Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên

1. Tính cấp thiết của đề tài

 Giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) được xác định là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo của nhà trường các cấp. Mục tiêu của Chương trình giáo dục tiểu học là giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. Theo đó, đối với học sinh tiểu học, nội dung GDKNS được xác định là giáo dục kỹ năng nhận thức, quản lý bản thân và giáo dục kỹ năng tự bảo vệ. Quản lý hoạt động GDKNS là một nội dung và nhiệm vụ quan trọng của các lực lượng giáo dục và chủ thể quản lý giáo dục trong nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng. Quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh là nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh trong bối cảnh xã hội không ngừng phát triển như hiện nay và được hiểu như là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể GV, học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường. Những tác động này nhằm mục đích huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của các lực lượng có liên quan vào mọi mặt hoạt động GDKNS của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh đã đề ra. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh ở các trường tiểu học hiện nay chưa được thực hiện tốt. Đây là nguyên nhân chính làm cho quá trình GDKNS vận hành một cách thiếu đồng bộ, chưa có hiệu quả làm ảnh hưởng đến chất lượng GDKNS nói riêng và giáo dục toàn diện học sinh nói chung.

Việc GDKNS cho học sinh là vấn đề được Đảng, Nhà Nước rất quan tâm, điều đó thể hiện ở Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, lần thứ 5 khoá VIII, Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng toàn quốc các khóa X, XI, XII; Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020; Nghị quyết số 05/2005/NQ – CP ra ngày 18/4/2005 của Chính phủ; Luật giáo dục 2020; Đặc biệt là Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2014 của Bộ GDĐT ban hành quy định quản lý hoạt động GDKNS và HĐGD ngoài giờ chính khóa.

Học sinh Tiểu học (TH) đang ở trong độ tuổi thiếu niên, nhi đồng, lứa tuổi đang phát triển mạnh về cả thể chất và tinh thần và nhu cầu giao tiếp của các em đang phát triển mạnh. Do đó, ý thức về cuộc sống, về bản thân, về con người cũng phát triển; các năng lực cá nhân cũng dần hình thành. Đời sống tình cảm của các em cũng rất phong phú, thể hiện rõ nhất trong quan hệ tình bạn (đồng giới hoặc khác giới). Nó chi phối tình cảm và xu hướng hoạt động của các em. Bên cạnh đó, môi trường xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của HS TH. Bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay với những tác động tích cực và tiêu cực đan xen khiến trẻ luôn luôn phải có sự lựa chọn, phải đương đầu với những áp lực, thử thách, nếu không đuợc hướng dẫn, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực như nghiện hút, bạo lực, ăn chơi sa đọa. GDKNS giúp các em ứng phó với những vấn đề của lứa tuổi HS như phòng tránh lạm dụng game, phòng tránh rủi ro trong quan hệ giới tính, phòng tránh sử dụng chất gây nghiện, phòng tránh bạo lực học đường, hình thành các kỹ năng sống cần thiết khác; từ đó tạo điều kiện giúp HS xác định được nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình, xã hội. Có thể nói, GDKNS có giá trị đặc biệt đối với thanh, thiếu niên đang lớn lên trong xã hội hiện đại với nền văn hoá đa dạng, nền kinh tế phát triển và bối cảnh thế giới được coi là một mái nhà chung.

Hiện nay, đạo đức của một số lượng không nhỏ HS đang có chiều hướng đi xuống, hiện tượng HS mắc các tệ nạn xã hội và thiếu kỹ năng sống ở huyện Đồng Xuân đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Mặc dù các trường TH huyện Đồng Xuân đã nhận thức vấn đề, đã thực hiện một số hoạt động giáo dục kỹ năng sống (HĐGDKNS) cho HS. Tuy nhiên, công tác tổ chức, quản lý HĐGDKNS của Hiệu trưởng ở các trường TH vẫn còn những vấn đề bất cập, các biện pháp quản lý còn mang tính tự phát, chưa được khoa học, đồng bộ, có nhiều lúng túng, không đáp ứng được với sự phát triển chung, cần phải trao đổi, bổ sung, rút kinh nghiệm kịp thời để đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tinh thần đổi mới hiện nay.

Là một cán bộ QLGD tôi nhận thức rõ vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng, vì vậy việc nghiên cứu quản lý HĐGDKNS cho HS các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên là một việc làm cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Mặt khác, cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm để rút ra những kết luận khoa học về việc quản lý để nâng cao chất lượng GDKNS cho HS các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Từ những thực tế trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục ở địa phương, góp phần giáo dục toàn diện HS tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS các trường Tiểu học huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý HĐGDKNS cho học sinh ở các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

– Đề tài tiến hành nghiên cứu tại 11/11 trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

4. Giả thuyết khoa học

Trong những năm qua hoạt động giáo dục dục kĩ năng sống cho học sinh ở các Trường Tiểu học huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể thì hoạt động giáo dục kĩ năng sống chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển của giáo dục hiện nay. Do việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát và đánh giá khách quan thực trạng quản lý HĐGDKNS tại các trường TH huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên, có thể đề xuất được các biện pháp hợp lý, khả thi nhằm quản lý HĐGDKNS cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện học sinh.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐGDKNS cho HS ở trường TH.

– Khảo sát thực trạng HĐGDKNS cho HS và quản lý hoạt động này tại các Trường TH trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

– Đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS tại các trường TH trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp; so sánh, phân loại; hệ thống hóa trong nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Ngành và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài.

6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.

Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi đây là phương pháp cơ bản và hiêụ quả trong điều tra xã hội. Điều tra bằng phiếu hỏi sẽ tập trung nghiên cứu điều tra các lực lượng giáo duc̣ trong và ngoài nhà trường từ đó đánh giá một cách khái quát vấn đề nghiên cứu. Sử dụng phiếu điều tra đối với cán bộ quản lý, giáo viên nhằm tìm hiểu thực trạng của việc quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tìm hiểu các kỹ năng sống cần thiết nhất cho học sinh tiểu học ở thành phố và thực trạng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học.

6.2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

Tìm hiểu kinh nghiệm của cán bộ quản lý, giáo viên về việc quản lý và tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

6.2.3. Phương pháp chuyên gia.

Tổ chức thảo luận chuyên đề, lấy ý kiến các chuyên gia về một số kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Phương pháp này cũng được sử dụng để đánh giá tính khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trước khi tổ chức thử nghiệm.

6.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ.

Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm xử lý số liệu.

7. Cấu trúc luận văn

– Phần mở đầu

– Phần nội dung gồm ba chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý HĐGDKNS cho học sinh TH.

+ Chương 2: Thực trạng quản lý HĐGDKNS cho học sinh trong các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

+ Chương 3: Các biện pháp quản lý HĐGDKNS cho học sinh trong các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

– Kết luận và khuyến nghị

– Tài liệu tham khảo

– Phụ lục

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường Tiểu học huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên

 

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Ở nước ngoài

1.1.2. Ở Việt Nam

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1. Quản lý

“Quản lý” (QL) là khái niệm rất chung, tổng quát. Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý.

1.2.2. Quản lý giáo dục

QLGD là sự tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể QL ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống GD nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho người học trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như quy luật của quá trình GD, của sự phát triển thể lực và tâm lý người học.

1.2.3. Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là một yếu tố cơ bản hết sức quan trọng nhằm đảm bảo tổ chức tốt các HĐGD toàn diện trong nhà trường. QL nhà trường nhằm QL các HĐGD diễn ra bên trong nhà trường như HĐGD của nhà giáo; hoạt động học tập và rèn luyện của người học; các nguồn lực đáp ứng yêu cầu của HĐGD của nhà trường; QL hoạt động sư phạm trên lớp và ngoài giờ lên lớp; vv…

1.2.4. Kỹ năng sống

KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống”.

1.2.5. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống

HĐGDKNS cũng như những hoạt động dạy học, giáo dục khác, nó được cấu trúc bởi những thành tố sau: mục tiêu GDKNS, nội dung GDKNS, phương pháp GDKNS, hình thức tổ chức GDKNS, phương tiện phục vụ GDKNS, các lực lượng tham gia GDKNS.

1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Quản lý HĐGDKNS là sự tác động có ý thức của chủ thể QL (cán bộ quản lý) tới khách thể QL (giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường khác) nhằm đưa HĐGDKNS đến một kết quả mong muốn.

1.3. Hoạt động GDKNS cho học sinh ở các trường TH

1.3.1. Mục tiêu GDKNS cho học sinh TH trong giai đoạn hiện nay

Mục tiêu của HĐGDKNS là “đẩy mạnh HĐGDKNS cho HS theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của học sinh gắn với định hướng nghề nghiệp

1.3.2. Nội dung GDKNS cho học sinh TH

Nội dung GDKNS phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần”.

1.3.3. Phương pháp GDKNS cho học sinh TH

* Phương pháp động não

* Phương pháp nghiên cứu tình huống

* Phương pháp trò chơi

* Phương pháp thảo luận nhóm

* Phương pháp đóng vai

1.3.4. Hình thức tổ chức HĐGDKNS cho học sinh TH

* GDKNS cho học sinh thông qua các môn học

* GDKNS cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

* GDKNS cho học sinh thông qua sự phối hợp giáo dục với gia đình và các lực lượng ngoài xã hội

* GDKNS thông qua tự giáo dục

* GDKNS thông qua các phương tiện hỗ trợ

1.3.5. Các lực lượng tham gia GDKNS và sự phối hợp các lực lượng

a. Đội ngũ thực hiện GDKNS trong nhà trường:

b. Sự phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGDKNS

1.3.6. Các điều kiện phục vụ HĐGDKNS cho học sinh TH trong hoạt động GDKNS cho học sinh TH

Các điều kiện đảm bảo HĐGDKNS cho học sinh TH là các nguồn lực phục vụ cho HĐGD mà nhà trường sử dụng để thực hiện mục tiêu của mình.

1.3.7. Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho học sinh TH

Kiểm tra, đánh giá là một trong những khâu quan trọng của hoạt động. Nếu như không kiểm tra, đánh giá thì các nhà QLGD không thể phân tích nguyên nhân cũng như đề xuất các biện pháp kịp thời.

1.4. Quản lý hoạt động gdkns cho học sinh ở các trường TH

1.4.1. Quản lý mục tiêu GDKNS cho học sinh TH

Mục tiêu GDKNS cho học sinh của nhà trường vừa phải phù hợp với mục tiêu GDKNS cho học sinh TH do Bộ GDĐT quy định, vừa đáp ứng mong muốn của cha mẹ học sinh, của xã hội nơi nhà trường đóng.

1.4.2. Quản lý nội dung GDKNS cho học sinh TH

Quản lý chương trình GDKNS cho học sinh trường TH là các tác động quản lý của Hiệu trưởng đến chương trình, nội dung GDKNS cho học sinh nhằm đưa nội dung chương trình vào thực tiễn phù hợp với các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

1.4.3. Quản lý phương pháp GDKNS cho học sinh TH

Quản lý đổi mới phương pháp GDKNS cho học sinh là quản lý hoạt động giảng dạy của GV.

1.4.4. Quản lý hình thức tổ chức HĐGDKNS cho học sinh TH

Quản lý hình thức tổ chức HĐGDKNS một cách hiệu quả, nhà quản lý cần chỉ đạo, lựa chọn nhiều hình thức tổ chức HĐGDKNS phong phú, đa dạng thu hút được nhiều lực lượng tham gia giáo dục.

1.4.5. Quản lý các lực lượng tham gia HĐGDKNS cho học sinh TH

a. Quản lý đội ngũ thực hiện GDKNS trong nhà trường

* Quản lý việc tích hợp GDKNS vào môn học của GVBM

* Quản lý HĐGDKNS của GVCN lớp

* Quản lý việc phối hợp thực hiện GDKNS trong hoạt động của Đoàn thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí Minh, các Ban GDNGLL, GDKNS

b. Quản lý sự phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGDKNS

1.4.6. Quản lý các điều kiện phục vụ HĐGDKNS cho học sinh TH

Quản lý các điều kiện đảm bảo GDKNS cho học sinh TH là tác động của hiệu trưởng đến hoạt động sử dụng nguồn lực phục vụ cho GDKNS (tài chính, phương tiện, CSVC) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực phục vụ GDKNS trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

1.4.7. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDKNS

Kiểm tra, đánh giá là một trong những khâu quan trọng của hoạt động quản lý. Nếu như không kiểm tra, đánh giá thì các nhà QLGD không thể phân tích nguyên nhân cũng như đề xuất các biện pháp kịp thời.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

HĐGDKNS là một bộ phận của quá trình GD trong nhà trường, là sự tiếp nối và đồng thời với hoạt động dạy học trên lớp, có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đồng thời bảo đảm thực hiện tốt chủ trương của Đảng ta về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT trong giai đoạn hiện nay nhằm đạt mục tiêu giáo dục “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện”.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Tổng quát về quá trình khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá đúng thực trạng HĐGDKNS, quản lý HĐGDKNS ở các trường TH thuộc huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên để làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng HĐGDKNS.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát mức độ nhận thức của các đối tượng về mục tiêu của GDKNS, việc thực hiện nội dung, chương trình, các hình thức, phương pháp tổ chức GDKNS của giáo viên và công tác quản lý HĐGDKNS của Hiệu trưởng các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

2.1.3 Phương pháp khảo sát

Điều tra bằng bảng hỏi:

Phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu cá nhân :

Phương pháp phân tích :

Phương pháp thống kê toán học :

Quy trình khảo sát :

2.1.4. Cách thức xử lý số liệu

Trong quá trình làm luận văn, việc thu thập và xử lý số liệu luôn là bước quan trọng nhằm đưa ra những số liệu phục vụ cho việc hoàn thành bài viết. Số liệu sau khi thu thập được đều chỉ là những bảng hỏi, chưa thể mô phỏng phân tích được cho bài luận văn, mà số liệu này cần được phân loại và xử lý qua nhiều bước để có thể trở thành dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu.

2.1.5. Đối tượng khảo sát

Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) ; giáo viên (GVCN, GVBM, GV TPT) ; Học sinh của 11 trường Tiểu học với mẫu khảo sát như sau:

2.1.6. Địa bàn khảo sát

Tiến hành khảo sát ở 11 trường có cấp TH thuộc huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

2.2. Vài nét khái quát về địa ý, kinh tế, xã hội, giáo dục của huyện Dồng Xuân, tỉnh Phú Yên

2.2.1. Khái quát đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội

Đồng Xuân là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc tỉnh Phú Yên với trung tâm huyện lỵ là thị trấn La Hai. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Tây Nam giáp huyện Sơn Ḥòa, phía Đông Bắc giáp huyện Sông Cầu, phía Đông Nam giáp huyện Tuy An. Diện tích 1063km2. Thế mạnh kinh tế của huyện Đồng Xuân là sản xuất nông nghiệp, trồng rừng lâm nghiệp và nghề truyền thống…

2.2.2. Khái quát về tình hình GDĐT

a. Mạng lưới trường lớp, quy mô học sinh các trường TH

* Mạng lưới trường lớp, quy mô học sinh

Bảng 2.1. Tổng hợp mạng lưới trường, lớp, học sinh cấp TH

TTTrường2017 – 20182018- 20192019 – 2020
Số lớpSố HSSố lớpSố HSSố lớpSố HS
01TH Phú Mỡ233282332623325
02TH Xuân Quang 1284872849028492
03TH Xuân Lãnh 1305443054230546
04TH Xuân Quang 2203642036320360
05TH La Hai307063070830713
06TH Xuân Phước122801228212279
07TH Xuân Sơn Bắc193371933619339
08TH Xuân Quang 3204102041222412
09TH Đa Lộc264112641526413
10TH Xuân Sơn Nam153261532615324
11TH Xuân Long122611225912267
Tổng cộng235445423544592374470

(Nguồn : Tổ Phổ thông – Phòng GDĐT Đồng Xuân)

* Về cơ sở vật chất trường lớp học

Bảng 2.2. Tổng hợp số liệu phòng học và phòng chức năng

TTTrường2017 – 20182018 – 20192019 – 2020
Phòng họcPhòng chức năngPhòng họcPhòng chức năngPhòng họcPhòng chức năng
01TH Phú Mỡ240324032403
02TH Xuân Quang 1280628062806
03TH Xuân Lãnh 1200320032003
04TH Xuân Quang 2210621062106
05TH La Hai300930093009
06TH Xuân Phước230325063006
07TH Xuân Sơn Bắc120312031203
08TH Xuân Quang 3250625062506
09TH Đa Lộc180318061806
10TH Xuân Sơn Nam180318032003
11TH Xuân Long120312031203
Tổng cộng231482335424054

(Nguồn : Tổ Phổ thông – Phòng GDĐT Đồng Xuân)

b. Chất lượng giáo dục học sinh các trường TH

Bảng 2.3. Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh cấp TH

Năm họcTổng số HSKết quả học tậpNăng lựcPhẩm chất
HTTHTCHTTốtĐạtTốtĐạt
2017-201844542894 65%1540 34,6%20 0,4%3198 71,8%1256 28,2%3674 82,5%780 17,5%
2018-201944592912 65,3%1530 34,3%17 0,4%3224 72,3%1235 27,7%3723 83.5%736 16.5%
2019-202044703011 67,4%1447 32,4%12 0,2%3342 74,8%1128 25,2%3764 84,2%706 15,8%

(Nguồn : Tổ Phổ thông – Phòng GDĐT Đồng Xuân)

2.3. Thực trạng hoạt động GDKNS cho học sinh ở các trường th huyện Dồng Xuân, tỉnh Phú Yên

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về kỹ năng sống cho học sinh ở các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Để đánh giá thực trạng nhận thức về vai trò và sự cần thiết của KNS đối với HS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 220 CBQL, GV và 440 HS ở 11 trường TH trên địa bàn huyện Đồng Xuân.

Kết quả ở bảng 2.4 ; 2.5 và 2.6 trong cuốn toàn luận văn.

2.3.2. Thực trạng về việc thực hiện nội dung GDKNS cho học sinh các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Để đánh giá mức độ thực hiện các nội dung GDKNS cho HS, chúng tôi tiến hành lấy ý liến của 220 CBQL, GV.

– Thường xuyên ký hiệu (TX)

– Ít khi ký hiệu (IK)

– Thỉnh thoảng ký hiệu (TT)

– Không bao giờ ký hiệu (KBG)

Kết quả khảo sát thu được tại bảng 2.7 trong luận văn.

2.3.3. Thực trạng về hình thức tổ chức HĐGDKNS cho học sinh các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Để đánh giá về mức độ sử dụng và kết quả của các hình thức tổ chức thực hiện hoạt động GDKNS cho HS, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 220 CBQL, GV và 440 HS. Kết quả thu được ở bảng 2.8 trong cuốn toàn luận văn.

2.3.4. Thực trạng về sử dụng phương pháp GDKNS cho học sinh các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Để nắm được thực trạng về việc sử dụng các phương pháp giáo dục trong hoạt động GDKNS cho học sinh mà các trường TH huyện Đồng Xuân đã thực hiện trong thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 220 CBQL, GV. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.9 trong luận văn.

2.3.5. Thực trạng về các lực lượng tham gia HĐGDKNS cho học sinh các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Để đánh giá thực trạng về sự tham gia của các LLGD vào HĐGDKNS cho HS, chúng tôi đã khảo sát ỷ kiến của 220 CBQL, GV và 440 HS.

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.10 trong luận văn.

2.3.6. Thực trạng về điều kiện phục vụ hoạt động GDKNS cho học sinh các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Kết quả khảo sát ở bảng 2.11 trong luận văn.

2.3.7. Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá HĐGDKNS cho học sinh các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Qua khảo sát thực trạng các nội dung GDKNS, chúng tôi cũng đã tìm hiểu thông tin về công tác kiểm tra, đánh giá HĐGDKNS cho học sinh thông qua việc lấy ý kiến của 220 CBQL, GV. Kết quả khảo sát ở bảng 2.12 trong cuốn toàn luận văn.

2.3.8. Kết quả HĐGDKNS cho học sinh các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Qua thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá HDGDKNS cho học sinh, chúng tôi tổng hợp kết quả của 220 CBQL, GV và 440 HS. Số liệu thu được ở bảng 2.13 trong cuốn toàn tập luận văn.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh ở các trường th huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu GDKNS cho học sinh các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Để tìm hiểu thực trạng Hiệu trưởng quản lý mục tiêu GDKNS cho học sinh TH huyện Đồng Xuân, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 220 CBQL, GV. Kết quả khảo sát ở bảng 2.14 trong cuốn toàn tập luận văn.

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung GDKNS cho học sinh các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Để tìm hiểu thực trạng quản lý nội dung, chương trình GDKNS của Hiệu trưởng các trường, chúng tôi đã khảo sát ý kiến của 220 CBQL, GV. Kết quả ở bảng 2.15 trong cuốn toàn tập luận văn.

2.4.3. Thực trạng quản lý hình thức tổ chức HĐGDKNS cho học sinh các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Nhằm đánh giá việc quản lý sử dụng các hình thức tổ chức HĐGDKNS cho học sinh các trường TH, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến 220 CBQL, GV các trường. Kết quả thu được ở bảng 2.16 trong cuốn toàn tập luận văn.

2.4.4. Thực trạng quản lý phương pháp GDKNS cho học sinh các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Kết quả thu được qua khảo sát đối với 06 biện pháp quản lý của Hiệu trưởng ở bảng 2.17 trong cuốn toàn tập luận văn.

2.4.5. Thực trạng quản lý các lực lượng tham gia HĐGDKNS cho học sinh các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

a. Quản lý về đội ngũ thực hiện GDKNS trong nhà trường

Chúng tôi tiến hành điều tra về thực trạng QL đội ngũ thực hiện HĐGDKNS cho học sinh trong trường của lãnh đạo nhà trường thông qua việc lấy ý kiến của 220 CBQL, GV. Kết quả khảo sát ở bảng 2.19 trong cuốn toàn tập luận văn.

b. Quản lý sự phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGDKNS

Để tìm hiểu thông tin về công tác QL sự phối hợp các lực lượng GD trong tổ chức HĐGDKNS cho học sinh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 220 CBQL, GV. Kết quả khảo sát ở bảng 2.20 trong cuốn toàn tập luận văn.

2.4.6. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ HĐGDKNS cho học sinh các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Để tìm hiểu thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ HĐGDKNS cho học sinh các trường TH huyện Đồng Xuân, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 220 CBQL, GV. Kết quả thu được ở bảng 2.18 trong cuốn toàn tập luận văn.

2.4.7. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động GDKNS cho HS

Cùng với việc khảo sát thực trạng các nội dung quản lý HĐGDKNS, chúng tôi cũng đã tìm hiểu thông tin về công tác QL hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐGDKNS cho học sinh của lãnh đạo các nhà trường thông qua việc lấy ý kiến của 220 CBQL, GV. Kết quả khảo sát ở bảng 2.21 trong cuốn toàn tập luận văn.

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Ưu điểm

Qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy, đa số CBQL, GV và HS đã nhận thức đúng về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của HĐGDKNS cho học sinh TH trong giai đoạn hiện nay. Hiệu trưởng các nhà trường đã xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện theo các mức độ khác nhau của từng trường.

2.5.2. Tồn tại, hạn chế

Đa số Hiệu trưởng chưa có biện pháp khả thi trong QL HĐGDKNS cho HS. Nhiều Hiệu trưởng lúng túng trong công tác lập kế hoạch, chưa có kế hoạch cụ thể thực hiện HĐGDKNS cho HS.

2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Để tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý HĐGDKNS cho học sinh của Hiệu trưởng các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 220 CBQL, GV. Kết quả khảo sát ở bảng 2.22 trong cuốn toàn tập luận văn.

a. Nhóm nguyên nhân khách quan bên ngoài nhà trường

b. Nhóm nguyên nhân chủ quan bên trong nhà trường

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Từ kết quả khảo sát thực trạng về KNS, GDKNS và thực trạng quản lý HĐGDKNS của các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, có thể rút ra những nhận định sau :

Đội ngũ CBQL, GV các trường về cơ bản đã nhận thức đúng về vị trí, vai trò của KNS đối với học sinh TH trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Tuy nhiên, từ kết quả khảo sát thực trạng quản lý HĐGDKNS cho học sinh, chúng tôi nhận thấy nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDKNS trong nhà trường, trách nhiệm thực hiện HĐGDKNS cho học sinh của đa số CBQL, GV các nhà trường chưa cao, các nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động này. Kết quả khảo sát trên là cơ sở quan trọng để nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDKNS ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Việc đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS ở các trường TH huyện Đồng Xuân cần dựa trên các nguyên tắc sau :

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh ở các trường th huyện Dồng Xuân, tỉnh Phú Yên

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của KNS và tính cấp thiết của HĐGDKNS cho đội ngũ thực hiện công tác GDKNS

a. Mục tiêu của biện pháp

b. Nội dung và cách thức thực hiện

c. Điều kiện thực hiện

3.2.2 : Biện pháp 2 : Hiện thực hóa mục tiêu giáo dục kỹ năng sống thông qua kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường

a. Mục tiêu của biện pháp

b. Nội dung và cách thức thực hiện

c. Điều kiện thực hiện

3.2.3. Biện pháp 3 : Quản lý chỉ đạo xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục phù hợp với thực tiễn

a. Mục tiêu của biện pháp

b. Nội dung và cách thức thực hiện

c. Điều kiện thực hiện

3.2.4. Biện pháp 4 : Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường

a. Mục tiêu của biện pháp

b. Nội dung và cách thức thực hiện

c. Điều kiện thực hiện

3.2.5. Biện pháp 5 : Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp đồng bộ các lực lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

a. Mục tiêu của biện pháp

b. Nội dung và cách thức thực hiện

c. Các điều kiện thực hiện :

3.2.6. Biện pháp 6 : Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

a. Mục tiêu của biện pháp

b. Nội dung và cách thức thực hiện

c. Điều kiện thực hiện

3.2.7. Biện pháp 7 : Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

a. Mục tiêu của biện pháp

b. Nội dung và cách thức thực hiện

c. Các điều kiện thực hiện

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trong quá trình tổ chức thực hiện, mỗi biện pháp điều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Vì vậy, cần vận dụng nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết các nhiệm vụ giáo dục cụ thể.

3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

* Đối tượng khảo nghiệm

* Phương pháp tiến hành khảo nghiệm

* Mục đích khảo nghiệm

* Nội dung khảo nghiệm

* Kết quả khảo nghiệm

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Với yêu cầu đổi mới GD, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường hiện nay, việc tổ chức các HĐGDKNS cho HS là vô cùng cần thiết. Để thực hiện tốt và phát huy hiệu quả của hoạt động này, Hiệu trưởng trường TH nói chung và các trường TH huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên nói riêng cần quan tâm đến các biện pháp mà đề tài đã nghiên cứu đề xuất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1.1. Về lý luận

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu, hệ thống hóa, làm sáng tỏ về mặt lý luận các khái niệm QL, QLGD, KNS, GDKNS, quản lý GDKNS cho HS TH và một số khái niệm liên quan. Từ đó, làm rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý cũng như các yếu tố chi phối đến công tác quản lý GDKNS cho HS. Qua việc nghiên cứu này, đề tài đã xác định được cơ sở lý luận quản lý HĐGDKNS cho HS TH.

1.2. Về thực tiễn

Trên cơ sở khái quát tình hình phát triển GDĐT, phát triển GD TH, luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng GDKNS, thực trạng quản lý GDKNS các trường TH huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú yên. Từ đó, đề xuất biện pháp phát triển phù hợp với yêu cầu của nhà trường và địa phương.

Luận văn đã đề xuất 7 biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS các trường TH huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên với mong muốn nâng cao chất lượng GDKNS cho HS các trườngTH. Các biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS nêu trên đều khẳng định tính cấp thiết và khả thi.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ GDĐT

– Bộ GDĐT cần có các văn bản cụ thể hướng dẫn việc thực hiện HĐGDKNS cho HS TH trong cả nước.

2.2. Đối với UBND tỉnh Phú Yên

– Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo sở GDĐT, các địa phương thực hiện tốt công tác GDKNS cho HS trong các nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện.

– Tăng cường nguồn lực tài chính xây dựng CSVC, mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học tạo điều kiện cho công tác giáo dục – đào tạo nói chung và công tác GDKNS cho HS đạt hiệu quả cao nhất.

2.3. Đối với Sở GDĐT Phú Yên, phòng GDĐT Đồng Xuân

– Có kế hoạch thường kỳ tập huấn GDKNS cho CBQL, GV, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá HĐGDKNS cho HS trong các trường. Xem việc chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá HĐGDKNS ngang bằng các môn văn hóa.

– Tham mưu với UBND tỉnh, huyện tạo điều kiện về CSVC, trang thiết bị dạy học, chế độ, chính sách, biên chế đội ngũ GV GDKNS cho các trường.

2.4. Đối với các trường TH huyện Đồng Xuân

– Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp chuẩn bị các phương tiện cần thiết, phối hợp đồng bộ các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức có hiệu quả HĐGDKNS cho HS.

2.5. Đối với các tổ chức xã hội

– Các tổ chức xã hội cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề GDKNS. Phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình để góp phần cùng các nhà trường thực hiện công tác GDKNS cho HS.

– Tích cực phối hợp với nhà trường, thực hiện tốt “xã hội hóa giáo dục”, hỗ trợ nhà trường về kinh phí, phương tiện, CSVC, tạo điền kiện tổ chức các hoạt động NGLL để tăng cường GDKNS cho HS.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\K37 PHU YEN\LE VAN LIEM (R)\SAU BAO VE\TOM TAT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *