QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Thông qua kiểm định chất lượng giáo dục, các cơ sở giáo dục nói chung, các trường mầm non nói riêng xác định mức độ đạt được của nhà trường để từ đó xây dựng kế hoạch hành động và áp dụng các biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, công tác KĐCLGD các cơ sở giáo dục được triển khai bắt đầu năm học 2010-2011. Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức các lớp tập huấn, ban hành các văn bản hướng dẫn và các kế hoạch thực hiện KĐCLGD các cơ sở giáo dục. Các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung, và trên địa bàn huyện Bình Sơn nói riêng đã nổ lực xây dựng và triển khai các biện pháp quản lý công tác TĐG nhà trường, tuy nhiên, sự đầu tư cho công tác quản lý hoạt động TĐG chưa thực sự thoả đáng, các biện pháp quản lý còn thiếu đồng bộ và nhất quán.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về KĐCLGD và hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường mầm non.

5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD các trường mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD các trường mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

6. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãitừ năm học 2015 – 2016 đến nay.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

7.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Tổng quan các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, phân loại tài liệu lý thuyết thành các đơn vị kiến thức để tìm hiểu được những dấu hiệu đặc thù bên trong và trên cơ sở đó tổng hợp để tạo ra hệ thống, đồng thời thấy được mối quan hệ, tác động biện chứng để xác lập cơ sở lý luận về TĐG trong KĐCLGD trường mầm non.

7.1.2. Phương pháp phân loại tài liệu

Trên cơ sở phân tích để tiến tới tổng hợp lý thuyết nhằm xác lập cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi tiến hành thực hiện quá trình phân loại tài liệu với thao tác sắp xếp tài liệu khoa học theo những vấn đề, theo từng nội dung về vấn đề TĐG trong KĐCLGD trường mầm non

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Xây dựng phiếu hỏi để thu thập ý kiến

7.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu hồ sơ hoạt động TĐG trong KĐCLGD

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Trao đổi với CBQL, GV là thành viên của các thành viên Hội đồng TĐG trường mầm non

7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tiến hành khảo nghiệm ý kiến chuyên gia và các nhà quản lý thực tiễn về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD của các trường mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

7.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin

Sửdụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp, xử lý các kết quả điều tra, khảo sát.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục các trường mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Chương 3: Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục các trường mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG  KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG

GIÁO DỤC TRƯỜNG MẦM NON

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục

a. Quản lý

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý ( người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý ( người bị quản lý và các yếu tố chịu ảnh hưởng tác động của chủ thể quản lý) .

b. Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên khách thể, tập hợp đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu của hệ thống quản lý. Trong đó, chủ thể quản lý là người quản lý còn khách thể quản lý là các điều kiện đảm bảo chất lượng trong giáo dục.

1.2.2. Chất lượng, chất lượng giáo dục

  1. Chất lượng

Khái niệm chất lượng được hầu hết các nhà xây dựng chính sách giáo dục, quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục đồng thuận và sử dụng rộng rãi là “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”

  1. Chất lượng giáo dục

CLGD là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục.

c. Chất lượng giáo dục mầm non

CLGD trường mầm non là sự đáp ứng mục tiêu cho nhà trường

1.2.3. Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

a. Kiểm định chất lượng giáo dục

Mục đích chính của KĐCLGD là nhằm đảm bảo đạt được những chuẩn mực nhất định trong đào tạo và không ngừng cải tiến, nâng cao  chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nguồn nhân lực và đảm bảo quyền lợi cho người học.

b. Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

KĐCLGD trường mầm non là hoạt động đánh giá ( bao gồm TĐG và ĐGN) để xác định mức độ trường mầm non đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá CLGD và công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của cơ quan quản lý nhà nước.

1.2.4. Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

a. Tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục

Tự đánh giá là khâu quan trọng trong hoạt động KĐCLGD các CSGD.

b. Tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

Tự đánh giá trong KĐCLGD của trường mầm non là hoạt động tự xem xét, kiểm tra, đánh giá của trường mầm non để xác định mức độ đạt được theo tiêu chuẩn đánh giá CLGD do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

c. Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

Quản lý tự đánh giá trong KĐCLGD là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhà trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi các cơ sở giáo dục quan tâm đầu tư, triển khai  thực hiện đầy đủ các nội dung của quản lý TĐG.

1.3. Những vấn đề cơ bản về kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

1.3.1. Quy trình và chu kỳ KĐCLGD trường mầm non

Đối với hoạt động KĐCLGD nói chung và KĐCLGD trường mầm non nói riêng khi triển khai phải tuân theo quy trình gồm các bước như sau:

TĐG của trường mầm non;

Đăng ký ĐGN của trường mầm non;

ĐGN trường mầm non;

Công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn CLGD và cấp giấy chứng nhận CLGD.

1.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non

Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non gồm 29 tiêu chí và 87 chỉ số ( mỗi tiêu chí có 03 chỉ số) của 05 tiêu chuẩn.

1.3.3. Nguyên tắc, điều kiện đăng ký KĐCLGD trường mầm non

Nguyên tắc TĐG trường mầm non được quy định trong Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT,ngày 07 tháng 8 năm 2014 Thông tư Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục,quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.

1.4. Tự đánh giá KĐCLGD trường mầm non

1.4.1. Vai trò của tự đánh giá KĐCLGD trường mầm non

TĐG là một quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, cần nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các đơn vị và cá nhân trong nhà trường. TĐG đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai.

1.4.2. Quy trình tự đánh giá KĐCLGD trường mầm non

  1. Thành lập hội đồng tự đánh giá:
  2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá:
  3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng:
  4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí:
  5. Viết báo cáo TĐG:
  6. Công bố báo cáo TĐG:

1.5. Nội dung quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

1.5.1. Thành lập hội đồng tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường Mầm non

Hiệu trưởng căn cứ vào quy định của Bộ GD & ĐT để thành lập hội đồng TĐG với thành phần và số lượng phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường, phù hợp với vị trí, chức vụ, công việc của từng người, đồng thời đảm bảo mỗi thành viên có năng lực, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có khả năng đảm nhiệm một số nhiệm vụ của hoạt động TĐG hoặc phụ trách được nội dung một số của tiêu chí hoặc tiêu chuẩn TĐG.

1.5.2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường Mầm non

Kế hoạch TĐG trong KĐCLGD là cơ sở quan trọng để triển khai hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường mầm non

1.5.4. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

Việc thu thập, xử lý và phân tích thông tin, minh chứng là một công việc hết sức quan trọng.

1.5.5. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

Trong hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường mầm non nhiệm vụ của nhóm công tác là đánh giá phiếu đánh giá tiêu chí của các cá nhân và chịu trách nhiệm về nội dung đánh giá. Các nhóm công tác đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí là cơ sở để hội đồng TĐG đánh giá.

1.5.6. Viết báo cáo tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

Viết báo cáo TĐG là khâu quan trọng nhất trong hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường mầm non.

1.5.7. Công bố báo cáo tự đánh giá và thực hiện các thủ tục sau tự đánh giá

Việc công khai báo cáo TĐG đóng vai trò hết sức quan trọng, đó cũng là việc công khai với cộng đồng, phụ huynh, với các cấp quản lý về thực trạng chất lượng nhà trường, cũng như kế hoạch, biện pháp cụ thể để thực hiện công tác cải tiến nâng cao chất lượng của nhà trường một cách khả thi, thiết thực.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ

TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC

TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. Khái quát quá trình nghiên cứu

2.1.1. Mục đích khảo sát

Chú trọng xem xét kỹ thuật, phương pháp và tiến độ đang thực hiện, kết quả quản lý các lĩnh vực có liên quan đến chất lượng TĐG, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt độngTĐG một cách hợp lý .

2.1.2. Nội dung khảo sát

– Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động TĐG ở các trường mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

2.1.3. Đối tượng khảo sát

– Trưng cầu ý kiến của 50 CBQL ( 25 hiệu trưởng, 25 phó hiệu trưởng), và 125 giáo viên tại 25 trường mầm huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

– Trưng cầu ý kiến của 27 CBQL (02 cán bộ, chuyên viên Phòng GD & ĐT và 25 hiệu trưởng trường Mầm non).

2.1.4. Tổ chức khảo sát

a. Xây dựng phiếu hỏi

– Phiếu trưng cầu ý kiến đối với CBQL,GV ( phụ lục 03) .

– Phiếu trưng cầu ý kiến cuả chuyên gia ( phụ lục 04).

b. Thực hiện khảo sát

Phiếu trưng cầu ý kiến được gửi đến 175 CBQL,GV. Phỏng vấn, trao đổi đề tìm hiểu thêm về thực trạng quản lý hoạt động TĐG của các trường và nghiên cứu hồ sơ TĐG của các trường mầm non.

2.1.5. Xử lý số liệu

Từ những kết quả khảo sát trên chúng tôi sử dụng các công thức toán học để tính toán, thống kê.

2.2.Khái quát địa bàn nghiên cứu

2.2.1. Tình hình giáo dục và đào tạo huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

a. Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, xã hội của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

* Điều kiện tự nhiên, xã hội: Huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là một huyện đồng bằng ven biển, cửa ngõ phía bắc tỉnh Quảng Ngãi. Phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp huyện Trà Bồng ; phía nam giáp huyện Sơn Tịnh ; phía bắc giáp huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam); có Quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất chạy qua. Diện tích: 466,77km2. Dân số: 180.045 người. Mật độ dân số: 386 người/km2

b. Tình hình giáo dục của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hiện có 32 trường mầm non- mẫu giáo( 25 trường công lập, 7 trường tư thục), 28 trường tiểu học, 25 trường THCS, 04 trường Trung học phổ thông, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên.

2.2.2. Tình hình các trường mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Tính đến nay, bậc học mầm non có 32 trường, trong đó 25 trường công lập và 7 trường tư thục nằm đều khắp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, với tất cả 260 phòng học. Nhìn chung, quy mô phát triển mạng lưới trường lớp của bậc học mầm non đa dạng hoá các loại hình công lập, tu thục đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân thuộc điều kiện, hoàn cảnh sống khác nhau.

2.3. Thực trạng hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục các trường mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non về hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục

Hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường mầm non đã được triển khai từ năm học 2010 – 2011 . Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều CBQL, GV trong các trường mầm non chưa hiểu đầy đủ về công tác tự đánh giá, còn mơ hồ khi nghe về cụm từ “tự đánh giá” , “ đánh giá ngoài”, “kiểm định chất lượng”, “quy trình tự đánh giá” …

2.3.2. Kết quả công tác TĐG trong KĐCLGD các trường mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Kết quả TĐG của các trường mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, năm học 2015 – 2016 có 01/25 trường TĐG đạt cấp độ 2 và 24 trường không đạt cấp độ nào.

Đến năm học 2016 – 2017 kết quả 3/25 trường được ĐGN cấp độ 2 là 02 trường, cấp độ 3 là 01 trường.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục các trường mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

2.4.1. Thực trạng thành lập hội đồng tự đánh giá trong kiểm định chất lường giáo dục tại các trường mầm non

Để tìm hiểu thực trạng thành lập hội đồng TĐG tại các trường mầm non chúng tôi tiến hành khảo sát 50 CBQL và 125 GV của 25 trường mầm non.

2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non

Một số trường chưa quan tâm đến hoạt động TĐG để thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường, dẫn đến hoạt động TĐG bị trì truệ , không đảm bảo tiến độ kế hoạch đề ra.

2.4.3.Thực trạng tổ chức tập huấn công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

Các trường mầm non chưa thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật và phương pháp TĐG cho các thành viên trong nhà trường. Do đội ngũ CBQL nhà trường chưa nắm chắc kiến thức về TĐG, KĐCLGD.

2.4.4. Thực trạng thu thập , xử lý và phân tích các minh chứng KĐCLGD trường mầm non

Đối với việc thu thập thông tin, minh chứng ở các đơn vị trường học gặp nhiều khó khăn, nhất là những trường có Hiệu trưởng, Hiệu phó mới được bổ nhiệm, khó khăn trong việc thu thập minh chứng do công tác lưu trữ kém, nên không đủ minh chứng cho 5 năm.

2.4.5. Thực trạng đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí KĐCLGD trường mầm non

Kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn những thành viên của nhà trường và các nhóm công tác chưa am hiểu về việc đánh giá mức độ của tiêu chí.

2.4.6. Thực trạng viết báo cáo tự đánh giá trong kiểm định chất lượng trường mầm non.

Một số trường thực hiện hoạt động TĐG không đúng quy trình viết phiếu đánh giá tiêu chí, hoạt động TĐG chưa được phân công cho các thành viên của Hội đồng TĐG thực hiện viết các phiếu đánh giá tiêu chí, mà chỉ tập trung vào một vài CB, GV chủ chốt thực hiện.

2.4.7. Thực trạng công bố báo cáo tự đánh giá trong KĐCLGD trường mầm non

Chưa phát huy vai trò của Hội đồng TĐG trong việc nghiệm thu báo cáo TĐG. Các trường mầm non chưa quan tâm đến việc tổ chức các chuyên đề để tổng kết, rút kinh nghiệm viết báo cáo TĐG trong hội đồng sư phạm nhà trường.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục các trường mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

2.5.1.Điểm mạnh

Hoạt động TĐG trong KĐCLGD các trường mầm non Huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp.

2.5.2. Hạn chế

Cơ sở vật chất của một số trường còn chưa đảm bảo theo các yêu cầu của một số tiêu chí Công tác quản lý, lưu trữ minh chứng của nhà trường chưa khoa học, hệ thống nên chưa đảm bảo minh chứng cho hoạt động TĐG. Nhận thức của CB, GV, NV còn thấp

2.5.3. Thời cơ

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành hệ thống các văn bản khá đầy đủ và rõ ràng về KĐCLGD nói chung và hoạt động TĐG trong KĐCLGD nói riêng, trong đó có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục, cách thức thu thập thông tin minh chứng…do đó các trường có thể tự nghiên cứu và triển khai rộng rãi đến CBQL, GV, NV để thực hiện hoạt động TĐG hiệu quả.

2.5.4. Thách thức

Sự cạnh tranh gay gắt trong công tác tuyển sinh giữa các trường mầm non công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

2.5.5 Đánh giá chung

Sự chỉ đạo khá sâu sát của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi, và hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khá đầy đủ của Bộ GD&ĐT, hoạt động TĐG trong KĐCLGD đã được các trường mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi triển khai thực hiện với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt huyết và có năng lực quản lý nhưng nhận thức chưa tường minh và năng lực đánh giá chưa đảm bảo cho hoạt động TĐG trong KĐCLGD..

CHƯƠNG 3

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG MẦM NON

HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp và khả thi

Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp là các biện pháp đề xuất phải đảm bảo phù hợp với các điều kiện thực tế, hoàn cảnh của nhà trường và đảm bảo nguyên tắc, các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT về công tác KĐCLGD.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp được xây dựng phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động của nhà trường, phù hợp với yêu cầu phát triển và điều kiện thực tế của địa phương.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và toàn diện

Mỗi biện pháp quản lý không thể tách rời mà phải gắn kết mật thiết giữa biện pháp này với biện pháp khác, có biện pháp là điều kiện thúc đẩy, có biện pháp là cơ sở, các biện pháp có sự phối hợp lẫn nhau, tác động qua lại giữa biện pháp này với biện pháp khác thành một hệ thống đảm đảm bảo sự toàn diện của quá trình TĐG trong KĐCLGD trường mầm non.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp đề xuất phải chú trọng đến việc sử dụng tiết kiệm, linh hoạt các nguồn lực, đảm bảo hiệu quả sử dụng và đảm bảo mục tiêu TĐG, tránh lãng phí.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa đòi hỏi chúng ta phải thấy được vấn đề hiện tại của quá trình quản lý hoạt động TĐC và phải đề xuất được các biện pháp mới, phát triển trên cơ sở kế thừa những yếu tố, những đánh giá tích cực của quá khứ và hiện tại; là quá trình giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong việc quản lý hoạt động TĐC.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá hoạt động trong kiểm định chất lượng giáo dục các trường mầm non huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.

3.2.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức đội ngũ CBQL, GV, NV về hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục

a. Mục tiêu cuả biện pháp

Nâng cao nhận thức cho CB, GV, NV là nội dung có tính chất quyết định sự thành bại của hoạt động TĐG trong KĐCLGD.

b. Nội dung thực hiện biện pháp

Tuyên truyền,tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL, GV, NV tiếp cận được kiến thức về KĐCLGD TĐG trong KĐCLGD thông qua nhiều hình thức khác nhau: hội thảo, hội nghị, sinh hoạt chuyên đề và các hình thức khác.

c. Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

Nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

Thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn trao đổi về chuyên đề TĐG trong KĐCLGD trường mầm non.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục phù hợp, khả thi ở các trường Mầm non huyện Bình Sơn

a. Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch chỉ ra phương án tốt nhất để phối hợp các nguồn lực đạt mục tiêu. Việc lập kế hoạch chu đáo sẽ đưa ra được phương án tối ưu nhất để thực hiện các mục tiêu nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và tiết kiệm được thời gian. giảm tối thiểu chi phí b Nội dung thực hiện biện pháp

Xác định chính xác mục tiêu và phạm vi TĐG;

Xác định thời gian biểu cho từng nội dung hoạt động

c. Cách tổ chức thực hiện biện pháp

Xây dựng kế hoạch TĐG phù hợp khả thi với nhà trường

3.2.3. Tăng cường tổ chức tập huấn hoạt động tự đánh giá trong kiểm định giáo dục trường mầm non

a. Mục tiêu của biện pháp

– Việc quan tâm bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm về KĐCLGD, TĐG là một yếu tố hết sức quan trọng để đi đến thành công trong hoạt động TĐG.

b. Nội dung thực hiện biện pháp

Tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia hoạt động TĐG. Chú trọng công tác thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn về KĐCLGD và năng lực đánh giá trong KĐCLGD.

c. Tổ chức thực hiện biện pháp

Nhà trường tăng cường tổ chức các hội thảo, hội nghị, lớp tập huấn trao đổi hoạt động TĐG, KĐCLGD.

Nhà trường triển khai đến CB,GV,NV các văn bản quy định,

3.2.4. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo việc thu thập, xử lý, phân tích, chứng minh và viết báo cáo tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

a. Mục tiêu của biện pháp

Chức năng chỉ đạo có thể được xem là nghệ thuật của nhà quản lý, đây là hệ thống các tác động có chủ đích mang tính điều khiển đế đối tượng quản lý để hiện thực hóa các ý tưởng đã hình thành trong kế hoạch.

b Nội dung thực hiện biện pháp

Xây dựng kênh thông tin thu thập minh chứng.

Hoàn thiện công tác quản lý, lưu trữ và bổ sung thông tin, minh chứng.

c. Tổ chức thực hiện biện pháp

Các quyết định, chỉ thị điều hành, các quyết định, chỉ thị điều hành phải nhất quán, chính xác, tuyệt đối không mâu thuẩn với nhau; phải có tác động tích cực đến thái độ, hành vi của đội ngũ thực hiện hoạt động TĐG.

Tổ chức nghiên cứu 29 tiêu chí, 87 chỉ số của 5 tiêu chuẩn trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá KĐCLGD trường mầm non

3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lương giáo dục trường mầm non

a. Mục tiêu của biện pháp

Chức năng kiểm tra giúp cho chủ thể quản lý biết được các thành viên thực hiện các nhiệm vụ như thế nào, các quyết định có phù hợp với thực tế, trên cơ sở đó điều chỉnh hoạt động, giúp đỡ, thú đẩy cá nhân, tập thể đạt được mục tiêu nhiệm vụ.

b. Nội dung thực hiện biện pháp

Xây dựng kế hoạch kiểm tra với thời gian cụ thể với từng nội dung tương ứng với quy trình, tiến độ của kế hoạch TĐG.

c. Tổ chức thực hiện biện pháp.

Hội đồng TĐG phải xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Xác địnhcác chuẩn là các chỉ tiêu thực hiện mục tiêu TĐG đã hoạch định trong kế hoạch.

3.2.6.Tăng cường đảm bảo các đều kiện phục vụ hoạt động tự đánh giá kiểm định chất lương giáo dục trường mầm non.

  1. Mục tiêu của biện pháp

Trong điều kiện hiện nay ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi việc tạo mọi điều kiện phục vụ hoạt động TĐG như: CSVC, trang thiết bị phục vụ TĐG, thời gian, môi trường làm việc và các điều kiện khác là cần thiết và khả thi, giúp cho CBQL và GV có điều kiện thực hiện tốt nhất hoạt động TĐG, tiết kiệm được thời gian, kiểm soát được công việc, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho quá trình KĐCLGD. Không chỉ thế, các điều kiện này còn góp phần tạo động lực làm việc cho các cá nhân trong nhà trường, nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc.

b.Nội dung thực hiện biện pháp

Đảm bảo các phương tiện, trang thiết bị, CSVC hỗ trợ cho quá trình TĐG: máy tính, bố trí các điều kiện để thuận lợi cho công tác thu thập, lưu trữ minh chứng….

c. Tổ chức thực hiện biện pháp

Nhà trường cần có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng năng lực đánh giá cho đội ngũ hiện có, Mmặt khác mời thêm các chuyên gia bên ngoài. Điều kiện tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, bổ sung, là điều kiện thức đẩy nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất cùng tác động đến quá trình quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường Mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Qua kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung các biện pháp đưa ra đều được đánh giá mức độ hợp lý rất cao, nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp này thì sẽ giúp nâng cao chất lượng hoạt động TĐG trong kiểm định tại các trường mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  1. KẾT LUẬN

Luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề TĐG, KĐCLGD tại các trường mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Chúng tôi đã làm rõ được vai trò của hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường mầm non đối với việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của các trường mầm non.

Thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nêu lên được những mặt mạnh, mặt hạn chế trong hoạt động TĐG cũng như quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường mầm non, chỉ ra được nguyên nhan của những mặt mạnh và hạn chế đó.

Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển GDMN trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, các trường mầm non cần phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời phát huy nhanh chóng khắc phục những hạnh chế, yếu kém, tận dụng tối đa các cơ hội, vượt qua những thách thức trong quá trình hội nhập để phát triển và nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Chính vì vậy, luận văn đẫ đề xuất 06 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD tại các trường mầm non, cụ thể:

  • Nâng cao nhận thức dội ngũ CBQL, GV về hoạt động TĐG trong KĐCLGD;
  • Xây dựng kế hoạch hoạt động TĐG trong KĐCLGD phù hợp, khả thi;
  • Tăng cường tập huấn hoạt động TĐG trong KĐCLGD;
  • Đảm bảo việc thu thập, xử lý, phân tích minh chứng và viết báo cáo TĐG trong KĐCLGD trường mầm non;
  • Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động TĐG trong KĐCLGD;
  • Đảm bảo các điều kiện phục vụ hoạt động TĐG trong KĐCLGD.
  1. KHUYẾN NGHỊ

2.1.Đối với Bộ Giáo dục&Đào tạo

  • Có quy định chế tài đối với các trường mầm non đạt/không đạt cấp độ KĐCLGD để thúc đẩy các trường có trách nhiệm, quan tâm thực hiện hoạt động TĐG trong KĐCLGD.
  • Duy trì ổn định hệ thống các văn bản liên quan đến hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường mầm non nhằm giúp các trường chủ động trong quá trình TĐG trong KĐCLGD.
  • Nghiên cứu thống nhất quy định về trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia và KĐCLGD để các trường tập trung thực hiện hoạt động TĐG trong KĐCLGD, tinh gọn về mặt hồ sơ lưu trữ.

2.2. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo

  • Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện hoạt động KĐCLGD của các trường trong tỉnh.
  • Tăng số lượng CB, GV, NV được tham gia tập huấn ĐGN nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ vận dụng được kinh nghiệm ĐGN vào hoạt động TĐG để hoạt động TĐG đạt được hiệu quả.
  • Tạo điều kiện giới thiệu các đơn vị làm tốt, các mô hình điển hình cho các CB, GV, NV là thành viên của các trường được tham quan, học tập.

2.3. Đối với Phòng GD & ĐT huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

  • Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện hoạt động KĐCLGD.
  • Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn các trường. Kịp thời nhằm giúp các trường có kiến thức, kỹ năng hực hiện KĐCLGD hiệu quả.
  • Thường xuyên tổ chức các đợt hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm giúp các trường mầm non huyện Bình Sơn, kịp thời nắm bắt tình hình triển khai thực hiện tại các đơn vị nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai cũng như nhân rộng mô hình làm tốt.
  • Tăng cường công tác tham mưu với UBND huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để phân bổ ngân sách cho các trường đầu tư các điều kiện đảm bảo cho các trường đảm bảo đạt cấp độ KĐCLGD và triển khai có lộ trình đảm bảo nâng cao số lượng các trường mầm non được ĐGN và công nhận đạt các cấp độ KĐCLGD trường mầm non.
    1. Đối với các trường mầm non huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
  • Tăng cường tổ chức nghiên cứu triển khai thực hiện các văn bản hiện hành liên qua đến hoạt động TĐG đến CB, GV, NV nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB, GV, NV.
  • Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho CB, GV, NV có ý thức học tập, cống hiến, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ.
  • Tích cực tham mưu với các cơ quan quản lý địa phương và Phòng GD &ĐT huyện Bình Sơn trong việc hỗ trợ, đầu tư xây dựng, tu bổ, sửa chữa cơ sở vật chất; thực hiện chế độ chính sách; xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh…nhằm tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng…
  • Thực hiện tốt công tác lưu trữ và bảo vệ thông tin minh chứng nhằm phục vụ hoạt động TĐG đạt hiệu quả.
  • Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động TĐG trong KĐCLGD. Tăng cường nguồn kinh phí chi từ nguồn kinh phí tự chủ để phục vụ việc triển khai các hoạt động TĐG trong KĐCLGD. Áp dụng các chế độ chính sách cho các CB, GV, NV tham gia hoạt động TĐG trong KĐCLGD.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\DUONG THI KIM LIEN\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *