Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là tiền đề cho giáo dục tiểu học với nhiệm vụ chăm sóc trẻ từ 0 đến 6 tuổi, đây là một thời gian có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển chung của trẻ em. Trẻ em thời kỳ này có đặc điểm là rất dễ uốn nắn và có nhịp độ phát triển rất nhanh. Chính vì vậy, các nhà giáo dục cần phải quan tâm đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ về mọi mặt và không để phạm những sai lầm trong giáo dục.

Là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ ngày từ thời thơ ấu nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về mọi mặt. Trong đó, phát triển nhận thức cho trẻ là một mục tiêu quan trọng hàng đầu. Nhận thức có vai trò to lớn trong cuộc sống con người. Trong công tác giáo dục mầm non chúng ta càng thấy rõ vai trò của nhận thức đối với việc giáo dục trẻ thơ. Được xem là cầu nối giữa trẻ với người lớn, bạn bè cũng như tri thức xung quanh. Sự lĩnh hội nhận thức là rất cần thiết cho việc phát triển tình cảm, xã hội và nhận thức của trẻ. Phát triển nhận thức cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường mầm non. Đó là chiếc cầu nối giúp trẻ bước vào thế giới lung linh, huyền ảo, rực rỡ sắc màu của xã hội loài người, được chuẩn bị sẵn sàng để bước vào lớp một là yêu cầu trọng tâm của phát triển nhận thức cho trẻ ở trường mầm non nói chung và đặc biệt quan trọng đối với trẻ 5-6 tuổi nói riêng.

Trẻ em 5-6 tuổi là lứa tuổi tiền học đường để vào lớp một. Trẻ cần được giáo dục phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao động và rèn luyện năng lực tiếp thu của các môn học mà trẻ sẽ được học ở lớp một, nhất là môn đọc và viết. Thế nhưng một mặt các cháu vẫn chỉ “Học bằng chơi, chơi mà học”. Thế thì giáo viên phải làm sao để trẻ tiếp cận việc làm quen một cách hợp lý mà mang lại hiệu quả tích cực? Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ trong trường mầm non ngày càng có nhiều điều mới và cần chú ý quan tâm. Đó là cách lựa chọn nội dung, sắp xếp và xây dựng chương trình, cách sử dụng phương pháp của giáo viên khi dạy trẻ như thế nào cho phù hợp với khả năng nhận thức của độ tuổi.

Trên thực tế các trường mầm non trên địa bàn quận huyện Núi Thành và các huyện khác đã triển khai và thực hiện Chương trình GDMN theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thực hiện chương trình GDMN. Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi theo Thông tư ban hành quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi số 23/2010/TT-BGDĐT có kèm theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi với các chỉ số cụ thể. Vậy để giúp trẻ PTNT đạt theo mục tiêu phát triển cuối độ tuổi, GVMN đã làm gì để cung cấp cho trẻ những kiến thức phong phú. Hay khi hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động nhận thức, giáo viên đã phát huy được tính tích cực, đã tạo điều kiện cho trẻ được luyện tập khả năng nhận thức, để sẵn sàng vào lớp Một, giúp trẻ phát triển toàn diện tất cả các mặt và thực hiện được yêu cầu của chương trình GDMN trong giai đoạn hiện nay.

Đương thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Người đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Đây cũng là quan niệm của dân tộc ta về giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ thơ. Búp trên cành là phần lộc non, tươi mới và đẹp đẽ, cần được chăm sóc và bảo vệ để trở thành cành lá xum xuê trong tương lai. Chăm sóc trẻ thơ, bảo vệ “búp trên cành” là hạnh phúc của chúng ta hôm nay, là chăm lo cho tương lai chúng ta mai sau. Chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm, là tình thương và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng. Vì vậy, sự quan tâm về phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với trẻ em lứa tuổi mầm non đều được các bậc phụ huynh cũng như các trường mầm non mong muốn sao cho có hiệu quả.

Trước thực trạng nêu trên, chúng tôi chọn “Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp Cao học.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mầm non huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn huyện.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu. Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non.

3.2. Đối tượng nghiên cứu. Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam.

4. Gỉa thiết khoa học

Trên thực tế hiện nay, việc quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam còn nhiều bất cập. Nếu đề ra được các biện pháp quản lý một cách khoa học có tính cấp thiết và khả thi cao thì sẽ nâng cao được chất lượng trong lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non.

5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non.

6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra, chuyên gia nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động phát triển nhận thức của trẻ 5 -6 tuổi và thực trạng quản lý hoạt động phát triển nhận thức của trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành.

6.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ. Sử dụng các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê Toán học để xử lý các số liệu; sử dụng phương pháp chuyên gia để tìm hiểu sâu về 1 số vấn đề nghiên cứu.

7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

– Đề tài được triển khai nghiên cứu tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam.

Phạm vi nghiên cứu ở 10 trường mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam (gồm 9 trường công lập và 1 trường tư thục)

– Đối tượng tham gia khảo sát thực trạng bao gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên của 10 trường Mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam.

– Số liệu khảo sát từ năm học 2016-2017 đến nay.

8. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:

– Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non.

– Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

– Chương 3. Các biện pháp quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam
Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ 5- 6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới

1.1.2. Ở Việt Nam

1.2. Các khái niệm chính

1.2.1. Quản lý; Quản lý giáo dục; Quản lý giáo dục mầm non; Quản lý nhà trường; Quản lý trường mầm non

1.2.2. Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non

a. Khái niệm hoạt động

b. Khái niệm nhận thức

c. Khái niệm phát triển nhận thức

d. Khái niệm hoạt động phát triển nhận thức

1.2.3. Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non

a. Quản lý trường mầm non

Quản lý trường mầm non thuộc quản lý nhà trường, là quá trình tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến nhận thức của trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học.

Quản lý trường mầm non là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ giáo viên nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường, trên cơ sở tận dụng các tiềm lực vật chất và tinh thần của xã hội, nhà trường và gia đình.

b. Trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mầm non

c. Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non

1.3. Lý luận về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non

1.3.1. Mục tiêu của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non.

Theo điều luật 22 Luật Giáo dục năm 2005: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp.

Trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non thì hoạt động phát triển nhận thức chiếm ưu thế và có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng tiền đề phát triển nhân cách cho trẻ em. Nhận thức có vai trò rất to lớn, là phương tiện quan trọng nhất để trẻ lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, để trẻ giao lưu với những người xung quanh, để tư duy, tiếp thu khoa học và bồi bổ tâm hồn hình thành, phát triển nhân cách trẻ.

1.3.2. Nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

Là giáo viên điều quan trọng là nắm vững nội dung và kết quả mong đợi về nhận thức của trẻ ở trường mầm non. Nếu chúng ta muốn trẻ em được chuẩn bị tốt khi vào học tiểu học, chúng ta cần đảm bảo rằng các giáo viên mầm non nắm vững các nội dung cốt lõi về giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non.

“Sự hiểu biết những đặc điểm phát triển nhận thức ở trẻ mầm non giúp nhà giáo dục có phương pháp giáo dục hiệu quả cho từng lứa tuổi nhất định”

– Nhận thức về sự vật, hiện tượng xung quanh

– Nhận thức về bản thân

– Hiểu biết về môi trường tự nhiên (Chuẩn 20)

– Hiểu biết về môi trường xã hội (Chuẩn 21)

– Hiểu biết về âm nhạc và tạo hình (Chuẩn 22)

– Hiểu biết về số, số đếm và đo (Chuẩn 24)

– Nhận biết về hình học và định hướng không gian (Chuẩn 24)

– Tăng cường tò mò và ham hiểu biết (Chuẩn 26)

– Khả năng suy luận (Chuẩn 27)

– Khả năng sáng tạo (Chuẩn 28)

1.3.3. Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

a. Phương pháp tổ chức hoạt động phát triển nhận thức

Để tổ chức thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cần đến các phương pháp đặc thù. Có thể liệt kê các phương pháp chủ yếu sau:

– Phương pháp thực hành, trải nghiệm

– Phương pháp trực quan

– Phương pháp làm mẫu, đàm thoại (dùng lời nói

– Phương pháp sử dụng trò chơi

– Phương pháp nêu gương- đánh giá

b. Các hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức

1.3.4. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi.

1.4. Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mầm non

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

1.4.4. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

Tiểu kết chương 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Khái quát về quá trình và phương pháp khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

Quá trình khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mầm non trong giai đoạn hiện nay.

2.1.2. Đối tượng khảo sát

– CBQL các trường gồm 10 Hiệu trưởng, 20 Phó Hiệu trưởng của 10 trường Mầm non;

– Giáo viên giảng dạy khối mẫu giáo lớn của 9 trường mầm non công lập và 1 trường mầm non ngoài công lập.

2.1.3. Nội dung khảo sát

Trên cơ sở lý luận và các vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non đã được trình bày ở chương 1, để thấy được thực trạng của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành tổ chức khảo sát thực trạng ở 10 trường mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành với các nội dung cụ thể sau:

– Khảo sát thực trạng hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên;

– Khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên;

2.1.4. Phương pháp khảo sát

– Phát phiếu hỏi đến các đối tượng khảo sát;

– Thu thập các phiếu hỏi và xử lý kết quả.

Nhằm tìm hiểu ý kiến của CBQL, GV về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non.

– Thực trạng hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam.

2.1.5. Kế hoạch tổ chức khảo sát

– Địa bàn khảo sát: 9 trường mẫu giáo công lập, 1 trường Mầm non tư thục trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cụ thể như sau:

+ Xã Tam Xuân 1: Trường Mẫu giáo Hoa Anh Đào

+ Xã Tam Anh Nam: Trường Mẫu giáo Tuổi thơ

+ Xã Tam Mỹ: Trường Mẫu giáo Hướng Dương

+ Xã Tam Giang: Trường Mẫu giáo Sao Mai

+ Xã Tam Hải: Trường Mẫu giáo Sao Biển

+ Xã Tam Nghĩa: Trường Mẫu giáo Hoa Phượng Đỏ

+ Thị trấn Núi Thành: Trường Mẫu giáo Sơn Ca

+ Xã Tam Hiệp: Trường Mẫu giáo Vàng Anh

+ Xã Tam Thạnh: Trường Mẫu giáo Vành Khuyên

+ Xã Tam Giang: Trường Mầm non tư thục Đôrêmi

– Thời gian khảo sát: Từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 4 năm 2018

2.2. Khái quát về tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và Giáo dục Đào tạo của huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội của huyện Núi Thành

a. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

b. Tình hình kinh tế – xã hội

2.2.3. Khái quát tình hình GDMN huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

a. Quy mô phát triển trường lớp

b. Chất lượng Chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

c. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

d. Điều kiện cơ sở vật chất

2.3. Thực trạng hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mầm non

Để tìm hiểu nhận thức và tầm quan trọng của của CBQL, GV về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mầm non hiện nay, chúng tôi tiến hành khaỏ sát bằng phiếu hỏi, thu thập ý kiến của 30 CBQL, 140 GV ở các trường MN trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mầm non

Mức độ đánh giáCBQLGiáo viên
SL%SL%
Rất quan trọng2273,310071,4
Quan trọng516,7%3021,4
Ít quan trọng310107,1
Không quan trọng0000

2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non

Qua kết quả khảo sát đội ngũ cán bộ giáo viên các trường Mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành về kết quả thực hiện mục tiêu cuả hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành, mức độ Tốt là từ 50% đến 72%, Khá từ 32 đến 69%, Trung bình là 9 đến 11%, Yếu không.

Bảng 2.3. Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn huyện Núi Thành

Mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi.Hiệu quả thực hiện
TốtKháTrung bìnhYếu
SL%SL%SL%SL%
– Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh.8650694115900
– Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định.101625228171000
– Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.107634426191100
– Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói…) với nhận thức là chủ yếu.12171342015900
– Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và 1 số khái niệm sơ đẳng về toán.122723219169.400

2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.4. Kết quả đánh giá về mức độ sử dụng và mức độ cần thiết của các nội dung tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn huyện Núi Thành

Nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi.Hiệu quả thực hiện
TốtKháTrung bìnhYếu
SL%SL%SL%SL%
Hiểu biết về môi trường tự nhiên Số H271610864352000
Hiểu biết về môi trường xã hội321911568231300
Hiểu biết về âm nhạc và tạo hình251511869271600
Hiểu biết về số, số đếm và đo392310662251500
Hiểu biết về số, số đếm và đo251512171241400
Nhận biết ban đầu về thời gian352011468211200
Trẻ tò mò và ham hiểu biết241412171251500
Khả năng suy luận251512674191100
Khả năng sáng tạo251511869271600

2.3.4. Thực trạng phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

Qua kết quả đánh giá thực trạng về hiệu quả thự hiện của các phương pháp trong hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Núi Thành ở bảng 2.4 cho thấy các phương pháp và hình thức phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi đã được giáo viên khai thác sử dụng thường xuyên trên 65%.

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá về mức độ sử dụng của các phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn huyện Núi Thành

Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi.Mức độ thực hiện
Rất thường xuyênThường xuyênÍt khiKhông sử dụng
SL%SL%SL%SL%
Phương pháp tổ chức hoạt phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi.
Phương pháp trải nghiệm271612272211200
Phương pháp trực quan31181297610600
Trò chơi372211467191100
Phương pháp làm mẫu, đàm thoại30171267514800
Phương pháp nêu gương402311367171000
Hình thức tổ chức hoạt phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi.
Hoạt động trong lớp học352011367221300
Hoạt động chơi ở các góc39231197012700
Hoạt động lao động322212168171000
Hoạt động ngoài trời402310764231300

2.3.5. Thực trạng các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá về mức độ sử dụng các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non

trên địa bàn huyện Núi Thành.

Các điều kiện hỗ trợ

hoạt động phát triển nhận thức

cho trẻ 5-6 tuổi.

Hiệu quả thực hiện
TốtKháTrung bìnhYếu
SL%SL%SL%SL%
Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng95564526221385
Các phương tiện phục vụ hoạt động57338651271600
Kinh phí95564627291700
Phụ huynh học sinh442665385130106
Đội ngũ CBGVNV93555230251500

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mầm non huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

Qua kết quả khảo sát cho thấy việc thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Núi Thành đã thu được các ý kiến:

Bảng 2.7. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện quản lý mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

Quản lý mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.Hiệu quả thực hiện
Rất tốtTốtKháTrung bìnhYếu
Xác định mục tiêu.25%70,5%11,8%2,9%0
Lập kế hoạch.067,6%32,4%00
Triển khai kế hoạch cụ thể đến các bộ phận trong hoạt động…29,4%41,2%29,4%00
Giám sát việc thực hiện kế hoạch phù hợp với các mục tiêu đặt ra.5,9%91,2%2,9%00

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường MN

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện quản lý nội dung

hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn huyện

Núi Thành

Quản lý nội dung hoạt động

phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

Mức độ thực hiện
Rất tốtTốtKháTrung bìnhYếu
Xây dựng nội dung cụ thể phù hợp với mục tiêu đề ra.16

53,3%

8

26,7%

4

13,3%

2

6,7%

0
Triển khai thực hiện các nội dung.018

60%

10

33,3%

2

6,7%

0
Kiểm tra đánh giá nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi020

66,7

6

20%

2

6,7%

1

3,3%

2.4.3. Thực trạng phương pháp và các hình thức quản lý tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện phương pháp quản lý và các hình thức quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

Nội dungHiệu quả thực hiện
Rất tốtTốtKháTrung bìnhYếu
Quản lý phương pháp tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi.Tập huấn giáo viên về nội dung, lập kế hoạch, phương pháp17,6%41,2%17,6%5,9%0
Xây dựng môi trường hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi.11,8%53%32,3%2,94%0
Tập huấn giáo viên xây dựng và sử dụng bộ công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ em 5 tuổi.25,9%58,8%15,3%5,9%0
Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ thông qua hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ20,9%61,8%14,7%2,94%0
Quản lý hình thức phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi.Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ thông qua hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ14,779,4%5,9%00

2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá mức độ các điều kiện phục vụ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổiHiệu quả thực hiện
Rất tốtTốtKháTrung bìnhYếu
Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên về việc sử dụng CSVC, PTDH trong giảng dạy5

5,3%

75

78,9%

10

10,5%

5

5,3%

0
Chỉ đạo giáo viên sử dụng phương tiện dạy học và làm đồ dùng dạy học phù hợp với hoạt động PTNT3

3,2%

60

63,1%

32

33,7%

00
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo Phó hiệu trưởng phụ trách CSVC, Tổ trưởng kiểm tra giám sát đánh giá việc sử dụng CSVC, PTDH và môi trường cho trẻ hoạt động.5

5,3%

55

57,8%

30

31,6%

5

5,3%

0
Có kế hoạch xây dựng, mua sắm sữa chữa bổ sung hàng năm20

27,2%

35

38,9%

20

22,2%

15

16,7%

0
Bảo quản cơ sở vật chất75

78,9%

20

21,1%

000
Phối hợp Ban đại diện cha mẹ trẻ tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cha mẹ trẻ về tầm quan trọng hoạt động PTNT.30

31,6%

15

15,8%

25

26,3%

25

26,3%

0

2.4.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.11. Khảo sát mức độ thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

Số người được hỏiMức độ thực hiện
Thường xuyên%Đôi khi%Chưa

bao giờ

%
Hiệu trưởng, P. Hiệu trưởng14%2080%416%
Giáo viên mầm non22,9%6085,7%

Từ kết quả trên cho thấy công tác kiểm tra hoạt động phát triển nhận thức trong trường mầm non chưa cao. Tỉ lệ thường xuyên thấp. Mức độ thực hiện công việc này được trả lời đôi khi có kết quả gần giống nhau. Các cấp quản vẫn chưa quan tâm nhiều đến hoạt động này hoặc chỉ thực hiện qua loa hình thức nên việc kiểm tra đánh giá chưa triệt để. Như vậy, CBQL cần tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả đạt được qua kiểm tra đánh giá các điều kiện CSVC phục vụ cho hoạt động phát triển nhận thức để có những điều chỉnh thích hợp, nâng cao hiệu quả của tổ chức hoạt động phát triển nhận thức. Do đó các trường mầm non cần tăng cường đánh giá trong và sau khi tổ chức hoạt động phát triển nhận thức.

2.5. Đánh giá chung. Công tác quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam đã có những mặt mạnh nổi bật, nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít những mặt yếu, tồn tại và hạn chế. Từ kết quả điều tra khảo sát, trò chuyện với đội ngũ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên tham gia vào hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành, chúng tôi có những nhận định khái quát như sau:

2.5.1. Điểm mạnh. Các trường Mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành đã thực hiện nghiêm túc Điều lệ trường Mầm non và có các văn bản pháp quy pháp luật về GDĐT.

Cán bộ quản lý trong nhà trường đều đạt chuẩn nghề nghiệp, nhiệt tình nêu cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả, có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cho GV từ đó nâng cao chất lượng nuôi dưỡng CSGD trẻ, đặc biệt là chất lượng hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non.

Hiệu trưởng các trường nhận thức đúng về ý nghĩa tầm quan trọng của nội dung hoạt động quản lý hoạt động phát triển nhận thức trong trường Mầm non, đã xây dựng được một hệ thống các biện pháp quản lý và tập trung chỉ đạo thành công ở một số nội dung quản lý hoạt động phát triển nhận thức trong điều kiện cơ sở vật chất của trường mình bằng kinh nghiệm và trình độ quản lý của mình. Vì vậy biện pháp quản lý hoạt động dạy học đã đạt yêu cầu mục tiêu đề ra ở mức độ nhất định trong điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương mình.

2.5.2. Điểm hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm trong công tác quản lý hoạt động dạy học vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục đó là:

Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của yêu cầu đổi mới chương trình GDMN trong đó có hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường MN chưa cao. Công tác quản lý hoạt động giáo dục trong trường MN còn nhiều bất cập. Công tác quản lý mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ chưa chặt chẽ.

Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường MN đã giúp trẻ hình thành, phát triển của trẻ

* Nguyên nhân: Trong khi tìm hiểu, người nghiên cứu nhận thấy nguyên nhân chính mà đội ngũ CBQL và GV cho rằng nó ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nhận thức cho trẻ nói chung, hoạt động động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng là do chưa có sự thống nhất về nội dung giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ trong chương trình MN, GV Hầu hết còn chung chung phụ thuộc vào sự tích hợp của cá nhân GV. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, chúng tôi nhận thấy cần phải xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường MN trên địa bàn huyện Núi Thành nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục MN hiện nay.

Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Nguyên tắc chung đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

3.2. Biện pháp cụ thể

3.2.1. Nâng cao nhận thức công tác tuyên truyền, cập nhật thông tin, tri thức cho giáo viên, nhân viên, phụ huynh và toàn xã hội về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

a. Mục tiêu, ý nghĩa của giải pháp

Nhận thức là nền tảng thái độ, hành vi của con người. Nhận thức đúng sẽ dẫn đến thái độ đúng. Trong các biện pháp về quản lý, việc nâng cao nhận thức cho chủ thể quản lý, đối tượng được quản lý là rất quan trọng. Đây là biện pháp phát huy nhân tố con người, tôn trọng con người, giúp con người nâng cao nhận thức để định hướng hành động một cách tự giác và đúng hướng.

Giáo viên mầm non cần nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ trong trường mầm non.

Nhằm thực hiện nâng cao nhận thức cho GV về sự cần thiết của tổ chức hoạt động phát triển nhận thức đã được nêu trên, Hiệu trưởng cần linh động triển khai một cách nghiêm túc thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, thao giảng hoạt động phát triển nhận thức…cho tất cả GV nắm rõ.

b. Nội dung và cách thực hiện

c. Điều kiện thực hiện

Giáo viên báo cáo kết quả chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi

Cung cấp các văn bản, tài liệu, băng hình về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi từ Viện nghiên cứu GDMN, Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Phòng GDĐT.

3.2.2. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giáo viên về phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

a. Mục tiêu

b. Nội dung và cách thực hiện

c. Điều kiện thực hiện

Ban giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho GV phù hợp với nhận thức của giáo viên

Tăng cường công tác kiểm tra việc bồi dưỡng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Đảm bảo tốt việc học, vui chơi, sinh hoạt, tham quan dã ngoại, tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ, nâng cao đời sống tinh thần cho học sinh. Hàng năm, tùy thuộc vào nguồn kinh phí có thể tổ chức cho giáo viên, học sinh tham quan những khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh gần gũi của địa phương.

Đánh giá hiệu quả sau các đợt bồi dưỡng.

3.2.3. Chỉ đạo xây dựng nội dung, kế hoạch phù hợp cho hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi bám sát theo bộ chuẩn phát triển nhận thức

a. Mục tiêu, ý nghĩa của giải pháp

Giúp cho giáo viên biết lựa chọn

Cung cấp cho giáo viên cách lựa chọn hình thức sinh động để thiết kế giáo án tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ phù hợp.

b. Nội dung và cách thực hiện

c. Điều kiện thực hiện

Phải xây dựng kế hoạch theo từng chủ đề. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh kế hoạch. Kế hoạch phải được giáo viên trực tiếp xây dựng. Cung cấp đầy đủ đồ dùng phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch. Phối hợp với các công ty phần mềm tin học, hướng dẫn giáo viên các nội dung “Tận dụng nguồn tài nguyên Internet”, “Khai thác và sử dụng phần mềm soạn giảng”. Thực hiện tốt công tác kiểm tra hồ sơ giáo án của giáo viên. Ban giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn kiểm tra hồ sơ của GV mỗi chủ điểm 1 lần, dự giờ mỗi GV 2-3 hoạt động/chủ đề. Thường xuyên dự giờ các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ của giáo viên. Đánh giá xếp loại hồ sơ, tiết dạy chính xác, khách quan.

3.2.4. Đổi mới phương pháp hình thức trong hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

a. Mục tiêu, ý nghĩa của giải pháp

Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và nâng cao hoạt động phát triển nhận cho trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, trẻ tích cực tham gia hoạt động và đạt được các kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, chú ý, thử nghiệm và khám phá

b. Nội dung và cách tổ chức thực hiện giải pháp

3.2.5. Tổ chức hướng dẫn giáo viên sử dụng thiết bị dạy học và quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển nhận thức

a. Mục tiêu. Nhằm hỗ trợ phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức cho giáo viên, gây hứng thú cho giờ hoạt động, giúp trẻ tiếp thu kiến thức và phát triển nhận thức được tốt hơn. Đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết, kịp thời cho việc tổ chức hoạt động phát triển nhận thức, trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non.

b. Nội dung và cách thực hiện

c. Điều kiện thực hiện. Cung cấp đủ đồ dùng, thiết bị dạy học

Tất cả giáo viên phải biết sử dụng máy tính

Tạo điều kiện cho 100% GV thực hành máy tính

Hiệu trưởng phải tăng cường tham mưu có hiệu quả với các cấp lãnh đạo ngành, lãnh đạo chính quyền địa phương, không những vậy, Hiệu trưởng cần tích cực vận động các cá nhân, các nhà tài trợ có lòng hảo tâm hỗ trợ kinh phí để thực hiện kế hoạch; thực hiện tiết kiệm chi tiêu, dành ưu tiên số một cho việc phục vụ dạy và học.

Sự quan tâm của chính quyền địa phương về kinh phí, nhân lực giúp tăng cường cơ sở vật chất theo tinh thần xã hội hóa giáo dục.

3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

a. Mục tiêu, ý nghĩa của giải pháp. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động phát triển nhận thức cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở tất cả các khâu trong quản lý hoạt động phát triển nhận thức, từ khảo sát thực trạng, xác định nội dung, hình thức, phương pháp, xây dựng kế hoạch và lựa chọn hoạt động phù hợp. Đây là công việc quan trọng trong quản lý hoạt động phát triển nhận thức của Hiệu trưởng. Thông qua việc kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học của giáo viên và trẻ trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch và biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Bổ sung kiến thức, kỹ năng, nội dung, phương pháp phát triển nhận thức cho GV nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển nhận thức.

b. Nội dung và cách tổ chức thực hiện giải pháp

c. Điều kiện thực hiện. Hệ thống văn bản pháp quy về thực hiện chương trình GDMN theo độ tuổi. Thực hiện công tác đánh giá theo đúng qui định của Bộ GDĐT. Xây dựng bộ công cụ đánh giá trẻ. Đảm bảo đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học tối thiểu của các lớp 5 tuổi. Mỗi trẻ có 1 bộ hồ sơ. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá trẻ của giáo viên có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp. Trong sáu biện pháp đề xuất trên đây mỗi biện pháp đều có những biện pháp cụ thể với mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành riêng. Mỗi biện pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định phù hợp với mỗi nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý. Để nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam, nhất thiết phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chúng bổ sung cho nhau, là cơ sở tiền đề cho nhau và đều chung một mục tiêu. Trong sáu biện pháp đó, thì biện pháp thứ 2 “Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giáo viên về phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi” biện pháp 3 “Chỉ đạo xây dựng nội dung, kế hoạch phù hợp cho hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi bám sát thao bộ chuẩn phát triển nhận thức” biện pháp 4 “Đổi mới phương pháp hình thức trong hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi” và biện pháp 6 “Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá nhận thức cho trẻ của giáo viên” là 4 biện pháp cơ bản và có tính quyết định trong quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ. Biện pháp thứ nhất “Nâng cao nhận thức cho giáo viên về sự cần thiết của việc phát triển nhận thức cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi” đóng vai trò là tiền đề để thực hiện các biện pháp còn lại vì trong bất cứ vấn đề gì, yếu tố nhận thức luôn là quan tâm đầu tiên.

3.4. Khảo nghiệm, đề xuất tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm. Khảo nghiệm nhằm kiểm định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phát triển nhân thức cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu và phổ biến các biện pháp thực hiện để quản lý chỉ đạo tốt hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong đơn vị nhà trường.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

– Nội dung: Khảo nghiệm tất cả các biện pháp trên để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của tất cả các biện pháp.

– Đối tượng: Trưng cầu ý kiến của 50 CBQL, GV giàu kinh nghiệm của các trường Mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam về tính cấp thiết và tính khả thi của 6 biện pháp quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường Mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành.

Phương pháp: Sử dụng phiếu mẫu điều tra

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp

Biện phápHiệu quả thực hiện
Rất cấp thiếtCấp thiếtÍt cấp thiếtKhông cấp thiết
SL%SL%SL%SL%
Nâng cao nhận thức cho giáo viên về sự cần thiết của việc phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi.4896121200
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giáo viên về phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi.3162112281600
Chỉ đạo xây dựng nội dung phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi bám sát theo bộ chuẩn phát triển nhận thức cho trẻ.4590482400
Đổi mới phương pháp hình thức trong hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi.397810201200
Tổ chức hướng dẫn giáo viên sử dụng thiết bị dạy học và quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển nhận thức42846122400
Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi408051051000

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp

Biện phápHiệu quả thực hiện
Rất khả thiKhả thiÍt khả thiKhông khả thi
SL%SL%SL%SL%
Nâng cao nhận thức cho giáo viên về sự cần thiết của việc phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi.42846122400
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giáo viên về phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi.408051051000
Chỉ đạo xây dựng nội dung phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi bám sát theo bộ chuẩn phát triển nhận thức cho trẻ.4590482400
Đổi mới phương pháp hình thức trong hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi.397810201200
Tổ chức hướng dẫn giáo viên sử dụng thiết bị dạy học và quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển nhận thức3570102051000
Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi3162112281600

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy các biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết và tính khả thi ở Bảng 3.1 và 3.2 cho thấy ý kiến đánh giá của CBQL, GV ở các trường Mầm non huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động hát triển nhận thức cho trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành có tính cấp thiết rất cao và tính khả thi. So sánh về tính cấp thiết và tính khả thi được đánh giá trong Bảng 3.11 và 3.12 cho thấy tính khả thi được đánh giá cao hơn so với tính cấp thiết được đánh giá cao hơn tính khả thi. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật trong việc nhận thức, xem xét, áp dụng đánh giá khả năng áp dụng thực tiễn của các biện pháp nêu ra. Trong các biện pháp luận văn đã đề xuất, các biện pháp “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi” có tính khả thi thấp hơn trong sáu biện pháp luận văn đề xuất. Điều này đặt ra yêu cầu đối với CBQL, GV các trường Mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam cần tập trung đổi mới công tác kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam.

Như vậy, các biện pháp tác giả đưa ra chưa hoàn toàn đạt tỷ lệ cao nhất ở mức độ cao nhất về tính cần thiết và tính khả thi, tuy nhiên, kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp mà tác giả đề xuất đã được hầu hết các ý kiến xác định là rất cần thiết và rất khả thi với tỷ lệ cao. Hy vọng rằng, các biện pháp này là tài liệu tham khảo giúp cho những người làm công tác quản lý giáo dục, lãnh đạo các trường mầm non có thể nghiên cứu và áp dụng vào trong quá trình quản lý, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm ở địa bàn nghiên cứu và các địa phương có điều kiện tương tự.

Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi có thể rút ra được một số vấn đề kết luận như sau:

1.1. Về lý luận: Hoạt động dạy học có vai trò chủ đạo, xuyên suốt trong quá trình hoạt động của nhà trường, là nhiệm vụ hàng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục đề ra. Quản lý hoạt động phát triển nhận thức của Hiệu trưởng trường mầm non có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ, giúp cho trẻ phát triển toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.

Quá trình thực hiện của đề tài đã hệ thống hóa các khái niệm quản lý tổ chức hoạt động phát triển nhận thức; nêu được vai trò, mục tiêu nhiệm vụ, tầm quan trọng của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non.

1.2. Về thực tiễn: Luận văn đi sâu phân tích, đánh giá những kết quả và hạn chế trong việc quản lý hoạt động phát triển nhận thức và tìm ra những thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức để hạn chế, khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của quản lý hoạt động phát triển nhận thức, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cụ thể nâng cao chất lượng hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.

Từ sự phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phát triển nhận thức và quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam dưới cơ sở của các vấn đề lý luận của khoa học quản lý và QLGD, luận văn đã đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non 5-6 tuổi. Hệ thống những biện pháp mà đề tài đã xây dựng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học.

Mặc dù chưa có điều kiện thực nghiệm các biện pháp nhưng qua khảo nghiệm về mặt nhận thức tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, các ý kiến của lãnh đạo, CBQLGD, GV các trường MN trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam đều khẳng định: Các biện pháp đều cấp thiết và khả thi, có thể áp dụng vào thực tiễn các trường MN ở địa bàn nghiên cứu xong tùy vào tình hình của địa phương mà áp dụng sao cho linh hoạt.

2. KIẾN NGHỊ.

2.1. Đối với UBND hyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

– Đầu tư xây dựng các phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị đồ dùng dạy học để giúp đỡ cho giáo viên và học sinh.

– Có chính sách hỗ trợ cho trẻ em thuộc diện gia đình khó khăn, hộ nghèo, trẻ khuyết tật học hòa nhập, nhằm huy động tối đa trẻ Mẫu giáo 5 tuổi ra lớp thực hiện tốt đề án phổ cập trẻ 5 tuổi tiến tới phổ cập trẻ ở các độ tuổi.

– Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên đặc biệt là bồi dưỡng phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ mầm non.

2.2. Đối với UBND, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Núi Thành

Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nhất là phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ

– Cung cấp tài liệu, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho cô và trẻ hoạt động.

2.3. Đối với CBQL, GV các trường mầm non huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

* Đối với CBQL.

Cần tăng cường biện pháp quản lý hoạt động dạy và học đối với giáo viên và trẻ, đặc biệt là hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ.

Cần phối hợp với phòng GDĐT để tham mưu đảm bảo cơ sở vật chất và giúp đỡ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

* Đối với Giáo viên phụ trách lớp 5-6 tuổi. Tăng cường công tác tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn. Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng do cấp trên tổ chức. – Tham gia sinh hoạt chuyên môn do trường, phòng tổ chức

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\NGUYEN THANH NA\TOM TAT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *