON

ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở HUYỆN TÂY HÒA,

TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và giáo dục huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội huyện Tây Hòa

Toàn huyện có 11 trường mầm non và 47 cơ sở tư thục. Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm đẩy mạnh công tác xây dựng trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy – học; do đó , chất lượng giáo dục của huyện ngày càng nâng lên.

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục huyện Tây Hòa

Bậc học mầm non: có 11 trường mầm non và 47 nhóm mầm non tư thục: Tổng số nhóm, lớp: 119 /3285 trẻ; Huy động trẻ nhà trẻ: 31 nhóm/660/2976 trẻ, tỷ lệ 22,17 %; Mẫu giáo: 88 lớp/2625/5252 trẻ, tỷ lệ 49,7%; Trẻ 5 tuổi ra lớp : 1857/1857 đạt tỉ lệ 100%.

– Mầm non: Kết quả theo dõi chăm sóc giáo dục trẻ đến cuối năm học: Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 34/3285 trẻ, tỷ lệ 1,03% (giảm 0,5% so với cùng kỳ năm học trước); Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi 51/3285 trẻ, tỷ lệ: 1,55% (giảm 0,43% so với cùng kỳ năm học trước).

2.2. Khái quát quá trình khảo sát

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Nhằm thu thập thông tin làm cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng công tác xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia và thực trạng quản lý công tác này ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.

2.2.2. Nội dung khảo sát

a. Khảo sát về thực trạng xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên:

b. Khảo sát về thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên:

2.2.3. Đối tượng, địa bàn, phương pháp khảo sát

2.2.4. Thời gian, tiến trình khảo sát

Thời gian khảo sát: Tháng 8 năm 2020.

Xử lý dữ liệu và tổng hợp kết quả khảo sát: Tháng 9 năm 2020.

Viết báo cáo phân tích kết quả khảo sát: Tháng 10 năm 2020.

2.3. Thực trạng xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, NV các trường mầm non ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên về xây dựng trường mầm non ĐCQG

Chủ trương xây dựng trường mầm non ĐCQG đã nhanh chóng đi vào thực tiễn, được cấp ủy Đảng, chính quyền và Ngành GD&ĐT tập trung chỉ đạo khá hiệu quả, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục, đã làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong toàn huyện, đặc biệt đã tác động sâu sắc tới nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ CBQL, GV, NV các nhà trường.

2.3.2. Đối tượng, địa bàn, phương pháp khảo sát

Với 176 LĐ, CV, CBQL, GV, NV được khảo sát, có 73,86% ý kiến cho là rất cần thiết, 8,52% ý kiến cho là cần thiết để quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn QG.Tuy nhiên vẫn còn 17,61% CBQL cho rằng việc quản lý xây dựng trường MN ĐCQG là ít cần thiết. Kết quả này cho thấy một bộ phận nhỏ CBQL nhận thức chưa đầy đủ về sự cần thiết của việc quản lý xây dựng trường MN ĐCQG. Mặc dù tỷ lệ này không cao nhưng cũng ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, triển khai hoạt động quản lý xây dựng trường MN ĐCQG của các đơn vị. Điều này đặt ra yêu cầu đối với Phòng GD&ĐT huyện cần có biện pháp nâng cao nhận thức chung cho đội ngũ về tầm quan trọng của công tác quản lý xây dựng trường MN ĐCQG.

2.3.3. Thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non ĐCQG ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên

2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non ĐCQG ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên

Bảng 2.4 cho thấy, từ năm học 2018 – 2019 toàn huyện có 100% GVMN đạt chuẩn về trình độ đào tạo, tỷ lệ GV trên chuẩn càng ngày càng tăng, hiện nay có 98,67 giáo viên trên chuẩn; số lượng hiện đạt 02 GV/ lớp, phù hợp với quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT- BGDĐT- BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN.

Qua trao đổi trực tiếp với HT và GV, NV các trường MN trên địa bàn huyện, được biết, tất cả GV các trường MN đều có phẩm chất, đạo đức tốt, luôn chấp hành nghiêm túc mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Hầu hết GV, NV sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đồng nghiệp, người dân tín nhiệm và trẻ yêu quý. Các cô giáo luôn có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và thường xuyên rèn luyện sức khỏe.

Phong trào thi GV giỏi các cấp luôn được các trường quan tâm, qua hội thi đã có nhiều GV đạt thành tích cao, đạt GV dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

Một số chương trình đầu tư đã thực hiện có hiệu quả:

– Đầu tư kinh phí cho chương trình mục tiêu về dự án hỗ trợ phổ cập MN 5 tuổi xóa mù chữ, duy trì kết quả phổ cập GD trẻ 5 tuổi;

– Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học đã có tác động tích cực, cải thiện tình hình cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp, đáp ứng yêu cầu xây dựng trường ĐCQG;

– Huy động đầu tư từ ngân sách Nhà nước ngày càng tăng; gia tăng các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư cho sự nghiệp phát triển GDMN.

Bằng nhiều nguồn kinh phí, UBND huyện đã đầu tư xây dựng phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, nhà GD đa năng, trang bị CSVC và thiết bị dạy học.

2.4. Thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên

2.4.1. Thực trạng quản lý kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Kết quả khảo sát về Thực trạng quản lý kế hoạch xây dựng trường mầm non

Có 65,90% ý kiến đánh giá tốt , có 19,88% ý kiến đánh giá khá, có 14,20% đánh giá trung bình về nội dung 1. Có 73,86% ý kiến đánh giá tốt, có 17,04% ý kiến đánh giá khá, có 5,68% đánh giá trung bình, có 3,40% ý kiến đánh giá yếu về nội dung 2. Có 100% CBQL, GV, NV ý kiến đánh giá tốt nội dung 3. Có 88,06% ý kiến đánh giá tốt, 11,93% ý kiến đánh giá khá về nội dung 4.Có 100% CBQL, GV,NV ý kiến đánh giá nội dung 5. Điều này cho thấy việc quản lý kế hoạch xây dựng trường mầm non rất phù hợp.

2.4.2. Thực trạng quản lý xây dựng về tổ chức và quản lý nhà trường

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.8 ta nhận thấy:

Việc QL xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm học, học kỳ, tháng và tuần, biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch đúng tiến độ. Trong qua trình khảo sát có 100% ý kiến đánh giá tốt.

2.4.3. Thực trạng quản lý xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

2.4.4. Thực trạng quản lý xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Kết quả khảo sát ở bảng 2.10, chúng ta thấy tất cả LĐ, CV, CBQL có 71,41 % ý kiến đánh giá tốt, có 17,85% ý kiến đánh giá khá, có 10,71 ý kiến đánh giá trung bình về nội dung kế hoạch phát triển trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị.

2.4.5. Thực trạng quản lý xây dựng quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Kết quả khảo sát ở bảng 2.11, chúng ta thấy tất cả LĐ, CV, CBQL có 82,35 % ý kiến đánh giá tốt, có 11,76% ý kiến đánh giá khá, có 5,88 ý kiến đánh giá trung bình về nội dung 1.

2.4.6. Thực trạng quản lý hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

Qua kết quả ý kiến đánh giá cho thấy việc định kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp còn hạn chế.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng

2.5.1. Điểm mạnh

2.5.2. Hạn chế

2.5.3. Nguyên nhân hạn chế

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Công tác quản lý xây dựng trường MN đạt chuẩn QG ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Các trường MN trong huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo, tổ chức các hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tỷ lệ HS suy dinh dưỡng, thấp còi, béo phì giảm đáng kể. Sự quan tâm tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp, các mạnh thường quân và cha mẹ HS đã tạo sức mạnh cho nhà trường từng bước hoàn thiện về CSVC, đảm bảo phục vụ tốt cho công tác dạy và học, góp phần xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV được nâng lên, sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội ngày càng chặt chẽ.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON

ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở HUYỆN TÂY HÒA,

TỈNH PHÚ YÊN

3.1. Nguyên tắc xác lập các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

3.2. Các biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên

3.2.1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV và PHHS về tầm quan trọng của công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

3.2.1.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Nhằm tuyên truyền, vận động để CBQL, GV, NV và PHHS nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, chủ trương xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của Đảng, Nhà nước và của Ngành, từ đó tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong việc thực hiện các tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

a) Nội dung biện pháp

Phòng GD&ĐT triển khai công tác tuyên truyền để toàn thể CBQL, GV, NV và PHHS nắm vững Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chiến lược phát triển giáo dục, các văn bản chỉ đạo có liên quan đến việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

b) Cách thức thực hiện

Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền với các ngành, các cấp chính quyền địa phương về đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong tình hình mới của Chính phủ, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

3.2.2. Kế hoạch hóa công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và phân định trách nhiệm của các bên liên quan

3.2.2.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Lập kế hoạch là công việc quan trọng hàng đầu trong quản lý. Kế hoạch là công cụ giúp nhà quản lý phối hợp nỗ lực của các thành viên trong tổ chức và các bên liên quan. Kế hoạch giúp tổ chức ứng phó với sự bất định và sự thay đổi.

Vì vậy, nếu làm tốt kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia sẽ góp phần rất lớn, làm thay đổi diện mạo các nhà trường, cơ sở vật chất trường học sẽ được khang trang, sạch đẹp hơn, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn, đặc biệt giúp gia tăng sự quan tâm của các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh học sinh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

a) Nội dung biện pháp

Lập kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là nội dung quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược của nhà trường và kế hoạch chung của Phòng GD&ĐT.

b) Cách thức thực hiện

Triển khai xây dựng kế hoạch, cần bám sát tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, thực trạng xây dựng trường chuẩn quốc gia của các nhà trường; đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu về các nguồn lực của từng nhà trường như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, khả năng tài chính…,

3.2.3. Kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng đội ngũ CBQL, GV, NV đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia

3.2.3.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Đây là vấn đề lớn, các trường không thể thực hiện hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Phòng GD&ĐT.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

a) Nội dung biện pháp

Với sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT hiệu trưởng cần hoạch định phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường. Trên cơ sở xác định rõ từng giai đoạn phát triển của nhà trường cần đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ CBQL, GV, NV của trường.

b) Cách thức thực hiện

Phòng GD&ĐT chỉ đạo nhà trường lập kế hoạch xây dựng xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình cụ thể. Lập kế hoạch là một chức năng quản lý quan trọng. Cần đảm bảo rằng kế hoạch có tính thực thi, sẽ trở thành hiện thực. Sau khi kế hoạch kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng đội ngũ đã được phê duyệt, hiệu trưởng tổ chức triển khai kế hoạch trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đối tượng liên quan. Định kỳ từng học kỳ và cuối năm học cần tổ chức họp Ban chỉ đạo để đánh giá, rà soát, đối chiếu thực trạng với yêu cầu xây dựng bộ máy tổ chức. .

3.2.4. Đầu tư xây dựng và tổ chức khai thác hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong nhà trường

3.2.4.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học của trường mầm non là toàn bộ điều kiện cần thiết phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Đầu tư CSVC cho trường mầm non chính là tạo ra môi trường sư phạm thuận lợi với đầy đủ hệ thống các phòng chức năng, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ ăn ngủ tại trường cho trẻ, tạo cho trẻ môi trường hoạt động hấp dẫn mang tính giáo dục cao, đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDMN và phù hợp với nhu cầu phát triển của đời sống xã hội hiện nay.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

a) Nội dung biện pháp

Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là thực hiện chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, địa phương liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. .

b) Cách thức thực hiện

Các cấp quản lý giáo dục từ phòng Giáo dục và Đào tạo đến các trường phải nắm vững nội dung cơ bản về chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của Ngành như: Văn kiện của Đảng nhận định về giáo dục và đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục, Luật giáo dục, Điều lệ trường Mầm non, Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non, các văn bản hướng dẫn, quy trình xây dựng kiểm tra trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, các chỉ thị, quyết định đề cập đến công tác giáo dục và đào tạo, những định hướng và mục tiêu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

3.2.5. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tích cực huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường mầm non ĐCQG

3.2.5.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Xã hội hóa GDMN nhằm góp phần nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức về nuôi dạy trẻ cho nhân dân và cộng đồng. Kiến thức về nuôi dạy trẻ đúng khoa học rất cần thiết cho sự phát triển xã hội. Làm cho mọi người nhận thức sâu sắc ý nghĩa, đầu tư cho việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là yêu cầu cần thiết hiện nay. Trường mầm non không chỉ là nơi dạy chữ mà là môi trường tạo ra nhân cách, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện mọi mặt, trong khi đó đầu tư cho GDMN còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

a) Nội dung biện pháp

Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của giáo dục và đào tạo – “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”,.

b) Cách thức thực hiện

Quán triệt cho đội ngũ trong các nhà trường chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng, xác định rõ muốn xây dựng và phát triển thì phải nắm chắc phương châm “dựa vào cộng đồng”.

Chỉ đạo nhà trường thuyết phục, làm cho cha mẹ trẻ, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương cùng thông suốt, nhất trí với chủ trương tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục.

3.2.6. Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN, thực hiện hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

3.2.6.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Trong hệ thống GD quốc dân, GDMN là khâu đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

a) Nội dung biện pháp

Chỉ đạo nhà trường tăng cường công tác quản lý để đảm bảo tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đúng qui định, bảo đảm trẻ được an toàn về thể chất và tinh thần, không để xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm. Nhà trường định kì cần tổ chức cho 100% trẻ được khám sức khỏe theo quy định tại Điều lệ trường MN.

b) Cách thức thực hiện

Chỉ đạo hiệu trưởng triển khai và đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình GDMN cho 100% nhóm, lớp mầm non; 3.2.7. Định kỳ kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia

3.2.7.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá đóng vai trò quan trọng đối với việc triển khai xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

a. Nội dung biện pháp

Chỉ đạo hiệu trưởng thực hiện các chức năng quản lý cơ bản đó là: Lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương và của ngành;

b. Cách thức thực hiện

Thành lập Đoàn kiểm tra cấp Phòng GD&ĐT và Tổ kiểm tra cấp trường. Đoàn kiểm tra cấp Phòng GD&ĐT gồm đại diện Ban Chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cấp huyện và viên chức Phòng GD&ĐT am hiểu sâu các lĩnh vực quản lý của trường mầm non

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mà chúng tôi đưa ra được xác lập trên cơ sở nghiên cứu lý luận và xuất phát từ thực tiễn công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của các trường mầm non ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.

3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

3.4.2. Nội dung, phương pháp khảo nghiệm

3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm

3.4.4. Thời gian khảo nghiệm

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

3.4.5.1. Về tính cấp thiết của các biện pháp

3.4.5.2. Về tính khả thi của các biện pháp

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng và dựa vào các nguyên tắc xây dựng biện pháp, chúng tôi đã đề xuất bảy biện pháp xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Các biện pháp đề xuất phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tình hình thực tế về quản lý giáo dục nói chung, công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Tây Hòa nói riêng

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quản lý xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một chủ trương lớn mang tính chiến lược của ngành giáo dục và đào tạo, là hành động thiết thực, góp phần chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, cũng như đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phải đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chuẩn theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Trường chuẩn quốc gia là một môi trường học tập hiện đại, thuận lợi cho các em học sinh để ươm mầm tài năng, là cơ sở, là tiền đề để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

– Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV và PHHS về tầm quan trọng của công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;

– Kế hoạch hóa công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và phân định trách nhiệm của các bên liên quan;

– Kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng đội ngũ CBQL, GV, NV đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia;

– Đầu tư xây dựng và tổ chức khai thác hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong nhà trường;

– Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tích cực huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;

– Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN, thực hiện hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

– Định kỳ kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Qua khảo nghiệm về nhận thức, đa số cán bộ, viên chức được hỏi (Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, CBQL và GV, NV các trường mầm non trong huyện) đánh giá cao mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp. Nếu các biện pháp được triển khai áp dụng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Tây Hòa giai đoạn 2020 – 2025.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Hàng năm tăng cường mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ cho GV mầm non để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

2.2. Đối với UBND tỉnh

– Hàng năm tăng cường phân bổ kinh phí cho các huyện để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị trường học đảm bảo theo lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

– Phê duyệt đề án vị trí việc làm các trường mầm non trên địa bàn huyện Tây Hòa để đảm bảo đủ số lượng giáo viên, nhân viên theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

– Quan tâm tổ chức thi tuyển viên chức GV mầm non, NV để kịp thời huy động trẻ trong độ tuổi 3 – 4 tuổi ra lớp (hiện tại chỉ huy động 28%, theo kế hoạch 90%).

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

– Tích cực tham mưu với UBND tỉnh đầu tư kinh phí cho các huyện để xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường.

– Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh cho chủ trương hợp đồng nhân viên trường học như nhân viên y tế để đảm bảo đủ số lượng nhân viên trường học theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ.

2.4. Đối với UBND huyện

– Hàng năm, cần trình Hội đồng nhân dân huyện phân bổ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng phòng chức năng, phòng học, mở rộng quỹ đất… cho các trường mầm non theo lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và Đề án xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2020 – 2025.

– Chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn trong huyện phối hợp cùng ngành giáo dục và đào tạo huyện huy động các nguồn lực để tăng cường đủ cơ sở vật chất cho các trường học theo kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

– Tham mưu UBND tỉnh cho chủ trương hợp đồng nhân viên y tế trường học để đảm bảo đủ số lượng nhân viên cho các trường mầm non theo quy định.

– Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các tổ chức chính trị xã hội thường xuyên tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia để cha mẹ trẻ, nhân dân và các lực lượng xã hội hiểu rõ, nhận thức đúng, từ đó tích cực tham gia đóng góp, hỗ trợ vật lực, tài lực cho các trường để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và phấn đấu đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch.

2.5. Đối với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo

– Tích cực tham mưu UBND huyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi cho các trường mầm non trong huyện, đảm bảo đạt chuẩn theo lộ trình đề ra.

– Rà soát, bố trí, sắp xếp, cân đối đội ngũ CBQL, GV, NV giữa các trường mầm non trong huyện, đảm bảo đủ về số lượng theo quy định. Đồng thời phối hợp với Phòng Nội vụ huyện tham mưu UBND huyện có kế hoạch tổ chức thi tuyển viên chức GVMN, NV y tế theo kế hoạch để đảm bảo đủ số lượng GVMN, NV y tế cho các trường mầm non trên địa bàn huyện theo quy định.

– Chỉ đạo sát sao việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong phạm vi quản lý, hướng dẫn các trường mầm non lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia theo lộ trình cụ thể. Định kỳ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các trường để phấn đấu đạt chuẩn theo kế hoạch.

– Hàng năm tổ chức cho hiệu trưởng các trường mầm non trong huyện tham quan học tập các mô hình điểm, tiên tiến trong lĩnh vực quản lý xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong và ngoài tỉnh để các đơn vị học tập rút kinh nghiệm.

2.6. Đối với cán bộ quản lý trường mầm non

– Làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, để có thể tận dụng những cơ hội huy động được nhiều nguồn tài trợ về kinh phí, vật chất xây dựng trường.

– Lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của nhà trường theo giai đoạn cụ thể. Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia. Vận dụng một cách khoa học và linh hoạt các chức năng quản lý trong quá trình tổ chức xây dựng trường chuẩn.

– Rà soát và kiện toàn các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, hội đồng trường, tổ văn phòng, tổ chuyên môn và nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể và chi bộ nhà trường. Tham mưu lãnh đạo Phòng GD&ĐT, chính quyền địa phương bố trí đủ số lượng GV, NV nhà trường theo quy định.

– Có biện pháp hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp hơn so với quy định, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ.

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong đội ngũ CBQL, GV, NV và cha mẹ trẻ để cùng nhận thức đầy đủ và quyết tâm xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội để cùng nhau phối hợp nhịp nhàng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của địa phương, mở rộng các mối quan hệ với tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường để huy động các nguồn lực xây dựng nhà trường.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\LE THI LE CHI\SAU BAO VE\TOM TAT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *