Quản lý nhà nước về phòng chống ma túy từ thực tiễn Quận Quận Hải Châu

Quản lý nhà nước về phòng chống ma túy từ thực tiễn Quận Quận Hải Châu

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế chính trị, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh và đối ngoại. Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Việc Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới là điều kiện thuận lợi để chúng ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh thời cơ đó, cũng có nhiều khó khăn, thách thức mới, nổi bật là mặt trái của toàn cầu hóa và cơ chế thị trường đã làm nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp. Trong đó có sự gia tăng của các loại tội phạm nói chung và tội phạm phi truyền thống nói riêng. Đặc biệt là tội phạm lợi dụng công nghệ cao và tội phạm ma túy.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình hình tội phạm ma túy những năm qua ngày càng phức tạp, gia tăng về cả quy mô, tính chất và mức độ. Hoạt động sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các chất ma túy xuyên quốc gia lan rộng trên phạm vi toàn cầu và tác động trực tiếp đối với nước ta. Tệ nạn nghiện ma túy trong nước mặc dù đã được tích cực kiềm chế nhưng vẫn tiếp tục tăng và lan rộng ra tất cả các tỉnh, thành phố, các khu vực dân cư, đến mọi thành phần, lứa tuổi, đặc biệt là trong thanh, thiếu niên. Đáng chú ý là số người nghiện ma túy có xu hướng đang dần dần trẻ hóa; tệ nạn nghiện ma túy liên quan đến vi phạm pháp luật và tội phạm hình sự rất cao. Tình hình đó đã tác động rất xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội, đồng thời thực sự là hiểm họa đối với đất nước, dân tộc và giống nòi, đến sự phát triển bền vững của đất nước. nếu chúng ta không kịp thời triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.

Vì vậy làm thế nào để triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng ngừa tích cực, ngăn chặn hữu hiệu tệ nạn ma tuý nhằm ra khỏi đời sống xã hội đang là câu hỏi cấp bách đặt ra không chỉ đối với các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội mà còn là câu hỏi của toàn xã hội. Triển khai thực hiện các Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết và các Chương trình hành động phòng, chống ma túy của Chính phủ, công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy ở nước ta đã được tăng cường đáng kể. Nhận thức của cán bộ, công chức và đông đảo người dân trong xã hội vềtác hại của ma túy được nâng lên, đặc biệt là nhận thức của cán bộ, đảng viên về trách nhiệm, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống ma túy.Vì vậy đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong xã hội tham gia vào công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Cụ thể như: công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về ma túy, trong đó có tội phạm ma túy xuyên quốc gia, tội phạm nguy hiểm…thu được những kết quả đáng khích lệ, góp phần ngăn chặn tình trạng thẩm lậu ma túy qua biên giới; tình trạng tái trồng cây có chứa chất ma túy cơ bản được giải quyết; công tác cai nghiện và tạo việc làm sau cai đạt được kết quả; tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma túy được tăng cường chiều rộng và chiều sâu; hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy ngày một tăng cường và đẩy mạnh.

Quận Hải Châu là một Quận trung tâm và đông dân cư nhất TP.Đà Nẵng, , cơ sở hạ tầng phát triển mạnh mẽ và nhiều khu phố , hệ thống giao thông trên địa bàn Quận có nhiều đường ngõ, ngách nhỏ hẹp.Tập trung nhiều điểm nóng về dịch vụ giải trí vui chơi, đặc biệt là các dịch vụ vui chơi của giới trẻ như karaok, pub, bar…. Tình hình TNXH, đặc biệt tệ nạn ma tuý còn nhiều diễn biến phức tạp. Từ nhiều năm qua, cấp uỷ Đảng và chính quyền Quận đã luôn quan tâm tới công tác phòng chống tệ nạn xã hội đặc biệt phòng chống tệ nạn ma tuý. Do vậy tình hình tội phạm có chiều hướng giảm tuy nhiên địa bàn của Quận được xác định còn nhiều tiềm ẩn phức tạp và vẫn là địa bàn trọng điểm về ma túy. Một trong những nguyên nhân chính đó là còn thiếu hệ thống giải pháp đồng bộ trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội nói chung đặc biệt đối với tệ nạn ma tuý nói riêng.

Với những lý do trên, tác giải chọn đề tài: Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy từ thực tiễn Quận Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp.

  1. Tình hình nghiên cứu của đề tài
  2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích: nhằm đánh giá đúng thực trạng, từ đó thấy được kết quả hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị về công tác quản lý nhà nước về phòng chống ma tuý ở Quận Hải Châu những năm tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Phân tích cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với công tác phòng, chống ma tý.

– Làm rõ thực trạng công tác phòng chống ma tuý ở Quận Hải Châu, qua đó rút ra những hạn chế cần khắc phục và tìm ra những nguyên nhân của hạn chế đó.

– Đề xuất các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước trong công tác phòng chống ma tuý ở Quận Hải Châu.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
  • Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung, hình thức và phương pháp quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy của các cơ quan có chức năng, có thẩm quyền và những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy
  • Phạm vi nghiên cứu bao gồm giải quyết những nội dung sau:

+ Về không gian: Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy và thực tiễn triển khai công tác này ở Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng

+ Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu ba năm gần nhất 2014-2016. Giải pháp đến năm 2022.

  1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
  • Phương pháp luận

Nghiên cứu sinh vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng với quan điểm lịch sử cụ thể, toàn diện; phương pháp tiếp cận hệ thống và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước để hoàn thiện cơ sở lý thuyết và đánh giá tình hình quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp luật; quan điểm của Đảng về xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Đọc, tìm kiếm tài liệu đã nghiên cứu có liên quan.

*Phương pháp nghiên cứu: Bên cạnh việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội, thống kê…

  1. Ý nghĩa của đề tài

– Luận văn đã hoàn thiện hơn lý luận quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy tại Việt Nam nói chung và Quận Hải Châu nói riêng. Trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hóa các văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy và các số liệu nghiên cứu từ thực tiễn, luận án cho thấy bức tranh về thực trạng phòng, chống tệ nạn này ở Quận Hải Châu; chỉ ra những ưu điểm, bất cập, hạn chế của quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy và những nguyên nhân làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này để đề xuất các giải pháp phù hợp. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với xây dựng cơ chế, chính sách, lựa chọn phương thức quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy ở Quận Hải Châu trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong xây dựng chính sách về đấu tranh chống tệ nạn ma túy. Cũng có thể làm tài liệu tham khảo đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành luật hành chính, quản lý công, chính sách công, chuyên ngành luật học và các chuyên ngành có liên quan.

  1. Bố cục của đề tài

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Quản lý nhà nước về phòng chống ma túy từ thực tiễn Quận Quận Hải Châu
Quản lý nhà nước về phòng chống ma túy từ thực tiễn Quận Quận Hải Châu

 

 

 

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

 

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vài trò của quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy

1.1.1. Các khái niệm cơ bản

  1. Khái niệm ma tuý: là từ chỉ các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc tông hợp khi đưa vào cơ thể người dưới bất kỳ hình thức nào (uống, hút, hít, tiêm chích…) sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh làm giảm đau, gây ảo giác dẫn tới thay đổi một hoặc nhiều chức năng cơ thể về sinh lý, tâm lý) làm cho người sử dụng nó có sự ham muốn không kiềm chế được phải gia tăng liều lượng để thoả mãn các cơn thèm khát ngày càng tăng, từ đó sức khoẻ ngày càng cạn kiệt, nhân cách suy thoái, gia tài khánh kiệt, băng hoại nòi giống dân tộc.

Thuật ngữ “ma túy” xuất hiện ở Việt Nam ban đầu gắn với một sản phẩm dân gian là thuốc phiện, về sau còn được dùng để chỉ các sản phẩm có được từ cây cần sa, cô ca và các loại thuốc tân dược gây nghiện khác. Sở dĩ gọi là “ma túy” vì các chất này có tác dụng như ma thuật, ma quái, nó làm tăng hưng phấn hoặc ức chế thần kinh, làm cho con người mê mẩn, ngây ngất không tỉnh táo. Với cách hiểu này, thuật ngữ “ma túy” được ghép từ các từ ma thuật, ma quái và túy lúy. Trong tiềm thức của người Việt Nam, “ma túy” đồng nghĩa với sự xấu xa, tội lỗi cần phải ngăn chặn, loại bỏ khỏi đời sống cộng đồng.

Chương trình kiểm soát ma túy quốc tế của Liên hợp quốc (UNDCP) năm 1991 đã xác định: “Ma túy là những chất độc có tính gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể con người thì có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng”. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), “Ma túy là bất kỳ chất gì mà khi đưa vàocơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể” [9]

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997, Bộ Luật Hình sự năm 1999 đã qui định chất ma túy, tội phạm về ma túy. Ma túy bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao cô ca, lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây cô ca; quả thuốc phiện khô; quả thuốc phiện tươi; heroin; cocain;các chất ma túy khác ở thể lỏng; các chất ma túy khác ở thể rắn [10].

Điều 2 Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 qui định:

“1. Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được qui định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.

  1. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, để gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
  2. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng” [10].

Theo Nghị định của Chính phủ số 67/2001/NĐ -CP ngày 01/10/2001 ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất thì hiện nay các chất ma túy gồm 227 chất, chia làm 3 danh mục và 22 hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế chất ma túy cần kiểm soát [11].

Vì vậy có thể quan niệm ma túy là chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.

Có nhiều cách phân loại chất ma túy, song có một số loại cơ bản sau :

  • Căn cứ vào nguồn gốc của ma túy, ma túy được chia làm ba nhóm: ma túy tự nhiên, ma túy bán tổng hợp, ma túy tổng hợp.
  • Căn cứ vào nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý, các chuyên gia của Liên hợp quốc đã thống nhất phân chia ma túy thành 5 nhóm: Ma túy là các chất từ cây thuốc phiện; Ma túy là các chất từ cây cần sa; Ma túy là các chất kích thích; Ma túy là các chất ức chế; Ma túy là các chất gây ảo giác

Các cách phân loại trên đây giúp cho các nhà quản lý nhận biết và kiểm soát việc sản xuất, lưu thông và sử dụng theo đúng yêu cầu pháp luật.

* Tệ nạn ma tuý: là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.

* Nghiện ma túy: là sự phụ thuộc của con người vào các chất ma tuý, việc đưa một lượng ma tuý nhất định vào cơ thể người là một hu cầu thường xuyên, luôn có xu hướng tăng dần liều lượng, khi ngưng sử dụng ma tuý sẽ xuất hiện hội chứng cai (lên cơn nghiện) rất khó chịu, bao gồm các dấu hiệu: buồn nôn, nổi da gà, bứt, đau rút cơ khớp (có cảm giác dòi bò trong xương), chảy nước mắt, nước mũi, dãn đồng tử, tiêu chảy, mất ngủ, bồn chồn ….

* Các loại ma tuý hiện đang có ở nước ta: thuốc phiện, sái thuốc phiện, hêrôin,… các chất kích thích thần kinh gây ảo giác như: mêthamphetamin, eostasy – thường được gọi là ma tuý “lắc” và Cocain “Crack”.

+ Thuốc phiện: được lấy từ nhựa quả cây thuốc phiện (còn gọi là anh túc) khi còn xanh, được sử dụng cách đay 1000 năm để chữa bệnh nhưng mặt trací của nó là gây nghiện cho người sử dụng.

+ Hêrôin: là chất ma tuý được dùng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay, được bán tổng hợp từ Mócphin, chúng gây độc hại nhiều hơn và gây nghiện nhanh hơn Mócphin.

+ Các chất ma tuý kích thích thần kinh trung ương: Amphetamin (Maxinton) Methamphetamin là dẫn xuất của Amphetamin, loại ma túy này có độc tính cao, gây nghiện nhanh.

+ Các chất gây loại thần kinh: là loại thuốc gây rối loạn hoạt động tâm thần, gây ảo giác, ảo thị, ảo thính, rối loạn xúc giác.

  1. Tác hại của ma túy

Ma túy đã và đang trở thành hiểm họa chung của cả nhân loại. Tại diễn đàn Liên hợp quốc, ngài Boutros Gali, nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc đã đánh giá : «Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma túy đã trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc nào thoát ra ngoài vòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu ma túy gây ra. Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quí báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế – xã hội, đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội…Nghiêm trọng hơn ma túy còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển… » [9].

Quản lý nhà nước về phòng chống ma túy từ thực tiễn Quận Quận Hải Châu
Quản lý nhà nước về phòng chống ma túy từ thực tiễn Quận Quận Hải Châu

D:\NGHỀ LUẬN VĂN\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\ĐÃ HOÀN THÀNH 3\THẠC SĨ LUẬT HC\bài làm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *