Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực cho học sinh các trường THPT tỉnh Quảng Nam

Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực cho học sinh các trường THPT tỉnh Quảng Nam

Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực cho học sinh các trường THPT tỉnh Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau gần một thập kỷ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học phổ thông (2006) Bộ GD&ĐT đã đánh giá: quá trình triển khai chương trình các môn học, trong đó có môn Ngữ văn, mới chú trọng việc truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng phẩm chất và năng lực của học sinh; chương trình các môn học chỉ xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ mà chưa xây dựng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của học sinh, chưa đảm bảo sự cân đối giữa “dạy chữ” và “dạy người”.

Nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động dạy học và thực trạng quản lý dạy học môn Ngữ văn hiện nay, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực nhằm một mặt thực hiện yêu cầu quản lý hoạt động dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn hiện hành, đồng thời đề xuất cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên những biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực môn Ngữ văn của chương trình giáo dục phổ thông sau 2015. Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực cho học sinh các trường THPT tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích lý luận và tìm hiểu thực trạng quản lý HĐDH môn Ngữ văn các trường THPT tỉnh Quảng Nam, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực cho học sinh các trường THPT tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT trong giai đoạn hiện nay.

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học môn Ngữ văn các trường THPT tỉnh Quảng Nam.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn các trường THPT tỉnh Quảng Nam.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý khả thi và phù hợp với hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực cho học sinh các trường THPT tỉnh Quảng Nam thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của môn học, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực cho học sinh.

5.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực cho học sinh các trường THPT tỉnh Quảng Nam.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực cho học sinh các trường THPT tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

6. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn chỉ tập trung đề cập đến công tác quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn. Việc khảo nghiệm được tập trung xem xét những biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực cho học sinh tại các trường học. Lấy ý kiến của cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá những vấn đề lý luận trong các tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu nhằm xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực cho học sinh của CBQL và Tổ trưởng chuyên môn trường THPT.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và các phương pháp bổ trợ: trò chuyện, lấy ý kiến chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm…

7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ khác: Các phương pháp toán học trong nghiên cứu KHGD (bằng phần mềm Excel)..

8. Những đóng góp của đề tài

8.1. Về lý luận: Hệ thống hoá lý luận quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực học sinh các trường THPT.

8.2 Về thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn, đề tài góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực cho học sinh các trường THPT tỉnh Quảng Nam bằng những biện pháp quản lý một cách đồng bộ, hợp lý và khả thi.

9. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm có các phần sau:

– Phần I: Mở đầu: Đề cập những vấn đề chung của đề tài như: tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.

– Phần II: Nội dung nghiên cứu: gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực người học.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực cho học sinh tại các trường THPT tỉnh Quảng Nam.

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực cho học sinh các trường THPT.

– Phần III: Kết luận và kiến nghị

Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực cho học sinh các trường THPT tỉnh Quảng Nam
Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực cho học sinh các trường THPT tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT

1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động dạy học theo định hướng hình thành năng lực học sinh

a. Những nghiên cứu ở nước ngoài

b. Những nghiên cứu ở trong nước

1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CHINH

1.2.1. Quản lý

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng) quản lý về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp, các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng.

1.2.2. Quản lý giáo dục

QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

1.2.3. Hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông

Hoạt động dạy học là quá trình giáo viên đóng vai trò lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học và người học đóng vai trò tự giác, tích cực, chủ động phối hợp với sự tác động của GV bằng cách tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của mình, nhằm đạt được những nhiệm vụ dạy học.

1.2.4. Năng lực và hình thành/phát triển năng lực học sinh

a. Khái niệm năng lực

Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định.

b. Phân loại năng lực

Năng lực chung là NL cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ một người nào cũng cần có để sống, học tập và làm việc. Năng lực đặc thù môn học là năng lực mà môn học có ưu thế hình thành và phát triển.

Năng lực học sinh là khả năng làm chủ các hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và vận dụng chúng vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề mà cuộc sống đặt ra cho chính học sinh.

c. Hình thành/phát triển năng lực học sinh

Hình thành/phát triển năng lực học sinh là nhằm làm cho các năng lực chung và năng lực đặc trưng cho từng môn học/lớp học/cấp học được hình thành, củng cố và hoàn thiện ở học sinh.

1.2.5. Dạy học theo định hướng hình thành năng lực

DH theo định hướng hình thành, phát triển NL thể hiện ở các nét đặc trưng: Quan tâm đặc biệt đến tổ chức hoạt động học của HS; Coi trọng khâu thực hành, vận dụng KT, KN và thái độ của HS; Lấy sự hình thành, phát triển NLHS làm mục tiêu của dạy học.

1.2.6. Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng hình thành năng lực học sinh ở trường THPT

Đảm bảo cho HĐDH hướng tới phát triển các NL chung và NL đặc thù của HS; Tạo điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi HS; Thực hiện mục tiêu và chuẩn đầu ra của giáo dục THPT…

1.3. LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINH

1.3.1. Muc tiêu dạy học Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực học sinh ở trường THPT

MTDH môn Ngữ văn là hình thành NL giao tiếp tiếng Việt và NL thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ; ngoài ra, còn phát triển các NL chung khác.

1.3.2. Nôi dung dạy học Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực học sinh ở trường THPT

Nội dung cốt lõi của môn Tiếng Việt/Ngữ văn bao gồm các mạch KT và KN cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học; phù hợp với lứa tuổi và các yêu cầu cần đạt về PC và NL của HS cấp THPT.

1.3.3. Phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học Ngữ văn nhằm hướng tới hình thành năng lực học sinh

a. Phương pháp dạy học

PPDH Ngữ văn theo định hướng hình thành, phát triển năng lực là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển NL tự học. Đó là Dạy học đọc hiểu trong môn Ngữ văn; Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn; Dạy học phân hóa trong môn Ngữ văn

b. Các hình thức tổ chức dạy học Ngữ văn hướng tới hình thành, phát triển năng lực

Hình thức tổ chức dạy học trong lớp: Hình thức tổ chức dạy học trong lớp: – Học theo cá nhân; – Học theo nhóm; – Học theo góc.

Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp gắn các nội dung học tập với việc vận dụng vào thực tiễn.

1.3.4. Nội dung hoạt động dạy học Ngữ văn của GV theo định hướng hình thành năng lực

a. Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh

b. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

c. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác

d. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

1.3.5. Nội dung hoạt động học tập Ngữ văn của HS theo định hướng hình thành năng lực

Học sinh thực hiện chuỗi hoạt động học: Tiếp nhận nhiệm vụ học tập; Thực hiện nhiệm vụ học tập; Báo cáo kết quả và thảo luận; Chính xác hóa các kiến thức, kỹ năng .

1.3.6. Hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS

Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau.

1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINH

1.4.1. Nâng cao nhận thức sự thay đổi về hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực học sinh

CBQL và GV trường THPT phải nhận thức sự thay đổi về HĐDH và quản lý HĐDH Ngữ văn từ MTDH; NDDH; PPDH; HTTCDH; ứng dụng CNTT-TT; KT, ĐG với nhiều phương pháp và hình thức khác nhau theo định hướng hình thành NLHS.

1.4.2. Xây dựng kế hoạch dạy học Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực học sinh

Từ kế hoạch chung của nhà trường về HĐDH theo định hướng hình thành NLHS, CBQL chỉ đạo tổ chuyên môn, GV Ngữ văn xây dựng KHDH theo định hướng hình thành năng lực NLHS.

1.4.3. Quản lý mục tiêu dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực học sinh

Quản lý MTDH phải định hướng vào quản lý chuẩn đầu ra: NL được hình thành qua từng bài học, CT môn Ngữ văn ở cấp THPT.

1.4.4. Quản lý nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS

Quản lý NDDH Ngữ văn phải nhằm “phát triển NL và phẩm chất của người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề”. Quản lý PPDH môn Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS phải “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển NL”. Quản lý HTTCDH môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực học sinh là phải “chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng”…

1.4.5. Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS

Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực học sinh bao gồm: Quản lý hoạt động thiết kế bài dạy; Quản lý hoạt động đổi mới PPDH; Quản lý hoạt động đổi mới HTTCDH; Quản lý hoạt động đổi mới HT và PP kiểm tra, ĐG kết quả học tập của HS; Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT và TT của GVNV trong dạy học theo định hướng hình thành NLHS.

1.4.6. Quản lý hoạt động học tập môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực học sinh

Quản lý hoạt động học tập môn Ngữ văn của HS gồm: quản lí động cơ, thái độ học tập môn học, quản lí phương pháp học tập, hình thức học tập ở trong nhà trường và ngoài nhà trường của học sinh.

1.4.7. Quản lý các điều kiện phục vụ dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực học sinh

– Chỉ đạo ứng dụng CNTT-TT phục vụ HĐDH môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng hình thành NLHS.

– Chỉ đạo đảm bảo CSVC- TB, ĐDDH phục vụ HĐDH môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng hình thành NLHS.

1.4.8. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực học sinh

Để KTĐG kết quả thực hiện HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT, chủ thể quản lý cần: Lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng phát triển NLHS; Xây dựng được bộ công cụ phục vụ cho công tác ĐG; Lựa chọn được PP và hình thức ĐG phù hợp cho từng nội dung, từng hoạt động, từng đối tượng; Tổ chức kiểm tra việc thực hiện HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG NAM

­2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KT-XH VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TỈNH QUẢNG NAM

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, KT-XH của tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với trên 125 km bờ biển. Có một số trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ quan trọng: Đường sắt thống nhất và quốc lộ 1A chạy dọc qua tỉnh từ Bắc xuống Nam. Quốc lộ 14 nối từ cảng Đà Nẵng qua các huyện thị phía Bắc của tỉnh đến biên giới Việt- Lào, các tỉnh Tây Nguyên. Cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai là những đầu mối giao thông đường biển, đường hàng không quan trọng. Quảng Nam có hai di sản văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Khu Kinh tế mở Chu Lai, một trong năm khu kinh tế trọng điểm ven biển của cả nước.Vị trí địa lý của Quảng Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế hàng hoá và dịch vụ du lịch, giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hoá, xã hội với các nơi khác trong nước và quốc tế. Cùng với quá trình đất nước đổi mới, tỉnh Quảng Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục; an ninh – quốc phòng…

2.1.2. Tình hình chung về giáo dục của tỉnh Quảng Nam

Tình hình chung về giáo dục của tỉnh Quảng Nam được xem xét trên các phương diện: Về mạng lưới trường, lớp, học sinh và đội ngũ giáo viên; Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Chất lượng giáo dục; Công tác CSVC – thiết bị trường học.

2.1.3. Tình hình giáo dục THPT của tỉnh Quảng Nam

Giáo dục THPT của tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Chất lượng giáo dục ổn định và phát triển; tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT thực chất hơn và trúng tuyển vào các trường ĐH cao; GV và CBQL đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDPT; CSVC của các trường THPT được nâng cấp theo chuẩn…Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT trong giai đoạn mới, giáo dục THPT tỉnh Quảng Nam cần phải nỗ lực không ngừng trong nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chuẩn bị mọi mặt để thực hiện CT GDPT mới theo định hướng phát triển NLHS….

2.1.4. Tình hình dạy học Ngữ văn THPT của tỉnh Quảng Nam

Đội ngũ giáo viên Ngữ văn toàn tỉnh Quảng Nam đủ về số lượng, đạt chuẩn đào tạo; được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo nói chung, đổi mới dạy học môn Ngữ văn nói riêng. Chất lượng dạy học môn Ngữ văn còn thấp; chất lượng đội ngũ GV trên chuẩn chưa cao.

2.2. QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng

Nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng quản lý HĐDH môn Ngữ văn ở các trường THPT trong tỉnh Quảng Nam; rút ra được mặt mạnh, mặt yếu làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT hiện nay.

2.2.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát

Đối tượng khảo sát bao gồm: Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng; TTCM, GV Ngữ văn trường THPT được khảo sát và Chuyên viên chỉ đạo môn Ngữ văn của Sở GD&ĐT. Khảo sát học sinh THPT ở 10 trường trong số 27 trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Địa bàn khảo sát có tính đại diện cho các vùng miền tại ở 27 trường THPT của tỉnh Quảng Nam.

2.2.3. Nội dung và phương pháp khảo sát

a. Nội dung khảo sát

Thực trạng HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT tỉnh Quảng Nam hiện nay; Thực trạng quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT tỉnh Quảng Nam hiện nay; Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT Quảng Nam hiện nay; Thực trạng tinh thần, thái độ, ý thức, hứng thú, PP học tập môn Ngữ văn của HS và sự phản hồi việc đổi mới PPDH và KTĐG môn Ngữ văn theo định hướng hình thành NL của GV ở trường THPT Quảng Nam hiện nay.

b. Phương pháp khảo sát

Đề tài sử dụng các phương pháp: Lập phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến của CBQL và GV Ngữ văn; Trao đổi, phỏng vấn; nghiên cứu sản phẩm hoạt động của CBQL, Tổ CM và GV Ngữ văn.

Cách đánh giá kết quả khảo sát

Trong quá trình khảo sát, để đưa ra những nhận xét có căn cứ, chúng tôi quy ước sử dụng điểm số để đánh giá các mức độ.

2.2.4. Tổ chức khảo sát

Thời gian khảo sát: Phiếu Trưng cầu ý kiến được gửi từ đầu tháng 5/2016 và thu hồi cuối tháng 5/2016; Trao đổi, khảo sát bổ sung: 8/2016; Phỏng vấn, xin ý kiến đánh giá để khẳng định độ tin cậy của nội dung khảo sát: 10/2016

2.2.5. Kết quả khảo sát

Thu thập số lượng phiếu gửi trưng cầu được 228 người bao gồm Cán bộ quản lý (21 người); TT Ngữ văn (41), GV Ngữ văn (166) Số mẫu trưng cầu ý kiến học sinh thu thập được ở 10 trường THPT có 837 gồm: 209 HS lớp 10, 302 HS lớp 11, 326 HS lớp 12.

2.2.6. Tổng hợp, xử lý số liệu kết quả khảo sát

Dữ liệu thu thập được quy ra điểm từng tiêu chí, sử dụng PP thống kê toán học và phần mềm Excel để tính trị số trung bình, xem xét thứ tự từng tiêu chí, phân tích rút ra các kết luận về thực trạng.

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT QUẢNG NAM

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, TTCM và GV Ngữ văn sự cần thiết của dạy học Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực học sinh

Khảo sát về nhận thức của CBQL và GVNV các trường THPT về sự cần thiết dạy học Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS.

2.3.2. Tình hình thực hiện hoạt động dạy học Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực học sinh

Các nội dung được khảo sát: Xây dựng mục tiêu dạy học NV theo định hướng hình thành NLHS; Lựa chọn và phát triển NDDH môn NV hiện hành và dạy học theo định hướng hình thành NLHS; Sử dụng PPDH Ngữ văn và PTDH theo định hướng hình thành NLHS; Sử dụng HTTCDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS; Sử dụng PP và hình thức KTĐG kết quả học tập Ngữ văn của HS theo định hướng hình thành NL; Tạo được môi trường dạy học Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS.

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC CHO HỌC SINH

Thực trạng quản lý HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành, phát triển NLHS được đánh giá ở các nội dung: Thực trạng nhận thức sự thay đổi về HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS; Thực trạng xây dựng KHDH môn Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS; Thực trạng tổ chức HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS; Thực trạng chỉ đạo ứng dụng CNTT, đảm bảo CSVC-TB phục vụ HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS; Thực trạng KT, ĐG việc thực hiện HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS; Thực trạng bồi dưỡng nâng cao NL quản lý HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS cho CBQL và GV Ngữ văn ở trường THPT.

2.5. NHẬN THỨC CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG NAM

Ý kiến của CBQL và GV các trường THPT về những yếu tố ảnh hưởng nhất đến hiệu quả quản lý HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS, các yếu tố: Nhận thức, tâm lý, NLDH theo định hướng hình thành NLHS của đội ngũ GV; Nhận thức và tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS; Năng lực quản lý HĐDH theo định hướng hình thành NLHS.

Các yếu tố khác được cho là mức độ ảnh hưởng ít hơn như: CSVC – thiết bị dạy học; Nhận thức, tâm lý của cha mẹ HS về HĐDH NV theo định hướng hình thành NL; Xu thế đổi mới Chương trình giáo dục và hội nhập quốc tế trong giáo dục.

2.6. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HĐDH MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT Ở QUẢNG NAM

Để đánh giá khách quan thực trạng quản lý HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS; làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH Ngữ văn theo định hướng phát triển NLHS có tính khả thi cao, chúng tôi sử dụng mô hình phân tích SWOT.

CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS cho HS ở trường THPT cần dựa trên các nguyên tắc sau đây: Bảo đảm tính mục tiêu; Bảo đảm tính thực tiễn; Bảo đảm tính hiệu quả; Bảo đảm tính hệ thống.

3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT

3.2.1 Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về hoạt động dạy học Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực học sinh ở trường THPT

a. Mục tiêu của biện pháp

Làm cho CBQL và GVNV nhận thức rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của DH môn Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS.

b. Ý nghĩa của biện pháp

Tạo được sự thống nhất trong nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng và sự cần thiết của DH môn NV theo định hướng hình thành NLHS; Nâng cao ý thức thực hiện DH môn NV theo định hướng hình thành NLHS; Tạo được tinh thần quyết tâm, lòng kiên trì tổ chức DH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS.

c. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Tổ chức nghiên cứu, thảo luận, thống nhất quan điểm về chủ trương, ý nghĩa và sự cần thiết của DH NV theo định hướng hình thành NLHS; Đưa dạy học theo định hướng hình thành NLHS vào KH năm học nhà trường, Tổ CM, GV; Chỉ đạo Tổ CM sinh hoạt, thảo luận về dạy học NV theo định hướng hình thành NLHS.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL và GVNV trường THPT phải có đầy đủ các văn bản chỉ đạo, tài liệu tập huấn của ngành, đồng thời phải tự nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc đổi mới dạy học và quản lý HĐDH Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực hiện nay.

3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực học sinh ở trường THPT

a. Mục tiêu của biện pháp

Đưa việc thực hiện HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT vào trong kế hoạch để quản lý hiệu quả.

b. Ý nghĩa của biện pháp

Định hướng cho HĐDH Ngữ văn của GV và HS theo tiếp cận hình thành NL; Giúp GV Ngữ văn xác định rõ những NL chung và NL đặc thù cần hình thành ở HS trong QTDH; Bồi dưỡng cho GVNV kỹ năng xây dựng KHDH theo định hướng hình thành NLHS.

c. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Chỉ đạo GV xác định rõ các yêu cầu đối với một KHDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS; Tổ chức xây dựng KHDH NV trường THPT theo định hướng hình thành NLHS theo quy trình.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL trường THPT phải có kỹ năng xây dựng KHDH; GVNV phải có kỹ năng xây dựng KHDH môn Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS.

3.2.3. Tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực học sinh ở trường THPT

a.. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tổ chức HĐDH môn Ngữ văn ở trường THPT một cách tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và quản lý HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS.

b. Ý nghĩa của biện pháp

Giúp CBQL và GVNV nắm vững tính chất của tổ chức HĐDH theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT; Giúp CBQL và GV Ngữ văn trường THPT tổ chức HĐDH một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo; Phát triển ở CBQL và GV Ngữ văn trường THPT kỹ năng tổ chức HĐDH theo định hướng hình thành NLHS.

c. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

– Tổ chức lại nội dung dạy học môn Ngữ văn trong chương trình THPT hiện hành theo định hướng hình thành NLHS.

– Tổ chức vận dụng các PPDH và HTTCDH môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng hình thành NLHS

– Tổ chức đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS theo định hướng hình thành NL

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này, CBQL, TTNV trường THPT phải có NL tổ chức HĐDH theo định hướng hình thành NLHS; GV có NL thực hiện HĐDH theo định hướng hình thành NLHS.

3.2.4. Xây dựng bộ công cụ đánh giá chất lượng hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS ở trường trung học phổ thông

a. Mục tiêu của biện pháp

ĐG khách quan chất lượng HĐDH NV theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT, dựa trên bộ công cụ được xây dựng.

b. Ý nghĩa của biện pháp

Giúp cho GV và CBQL đánh giá khách quan chất lượng HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS; Tạo động lực cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng HĐDH Ngữ văn ở trường THPT; Khắc phục được những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS.

c. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

– Xác định các căn cứ để xây dựng bộ công cụ ĐG chất lượng HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT.

– Xây dựng bộ công cụ ĐG chất lượng HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT.

– Sử dụng bộ công cụ đánh giá chất lượng HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi Tổ NV các trường THPT phải sử dung bộ công cụ vào đánh giá chất lượng HĐDH Ngữ văn.

3.2.5. Bồi dưỡng năng lực quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực học sinh cho TTNV và GV Ngữ văn ở trường trung học phổ thông

a. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao NL quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng phát triển NLHS cho TTCM và GVNV trường THPT.

b. Ý nghĩa của biện pháp

Đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của TTNV và GVNV trường THPT; Nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH Ngữ văn ở trường THPT; Tạo tiềm lực để TTNV và GVNV trường THPT có thể thích ứng với quản lý và thực hiện chương trình và SGK Ngữ văn mới

c. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Xác định rõ mục tiêu bồi dưỡng nâng cao NL quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng phát triển NLHS; Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng nâng cao NL quản lý HĐDH môn NV theo định hướng hình thành NLHS; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao NL quản lý HĐDH Ngữ văn theo định hướng phát triển NLHS; Đánh giá kết quả bồi dưỡng nâng cao NL quản lý HĐDH theo định hướng hình thành NLHS cho TTCM và GVNV ở trường THPT.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL phải chỉ đạo xây dựng được nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao NL quản lý HĐDH theo định hướng hình thành NLHS cho TTCM và GVNV trường THPT, ứng dụng CNTT-TT trong quá trình bồi dưỡng.

3.2.6. Đảm bảo cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và TT, đáp ứng yêu cầu dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực học sinh ở trường THPT

a. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm đảm bảo CSVC, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đáp ứng yêu cầu dạy học Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS.

b. Ý nghĩa của biện pháp

Giúp CBQL và GVNV thấy rõ vai trò của CSVC và CNTT đối với HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS; Hình thành ở GVNV kỹ năng sử dụng các TBDH hiện đại và ứng dụng CNTT; Hình thành ở HS kỹ năng sử dụng CNTT và các TBHT hiện đại.

c. Nội dung và cách thức thực hiện

Chỉ đạo đảm bảo CSVC của nhà trường theo hướng tiếp cận chuẩn; Chỉ đạo công tác đảm bảo thiết bị dạy học; Chỉ đạo công tác ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Các trường THPT phải có CSVC đảm bảo, có cơ sở hạ tầng CNTT đủ mạnh, đồng thời có nguồn lực để đảm bảo CSVC, đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT.

Như vậy, để quản lý HĐDH Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng hình thành NLHS, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp. Các biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau trong đó BP Bồi dưỡng nâng cao NL quản lý HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS cho TTCM và GVNV trường THPT là biện pháp được xác định có ý nghĩa then chốt trong các biện pháp đề xuất.

3.4. KHẢO NGHIỆM SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm thu thập thông tin đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các BP quản lý HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT đã đ­­­­­ược đề xuất, trên cơ sở đó điều chỉnh các BP chưa­­­­­ phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các BP đ­­­­­ược nhiều ng­­­­­ười đánh giá cao.

3.4.2. Nội dung và ph­­­­­ương pháp khảo nghiệm

a. Nội dung khảo nghiệm

Tập trung vào hai vấn đề chính: Các BP đ­­­­­ược đề xuất có thực sự cần thiết đối với việc quản lý HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT; Trong điều kiện hiện tại, các biện pháp đ­­­­­ược đề xuất có khả thi đối với việc quản lý HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT hiện nay.

b. Ph­­­­­ương pháp khảo nghiệm

Trao đổi bằng bảng hỏi với 4 mức độ đánh giá: Rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết, không cần thiết; Rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi.

c. Đối t­­­­­ượng khảo nghiệm

Đối tượng được khảo sát: CBQL, Tổ trưởng CM và GVNV trường THPT. Tổng số được 82 người.

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

a. Sự cần thiết của các biện pháp đã đề xuất

Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của 82 người đ­­­­­ược khảo sát cho thấy có sự đánh giá cao (tỉ lệ 91,47%) về sự cần thiết của các biện pháp quản lý HĐDH Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng hình thành NLHS. Không có ý kiến nào đánh giá là không cần thiết.

b. Tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của 82 người đ­­­­­ược khảo sát cho thấy đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất có thấp hơn (tỉ lệ 81,71%) so với sự cần thiết của các biện pháp quản lý HĐDH Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng hình thành NLHS.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Luận văn đã góp phần hệ thống cơ sở lý luận của vấn đề quản lý HĐDH Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng hình thành NLHS như hệ thống các khái niệm công cụ, đặc biệt là khái niệm quản lý HĐDH Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng hình thành NLHS; đồng thời chỉ rõ quản lý HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành học sinh ở trường THPT vừa là cơ hội để nâng cao ý thức, thái độ học tập môn Ngữ văn ở HS và chất lượng dạy học bộ môn, vừa là thách thức lớn đối với GV Ngữ văn, CBQL trường THPT.

Luận văn đã khảo sát, phân tích một cách toàn diện thực trạng HĐDH Ngữ văn, trọng tâm là vấn đề quản lý HĐDH Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng hình thành NLHS. Trên cơ sở đó chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu và xác định nguyên nhân làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất được một số biện pháp để quản lý HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT như sau:

– Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT.

– Kế hoạch hóa HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT.

– Tổ chức HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT.

– Xây dựng bộ công cụ ĐG chất lượng HĐDH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT.

– Bồi dưỡng nâng cao NL quản lý HĐDH theo định hướng hình thành NLHS cho TTNV và GVNV ở trường THPT.

– Đảm bảo CSVC, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đáp ứng yêu cầu DH Ngữ văn theo định hướng hình thành NLHS ở trường THPT.

Qua thăm dò, các biện pháp đều được đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao.

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

2.1.1. Sớm công bố chính thức CT Tiếng Việt/Ngữ văn.

2.1.2. Biên soạn các tài liệu chuyên sâu về dạy học Ngữ văn hình thành, phát triển NLHS.

2.1.3. Triển khai các chương trình bồi dưỡng cho GV Ngữ văn và CBQL chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình GDPT mới.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT Quảng Nam

2.2.1. Triển khai kế hoạch bồi dưỡng CBQL và TTCM theo chương trình bồi dưỡng của Bộ GD&ĐT.

2.2.2. Tạo điều kiện để CBQL và GV trường THPT được tiếp cận với Chương trình GDPT mới; Chương trình Ngữ văn mới.

2.2.3. Chỉ đạo thanh tra quá trình tự ĐG và ĐG chất lượng đội ngũ GV theo Chuẩn nhằm thúc đẩy sự phát triển NLDH của GV.

2.3. Đối với Trường ĐHSP đào tạo giáo viên Ngữ văn

2.3.1. Đảm bảo chất lượng đào tạo GV Ngữ văn từ khóa 2013-2017 (theo niên chế) nhằm đáp ứng sự thay đổi trong CT GDPT.

2.3.2. Sinh viên SP được nghiên cứu những văn bản của Bộ GD&ĐT ban hành đang thực hiện ở trường THPT có tác động đến năng lực dạy học và năng lực quản lý HĐDH của giáo viên Ngữ văn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\K30 DA NANG\LE VAN CA\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *