Quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên

Quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên

Quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên

1. Tính cấp thiết của đề tài

Mầm non là cấp học đầu tiên theo hệ thống giáo dục của nước ta.Giáo dục mầm non (GDMN) giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, hình thành ở trẻ em những tâm sinh lý, năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng lâu dài cho việc học tiếp theo và học suốt đời của trẻ sau này. Chính vì thế, việc đầu tư phát triển cho GDMN cũng là cách để tạo nguồn nhân lực chất lượng cho đất nước.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị quan trọng chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai các nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong đó có nhiệm vụ phổ cập GDMNcho trẻ 5 tuổi.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo về công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, ngày 27/6/2011, UBND thành phố Tuy Hòa ban hành Đề án số 1469/ĐA-UBND về Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015. Tuy nhiên, hiện nay ngành giáo dục và đào tạo của thành phố Tuy Hòa vẫn còn không ít khó khăn trong GDMN.

Trước thực tế đó, làm thế nào để đảm bảo công tác phổ cập GDMNcho trẻ 5 tuổi trên địa bàn thành phố Tuy Hòa đạt hiệu quả trong những năm tiếp theo, đó là lý do tôi chọn đề tài “Quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở các vấn đề nghiên cứu và thực trạng công tác phổ cập GDMNcho trẻ 5 tuổi, đề xuất các biện pháp quản lý công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi góp phần nâng cao chất lượng GDMN ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

3.3.1. Phạm vi về nội dung

Tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

3.3.2. Phạm vi về địa bàn

Tiến hành nghiên cứu 25 trường trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (trong đó có 15 trường mầm non công lập và 10 trường mầm non tư thục).

3.3.3. Phạm vi về thời gian

Đề tài tiến hành nghiên cứu từ tháng 6/2020 đến tháng 9/2020.

4. Giả thuyết khoa học

Hiện nay, công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên còn nhiều bất cập như công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi chưa được quan tâm đúng mức, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng nhu cầu của GDMN vì kinh phí thường xuyên cho GDMN còn hạn hẹp, tỷ lệ giáo viên/lớp chưa đảm bảo theo quy định. Dựa trên lý thuyết về quản lý đề xuất các biện pháp quản lý công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi một cách khoa học, phù hợp sẽ khắc phục được những khó khăn, hạn chế, góp phần nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên trong những năm tới.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác phổ cập GDMNcho trẻ 5 tuổi.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý công tác phổ cập GDMNcho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp lý thuyết sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Đề tài sử phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.

6.3. Nhóm phương pháp bổ trợ

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thực trạng quản lý công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn còn có 3 chương:

– Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

– Chương 2: Thực trạng quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

– Chương 3: Biện pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên
Quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên

 

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC

PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ 5 TUỔI

1.1. Tổng quan những vấn đề nghiên cứu về công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi

1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1. Quản lý

1.2.2. Quản lý giáo dục

1.2.3. Phổ cập giáo dục

1.2.4. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

1.2.5. Quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Quản lý công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi là quá trình tác động của CBQL một cách có ý thức, có mục đích, chỉ đạo triển khai thực hiện văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý, đồng thời hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tiễn của địa phương và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra nhằm mục đích ổn định, giữ vững và nâng cao tỷ lệ trẻ ra lớp hàng năm, đảm bảo công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi được bền vững.

1.3. Công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi

Để đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu của công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, cần thực hiện tốt các nội dung sau:

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền;

– Tăng cường huy động trẻ 5 tuổi đến lớp;

– Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp GDMN;

– Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GDMN;

– Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư mua sắm đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học;

– Đẩy mạnh xã hội hóa GDMN.

1.3.1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi

Việc thực hiện phổ cập đã giúp cho toàn xã hội nhận thức về ý nghĩa vai trò của GDMN, nhận thức được trách nhiệm đối với công tác chăm sóc giáo dục trẻ và sự phát triển của GDMN.

1.3.2. Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi

Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi được quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

1.3.3. Điều kiện đảm bảo phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi

Các điều kiện đảm bảo phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi được quy định tạiThông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 Quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

1.3.4. Các lực lượng tham gia công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi

Để thực hiện tốt công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp ủy Đảng địa phương, các ban ngành đoàn thể, gia đình và của toàn xã hội.

1.4. Quản lý công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi

1.4.1. Quản lý tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi

Quản lý tiêu chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi là quản lý trẻ 5 tuổi đến trường lớp, được học theo chương trình GDMN và hoàn thành chương trình GDMN do Bộ GDĐT quy định.

1.4.2. Quản lý điều kiện đảm bảophổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi

– Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Để giáo viên đảm bảo điều kiện công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, nhiệm vụ người quản lý luôn tham mưu với lãnh đạo các cấpvề đội ngũ của nhà trường phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng.

– Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đóng vai trò tích cực trong quá trình dạy và học. Chính vì vậy, để đảm bảo công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi đạt hiệu quả và ngày càng bền vững thì cần phải quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi.

1.4.3. Quản lý các lực lượng tham gia công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi

– Lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thực hiện công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi;

Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục – Xóa mù chữ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, phường;

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao vai trò hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh;

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng xã hội về mục đích, ý nghĩa của công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

1.4.4. Quản lý đánh giá kết quả tổ chức công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi

Quản lý phải kiểm tra, vì kiểm tra mới đánh đánh giá được kết quả quá trình thực hiện công tác phổ cập. Việc kiểm tra phải được tiến hành đồng bộ, có tính hệ thống và thống nhất giữa các cấp.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi

Đội ngũ giáo viên và CBQL GDMN

Là một trong những yếu tố có tính chất quyết định để thực hiện công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. Để thực hiện được phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, đội ngũ giáo viên và CBQL phải đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên để thực hiện chương trình GDMN.

Cơ sở vật chất trường, lớp học và trang thiết bị

Xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp và trang thiết bị đầy đủ và khang trang là một trong những yếu tố không thể thiếu trong điều kiện đạt chuẩn phổ cập GDMN trẻ em 5 tuổi. Vì nó góp phần giữ vững tỷ lệ đạt chuẩn, nâng cao tỷ lệ học sinh ra lớp và các tỷ lệ liên quan sẽ ảnh hưởng tốt đến công tác Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi .

Chế độ chính sách

Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên được đảm bảm đầy đủ các chế độ chính sách theo quy định, chất lượng công tác chăm sóc giáo dục trẻ được đảm bảo sẽ ảnh hưởng tốt đến công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Công tác phối hợp với địa phương

Công tác phối hợp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện công tác PCGD nói chung và Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi nói riêng, nó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể, các ban ngành trên địa bàn xã, đặc biệt là công tác tuyên truyền để phụ huynh thấy sự cần thiết của bậc học mầm non.

Tiểu kết Chương 1

GDMN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ của trẻ. Mục tiêu của phổ cập giáo dục mầm non là “bảo đảm hầu hết trẻ 5 tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi / ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1”.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỔ CẬP

GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ 5 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Khái quát quá trình điều tra khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Mục tiêu khảo sát công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi nhằm đánh giá thực trạng công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn thành phố Tuy Hòa qua những kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế; phân tích nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó. Từ đó, xây dựng các biện pháp quản lý công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và duy trì công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trong những năm tiếp theo.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Trưng cầu ý kiến đánh giá về kết quả thực hiện công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi; xác định các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn thành phố Tuy Hòa.

2.1.3. Khách thể khảo sát

Đối tượng được khảo sát đó là 50 thành viên của Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục cấp xã, phường, huyện; 50 CBQL cấp trường; 100 giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi và 100 phụ huynh có trẻ học lớp 5 tuổi trên địa bàn thành phố.

2.1.4. Quy trình khảo sát

Tập hợp các tài liệu, số liệu, báo cáo của Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục cấp xã, phường, huyện và của các cơ sở GDMN, các báo cáo của CBQL các cấp; ghi chép những nội dung liên quan đến công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi; lập phiếu hỏi (anket);

2.1.5. Phương pháp khảo sát

Lấy ý kiến khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với Ban chỉ đạo Phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi; CBQL, giáo viên và phụ huynh về các nội dung có liên quan đến công tác phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi trên địa bàn thành phố Tuy Hòa.

2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế – xã hội, giáo dục của thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

2.2.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Tuy Hòa

2.2.2. Tình hình kinh tế – xã hội của thành phố Tuy Hòa

2.2.3. Tình hình giáo dục hiện nay của thành phố Tuy Hòa

Trong những năm gần đây, bậc học mầm non của Thành phố tiếp tục phát triển về quy mô trường, lớp, tỷ lệ huy động trẻ ngày càng được tăng lên. Đến tháng 9/2019, GDMN trên địa bàn thành phố cơ bản đã được quy hoạch theo đúng kế hoạch, với tổng số trường mầm non là 25 trường (trong đó có 15 trường mầm non công lập và 10 trường mầm non tư thục) và 65 nhóm trẻ tư thục độc lập.

2.3. Thực trạng công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

2.3.1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, tạo tiền đề cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1.

2.3.2. Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi của thành phố Tuy Hòa trong những năm qua đạt 100%. Tuy nhiên, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo dưới 5 tuổi và trẻ nhà trẻ còn thấp (nhất là đối với 04 xã, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp dưới 10%).

Bảng 2.3. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi được phổ cập GDMN năm 2019

TTĐƠN VỊTỷ lệ huy động trẻ ra lớp
Trẻ 0-2 tuổiTrẻ 3-5 tuổiTrẻ 5 tuổi
Điều traHuy độngTỉ lệ (%)Điều traHuy độngTỉ lệ (%)Điều traHuy độngTỉ lệ (%)
1Phường 11247862,940336991,67676100
2Phường 229021072,433232096,4117117100
3Phường 317111869,023821088,26464100
4Phường 424820984,331930996,9130130100
5Phường 51026765,736435096,2163163100
6Phường 626318771,125124597,6117117100
7Phường 7895056,230627890,8142142100
8Phường 81205747,523420688,09292100
9Phường 918712566,847443291,1252252100
10P. Phú Lâm945558,528726592,3112112100
11P. Phú Thạnh18010960,630627690,2125125100
12P. Phú Đông1258568,035331489,0155155100
13Xã Bình Ngọc12297,424222090,99494100
14Xã Bình Kiến247176,938935290,5137137100
15Xã Hòa Kiến210209,535533093,0130130100
16Xã An Phú259124,645942191,7173173100
Tổng cộng2831140849,75312489792,220792079100

(Nguồn: thống kê số liệu PCGD năm 2019 của phòng GDĐT thành phố Tuy Hòa)

2.3.3. Điều kiện đảm bảo phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

2.3.3.1. Về đội ngũ giáo viên và nhân viên

Một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng của GDMN chính là đội ngũ GVMN. Trình độ chuyên môn của GVMN tại thành phố Tuy Hòa ngày càng được nâng cao; 100% giáo viên đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo và hàng năm được đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp GVMN theo quy định.

2.3.3.2. Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Từ khi thực hiện Đề ánquy hoạch mạng lưới các cơ sở GDMN đến nay, ngành GDMN từng bước được khởi sắc, nhiều trường đã được xây lại mới hoàn toàn do cơ sở vật chất đã quá niên hạn sử dụng, nhiều phòng học đã cũ kỹ, xuống cấp, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài ra, các cơ sở GDMN cũng đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động mọi nguồn lực từ các cá nhân và các tổ chức đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tuy nhiên cho đến nay, toàn thành phố chỉ có 7/25 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 28%, không có trường mầm non được đầu tư xây dựng theo mô hình trường trọng điểm chất lượng cao, vì vậy chưa đáp ứng hết nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh nhất là trẻ trong độ tuổi nhà trẻ.

2.3.4. Các lực lượng tham gia công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Đối với công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, để đạt được mục tiêu đề ra cần phải huyđộng mọi nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, tổ chức và cá nhân trên địa bàn thành phố Tuy Hòa trong việc thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

2.3.5. Đánh giá kết quả tổ chức công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Bậc học mầm non từng bước được quan tâm, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho GDMN ngày càng được chú trọng; đội ngũ CBQL, GVMN được bồi dưỡng thường xuyên và ngày càng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng; công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được quan tâm; công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được đẩy mạnh.

2.4. Thực trạng quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

2.4.1. Quản lý tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Công tác phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi trên địa bàn thành phố Tuy Hòa trong 5 năm gần đây đã được quan tâm; Các chế độ của trẻ được thực hiện đầy đủ, kịp thời như hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ đã giúp các gia đình khắc phục khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để cha mẹ trẻ và nhà trường tổ chức bán trú cho trẻ. Vì vậy, tỷ lệ huy động trẻ đến trường ngày càng tăng, đặc biệt số trẻ được học bán trú ngày càng nhiều và duy trì ổn định tỷ lệ chuyên cần của trẻ.

Bảng 2.4. Thống kê trẻ em 0 đến 5 tuổi phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi

Năm sinh1201920182017201620152014Tổng cộng
Độ tuổi20 tuổi1 tuổi2 tuổi3 tuổi4 tuổi5 tuổi0-5 tuổi
Tổng số trẻ trong độ tuổi3513109912191525170420878147
Trong đóTrẻ em gái42454475316417209363520
Trẻ dân tộc thiểu số5      0
Trẻ khuyết tật trong độ tuổiTổng số6     44
Số trẻ có khả năng học tập7     44
Số trẻ được tiếp cận giáo dục8     44
Số trẻ phải huy động9513109912191525170420838143
Số trẻ đến trường, nhóm, lớp10644668781242157620796305
Trong đó: Trẻ học tại xã112017147971798011763543
Trẻ ở xã học nơi khác12442953995255969032762
Tỉ lệ huy động1312,5%42,4%72,0%81,4%92,5%99,8%77,4%
Trong số trẻ đến trường, lớpTrẻ em gái14191973774756479362651
Trẻ dân tộc thiểu số15       
Trẻ DTTS được chuẩn bị tiếng Việt16       
Trẻ từ nơi khác đến học (trái tuyến)17351964106447428122839
Số trẻ học 2 buổi/ngày18644828781225157620796304
Tỉ lệ trẻ học 2 buổi ngày19100100100100100100100
Số trẻ bị chết20       
Số trẻ chuyển đi21       
Số trẻ chuyển đến22       
Số trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN(*)23     2079 
Tỉ lệ hoàn thành chương trình GDMN24     100 
Trẻ từ nơi khác đến học hoàn thành CT GDMN25     812 

(Nguồn: thống kê số liệu PCGD hàng năm của phòng GDĐT thành phố Tuy Hòa)

2.4.2. Quản lý điều kiện đảm bảo phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

2.4.2.1. Về đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên

Chất lượng của đội ngũ CBQL và giáo viên ngày càng được chú trọng, đặc biệt chú ý đến giáo viên dạy lớp 5 tuổi nhằm đạt được mục tiêu về công tác phổ cập.

Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên/lớp của các lớp mẫu giáo 5 tuổi chưa đảm bảo theo quy định của Thông tư số 06 (1,7 giáo viên/lớp), trong đó có một số địa phương tỷ lệ này rất thấp, chỉ có 01 giáo viên/lớp; nhiều trường không có nhân viên y tế, thiếu nhân viên cấp dưỡng để tổ chức bán trú cho trẻ, do đó làm ảnh hưởng đến tỷ lệ huy động trẻ đến trường, lớp.

2.3.3.2. Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất trường học tuy được đầu tư cải thiện đáng kể, nhưng phần lớn các trường mầm non, đặc biệt là các trường mầm non ở 4 xã An Phú, Bình Ngọc, Bình Kiến và Hòa Kiến, vẫn còn thiếu các điều kiện để tổ chức bán trú cho trẻ. Nhiều trường không đủ quỹ đất để xây dựng các phòng chức năng, phòng phục vụ học tập để tổ chức các hoạt động của nhà trường.

2.4.3. Quản lý các lực lượng tham gia công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

– Lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phổ cập giáo dục;

– Hàng năm kịp thời bổ sung thành phần của Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục để thực hiện các nhiệm vụ về phổ cập GDMN;

– Các lực lượng xã hội, các bậc cha mẹ tham gia tích cực trong công tác phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi.

2.4.4. Quản lý đánh giá kết quả tổ chức công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Để có cơ sở đánh giá kết quả tổ chức công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến.Đối tượng khảo sát là Ban chỉ đạo phổ cập GDMN cấp thành phố, xã, phường và CBQL.

Nội dung khảo sát gồm các vấn đề: Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Thuận lợi

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Tuy Hòa,trong những năm qua, công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn thành phố Tuy Hòa thực hiện đúng tiến độ và kế hoạch đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị chung của toàn thành phố.

2.5.2. Khó khăn

Bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn thành phố Tuy Hòa cũng còn những mặt tồn tại, hạn chế: tỷ lệ huy động trẻ dưới 5 tuổi đến trường lớp còn thấp, số lượng giáo viên không đảm bảo, thiếu nhân viên cấp dưỡng để tổ chức bán trú cho trẻ; cơ sở vật chất của các trường không đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh; kinh phí đầu tư cho GDMN còn dàn trải, chưa tập trung, chưa trọng điểm.

2.5.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế và một số bài học kinh nghiệm

Qua khảo sát ý kiến, các ý kiến cho rằng nguyên nhân ảnh hưởng nhiều đến công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi của thành phố Tuy Hòa chủ yếu là mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng. Đây là bài toán đặt ra cho các cấp quản lý đối với bậc học mầm non, cần phải xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cũng như đào tạo đội ngũ CBQL, GVMN đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của GDMN.

* Bài học kinh nghiệm

– Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học ngày càng đầy đủ, khang trang, môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn, để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học;

– Công tác bồi dưỡng CBQL, giáo viên phải được chú trọng; – Công tác phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi phải đưa vào nghị quyết của Đảng, phải có sự lãnh đạo thống nhất từ thành phố đến cơ sở, tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành, hội, đoàn thể với ngành giáo dục;

– Tăng cường công tác kiểm tra về việc thực hiện công tác phổ cập của các đơn vị;

– Tăng cường công tác chỉ đạo của ngành giáo dục đối với tất cả các trường mầm non trên địa bàn thành phố;

– Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

Tiểu kết Chương 2

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục thành phố Tuy Hòa đã khẳng định những kết quả nổi bật. Bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn thành phố Tuy Hòa cũng còn những mặt tồn tại, hạn chế, như: tỷ lệ huy động trẻ dưới 5 tuổi đến trường lớp còn thấp, đặc biệt là trẻ nhà trẻ; số lượng giáo viên không đảm bảo, thiếu nhân viên cấp dưỡng để tổ chức bán trú cho trẻ, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ huy động trẻ đến trường; cơ sở vật chất của các trường không đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh; kinh phí đầu tư cho GDMN còn dàn trải, chưa tập trung, chưa trọng điểm… Những khó khăn, hạn chế trên đặt ra yêu cầu cấp thiết mà thành phố Tuy Hòa cần phải giải quyết.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ 5 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA

TỈNH PHÚ YÊN

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, Phú Yên

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

3.2. Các biện pháp phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường phối hợp giữa Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục với chính quyền địa phương trong công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

* Mục tiêu

Nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi và đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực cho GDMN.

* Nội dung

Quán triệt công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương.

* Cách tiến hành

Hàng năm, đưa chỉ tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương để chỉ đạo triển khai thực hiện.

3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

* Mục tiêu

Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đảm bảo chế độ chính sách cho trẻ mầm non 5 tuổi nhằm duy trì và nâng cao kết quả công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ để huy động trẻ dưới 5 tuổi đến trường, lớp để đảm bảo tính bền vững của công tác phổ cập.

* Nội dung

– Kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo;

– Tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đồng thời tiếp tục phát triển GDMN;

– Hỗ trợ trẻ 5 tuổi đang học các lớp mẫu giáo có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa hoặc trẻ bị khuyết tật; trẻ có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước;

– Phát huy các sáng kiến của nhân dân và cộng đồng trong công tác huy động trẻ đến trường để thực hiện tốt công tác phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi.

* Cách tiến hành:

– Hàng năm, xây dựng kế hoạch huy động trẻ đến trường nhằm đảm bảo tỷ lệ theo mục tiêu đề ra;

– Đầu tư đầy đủ CSVC và từng bước hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô trường, lớp;

– Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, coi chất lượng vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để thu hút số lượng trẻ vào trường; đảm bảo chế độ chính sách cho trẻ;

– Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về vị trí, vai trò của GDMN và lợi ích của việc gửi con vào trường mầm non.

3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

* Mục tiêu

Để thực hiện tốt các chính sách về GDMN cần phải chú trọng đến chất lượng đội ngũ trong các cơ sở GDMN. Đồng thời đảm bảo số lượng giáo viên/lớp theo quy định hiện hành và đảm bảo chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

* Nội dung

– Thực hiện cơ chế tuyển dụng giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ;

– Thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

– Xây dựng môi trường làm việc, tuyển dụng, quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ, giáo viên phải được thực hiện thường xuyên.

* Cách tiến hành:

– Hàng năm, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên và tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao đạo đức nhà giáo;

– Tăng cường năng lực điều hành, chỉ đạo của cán bộ quản lý các trường mầm non; tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

3.2.4. Biện pháp 4: Quản lý cơ sở vật chất trong các cơ sở giáo dục mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

* Mục tiêu

Nhằm huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng trường, lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu câu thực hiện công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

* Nội dung

Ưu tiên các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các nguồn vốn từ các chương trình dự án và các nguồn thu hợp pháp khác để đầu tư xây dựng trường, lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi phù hợp với thực tế của địa phương.

* Cách tiến hành:

Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước cho việc xây dựng mạng lưới trường, lớp học, nguồn kinh phí thực hiện nông thôn mới, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực xã hội hóa.

3.2.5. Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

* Mục tiêu

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình và toàn xã hội về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

* Nội dung:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa gia đình với nhà trường và xã hội trong việc thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

* Cách tiến hành:

Thông qua báo, đài của địa phương, tổ chức các hội nghị, hội thảo, các cuộc họp phụ huynh học sinh để phổ biến sâu rộng các nội dung của công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi; tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, các bậc cha mẹ và toàn xã hội cùng tham gia công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Mỗi biện pháp đề xuất đều có tác dụng lớn, nhưng không toàn diện đến kết quả thực hiện công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. Do đó, muốn quản lý công tác phổ cập GDMN phục vụ có hiệu quả việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục bậc học mầm non ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên thì cả 5 biện pháp trên phải được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Tiểu kết chương 3

Việc phối kết hợp nhiều biện pháp quản lý công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi cùng với những giải pháp cụ thể, thiết thực là rất cần thiết. Vì vậy, cần triển khai những biện pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên mới phát huy hiệu quả của các biện pháp. Tránh vận dụng một cách máy móc, khuôn sáo, hình thức, khi đó sẽ phản tác dụng trong giáo dục nói chung và trong công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi nói riêng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển của giáo dục, nhất là trong thời kỳ thực hiện các mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Việc thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi nhằm giúp trẻ chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ và tâm lý sẵn sàng đi học, đảm bảo chất lượng để trẻ em vào lớp 1. Chính vì vậy, quản lý phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi là việc làm cần thiết và cấp bách trong thời điểm hiện nay Phòng GDĐT thành phố Tuy Hòa phải thực hiện.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với UBND tỉnh và Sở GDĐTtỉnh Phú Yên.

– Đề nghị UBND tỉnh có cơ chế cho các địa phương hợp đồng GVMN, nhân viên đảm bảo theo quy định để công tác phổ cập GDMN được bền vững;

– Tăng cường đầu tư nguồn ngân sách phân bổ cho GDMN;

– Chỉ đạo các cơ quan, các ban, ngành, đoàn thể tăng cường phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

2.2. Đối với UBND và Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tuy Hòa.

­– Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phổ cập GDMN, ưu tiên các nguồn lực cho phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi;

– Quy hoạch mạng lưới trường, lớp phù hợp;

– Cân đối, sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên giữa các trường mầm non trên địa bàn thành phố;

– Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên theo đúng quy định;

– Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.

2.3. Đối với các trường mầm non trên địa bàn thành phố Tuy Hòa.

– Tham mưu và phối hợp với các đoàn thể xây dựng kế hoạch phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn;

– Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo tăng cường CSVC và đội ngũ GVMN để đảm bảo công tác chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm thực hiện tốt mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\K37 PHU YEN\LE THI NGOC THƯ(R)\SAU BAO VE\TOM TAT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *