Quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp

Quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp

Quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với việc cải thiện môi trường sống, chất lượng cuộc sống cho các đô thị, các cơ sở, nhà máy sản xuất đã được quy hoạch tập trung vào những khu công nghiệp. Sản xuất tập trung có nhiều ưu điểm và phù hợp với xu thế phát triển, nhưng cũng bộc lộ nhiều bất cập, nhiều khó khăn trong công tác quản lý, nhất là khi việc xây dựng hành lang pháp lý, hệ thống chính sách còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển của thực tế.

Trong các khu công nghiệp, hàng ngày, hàng giờ luôn có hàng trăm ngàn người lao động tiến hành quá trình lao động sản xuất với hàng chục ngàn máy móc thiết bị từ đơn giản đến những máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn. Quá trình lao động luôn gắn với công cụ, phương tiện lao động, môi trường làm việc, máy móc thiết bị… vì thế luôn phát sinh những mối nguy hiểm, rủi ro làm cho người lao động có thể bị tai nạn lao động, bị nhiễm và mắc các bệnh nghề nghiệp. Trong khi đó, không phải tất cả người lao động hay tất cả người sử dụng lao động đều ý thức và chấp hành nghiêm những quy định về kỹ thuật an toàn, xây dựng môi trường làm việc an toàn. Những vụ tai nạn lao động vẫn diễn ra, có thể giảm về số lượng nhưng thiệt hại về người và tài sản lại có nguy cơ tăng cao.

Xuất phát từ những vấn đề quan trọng của công tác vệ sinh an toàn lao động (VSATLĐ ) đối với hoạt động sản xuất và sức khỏe, tính mạng con người như vậy, và mong muốn nghiên cứu, phân tích kỹ hơn vai trò của quản lý Nhà nước đối với công tác VSATLĐ trong doanh nghiệp và góp phần đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về VSATLĐ trong doanh nghiệp ở khu công nghiệp, tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam” làm Luận văn thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

3.1. Mục tiêu tổng quát

Làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

  1. Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
  2. Đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định về VSATLĐ tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam.
  3. Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý nhà nước về VSATLĐ trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài tập trung vào trả lời các câu hỏi chính:

– Tình hình thực hiện công tác vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam như thế nào?

– Vai trò của nhà nước trong việc quản lý vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam như thế nào?

– Các nhân tố nào ảnh hưởng hiệu quả quản lý vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp?

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về nội dung: Đề tài nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam.

– Về không gian: Các nội dung trên được nghiên cứu vấn đề này trong các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam

– Về thời gian: Đề tài nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc trong giai đoạn từ năm 2010 – 2018, đề xuất giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Cách tiếp cận

– Cách tiếp cận theo quy trình quản lý: Luận văn nghiên cứu theo quy trình từ ban hành, thực thi và kết quả của các chính sách quản lý về vệ sinh an toàn lao động ở cấp độ doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp.

– Tiếp cận vĩ mô: phân tích chính sách quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp.

– Cách tiếp cận thực chứng: tìm hiểu thực tế để thấy được nguyên nhân, thực trạng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam.

6.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

– Đề tài sử dụng phương pháp thu thập và xử lý các dữ liệu thứ cấp, các ý kiến của các chuyên gia hàng đầu và người lao động về vấn đề nghiên cứu nhằm đánh giá về đề khái quát, phản ánh đầy đủ hiện trạng.

– Nghiên cứu này sử dụng sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp để đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước đối với các an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

– Phân tích, làm rõ những vấn đề cơ bản về bản chất, vai trò, đặc điểm, nguyên tắc và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam.

– Qua đề tài nghiên cứu này mong rằng có thể giúp các nhà hoạch định chính sách, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp có định hướng hoàn thiện thực hiện tốt công tác quản lý vệ sinh an toàn lao động.

– Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương trong nước, vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, rút ra bài học kinh nghiệm để thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc; đồng thời phải đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.

8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luâṇ văn gồm 3 chương:

– Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp

– Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc

– Chương 3: Quan điểm phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP

1.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm về vệ sinh an toàn lao động

– Khái niệm về an toàn lao động

An toàn lao động là tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho người lao động được làm việc trong điều kiện không nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động xấu đến sức khoẻ.

An toàn lao động luôn gắn với công cụ lao động và phương tiện lao động cụ thể. Bởi lẽ, để có thể tiến hành sản xuất – kinh doanh, con người phải sử dụng công cụ lao động, phương tiện lao động để sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Công cụ và phương tiện lao động bao gồm từ các công cụ đơn giản đến các máy, thiết bị tinh vi, hiện đại, từ một chỗ làm việc đơn sơ, thậm chí không có mái che đến những nơi làm việc trong nhà xưởng với đầy đủ tiện nghi. Chúng ta cần đánh giá, xem xét mức độ ảnh hưởng của các công cụ, máy, thiết bị, nhà xưởng đối với tính mạng, sức khỏe con người để đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động. Người lao động sử dụng công cụ, phương tiện lao động gắn với đối tượng lao động, tiến trình công nghệ trong sản xuất, môi trường lao động.

– Khái niệm về vệ sinh lao động

Vệ sinh lao động là một lĩnh vực khoa học công nghệ chuyên ngành của bảo hộ lao động (BHLĐ), nghiên cứu việc quản lý – nhận dạng, đánh giá và kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp, các mối nguy hại đối với sức khoẻ con người, đề xuất các biện pháp cải thiện môi trường, điều kiện làm việc nhằm bảo vệ sức khoẻ, nâng cao khả năng lao động và phòng ngừa bệnh nghề nghiệp (BNN) cho người lao động.

Vệ sinh lao động có các nhiệm vụ: Nghiên cứu đặc điểm nhận dạng các tác hại nghề nghiệp, các mối nguy hại đối với sức khoẻ người lao động; nghiên cứu những biến đổi sinh lý, sinh hoá, tâm – sinh lý và căng thẳng do các tác đại nghề nghiệp tác động đến con người; nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp; nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh sức khoẻ môi trường điều kiện làm việc, các chế độ và kiểm tra việc thực hiện; nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn khám tuyển, khám sức khoẻ định kỳ và khám BNN.

Từ các khái niệm trên, có thể thấy rằng an toàn lao động (ATLĐ) và vệ sinh lao động (VSLĐ) là hai phạm trù không thể tách rời trong quá trình lao động tạo ra sản phẩm, đảm bảo an toàn tính mạng và sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu này có thể hiểu: Vệ sinh an toàn lao động là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức quản lý, kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho con người trong lao động.

Khi nói đến ATLĐ là phải gắn với VSLĐ vì trong quá trình lao động tạo ra sản phẩm hai phạm trù này luôn song hành cùng nhau. Sự phát triển của VSATLĐ phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế, khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển xã hội của mỗi quốc gia. Vào những thập niên giữa thế kỷ XX, khi yêu cầu tối thiểu cơ bản của người lao động trước hết là phải không bị tai nạn, bệnh tật trong khi làm việc, thì mục tiêu chính của VSATLĐ là phải áp dụng ngay các biện pháp, nhiều khi là bị động, để ngăn chặn tai nạn, bệnh tật chứ chưa thể nghĩ đầy đủ đến các giải pháp có hệ thống, chủ động kiểm soát nguy cơ gây ra tai nạn, bệnh tật ngay từ đầu. Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học và công nghệ, công tác VSATLĐ cũng dần chuyển từ đối phó, bị động sang thế chủ động trong việc quản lý và kiểm soát các nguy cơ một cách có hệ thống, trong đó coi trọng việc nâng cao văn hóa an toàn và ưu tiên biện pháp phòng ngừa.

1.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp

Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được quy hoạch tại những vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, trong đó, tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Doanh nghiệp khu công nghiệp (DNKCN) là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ:

– Doanh nghiệp sản xuất khu công nghiệp là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp.

– Doanh nghiệp dịch vụ khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, dịch vụ sản xuất công nghiệp.

Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh (trừ trường hợp có quy định riêng cho từng loại ban quản lý) là cơ quan quản lý trực tiếp các khu công nghiệp, khu chế xuất trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ban quản lý trên địa bàn liên tỉnh hoặc Ban quản lý một khu công nghiệp (trường hợp cá biệt) hoặc Ban quản lý khu công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Doanh nghiệp khu công nghiệp có nghĩa vụ:

– Tuân thủ pháp luật, điều lệ quản lý khu công nghiệp, quyết định chấp thuận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Đăng ký với Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh: số lượng, khối lượng sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ từ thị trường trong nước (đối với doanh nghiệp khu công nghiệp), số lượng phế phẩm, phế liệu còn giá trị thương mại từ doanh nghiệp chế xuất bán vào thị trường trong nước và hàng hóa từ thị trường trong nước được mua chuyển vào doanh nghiệp chế xuất (đối với doanh nghiệp chế xuất). Đối với doanh nghiệp khu công nghệ cao, ngoài việc đăng ký các nội dung nêu trên, tùy theo loại hình doanh nghiệp còn phải đăng ký việc chuyển giao công nghệ cao.

Nghị quyết TW (khóa VIII) của Đảng có ghi: “Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất, nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có điều kiện”. Đó là những định hướng rất quan trọng cho việc xây dựng, phát triển và mở rộng các khu công nghiệp ở nước ta trong tình hình hiện nay.

Khu công nghiệp là công cụ của chính sách công nghiệp nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, đồng thời cũng là địa bàn để thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trên phạm vi lãnh thổ nhất định.

Khu công nghiệp đối với nước ta còn là vấn đề mới mẻ, nhưng qua mấy năm xây dựng và phát triển, nó trở thành nhân tố rất quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu CNH, HĐH.

 Quản lý nhà nước về VSATLĐ trong các KCN là dạng quản lý mà trong đó, chủ thể quản lý chính là Nhà nước. Đó là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước (sử dụng quyền lực nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước) điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ để đảm bảo VSATLĐ, phòng chống TNLĐ và BNN, nhằm bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho người lao động trong các KCN và đồng thời giúp các DNKCN phát triển bền vững.

Như vậy, QLNN về VSATLĐ trong các KCN chính là sự tác động có mục đích của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, hành vi của con người, đảm bảo VSATLĐ trong các KCN, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

1.1.1.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong KCN

Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có các đặc điểm cơ bản sau:

Một là, tác động quản lý mang tính tổ chức

Tác động quản lý nhà nước là rất phong phú, đa dạng, có nhiều đặc trưng và có ý nghĩa riêng. Khác với các hình thức tác động khác như đào tạo, giáo dục, tác động quản lý nhà nước là một hình thức tác động có tổ chức và mang tính điều chỉnh, có nghĩa là sự tác động này phải đặt con người vào các mối quan hệ tổ chức nhất định, nhờ quan hệ sản xuất, quan hệ công vụ…

Hai là, quản lý nhà nước mang tính điều chỉnh; mang tính chất quyền lực; quản lý nhà nước tính khoa học; quản lý mang tính liên tục.

1.1.1.4. Vai trò của quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong KCN

Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong KCN là cải thiện điều kiện lao động cho người lao động làm việc trong môi trường lao động an toàn có ý nghĩa cực kỳ to lớn.

Bảo vệ sức khỏe cho người lao động, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động gây ra.

Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe cho người lao động sau khi sản xuất

Công tác bảo hộ lao động có vị trí rất quan trọng trong sản xuất và là một trong những yêu cầu khách quan của sản xuất dưới bất cứ nền sản xuất nào.

Quản lý vệ sinh an toàn lao động đối với doanh nghiệp ở đâu cũng quan trọng, nhưng trong KCN sẽ góp phần không gây ra sự nguy hiểm trong sản xuất nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động và khắc phục những hậu quả của tai nạn lao động, cải thiện điều kiện lao động cho người lao động trong khu công nghiệp với những nguy hiểm về an toàn về cháy nổ, an toàn để ngăn ngừa dịch bệnh giữa các DN trong KCN với nhau.

1.1.1.5. Ý nghĩa và tính chất của quản lý an toàn, vệ sinh lao động

Việc quy định vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động thành một chế định trong luật lao động có ý nghĩa có ý nghĩa quan trong trong thực tiễn.

Trước hết, nó biểu hiện sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề bảo đảm sức khỏe làm việc lâu dài cho người lao động.

Thứ hai, các quy định về đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động trong doanh nghiệp phản ánh nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong vấn đề bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Ví dụ : việc trang bị các phương tiện che chắn trong điều kiện có tiếng ồn, bụi…

Thứ ba, nó nhằm đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ lao động. Cụ thể, việc tuân theo các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động đòi hỏi người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện này (Ví dụ: trang bị đồ bảo hộ lao động, thực hiện các chế độ phụ cấp…)

Đối tượng áp dụng chế độ ATLĐ và VSLĐ: Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động được áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, mọi công chức, viên chức, mọi người lao động kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc trong các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, trong lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam.

Đây là một chính sách lớn của Đảng với Nhà nước, mang lại những lợi ích về kinh tế, chính trị và xã hội.

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động là việc nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động an toàn, vệ sinh lao động thông qua việc nhà nước lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, ban hành các văn bản pháp luật, đầu tư, tự nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất, trang thiết bị an toàn, vệ sinh lao động.

Quyền quản lý nhà nước (QLNN) về lao động thực chất là sự thể hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực lao động nhằm bảo vệ tốt nhất cho các chủ thể tham gia quan hệ lao động (QHLĐ). Nhà nước phải thực hiện bổn phận đảm bảo gìn giữ, bảo vệ, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực. Bởi lẽ, nhân lực là yếu tố không thể thiếu để thực hiện các hoạt động lao động – hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Nhà nước phải có trách nhiệm lớn nhất trong việc tổ chức các hoạt động kinh tế – xã hội, trong đó có việc sử dụng lao động trong các doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động khác. Về phương diện kinh tế – xã hội, việc QLLĐ của Nhà nước có vai trò đặc biệt trong việc quản lý nguồn nhân lực quốc gia, khắc phục những khía cạnh tiêu cực của lao động, làm cho các QHLĐ, quá trình lao động trở nên có tổ chức và có hiệu quả hơn. Về phương diện pháp lý, Nhà nước là chủ thể có quyền lực pháp lý lớn nhất, có quyền ban hành và thực thi pháp luật, áp dụng các trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật.

Hoạt động QLLĐ của Nhà nước được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan QLLĐ. Pháp luật lao động hiện hành quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong QLNN về lao động. Theo đó, Ủy ban QHLĐ có chức năng tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, giải pháp xây dựng QHLĐ lành mạnh; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan đến vệc phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, đình công. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng QLNN về các lĩnh vực việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động… trong phạm vi cả nước theo quy định tại Nghị định 186/2006/NĐ–CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ. Công tác QLNN về lao động ở địa phương do Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT–LĐTBXH–BNV ngày 10/07/2008 giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện và nhiệm vụ QLNN về lao động của Ủy ban nhân dân cấp xã. Một đặc điểm đáng chú ý khi đề cập đến cơ quan QLLĐ, đó là sự tham gia của tổ chức công đoàn trong công tác QLNN về lao động trong doanh nghiệp và tổ chức đại diện của người lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam.

– Tiêu chuẩn trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động

– Các quy định về trang bị phương tiện bảo hộ lao động cá nhân

– Qui định về khám sức khỏe cho người lao động

– Qui định và chế độ bồi dưỡng hiện vật

Theo Điều 104 Bộ luật lao động

– Qui định về thời giờ làm việc. thời giờ nghỉ ngơi

– Các qui định nhằm khắc phục hậu quả tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Được bồi thường (Khoản 03 điều 107 bộ luật lao động). Được hưởng trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp theo qui định tại luật bảo hiểm xã hội.

– Qui định an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động có đặc điểm riêng

– Lao động nữ: Điều 113 khoản 01 bộ luật lao động qui định.

– Lao động chưa thành niên (Điều 121 và 122 Bộ luật lao động qui định.)

– Lao động là người khuyết tật và người cao tuổi.

Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề khách thể cần phải bảo vệ mà Nhà nước quy định nghiêm ngặt chế độ bảo hộ lao động, khâu ban hành văn bản pháp luật đến tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm. Nhà nước cụ thể là Chính phủ và Chương trình quốc gia về bảo hiểm lao động, an toàn, vệ sinh lao động đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế kế hoạch và ngân sách của Nhà nước… cho đến ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.

Có 3 tính chất chủ yếu là: Pháp lý, Khoa học kỹ thuật và tính quần chúng. Chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau.

Nguyên tắc quản lý:

– Hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: tránh thanh kiểm tra quá nhiều.

– Hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người lao động.

– Gắn với phát triển bền vững.

1.1.2. Nội dung, nguyên tắc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp

1.1.2.1. Nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý về vệ sinh an toàn lao động tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp

a) Ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn lao động trong các doanh nghiệp

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ban hành, các cơ quan quản lý nhà nước về VSATLĐ địa phương sẽ cụ thể hóa các quy phạm đó và xây dựng các quy trình an toàn lao động phù hợp với điều kiện sản xuất tại các doanh nghiệp.

Tiêu chí đánh giá:

– Số văn bản hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về ATVSLĐ.

– Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp nhận và triển khai thực hiện các quy định pháp luật về ATVSLĐ.

b) Tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn lao động trong các doanh nghiệp

Cũng như mọi chính sách khác, muốn đi vào cuộc sống thì công tác tuyên truyền là việc làm đầu tiên phải triển khai. Việc tiếp thu, thực thi đến đâu tùy thuộc mức độ nhận thức và tính tự giác chấp hành của người sử dụng lao động và người lao động.

Tiêu chí đánh giá:

– Số lượng các đợt tuyên truyền về VSATLĐ

– Tỷ lệ doanh nghiệp đã thực hiện tuyên truyền về VSATLĐ.

– Tỷ lệ lao động đã được tuyên truyền về VSATLĐ.

c) Tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý vệ sinh an toàn lao động trong các doanh nghiệp

Tổ chức đào tạo tập huấn về quản lý VSATLĐ có 2 nội dung chính:

– Các quy định của pháp luật về VSATLĐ.

– Tổ chức quản lý công tác VSATLĐ trong doanh nghiệp.

Tiêu chí đánh giá:

– Số lượng các đợt tập huấn về VSATLĐ cho các đối tượng trên.

– Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia đào tạo về quản lý VSATLĐ.

d) Tổ chức kiểm tra về thực hiện vệ sinh an toàn lao động tại các doanh nghiệp

Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo hộ lao động ở nước ta được thực hiện dưới các hình thức: Thanh tra Nhà nước, kiểm tra của cấp trên với cấp dưới; tự kiểm tra của cơ sở và việc kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn các cấp.

Tiêu chí đánh giá:

– Hàng năm, cơ quan quản lý Nhà nước phải nắm rõ số lượng doanh nghiệp được thanh tra thường xuyên, đột xuất.

– Từ kết quả thanh, kiểm tra phải đánh giá được tỷ lệ doanh nghiệp đủ điều kiện và chấp hành tốt công tác VSATLĐ/tổng số doanh nghiệp được thanh kiểm tra; tỷ lệ doanh nghiệp không đủ điều kiện và không chấp hành tốt công tác VSATLĐ/tổng số doanh nghiệp được thanh kiểm tra.

e) Điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Công tác điều tra, thống kê là hết sức quan trọng, nhằm mục đích phân tích, xác định được các nguyên nhân tai nạn lao động, nguyên nhân mắc bệnh nghề nghiệp, trên cơ sở đó để ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các trường hợp tai nạn tương tự tái diễn, điều chỉnh tiêu chuẩn quy trình về VSATLĐ, đồng thời để phân rõ trách nhiệm đối với những người liên quan đến tai nạn.

Tiêu chí đánh giá:

– Số lượng doanh nghiệp thực hiện báo cáo thống kê theo quy định.

– Số liệu thống kê liên tục, phản ảnh rõ các tiêu chí ảnh hưởng đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để tìm ra nguyên nhân.

– Tỷ lệ tăng/giảm các vụ tai nạn lao động, tỷ lệ lao động mắc bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp.

f) Xử lý các vi phạm về vệ sinh an toàn lao động

Hoạt động này là công việc cần thiết để bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả của các quy phạm về VSATLĐ. Chỉ có xử lý nghiêm mới có tác dụng với cả doanh nghiệp và người lao động.

Tiêu chí đánh giá:

– Số lượng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm về ATLĐ của các DN.

– Số lượng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm về VSLĐ của các DN.

1.1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về về vệ sinh an toàn lao động tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp

– Nhà nước thống nhất quản lý hoạt dộng VSATLÐ.

– Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân liên quan dến lao động, sản xuất.

– Thực hiện VSATLÐ là nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên trong quan hệ lao động.

+ Mọi tổ chức, cá nhân SD LÐ hoặc LÐ

+ Các đơn vị SD LÐ phải huấn luyện, hướng dẫn NLÐ về VSATLÐ

+ Các giải pháp về VSATLÐ và VSMT được giải quyết triệt để.

+ Quản lý VSATLÐ phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do co quan quản lý nhà nuớc có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân công bố áp dụng.

+ Quản lý VSATLÐ phải được thực hiện trong suốt quá trình lao dộng, sản xuất trên cơ sở phân tích, quản lý nguy co, rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

+ NLÐ có trách nhiệm thực hiện những quy dịnh về VSATLÐ, giữ gìn và SD các trang bị phòng hộ đã được cấp phát.

+ Nguời sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình sản xuất kinh doanh.

– Trong quá trình thực hiện kiểm tra phải đảm bảo:

+ Hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: tránh thanh kiểm tra quá nhiều.

+ Hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người lao động.

+ Gắn với phát triển bền vững.

+ Thực hiện quản lý VSATLÐ phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và có sự phối hợp liên ngành.

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp

1.1.3.1. Điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội

Điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất. Nó ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con người. Những công cụ và phương tiện có tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn nguy hiểm cho người lao động, đối tượng lao động. Đối với quá trình công nghệ, trình độ cao hay thấp, thô sơ, lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người lao động. Môi trường lao động đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại, đều tác động rất lớn đến sức khỏe người lao động.

Do đó công tác quản lý về vệ sinh an toàn lao động tại doanh nghiệp trong các khu công nghiệp hiện nay càng cần được quan tâm nhiều hơn nữa từ các cấp quản lý.

1.1.3.2. Quản lý nhà nước

Nhà nước quy định nghiêm ngặt chế độ an toàn lao động, vệ sinh lao động. An toàn lao động, vệ sinh lao động là có liên quan trực tiếp đến đến sức khỏe, tính mạng của người lao động. Xuất phát từ tầm quan trọng này mà Nhà nước quy định nghiêm ngặt chế độ bảo hộ lao động từ khâu ban hành văn bản pháp luật đến tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm. Nhà nước giao cho cơ quan có thẩm quyền lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Các đơn vị sử dụng lao động có nghĩa vụ cụ thể hóa các quy định này cho phù hợp với đơn vị minh và nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định này. Trong số 6 nhiệm vụ của thanh tra lao động thì nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành an toàn lao động, vệ sinh lao động được xếp hàng đầu.

Có thể nói trong số các chế định của pháp luật lao động, chế định về an toàn lao động, vệ sinh lao động có tính chất bắt buộc cao mà các chủ thể hầu như ít được thỏa thuận như các chế định khác.

1.1.3.3. Nhân tố người sử dụng lao động, người quản lý

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.

Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động, theo quy định của Nhà nước.

Cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn và vệ sinh viên.

Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động.

Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, theo tiêu chuẩn, chế độ quy định.

Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động–Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động.

Quyền của người sử dụng lao động

Theo quy định của pháp luật lao động nước ta, trong việc thực hiện an toàn

lao động và vệ sinh lao động người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của Thanh tra viên lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng vẫn phải chấp hành quyết định đó.

1.1.3.4. Nhân tố người lao động tại doanh nghiệp

Nghĩa vụ của người lao động

Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.

Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị và cung cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.

Phải cáo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

Quyền của người lao động

Theo quy định của pháp luật lao động nước ta, trong việc thực hiện an toàn lao động và vệ sinh lao động người lao động có các quyền sau đây:

Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cải thiện điều kiện lao động, trang bị và cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy nó có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại nơi làm việc nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục.

Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 9\QUAN LY KINH TE\NGUYEN THI LAN HUONG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *